Quyết định 1887/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Phương án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Quyết định 1887/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Phương án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: | 1887/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 20/09/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1887/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 20/09/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1887/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 20 tháng 09 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang v/v phê duyệt đề án phát triển sản xuất công nghiệp có thế mạnh và hiệu quả của tỉnh Hà Giang đến năm 2015;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 93/TTr-SCT ngày 21 tháng 8 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của Phương án. Định kỳ 6 tháng và một năm, các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố trong tỉnh báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh thông qua Sở Công Thương.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết 02-NQ/TW, ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị định 15/2012/NĐ-CP, ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 159/2008/QĐ-TTg ngày 4/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang v/v phê duyệt đề án phát triển sản xuất công nghiệp có thế mạnh và hiệu quả của tỉnh Hà Giang đến năm 2015;
1. Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản của tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản hết sức đa dạng và phong phú cả về kim loại và phi kim loại. Trong đó có những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao là sắt, chì-kẽm, Mangan, Antimon... Theo tài liệu địa chất và khoáng sản, đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xác định được 215 mỏ, điểm quặng, điểm khoáng sản với 28 loại khoáng sản khác nhau. Trong đó 4 loại khoáng sản trọng điểm là: Quặng sắt (21 mỏ, điểm mỏ); quặng chì, kẽm (16 mỏ, điểm mỏ); quặng Mangan (27 mỏ, điểm mỏ) và quặng Antimon. Ngoài ra, còn nhiều loại khoáng sản khác có tiềm năng về giá trị kinh tế như: Đới vàng sông Con; Đới vàng ngòi Sảo và Đới vàng, Arsen chứa thiếc - vàng Sông Lô; mỏ thiếc-Vonfram Hố Quáng Phin (huyện Đồng Văn); mỏ Antimon Bó Mới (huyện Yên Minh) …. Kết quả đánh giá, thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh cho thấy có nhiều mỏ có trữ lượng hàng triệu tấn, chất lượng cao như mỏ Antimon Mậu Duệ (huyện Yên Minh) có trữ lượng 330.000 tấn, mỏ sắt Sàng Thần (huyện Bắc Mê) trữ lượng 31,86 triệu: tấn, mỏ quặng sắt Tùng Bá trữ lượng 22,0 triệu tấn, mỏ chì - kẽm Na Sơn (huyện Vị Xuyên) trữ lượng 1,6 triệu tấn, mỏ chì - kẽm Tà Pan (huyện Bắc Mê) trữ lượng 1,2 triệu tấn; Dải quặng Mangan: Đồng Tâm, Trung Thành, Ngọc Linh, Ngọc Minh có tổng trữ lượng tài nguyên hơn 5,0 triệu tấn và nhiều khoáng sản quý hiếm khác như thiếc, Vonfram, vàng sa khoáng, nguyên liệu dùng cho công nghệ gốm sứ cao cấp như Kaolin, Felspat...
2. Thực trạng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Trong thời gian qua, các hoạt động đầu tư vào khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang có sự tăng trưởng khá, không ngừng phát triển cả về quy mô và số lượng, với sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đi vào hoạt động đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết được nhiều việc làm và thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng nâng cao dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang nhiều nhà đầu tư đã và đang đầu tư vào lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản. Nhà máy luyện Antimon của công ty CP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang công suất 1.000 tấn/năm, nhà máy thiêu bột Antimon của công ty TNHH Bảo An công suất 600 tấn/năm và nhà máy luyện Antimon của HTX tiểu thủ công 3-2 Mèo Vạc công suất 70 tấn/năm, nhà máy luyện Antimon của công ty CP khoáng sản quốc tế VCC công suất 1.000 tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh đã cho chủ trương xây dựng nhà máy luyện gang, thép công suất 500.000 tấn/năm, đang đầu tư xây dựng 02 nhà máy luyện Feromangan và Silicomangan tại khu công nghiệp Bình Vàng với tổng công suất luyện 40.000 tấn/năm.... các dự án đã xây dựng hoàn thành hoặc có chủ trương xây dựng đều có nguồn nguyên liệu đảm bảo các nhà máy hoạt động với thời gian trên 20 năm.
Đến hết tháng 12/2010, toàn tỉnh có 54 dự án khai thác, chế biến khoáng sản với 5 loại khoáng sản: Mangan, chì-kẽm, sắt, Antimon, Mica. Số dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư là 44 dự án, với tổng mức đầu tư là 1.788,52 tỷ đồng.
Tổng sản lượng nguyên khai và tinh quặng các loại khoáng sản kim loại do khai thác, chế biến được trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến hết năm 2010 là hơn 750.000 tấn. Tổng doanh thu trong năm 2010 (chỉ tính riêng đối với khoáng sản kim loại) đã đạt hơn 175 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt hơn 38 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương ở các vùng sâu, vùng xa.
3. Thực trạng về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Giang
3.1. Công nghệ khai thác khoáng sản
- Công nghệ khai thác trên địa bàn tỉnh Hà Giang là khai thác hầm lò (khai thác chì - kẽm, vàng); lộ thiên (khai thác Mangan, Mica, thiếc-vonfram) và khai thác hầm lò kết hợp với lộ thiên (sắt).
- Về công nghệ khai thác phần lớn mang tính chất thủ công, bán cơ giới, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của những công nhân lành nghề và các chuyên gia Trung Quốc.
- Máy móc, thiết bị áp dụng trong quá trình khai thác chủ yếu là máy móc cũ lạc hậu, công suất khai thác thực tế thấp hơn so với công suất thiết kế.
- Trong quá trình khai thác chưa tuân thủ theo thiết kế cơ sở đã được thẩm định dẫn đến sản lượng khai thác còn thấp và chưa ổn định, gây ô nhiễm môi trường.
3.2. Công nghệ chế biến
- Quặng sắt chủ yếu sử dụng phương pháp tuyển từ kết hợp với tuyển trọng lực;
- Quặng chì - kẽm sử dụng phương pháp tuyển nổi.
- Quặng Mangan, Mica, Antimon chủ yếu sử dụng phương pháp tuyển trọng lực, quặng vàng sử dụng phương pháp tuyển trọng lực kết hợp với tuyển nổi.
- Về công nghệ luyện kim hiện tại có 02 nhà máy luyện Feromanpan sử dụng công nghệ lò điện hồ quang kiểu bán kín, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2012 và 01 nhà máy luyện Antimon sử dụng phương pháp thiêu kết.
- Thiết bị chế biến khoáng sản phần lớn còn lạc hậu, ít được đổi mới; công suất khai thác thực tế đa phần thấp hơn so với công suất thiết kế, sản lượng khai thác hàng năm không ổn định, chất lượng sản phẩm thấp, chưa chú trọng công tác chế biến sâu nhằm nâng giá trị khoáng sản, sản phẩm chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô.
- Việc cấp phép khai thác, chế biến cho nhiều doanh nghiệp cùng khai thác, chế biến trên một đơn vị hành chính xã đã xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, việc đầu tư trở nên nhỏ lẻ, manh mún, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, ô nhiễm môi trường.
- Hầu hết các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác khoáng sản chưa có đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn về lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản dẫn đến việc điều hành sản xuất không theo đúng quy trình, quy phạm, hoạt động của mỏ hiệu quả không cao. Nhiều doanh nghiệp phải tìm đến đối tác Trung Quốc để liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư.
- Do tài liệu địa chất không đầy đủ (các doanh nghiệp phần lớn ít quan tâm đầu tư cho công tác thăm dò khoáng sản) nên khi được cấp phép khai thác, còn ……...., không định hướng được đầu tư công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng mỏ.
- Việc cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản chưa gắn với yêu cầu sản xuất ra đến sản phẩm cuối cùng, do đó sản phẩm của các doanh nghiệp chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, giá trị lô sản phẩm không cao, không ổn định.
- Đa số các mỏ chưa được áp dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác, chế biến khoáng sản. Do vậy trong quá trình hoạt động đã có những thời điểm ô nhiễm vượt quá mức cho phép, chưa khai thác triệt để tài nguyên gây tổn thất lớn trong quá trình khai thác, chế biến, sản phẩm chế biến chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, chưa làm tăng giá trị của sản phẩm sau chế biến.
- Các mỏ, điểm mỏ đều phân bố ở vùng sâu vùng xa, kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư, giao thông đi lại khó khăn đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ đầu tư xây dựng cơ bản mỏ.
- Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn mang tính phân tán, chưa phát huy sức mạnh của hợp tác liên doanh, liên kết để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành khai khoáng chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ hiện nay còn nhiều bất cập, thiếu nhiều so với yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.
- Nhận thức và chấp hành các quy định về hoạt động khai thác, chế biến của các doanh nghiệp còn hạn chế.
- Cơ chế chính sách tài chính về khoáng sản chưa tạo đòn bẩy phát triển ngành khai khoáng, chưa có cơ chế thu từ khai thác khoáng sản phù hợp. Nguồn thu của Nhà nước từ hoạt động khoáng sản chưa tương xứng với kết quả đã khai thác; vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản thì nhân dân bị mất đất canh tác, dẫn đến hiện tượng nghèo hóa, ô nhiễm môi trường tăng cao, đường giao thông hư hỏng nhanh, v.v..
- Tình trạng gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn lao động trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt tại các doanh nghiệp thăm dò, khai thác khoáng sản, có quy mô nhỏ, trung bình, chưa đủ sức chế biến sâu.
- Do ảnh hưởng của lạm phát và sự suy giảm nền kinh tế thế giới và Việt Nam nói chung, tỉnh Hà Giang nói riêng, tình hình biến động giá cả của vật tư vật liệu xây dựng đã làm ảnh hưởng hầu hết đến tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng của các dự án.
- Tiến độ triển khai quy hoạch chi tiết và xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn chậm. Công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhiều dự án chưa đáp ứng tiến độ của nhà đầu tư.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp tỉnh, cấp huyện và các ngành liên quan với các doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, dẫn đến việc triển khai các chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách bị hạn chế, chậm được triển khai trong thực tiễn, làm chậm quá trình đầu tư các dự án.
- Bộ máy quản lý về công nghiệp của cấp tỉnh và cấp huyện còn thiếu về số lượng, yếu về năng lực quản lý kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. Lực lượng lao động quản lý doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế, lao động có kỹ thuật chưa được chú trọng đào tạo cơ bản làm giảm khả năng huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp.
- Việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 tập trung 02 lĩnh vực chủ yếu sau:
+ Công nghệ khai thác khoáng sản.
+ Công nghệ chế biến khoáng sản.
- Việc khai thác tài nguyên khoáng sản phải gắn chặt với chế biến sâu, tạo ra sản phẩm cuối cùng trên địa bàn tỉnh. Phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế.
- Nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, từng bước làm chủ việc thăm dò và khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng và vận hành các dự án.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, theo hướng hiện đại và thân thiện với môi trường; Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, giá thành hợp lý, có sức cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ phải dựa trên điều kiện thực tế của từng mỏ, tận dụng năng lực hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất, quan tâm đúng mức tới sử dụng tổng hợp và triệt để tài nguyên khoáng sản.
- Ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch với các tiêu chí năng suất cao, ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu, năng lượng, bảo đảm an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái. Coi trọng và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để vừa nâng cao hiệu quả sản xuất vừa cải thiện và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Áp dụng ngay từ đầu công nghệ hiện đại, có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa cao đối với các mỏ mới xây dựng có quy mô lớn; nâng cao tối đa mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất, áp dụng các hệ thống khai thác, chế biến hợp lý để giảm thiểu tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường đối với các mỏ mới xây dựng quy mô vừa và nhỏ.
................. đang hoạt động, tuy điều kiện thực tế của từng mỏ để cải tạo, đổi mới công nghệ theo hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đối với đổi mới công nghệ cho phù hợp. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề. Tăng cường cơ giới hóa, giảm lao động thủ công trong các công đoạn sản xuất ở các mỏ, xưởng tuyển quy mô nhỏ; nâng cao mức độ tự động hóa ở các mỏ, nhà máy tuyển.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đưa ngành công nghiệp khai khoáng trở thành một ngành công nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi chuyên môn, giỏi nghiệp vụ và đội ngũ công nhân lành nghề, trình độ kỹ thuật tiên tiến, hoạt động bảo đảm an toàn lao động, đạt tiêu chuẩn về môi trường. Hoàn nguyên sau khai thác, gắn với chế biến sâu tạo giá trị gia tăng cao, công nghệ sản xuất đạt trình độ cơ giới hóa, tự động hóa. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Trong công nghệ khai thác lộ thiên, phấn đấu đến năm 2015 đạt trình độ cơ giới hoá các công đoạn sản xuất; công nghệ thông tin được áp dụng phổ biến trong quản lý sản xuất kinh doanh, quản trị tài nguyên ở những mỏ lớn. Đối với các mỏ vừa và nhỏ, phấn đấu áp dụng rộng rãi cơ giới hóa ở mức độ phù hợp với điều kiện cụ thể của từng mỏ, giảm tối đa lao động thủ công, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng triệt để tài nguyên.
- Trong công nghệ khai thác hầm lò, phấn đấu áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở các mỏ có điều kiện thuận lợi và cơ giới hóa ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép ở các mỏ có điều kiện không thuận lợi. Chấm dứt hoạt động khai thác thủ công, không bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, lãng phí tài nguyên và hủy hoại môi trường.
- Trong công nghệ tuyển khoáng, áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới ở các nhà máy tuyển lớn; cơ giới hóa ở mức cao nhất trong điều kiện cho phép, tiến tới xóa bỏ lao động thủ công ở các xưởng tuyển quy mô vừa và nhỏ; nâng cao mức thu hồi các khoáng vật có ích chính, thu hồi tối đa các khoáng vật có ích đi kèm để sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên, giảm mất mát tài nguyên vào đuôi thải; hạn chế sử dụng các loại thuốc tuyển độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân ngành công nghiệp khai khoáng mạnh cả về chất và lượng để có thể điều hành được các hoạt động của ngành đạt được các mục tiêu đặt ra.
IV. NỘI DUNG ĐỔI MỚI, HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ KHAI KHOÁNG
1. Đổi mới hiện đại hoá quy trình và thiết bị công nghệ đến năm 2015
1.1. Khai thác lộ thiên (khai thác khoáng sản)
a) Trong khai thác quặng sa khoáng: Nghiên cứu chuyển đổi công nghệ khai thác bằng máy xúc, vận chuyển ôtô ở những nơi có điều kiện phù hợp sang khai thác bằng sức nước kết hợp với máy xúc, vận chuyển bằng bơm cát.
b) Trong khâu khoan - nổ mìn - làm tơi đất đá:
Triển khai áp dụng công nghệ phá vỡ đất đá tiên tiến như sử dụng các loại máy xới làm tơi đất đá hoặc máy xúc có răng gầu tích cực, lực xúc lớn để xúc đất đá ở những mỏ có điều kiện thích hợp nhằm giảm thiểu công tác nổ mìn, giảm ô nhiễm môi trường.
c) Triển khai công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả nổ mìn:
Xác định nhanh tính chất khối đá mỏ và tự động thiết kế hộ chiếu khoan nổ mìn, công nghệ nổ mìn trong các lỗ khoan ngập nước, công nghệ nổ mìn áp dụng ở các tầng khai thác lớn, công nghệ nổ mìn giảm chấn động, đặc biệt nghiên cứu sâu phương pháp nổ mìn để ổn định sườn dốc đối với các bờ mỏ có nguy cơ sạt lở cao v.v..; thay thế thiết bị khoan khí ép cũ bằng các thiết bị khoan đập xoay thủy lực.
Thay thế công nghệ phá đá quá cỡ bằng nổ mìn bằng công nghệ sử dụng búa đập thủy lực, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
d) Trong công tác bốc xúc, vận tải.
+ Loại bỏ công nghệ khai thác và xúc bốc thủ công, thay thế phương tiện vận chuyển thủ công bằng ô tô có tải trọng phù hợp với điều kiện của mỏ.
+ Sử dụng các loại máy xúc thủy lực (gầu thuận hay gầu ngược) dung tích gầu phù hợp, có quỹ đạo xúc linh hoạt, có khả năng xúc chọn lọc cao.
+ Triển khai áp dụng hệ thống vận tải liên tục bằng băng tải, đường ống, hệ thống vận tải liên hợp ô tô - băng tải và ô tô - trục tải ở những mỏ có điều kiện phù hợp.
đ) Trong công tác khai đào, ổn định bờ mỏ.
+ Triển khai áp dụng công nghệ khai thác với chiều cao tầng khai thác lớn cùng với việc sử dụng các thiết bị công suất lớn nhằm tăng năng suất lao động và sản lượng khai thác, hạ giá thành sản phẩm.
+ Đưa vào áp dụng công nghệ khai thác với góc dốc bờ công tác cao ở các khu vực mỏ có điều kiện phù hợp.
+ Áp dụng các giải pháp phù hợp nâng cao độ ổn định bờ mỏ (sử dụng hình dạng bờ mỏ hợp lý, khoan giảm áp, nổ mìn tạo biên bằng các lỗ khoan nhỏ, gia cường khối đá bằng các phương pháp neo v.v..).
+ Từng bước thay thế, loại bỏ các thiết bị, công nghệ cũ, lạc hậu; đầu tư đồng bộ thiết bị có công suất lớn ở các mỏ khai thác lộ thiên quy mô lớn.
+ Triển khai công nghệ đổ thải hợp lý ở các khu vực phía dưới còn khoáng sản sẽ được khai thác bằng công nghệ hầm lò.
1.2. Khai thác hầm lò (khai thác khoáng sản)
- Hoàn thiện công nghệ và triển khai áp dụng công nghệ đào lò đá bằng phương pháp khoan nổ mìn theo hướng đầu tư đồng bộ thiết bị khoan, bốc xúc, vận tải, sử dụng hộ chiếu nổ mìn hợp lý và tổ chức lao động khoa học để nâng cao tốc độ đào lò, phát triển rộng rãi chống lò bằng vì neo, bê tông phun và hỗn hợp vì neo - bê tông phun; tăng cường áp dụng vì chống thủy lực, cơ giới hóa và đồng bộ dây chuyền đào lò đá sử dụng phương pháp khoan nổ mìn với các thiết bị khoan, bốc xúc, vận tải.
- Phát triển công nghệ chống lò bằng vì neo dẻo cốt thép ở các điều kiện địa chất kỹ thuật khác nhau; phát triển áp dụng công nghệ chống lò đá bằng vì neo, vì neo - bê tông phun, bê tông phun áp lực ở các đường lò đá.
- Triển khai công nghệ gia cường khối đá mỏ để phục vụ cho các quá trình đào lò ở các khu vực có điều kiện địa chất phức tạp.
- Ứng dụng tự động hoá cho các khâu thông gió, kiểm soát khí mỏ, vận chuyển xếp dỡ, thoát nước, cung cấp điện v.v..
- Thay thế các thiết bị ở các công đoạn công nghệ như khoan, đào lò, bốc xúc, vận tải đã lạc hậu, có hệ số sử dụng có ích thấp bằng các thiết bị tiên tiến, hiệu suất sử dụng cao hơn.
1.3. Công nghệ sàng, tuyển (chế biến khoáng sản)
- Cải tạo, hoàn thiện công nghệ, đầu tư bổ sung thiết bị các dây chuyền tuyển hiện có theo hướng sử dụng các thiết bị có năng suất cao, tiêu tốn ít năng lượng, dễ điều chỉnh (máy tuyển từ thế hệ mới sử dụng nam châm đất hiếm, bàn đãi khí, máy tuyển từ và trọng lực đa hướng...); quy hoạch vùng nguyên liệu theo hướng tập chung phát triển theo vùng quặng, các mỏ có quy mô công suất nhỏ cung cấp nguyên liệu thô cho các nhà máy tuyển có công suất cao, tiên tiến ít ảnh hưởng đến môi trường; áp dụng tin học để theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất.
- Đổi mới, áp dụng rộng rãi các thiết bị đo lường, điều khiển, tự động hóa trong các nhà máy tuyển nhằm cải thiện và ổn định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật: thiết bị xác định trọng lượng (quặng vào, thiết bị xác định nồng độ bùn ở các công đoạn tuyển nổi, bể cô đặc, thiết bị lấy mẫu tự động, thiết bị đo, cấp thuốc tuyển tự động, thiết bị phân tích hóa, thiết bị xác định độ ẩm quặng tinh.
- Đầu tư mới hoặc lắp đặt bổ sung, thay thế các thiết bị lọc ép tăng áp, xoáy lốc phân cấp, xoáy lốc nước ở các nhà máy tuyển nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý bùn nước và tuyển cấp hạt mịn, cải thiện việc sử dụng nước tuần hoàn và xử lý môi trường ở các nhà máy tuyển.
- Đổi mới, sử dụng các loại thuốc tuyển nổi thế hệ mới có hoạt tính và tính chọn riêng cao, ít gây ô nhiễm môi trường trong các nhà máy tuyển nổi.
- Nghiên cứu lựa chọn công nghệ, thuốc tuyển phù hợp để tuyển quặng chì kẽm có hàm lượng thấp nhằm tận dụng triệt để tài nguyên.
- Nghiên cứu phương pháp tuyển đối với khoáng sản đa kim; như quặng chì kẽm-sắt, Mangan- sắt.
- Cải tiến và hoàn thiện các quy trình công nghệ tuyển nhằm nâng cao mức thực thu các khoáng vật có ích chính, nâng cao hiệu quả tuyển cấp hạt mịn, thu hồi các nguyên tố có ích đi kèm, sử dụng tổng hợp và tiết kiệm tài nguyên.
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu cho mỗi loại khoáng sản, theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, mục tiêu là đi đến sản phẩm cuối cùng có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và lưu thông trên thị trường thế giới.
2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh giai đoạn đến năm 2015
- Xây dựng, cập nhật hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị tài nguyên, lập kế hoạch khai thác hợp lý.
- Tăng cường ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và hệ thống GPS trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị tài nguyên.
- Cải tiến, đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, điều hành sản xuất theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm đầu mối, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị.
- Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.
- Đổi mới, xây dựng các chính sách, văn bản pháp quy, chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản theo hướng hiện đại hóa.
- Đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động từ công nhân đến các chuyên viên kỹ thuật, đảm bảo tiếp thu, nắm chắc và làm chủ được các công nghệ hiện đại, đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động của ngành.
3. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh giai đoạn sau năm 2015
- Duy trì cập nhật hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị tài nguyên, lập kế hoạch khai thác hợp lý.
- Tiếp tục ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và hệ thống GIS trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và quản trị tài nguyên.
- Duy trì công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động.
- Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm cho các cơ sở khoa học công nghệ, tổ chức tư vấn trong ngành để phục vụ công tác nghiên cứu, thiết kế, triển khai công nghệ và chế tạo sản phẩm mới.
- Tăng cường đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ thông qua các Chương trình khoa học và công nghệ, chương trình khuyến công trung ương và địa phương.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ mới; nghiên cứu triển khai các đề án cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có.
- Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với các trường đại học nhằm, triển khai và áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
- Phát huy tối đa các nguồn lực trong nước trên cơ sở tăng cường hợp tác với các tổ chức, các nhà khoa học trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới.
- Tích cực nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
5. Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn sau năm 2015
- Tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả Quỹ khoa học và công nghệ của tỉnh và của doanh nghiệp.
- Tiếp tục đầu tư nâng CEO năng lực cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các bộ phận nghiên cứu triển khai ở các doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân.
- Tiếp tục duy trì mối liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng.
- Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu, trao đổi thông tin, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, đặc biệt trong nghiên cứu công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản đa kim.
6. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích và đẩy mạnh áp dụng các công nghệ sạch, thân thiện môi trường, các giải pháp sản xuất sạch hơn trong khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14 000.
- Triển khai có kết quả Chương trình “Phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản” thuộc Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020.
- Tăng cường các hoạt động tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác quan trắc, báo cáo hiện trạng môi trường.
Thực hiện phương án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 tập trung vào 7 nhóm giải pháp. Trong đó xác định các giải pháp tạo đột phá là: Nhóm giải pháp về đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến; Giải pháp phát triển khoa học công nghệ; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể:
1. Nhóm giải pháp về đầu tư trang thiết bị, công nghệ tiên tiến
- Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch thay thế, nâng cấp, đổi mới công nghệ và thiết bị ở các Công ty khai thác và chế biến khoáng sản.
- Bắt buộc áp dụng công nghệ, thiết bị đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam hoặc Quốc tế hiện hành.
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chuyển giao, ứng dụng công nghệ phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
2. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị, nâng cao năng lực quản lý. Từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp đủ mạnh ở cấp độ khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống tiêu thụ và phân phối sản phẩm nhằm phát triển và giữ vững thị phần trong nước và quốc tế.
- Lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại phù hợp với quy mô và tính chất của nguyên liệu đối với các dự án đầu tư mới. Đảm bảo yêu cầu xử lý tốt chất thải của các cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật. Đảm bảo môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
- Đảm bảo mức vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ từ các nguồn (ngân sách Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp, vốn của các tổ chức tài chính, tài trợ của các tổ chức quốc tế và nước ngoài).
- Đối với các dự án đầu tư mới cần áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu.
- Kinh phí sự nghiệp KHCN của tỉnh hỗ trợ hàng năm cho phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin của tỉnh phục vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ, quản lý vĩ mô và hoạt động kinh doanh.
- Đưa công tác thẩm định công nghệ vào nề nếp, đảm bảo quyền lợi của bên bán công nghệ và các doanh nghiệp nhận chuyển giao công nghệ, thực hiện tốt các cơ chế chính sách của Chính phủ về chuyển giao công nghệ.
- Tăng cường năng lực về nghiên cứu và phát triển cho các tổ chức khoa học và công nghệ, tạo các cơ chế thông thoáng trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Đẩy mạnh liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính và doanh nghiệp, có sự điều phối, hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ chuyên ngành khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực và khoa học công nghệ từ bên ngoài.
- Hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản; hoàn thiện hệ thống pháp luật cần thiết cho thị trường công nghệ vận hành.
3. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nâng cao năng lực về nghiên cứu và phát triển, quản lý công nghệ; sử dụng có hiệu quả các quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
- Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường sự phối kết hợp các chương trình đổi mới, hiện đại hoá ngành công nghiệp khai khoáng với các chương trình, dự án về chế tạo thiết bị công nghiệp.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi và tuyên truyền nâng cao nhận thức về các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động khoáng sản.
- Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
- Xây dựng các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ (về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, vật tư, nguyên liệu, v.v..) và cơ chế kiểm tra, đánh giá, giám sát việc tuân thủ các tiêu chí, định mức.
- Kinh phí để thực hiện các chương trình, đề án đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cụ thể tại doanh nghiệp được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài và một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ.
- Lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, quyết tâm cao bỏ vốn đầu tư công nghệ mới hiện đại trong ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Thực hiện đầu tư tập trung, có trọng điểm; chủ động tìm nhiều giải pháp huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Xây dựng được môi trường sản xuất kinh doanh ít độc quyền, công khai, minh bạch.
- Xây dựng danh mục các dự án gọi vốn đầu tư, cung cấp các thông tin chi tiết về từng dự án và các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư kịp thời, công khai và minh bạch.
- Kinh phí để thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực; xây dựng các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, kiểm tra giám sát thực hiện ... được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình hàng năm của các Bộ, ngành, địa phương.
5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực dưới nhiều hình thức để đáp ứng yêu cầu của Phương án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng.
- Phối hợp với trường Đại học Mỏ - Địa chất đào tạo nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học và công nghệ, nâng cao tay nghề cho các cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp.
- Kết hợp đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp tham gia đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng.
- Chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở các khu vực có đất bị thu hồi chuyển thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp.
- Quy hoạch hệ thống đào tạo - dạy nghề. Củng cố và nâng cao các trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm.
- Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trong tỉnh tham gia giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh. Thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư. Đẩy mạnh phát triển thị trường mới cho các sản phẩm công nghiệp của tỉnh.
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu, dự báo của các cơ quan chức năng Nhà nước, cung cấp công khai các thông tin kinh tế, thị trường đến doanh nghiệp, tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm giúp các doanh nghiệp đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng nâng cao chất lượng xây dựng và điều hành chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện các quy hoạch trong các lĩnh vực công nghiệp làm cơ sở để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý và triển khai có hiệu quả các quy hoạch đã được phê duyệt.
- Công bố công khai và tổ chức thực hiện Phương án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng; tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành chức năng và các doanh nghiệp; nâng cao vai trò tham mưu tư vấn và trách nhiệm quản lý nhà nước của các ngành chức năng.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thời những vướng mắc khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Phương án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đảm bảo có hiệu quả, đúng pháp luật nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong triển khai thủ tục đầu tư, hồ sơ đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào địa bàn. Xây dựng cơ chế, chính sách để các cấp, các ngành có trách nhiệm và điều kiện tham gia xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
1. Kinh phí thực hiện Phương án được đảm bảo từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn huy động từ các nguồn khác (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay của các tổ chức tín dụng, tài trợ quốc tế).
Kinh phí để thực hiện các nội dung phục vụ quản lý nhà nước như: rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nhà nước; nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ; đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực; xây dựng các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, kiểm tra giám sát thực hiện... được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các kế hoạch, chương trình hàng năm của các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Kinh phí để thực hiện các chương trình/đề án đổi mới, hiện đại hóa công nghệ cụ thể tại doanh nghiệp được huy động từ các nguồn của doanh nghiệp, nguồn vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài và một phần từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ.
2. Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của Phương án.
Chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Phương án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2015, tầm nhìn 2025”, định kỳ 6 tháng và một năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện. Đồng thời chịu trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đóng góp, phản hồi từ các Sở ngành, UBND các huyện/thành phố, cộng đồng doanh nghiệp tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Phương án cho phù hợp với thực tế.
Chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành có liên quan xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ chuyên ngành khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ đổi mới, hiện đại hoá công nghệ; ban hành các tiêu chí, định mức đánh giá mức độ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ (về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, vật tư, nguyên liệu, v.v..); rà soát, sửa đổi và kiểm tra giám sát việc thực hiện các định mức, quy trình, quy phạm vận hành trong các lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản thuộc Sở mình phụ trách.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan củng cố, tăng cường năng lực bộ phận quản lý nhà nước, thanh tra kiểm tra hoạt động khoáng sản, thanh tra kiểm tra môi trường trong hoạt động khoáng sản, tăng cường quản lý hoạt động cấp phép khai thác mỏ trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Sở Xây dựng soạn thảo, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư đổi mới công nghệ, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, phát triển thị trường khoa học và công nghệ.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, cân đối ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ của phương án.
- Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và ưu tiên các nguồn vốn địa phương để đầu tư xây dựng, mở rộng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn lao động, kết hợp đào tạo nghề trung và dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, kết hợp với việc đào tạo nghề ngắn hạn nhằm cung cấp kịp thời lao động cho doanh nghiệp đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng.
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh công tác đầu tư xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực VLXD, ứng dụng công nghệ tiên tiến đảm bảo ít gây ô nhiễm môi trường
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện/thành phố phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện Phương án đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng trên địa bàn.
Xây dựng và thực hiện lộ trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ đến năm 2015, định hướng 2025 trong doanh nghiệp mình phù hợp với nội dung của phương án.
1. Đổi mới hiện đại hóa quy trình và thiết bị công nghệ đến năm 2015
STT |
Nhóm khoáng sản |
Thời gian thực hiện thay thế thiết bị khai thác, tuyển quặng |
Thực gian thực hiện đổi mới công nghệ trong khai thác, tuyển quặng |
Ghi chú |
1 |
Khoáng sản Sắt |
Bắt đầu từ Quý II/2013 |
Bắt đầu quý III/2013 |
Đối với những mỏ áp dụng công nghệ lạc hậu, sử dụng thiết bị khai thác, chế biến không đồng bộ-chắp vá, gây tổn thất tài nguyên |
2 |
Khoáng sản chì kẽm |
Bắt đầu từ Quý III/2013 |
Bắt đầu Quý IV/2013 |
|
3 |
Khoáng sản mangan |
Bắt đầu từ Quý II/2013 |
Bắt đầu từ quý III/2013 |
|
4 |
Khoáng sản antimon |
Bắt đầu từ Quý I/2013 |
Bắt đầu từ Quý II/2013 |
2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh giai đoạn đến năm 2015
TT |
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng |
Thời gian |
Ghi chú |
1 |
Bồi dưỡng trình độ quản lý |
Quý I/2013 |
Bồi dưỡng cho đối tượng là giám đốc, phó giám đốc các Doanh nghiệp Khai thác chế biến KS |
2 |
Cập nhật kiến thức về khoa học và công nghệ |
Quý II/2013 |
Đối tượng là cán bộ kỹ thuật chủ chốt của các đơn vị hoạt động khoáng sản |
3. Đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn đến năm 2015
STT |
Tên đề tài |
Mục tiêu nội dung chủ yếu |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Nghiên cứu công nghệ và thiết bị thu hồi khoáng sản Mn từ bãi thải một số mỏ quặng mangan tỉnh Hà Giang |
- Đánh giá điều tra tài nguyên Mn trong các bãi thải các mỏ quặng Mn tại tỉnh Hà Giang - Điều tra công nghệ tuyển quặng Mn tại các mỏ trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Nghiên cứu thí nghiệm tuyển 02 mẫu quặng thải Mn của hai mỏ điển hình và đề xuất sơ đồ công nghệ và thiết bị tuyển. - Chế tạo, lắp đặt, chạy thử dây chuyền tuyển bán công nghiệp tuyển thu hồi quặng Mn từ bãi thải năng suất 20t/h - Chuyển giao công nghệ tuyển cho các mỏ |
Bắt đầu Quý II/2013 Kết thúc Quý III/2015 |
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Trường ĐH Mỏ địa chất - Các đơn vị khai thác, chế biến quặng mangan |
2 |
Nghiên cứu lựa chọn các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác, chế biến một số khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang |
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật công nghệ và quản lý các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản nhằm giảm tổn thất tài nguyên và ô nhiễm môi trường tại một số mỏ khoáng sản trọng điểm trên địa bàn tỉnh Hà Giang |
Bắt đầu quý II/2013 Kết thúc Quý IV/2015 |
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Trường ĐH Mỏ địa chất - Sở Tài nguyên và Môi trường |
3 |
Xây dựng chương trình quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý theo hướng phát triển bền vững |
- Tổng hợp và phân tích các tài liệu điều tra cơ bản về Địa chất - Địa chất khoáng sản (ĐC-ĐCKS), tìm kiếm, thăm dò. Thành lập bản đồ ĐCKS tỉ lệ 1/100.000 Tỉnh Hà Giang. - Điều tra khảo sát hiện trạng và thành lập hồ sơ về các công trình khai thác mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá trữ lượng, chất lượng tổng thể các loại khoáng sản cho toàn tỉnh và chi tiết đối với các mỏ lớn và các mỏ khoáng sản quý hiếm. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên khoáng sản phục vụ công tác quản lý, làm cơ sở cho việc cấp phép thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản hợp lý theo hướng phát triển bền vũng đất trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất biện pháp quản lý, quy hoạch và định hướng công nghệ khai thác, sử dụng hợp lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản đến năm 2020. |
Bắt đầu quý I/2013 Kết thúc Quý II/2015 |
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Trường ĐH Mỏ địa chất - Sở Tài nguyên và môi trường |
4 |
Đánh giá hiện trạng, xây dựng mô hình công nghệ khai thác hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường tại các mỏ đá vôi trên địa bàn tỉnh Hà Giang |
Mục tiêu của đề tài là Đánh giá thực trạng công nghệ sử dụng tại các mỏ khai thác đá vôi trên địa bàn tỉnh, áp dụng công nghệ khai thác hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường |
Bắt đầu quý III/2013 Kết thúc Quý IV/2015 |
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương - Đơn vị phối hợp: Trường ĐH Mỏ Địa chất. - Sở Tài nguyên và Môi trường - Sở Xây dựng |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây