Quyết định 1839/2007/QĐ-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 1839/2007/QĐ-UBND về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 1839/2007/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Xuân Lý |
Ngày ban hành: | 21/08/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1839/2007/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Xuân Lý |
Ngày ban hành: | 21/08/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1839/2007/QĐ-UBND |
Huế, ngày 21 tháng 8 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002; các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội; Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ Thông tư số 76/2006/TT-BTC ngày 22 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
Căn cứ ý kiến của Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tại Công văn số 116/HĐND-TH1 ngày 8 tháng 6 năm 2007;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1802 TTr/STC ngày 13 tháng 4 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
VỀ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG SỬ
DỤNG KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1839/2007/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế )
1. Quy định này hướng dẫn thực hiện một số định mức, tiêu chuẩn chế độ trong ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền ban hành. Thực hiện một số chủ trương biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc thẩm quyền Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định.
2. Quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp hoặc nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gọi chung là các đơn vị Hành chính sự nghiệp (HCSN) thuộc địa phương quản lý.
1. Quy định này áp dụng cho các đơn vị HCSN và cá nhân trong việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN), tiền và tài sản Nhà nước. Thủ trưởng đơn vị HCSN là người chịu trách nhiệm chính về việc để xảy ra tình trạng lãng phí, vi phạm các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Từng cơ quan, đơn vị HCSN phải xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm; tổng kết, đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở đơn vị mình, gửi báo cáo về Ủy ban Nhân dân tỉnh và cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ.
Điều 3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc tổ chức hội nghị
1. Hạn chế tối đa việc tổ chức những cuộc hội nghị, hội họp; tăng cường việc truyền đạt, phổ biến, trao đổi các thông tin bằng hình thức gửi văn bản, trong đó khuyến khích gửi văn bản qua mạng điện tử thay cho việc tổ chức các hội nghị, hội họp, trong việc truyền đạt các chỉ thị cho các cấp dưới. Tổ chức hội nghị thi đua khen thưởng lồng ghép chung với những hội nghị, hội họp khác như hội nghị sơ kết 6 tháng, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tổ chức ngày kỷ niệm thành lập đơn vị, đón nhận các danh hiệu...
2. Trường hợp cần thiết phải tổ chức hội nghị, hội họp, tập huấn...; các cuộc hội nghị đó tổ chức trên tinh thần cải tiến nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả, triệt để thực hành tiết kiệm, không phô trương hình thức. Nghiêm cấm sử dụng kinh phí hội nghị để tổ chức các cuộc liên hoan, chiêu đãi, tổ chức tham quan, quà tặng dưới mọi hình thức...trái với quy định, chi các nội dung ngoài chương trình của hội nghị.
3. Các đơn vị HCSN phải tự bố trí kinh phí để tổ chức hội nghị trong phạm vi ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngân sách Nhà nước không bổ sung thêm kinh phí cho các đơn vị để tổ chức hội nghị ngoài dự toán ngân sách đã được giao hàng năm. Các khoản chi tiêu để tổ chức hội nghị, thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính và quy định hiện hành của Ủy ban Nhân dân tỉnh. Những người dự hội nghị mà hội nghị tổ chức trùng vào các ngày nghỉ theo quy định thì không được tính thêm chế độ làm ngoài giờ.
Điều 4. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiếp khách
1. Chi tiếp khách bao gồm khách trong nước và khách nước ngoài không được vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, các khoản chi tiếp khách phải nằm trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp tiếp khách nước ngoài phải được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban Nhân dân các cấp. Định mức tỷ lệ chi tiếp khách tại đơn vị không quá 5% tổng chi thường xuyên trong năm của đơn vị, trừ một số đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ tiếp các đoàn đến làm việc tại tỉnh.
2. Không dùng rượu ngoại, bia ngoại, thuốc lá để tiếp khách; việc tiếp khách nước ngoài theo quy định của UBND tỉnh.
3. Trường hợp tiếp khách trong nước theo quy định cần thể hiện sự trọng thị nhưng phải đơn giản, triệt để tiết kiệm, không phô trương hình thức; thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp có liên quan. Mức chi tiếp khách tối đa không quá 100.000 đ/suất bao gồm cả nước uống.
4. Giao cho Sở Ngoại vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành mức chi và đối tượng tiếp khách nước ngoài.
1. Nghiêm cấm lợi dụng Lễ, Tết để tổ chức liên hoan, ăn uống lãng phí và dùng tiền công quỹ để làm quà biếu không đúng quy định. Những đơn vị thực hiện cơ chế theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ hoặc theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ thì các khoản tiền thưởng, khoản thu nhập tăng thêm phải công khai danh sách và mức chi cho toàn cơ quan, đơn vị biết.
2. Chi phí phục vụ các hoạt động cho các ngày Lễ, Tết phải thực sự tiết kiệm, không phô trương hình thức, không mua sắm các hàng hóa và sản phẩm đắt tiền phục vụ Lễ, Tết.
3. Giao Sở Tài chính phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh hướng dẫn cụ thể việc trao tặng huân chương, huy chương được tổ chức chung theo định kỳ cho nhiều đơn vị.
Điều 6. Thực hành tiết kiệm trong việc cử đi công tác trong nước
1. Đơn vị cử cán bộ công chức đi công tác phải đúng mục đích, yêu cầu công tác cụ thể và đảm bảo hiệu quả.
2. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trong việc tổ chức đoàn công tác tham quan học tập về chuyên môn nghiệp vụ với các tỉnh bạn và phải tự thu xếp kinh phí trong dự toán được giao; không được sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước để chi phí cho tham quan, du lịch.
3. Việc chi công tác phí phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và nằm trong dự toán ngân sách được duyệt hàng năm. Nghiêm cấm việc thanh toán trùng lặp công tác phí từ nhiều nguồn khác nhau hoặc lợi dụng thanh toán công tác phí để thu lợi bất chính
4. Những ngày đi công tác trùng vào các ngày Lễ, ngày nghỉ theo quy định đã được hưởng chế độ phụ cấp công tác phí thì không tính thêm chế độ làm ngoài giờ.
Điều 7. Thực hành tiết kiệm trong việc cử đi công tác nước ngoài
1. Việc cử đi công tác nước ngoài cần được cân nhắc kỹ, có mục đích rõ ràng, hiệu quả thiết thực, phải được cấp có thẩm quyền quyết định. Trong một năm người được cử đi công tác nước ngoài không được quá 2 lần, trừ những trường hợp đặc biệt do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định. Không bố trí hai đồng chí lãnh đạo chủ chốt của một đơn vị hoặc một địa phương cùng tham gia một đoàn đi công tác nước ngoài.
2. Các đơn vị không tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch nước ngoài cho cán bộ bằng ngân sách Nhà nước. Chế độ thanh toán công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18 tháng 10 năm 2005 của Bộ Tài chính. Thanh toán chế độ đi nước ngoài phải đầy đủ chứng từ hợp pháp và hợp lệ, trường hợp nước bạn đài thọ một số chi phí thì chỉ được thanh toán một số khoản phát sinh thêm theo chi phí thực tế nhưng phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, không vận dụng thanh toán theo hình thức khoán.
3. Các chuyến đi công tác nước ngoài dưới hình thức tham quan học tập của cán bộ công chức được các đơn vị, tổ chức, cá nhân mời và đài thọ toàn bộ chi phí thì không được thanh toán thêm tiền tiêu vặt tại đơn vị mình công tác.
Điều 8. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc lập, quản lý và sử dụng công quỹ
1. Để thực hiện nghiêm túc Luật ngân sách Nhà nước và những văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đã được ban hành, các đơn vị HCSN phải thực hiện tốt công tác kế toán theo đúng Luật kế toán ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003 và chế độ báo cáo kế toán HCSN ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Các khoản thu như: Học phí, viện phí, phí, lệ phí, thu khác... phải ghi vào dự toán thu, chi của đơn vị hàng năm và phải nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước các cấp. Không được dùng các khoản thu để lập quỹ trái phép ngoài các quỹ đã được ngân sách Nhà nước quy định. Việc trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định phải công khai cho cán bộ công chức trong đơn vị được biết.
3. Các tổ chức, cá nhân được giao tiếp nhận, quản lý, phân phối các quỹ hình thành từ nguồn đóng góp, ủng hộ của Nhân dân, các tổ chức Chính phủ, tổ chức Phi Chính phủ cho các hoạt động cứu trợ, hoạt động nhân đạo, từ thiện...phải công khai nguồn thu, kết quả phân phối và sử dụng các quỹ.
4. Khuyến khích các đơn vị sử dụng các quỹ đã được NSNN quy định để thăm hỏi tặng quà cho thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các gia đình thuộc diện chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng nhân dịp các ngày Lễ, Tết; tham gia cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo.
5. Các đơn vị HCSN khi sử dụng NSNN, các nguồn tài chính được giao tự chủ để mua sắm, sửa chữa phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc, tài sản khác hoặc thanh toán dịch vụ nếu nhận được hoa hồng thì phải công khai việc kê khai, nộp lại đầy đủ, kịp thời cho đơn vị và được quản lý, sử dụng như sau:
a) Đối với hoa hồng nhận được bằng tiền phải công khai trong báo cáo tài chính của đơn vị và được coi như nguồn kinh phí NSNN cấp, kinh phí giao tự chủ; được quản lý, sử dụng như kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
b) Đối với khoản hoa hồng nhận được bằng hiện vật, đơn vị phải công khai trong báo cáo công khai về quản lý, sử dụng tài sản của đơn vị; phải quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý tài sản hiện hành. Các khoản hoa hồng nhận được bằng hiện vật mà đơn vị không có nhu cầu sử dụng phải thực hiện bán đấu giá công khai để thu tiền và quản lý, sử dụng theo quy định như đối với hoa hồng bằng tiền.
Điều 9. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong việc in, mua lịch và quảng cáo
1. Các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính không được dùng kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước để in lịch các loại hoặc mua lịch để biếu, tặng và phát cho cán bộ, công chức của đơn vị; hoặc để làm các trang quảng cáo trên các loại sách, báo, tạp chí không thiết thực và hiệu quả.
2. Các đơn vị sự nghiệp có thu, có nhu cầu quảng cáo để giới thiệu sản phẩm hoặc giới thiệu ngành nghề của mình, được sử dụng trong nguồn thu được để lại để in quảng cáo trên các loại sách, báo, tạp chí có tính phổ thông, làm cho mọi người dân được đọc, được biết. Không lợi dụng quảng cáo để thu lợi bất chính.
3. Kinh phí mua các loại sách, báo và tạp chí nhằm để nắm bắt các thông tin, tin tức trong và ngoài nước là một khoản chi thường xuyên nằm trong dự toán của các đơn vị. NSNN các cấp không lập dự toán chi chung cho các đơn vị cơ sở mà các đơn vị tự sắp xếp, phân bổ dự toán trong kinh phí hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để mua các loại sách, báo, tạp chí thiết thực phục vụ công tác của đơn vị mình.
4. Các đơn vị có nhu cầu xây dựng các bản tin nội bộ sử dụng kinh phí NSNN cần phải cân nhắc tính hiệu quả và phải có ý kiến đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
1. Chế độ làm ngoài giờ: Được áp dụng cho cán bộ, viên chức, công chức sau khi đã hoàn thành giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày, thật sự cần thiết phải làm thêm giờ mà đơn vị không thể bố trí nghỉ bù được thì được chi trả tiền lương làm ngoài giờ. Chế độ làm ngoài giờ được thực hiện theo Thông tư số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức. Khi tính trả lương làm thêm giờ thì tính theo số giờ làm việc là 40 giờ/tuần, số ngày làm việc tiêu chuẩn là 22 ngày/tháng. Số giờ làm thêm không vượt quá 200 giờ/người/năm, trường hợp vượt trên 200/giờ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý cấp trên.
2. Chế độ trực ngoài giờ: Áp dụng cho cán bộ, viên chức, công chức được phân công trực ngoài giờ hành chính đối với các công việc không thuộc về chuyên môn nghiệp vụ được giao như trực các ngày Lễ, Tết; trực đại hội, hội nghị; trực bão, lụt; trực bảo vệ theo chủ trương của Ủy ban Nhân dân tỉnh thì không trả lương làm ngoài giờ mà thanh toán một mức chung, không phân biệt ngạch, bậc lương. Cụ thể như sau:
a) Mức bồi dưỡng buổi trực ngày thường là: 20.000 đ/người/buổi; ngày Lễ, chủ nhật là: 30.000 đ/người/buổi; trực đêm bồi dưỡng là: 45.000 đ/người/buổi.
b) Mức bồi dưỡng trên là mức tối đa, các đơn vị HCSN tùy theo đặc điểm tình hình của đơn vị để xây dựng mức bồi dưỡng trực trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
3. Những ngày đã được hưởng chế độ phụ cấp công tác phí; chế độ bồi dưỡng đi kiểm tra, điều tra, thanh tra; chế độ phục vụ hội nghị, đại hội; chế độ tham gia các đề tài, đề án....trùng vào các ngày nghỉ thì không được trả lương làm thêm giờ và chi trả bồi dưỡng trực ngoài giờ.
4. Trường hợp nhân viên y tế trực y tế để phục vụ các lễ hội, đại hội...nếu đã được nhận tiền bồi dưỡng phục vụ hội nghị thì không được thanh toán thêm tiền bồi dưỡng trực. Quy định này không áp dụng cho nhân viên y tế trực chuyên môn y tế đã được hưởng phụ cấp thường trực theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Các đề tài khoa học công nghệ các cấp phải thực hiện theo đúng quy trình hiện hành. Giao cho Sở Khoa học công nghệ hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện các đề tài khoa học công nghệ.
2. Việc sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải đúng mục đích, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, có hiệu quả.
3. Thực hiện chế độ chi tiêu các đề tài khoa học công nghệ theo Thông tư số 44/2007/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 07 tháng 05 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Một số chế độ khác có liên quan đến chi phí đề tài khoa học công nghệ như: công tác phí, hội nghị phí, điều tra, đào tạo...thì thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.
4. Một số đề tài khoa học công nghệ nếu không đủ điều kiện để thực hiện phương thức tuyển chọn thì thực hiện khoán kinh phí theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học công nghệ về hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước.
5. Các đề tài khoa học khi đã được nghiệm thu đánh giá kết quả, phải xây dựng kế hoạch ứng dụng vào thực tiễn. Nguồn kinh phí đề tài thu hồi, phải thu hồi đầy đủ và sử dụng theo quy định hiện hành.
1. Các đơn vị quản lý Nhà nước các cấp phải thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ. Các đơn vị sự nghiệp công lập các cấp phải thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
2. Các đơn vị HCSN được giao chế độ tự chủ, kinh phí giao tự chủ trước hết phải đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Việc thực hiện chế độ tự chủ theo đúng quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định.
3. Việc thực hiện chế độ tự chủ tài chính phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng kinh phí thực tế tại đơn vị, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sử dụng kinh phí tiết kiệm được để chi cho hoạt động của đơn vị; tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định hiện hành.
4. Đối với các đơn vị HCSN chưa thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Kết thúc năm ngân sách và sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, nếu có kinh phí tiết kiệm được từ kinh phí hoạt động NSNN cấp, sau khi được cơ quan tài chính cùng cấp xác nhận được để lại cho đơn vị để sử dụng cho các nội dung sau:
a) Dành tối thiểu 50% số tiền tiết kiệm được để bổ sung kinh phí hoạt động cho đơn vị.
b) Dành tối đa 30% số tiền tiết kiệm được để thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
c) Số còn lại để chi cho hoạt động tuyên truyền, vận động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chi cho các hoạt động phúc lợi trong đơn vị.
1. Việc mua sắm các loại tài sản, kể cả xe ô tô, trang thiết bị để xây dựng trụ sở, sản phẩm công nghệ thông tin thì phải mua từ nguồn hàng được sản xuất trong nước (trừ trường hợp các loại tài sản, vật tư, trang thiết bị mà hiện tại trong nước chưa sản xuất được).
2. Việc mua sắm tài sản phải tuân thủ theo định mức, theo quy chế mua sắm tài sản hiện hành.
3. Việc mua sắm các tài sản để triển khai các chương trình công nghệ thông tin, kể cả phần thiết bị và phần mềm phải có thẩm định về công năng của Sở Bưu chính Viễn thông.
4. Sử dụng tài sản của Nhà nước cho hoạt động dịch vụ phải tính đầy đủ các khoản chi phí như: điện, nước, tính khấu hao tài sản cố định và nộp các khoản thuế theo Luật định.
Điều 14. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản
1. Công khai việc phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, tập trung, có hiệu quả, đúng Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
2. Thực hiện đúng quy chế đấu thầu, nghiêm cấm việc đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu sai nguyên tắc.
3. Tổ chức chặt chẽ công tác thi công các công trình xây dựng cơ bản. Đối với các công trình ở xã, phường, thị trấn cần tổ chức để Nhân dân tham gia giám sát thi công. Các đơn vị có công trình xây dựng phải công khai quy hoạch, thiết kế và dự toán để cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị tham gia kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng từ đấu thầu, thực hiện dự án đền bù đến mua sắm thiết bị và nghiệm thu công trình.
4. Đổi mới phương thức, tổ chức giải phóng mặt bằng đúng chính sách, chế độ, không gây thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và Nhân dân.
5. Thực hiện việc chi tiêu quản lý dự án của các Ban quản lý dự án theo đúng quy định hiện hành.
1. Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân sử dụng tiền, tài sản có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, từ công quỹ, từ các nguồn thu hỗ trợ, đóng góp để thưởng, biếu, tặng cho các tổ chức hoặc cá nhân không đúng chế độ quy định của Nhà nước.
2. Mọi trường hợp thưởng, biếu, tặng quà cho các tổ chức, cá nhân đều phải thực hiện theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng và được phản ánh đầy đủ, trung thực trong sổ kế toán và thực hiện công khai trong đơn vị.
3. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân gợi ý để được thưởng, biếu, tặng quà sai chế độ dưới bất cứ mọi hình thức nào.
1. Các đơn vị HCSN, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây lãng phí phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Cơ quan Thanh tra Nhà nước các cấp, các ngành tiến hành kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị HCSN, cá nhân có sáng kiến, thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện, ngăn chặn, tố cáo các hành vi gây lãng phí cho NSNN thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế; Thủ trưởng các đơn vị HCSN; cán bộ, công chức, viên chức tùy vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây