60278

Quyết định 178/2006/QĐ-UBND phê duyệt “Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2006 - 2010)”

60278
LawNet .vn

Quyết định 178/2006/QĐ-UBND phê duyệt “Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2006 - 2010)”

Số hiệu: 178/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: quận 12 Người ký: Đỗ Lưu Nghĩa
Ngày ban hành: 12/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/10/2006 Số công báo: 38-38
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 178/2006/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: quận 12
Người ký: Đỗ Lưu Nghĩa
Ngày ban hành: 12/09/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/10/2006
Số công báo: 38-38
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 178/2006/QĐ-UBND

Quận 12, ngày 12 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP - NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN 12 GIAI ĐOẠN (2006 - 2010)”

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ VIII Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ thành phố giai đoạn (2006 - 2010);
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ III Đảng bộ quận 12 đề ra phương hướng, mục tiêu xây dựng, phát triển Quận nhiệm kỳ III giai đoạn (2005 - 2010);
Theo đề nghị của Trưởng Phòng Kinh tế quận,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận 12 giai đoạn (2006 - 2010).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 7 (bảy) ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Trưởng Phòng Nội vụ, Trưởng Phòng Kinh tế, Thủ trưởng các phòng, ban, đoàn thể có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Lưu Nghĩa

 

CHƯƠNG TRÌNH

THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ - CÔNG NGHIỆP - NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN 12 GIAI ĐOẠN (2006 - 2010)
(Kèm theo Quyết định số 178/2006/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân quận 12)

Phần 1:

CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CHUNG QUẬN 12

1. Vị trí địa lý

Quận 12 được tách ra từ huyện Hóc Môn vào tháng 4 năm 1997 với diện tích là: 5.270 ha với 10 phường, vị trí nằm ở phía tây bắc thành phố về hướng Tây Ninh, đông giáp quận Thủ Đức và tỉnh Bình Dương, tây giáp xã Bà Điểm và xã Tân Xuân huyện Hóc Môn; bắc giáp xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn; nam giáp quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp và quận Thủ Đức.

Vị trí quận 12 có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế xã hội, là cửa ngõ phía tây bắc thành phố nối liền với tỉnh Tây Ninh và Campuchia bằng tuyến đường Xuyên Á, trong tương lai quận có khả năng trở thành đầu mối quan trọng của thành phố trong việc giao thương với các nước trong khối ASIAN bằng đường bộ. Điều này tạo điều kiện để quận phát triển mạnh về TM-DV, là quận ven vừa tiếp giáp với huyện ngoại thành vừa tiếp giáp các quận trung tâm thành phố nên quận 12 là vùng đệm quan trọng góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực tây bắc thành phố.

2. Về dân số

Dân số tăng khá nhanh trong những năm vừa qua, năm 1997 có 125.582 người đến nay có khoảng 300.000 người mật độ dân số khoảng 5.700 người/km2 tăng dân số chủ yếu do tăng cơ học.

3. Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế

Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh theo loại hình hoạt động (tính đến hết năm 2005):

Loại hình

Công nghiệp

TM-DV

Tổng số

Cty TNHH

635

731

1.366

DNTN

127

299

426

Cty Cổ Phần

45

100

145

Hộ cá thể

1.774

6.272

8.046

Hợp tác xã

0

13

13

Nhà nước và có vốn nước ngoài

128

0

128

Tổng số

2.709

7.415

10.124

* Thương mại - dịch vụ

Doanh thu đạt 157.778 triệu đồng trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 19,3% chiếm 56,16% trong cơ cấu kinh tế quận.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Giá trị sản lượng đạt 1.177.584 triệu đồng trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng so với năm 2004 là 18,2% chiếm 41,65% trong cơ cấu kinh tế quận, tập trung một số ngành chủ lực: dệt may, thực phẩm ăn uống, sản xuất sản phẩm từ gỗ, bao bì, cơ khí.

* Nông nghiệp

- Năm 2005, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 62 tỷ (giá cố định năm 1994), giảm 0,7% so với năm 2004, trong đó trồng trọt chiếm 22,4%, chăn nuôi 72,7%, thủy sản 0,97%...

- Diện tích gieo trồng hàng năm 1.074 ha, trong đó diện tích trồng rau đậu 818 ha, đồng cỏ 52 ha, hoa cây kiểng 154 ha.

- Đàn bò sữa có 8.380 con, heo 8.687 con.

4. Tồn tại

- Về các loại hình TM - DV: các loại hình dịch vụ chưa phong phú đa dạng, hiện nay chủ yếu là các loại dịch vụ phục vụ mang tính chất thông thường, chưa mang tính chuyên nghiệp, hệ thống thương mại còn yếu kém chưa ngang tầm với một quận có vị trí thuận lợi về giao thông thủy bộ. Các điểm mua bán tập trung tại các chợ tạm, các loại hình dịch vụ cao cấp phục vụ cho phát triển bền vững như: hỗ trợ sản xuất, chăm sóc sức khỏe, giáo dục chất lượng cao, tài chính, ngân hàng, giải trí… còn hạn chế.

Về cơ sở hạ tầng của quận nhìn chung còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa, nhất là những hạ tầng trọng điểm để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của quận trước mắt và lâu dài.

- Về sản xuất công nghiệp: hiện nay trên địa bàn quận ngoài khu công nghiệp Tân Thới hiệp đã được đầu tư quy hoạch gần hoàn chỉnh, còn lại đa số sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của quận là cơ sở nhỏ hình thành một cách tự phát, manh mún, thiếu hụt lao động và gây ô nhiễm môi trường không đảm bảo yếu tố tăng trưởng bền vững trong môi trường đô thị cũng như không phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố.

- Về sản xuất nông nghiệp:

Tình trạng úng ngập vẫn thường xảy ra vào các tháng mùa mưa hàng năm ở vùng dọc ven sông Sài Gòn do triều cường, xả lũ gây trở ngại lớn cho sản xuất .

Tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được cải thiện, một số nơi mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng.

Việc chuyển nhượng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng làm chia cắt đất nông nghiệp thành những mảng nhỏ, manh mún xen lẫn trong các khu dân cư gây trở ngại cho đầu tư sản xuất.

Một số nơi do đặc điểm tự nhiên về đất đai, năng suất cây trồng thấp, sản xuất kém hiệu quả.

Giá cả thị trường nông sản luôn biến động cũng là yếu tố bất lợi lớn cho sản xuất và đầu tư sản xuất mở rộng.

Vẫn còn nhiều nông dân chưa thích ứng với cơ chế thị trường nên chưa nhanh nhạy trong việc xác định cho mình một mô hình sản xuất hợp lý trong những giai đoạn nhất định.

Người sản xuất ít có khả năng phân tích và dự báo thị trường nên khi gặp rủi ro thua lỗ thường bị dao động thiếu mạnh dạn đầu tư cho kế hoạch tiếp theo.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1. Mục tiêu chung

- Xác định cơ cấu kinh tế là “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp”. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ đảm bảo tỷ trọng phát triển dịch vụ: từ 60% trở lên, công nghiệp 37%, nông nghiệp 3%, hướng tới các loại dịch vụ cao cấp và hiện đại, phục vụ tích cực cho sản xuất cũng như nhu cầu giao lưu quốc tế như các loại dịch vụ tài chính, tín dụng ngân hàng, bưu chính viễn thông, xây dựng các kho hàng, bến bãi, siêu thị, trung tâm thương mại...

- Định hướng cho sự phát triển của quận trong những năm tới một cách khoa học giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư, xây dựng kế hoạch phát triển hiệu quả phù hợp với quy hoạch chung của quận, thành phố và khả năng của mỗi doanh nghiệp. Phát huy thế mạnh các ngành chủ lực bằng việc đầu tư mới thiết bị, công nghệ để đủ sức cạnh tranh các sản phẩm cùng loại nhằm phát huy lợi thế so sánh trong xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác tốt nhất lợi thế của quận, thu hút đầu tư từ bên ngoài, phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn ngoại thành giai đoạn 2006 - 2010 và Chương trình hành động của Thành ủy, Quận ủy về Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về các chương trình mục tiêu nông nghiệp nông thôn. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.

2. Các chỉ tiêu chuyển dịch:

- Lĩnh vực công nghiệp - TTCN:

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là: 14 - 16%. Phát huy thế mạnh các ngành chủ lực trên địa bàn chú ý các ngành có sản phẩm chứa hàm lượng kỹ thuật cao, sản phẩm xuất khẩu, không gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm năng lượng, các ngành giải quyết nhiều việc làm cho người lao động

- Lĩnh vực TM - DV:

Tốc độ tăng trưởng dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 là 20%. Trong đó tổng mức hàng hóa bán ra chiếm 70 - 75%, doanh thu dịch vụ chiếm 25 - 30%. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án chợ, trung tâm TM, siêu thị, hệ thống bán lẻ để hình thành hệ thống thương nghiệp một cách đồng bộ. Ưu tiên phát triển kinh doanh các ngành hàng nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, kinh doanh xăng dầu, vàng bạc đá quý; mở rộng hệ thống dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.

- Lĩnh vực nông nghiệp:

Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2006 - 2010 giảm: 3% - 4%, trong đó: trồng trọt giảm 4%, chăn nuôi giảm 4%, thủy sản tăng 0,5%, dịch vụ nông nghiệp tăng 3%. Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp là 1.270 ha. Dự kiến sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 là: 600 ha. Trong đó vùng nông thôn đô thị (vùng này sẽ phát triển kinh tế vườn có diện tích khoảng 400 ha gồm các phường An Phú Đông, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân và một phần của phường Thới An).

Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở giai đoạn này: trong điều kiện đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp nên chăn nuôi vẫn là ngành chính chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông, lâm, ngư.

3. Nội dung

Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong năm năm tới và thúc đẩy phát triển kinh tế quận 12 theo cơ cấu DV - CN - NN cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Đối với TM-DV:

1. Tập trung phát triển các ngành Dịch vụ: doanh số thương mại dịch vụ hàng năm tăng từ 20% trở lên trong giai đoạn này. Tập quán kinh doanh của người dân còn đầu tư phát triển thương mại trên mặt tiền các đường phố do đó khuyến khích hình thành các tuyến đường chuyên kinh doanh một số loại mặt hàng trang trí nội thất đồ gỗ, chuyên các mặt hàng điện - điện tử; chuyên các mặt hàng ăn uống, khu vực văn phòng cao ốc… để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch, tạo sự cạnh tranh tích cực trong thương mại. Từng bước tăng cường công tác quản lý Nhà nước, giảm bớt và ngăn ngừa những tiêu cực dễ phát sinh như hàng gian, hàng giả, kiểm soát chặt chẽ các ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội.

2. Thúc đẩy xây dựng mới các trung tâm TM-DV:

- Thúc đẩy xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị như: hỗ trợ chủ đầu tư xây dựng siêu thị Metro Cash & Cary tại ngã tư Tân Thới Hiệp (vốn đầu tư nước ngoài 100%), xây dựng chợ ngã tư Ga - Thạnh Lộc theo loại chợ truyền thống kết hợp siêu thị bằng phương thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao); siêu thị Co-op Mart ở khu vực ngã tư An Sương, từ đó hình thành đầu mối thương mại dịch vụ cung ứng nguyên phụ liệu, sản phẩm.

- Cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ của thành phố đến các doanh nghiệp, cung cấp trao đổi thông tin kinh tế trong và ngoài nước: thông tin về nguyên liệu sản xuất, thông tin về thiết bị công nghệ, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm... Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nhân.

- Xây dựng mới các siêu thị. Tiếp tục triển khai cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ theo chủ trương xã hội hóa. Xây dựng văn minh thương mại trong phục vụ, từng bước thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân theo hướng văn minh, hiện đại. Giải quyết triệt để các điểm kinh doanh tự phát, lấn chiếm lòng lề đường.

3. Gắn với việc quy hoạch tổng thể chi tiết của quận đã được thành phố phê duyệt để sắp xếp các ngành nghề kinh doanh và quy hoạch chỉnh trang đô thị tại các tuyến đường chính trong quận.

Nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp với địa bàn, quận 12 xác định các loại hình được ưu tiên và tạo điều kiện phát triển, đó là: dịch vụ giáo dục - đào tạo; văn hóa - thể thao, với các trường dạy nghề; câu lạc bộ văn hóa - nghệ thuật; nhà thi đấu; sân bãi tập luyện… dịch vụ đô thị với kho bãi, khách sạn, nhà hàng, cao ốc văn phòng, dịch vụ tài chính tín dụng, ngân hàng, bưu chính, viễn thông; dịch vụ chăm sóc sức khỏe với các bệnh viện, phòng khám; dịch vụ du lịch với du lịch sinh thái vườn và nghỉ dưỡng cuối tuần…

Đối với công nghiệp:

Mặc dù trong thời gian tới, tỷ trọng của ngành công nghiệp có giảm đáng kể trong tổng giá trị sản lượng kinh tế của quận, nhưng ngành công nghiệp của quận vẫn đóng vai trò cơ bản, tích cực trong thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quận tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện để các ngành may mặc, dệt, da giày phát triển. Bên cạnh đó, tích cực kêu gọi đầu tư vào các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, cơ khí thiết bị phụ tùng, sản xuất đồ điện gia dụng, điện tử, ngành chế biến gỗ gia dụng, gỗ mỹ nghệ, chế biến thực phẩm…Tập trung phát triển ở khu vực quy hoạch cụm công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, các doanh nghiệp có giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Đối với nông nghiệp:

1. Chăn nuôi:

Từng bước chuyển mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ phân tán sang hình thức nuôi quy mô thích hợp sản xuất con giống chất luợng cao (giống bò, heo hướng nạc, cá cảnh), với thiết kế chuồng trại kiểu mới nhằm tiết kiệm diện tích, hạn chế ô nhiễm, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất vật nuôi, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội.

Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi, tiếp tục đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành. Đẩy mạnh sản xuất các loại giống mới phục vụ cho thành phố và các vùng lân cận (bò, heo) đặc biệt chú ý đến các giống có năng suất cao chất lượng tốt.

Tập trung phát triển con bò sữa theo hướng sản xuất giống, đây là vật nuôi chính.

Đàn bò sữa năm 2005 là: 8.380 con, dự kiến đến năm 2010 là 5.000 con. Đàn heo năm 2005 là 8.687 con, dự kiến đến năm 2010 là 6.000 con (do đất đai thu hẹp và giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải chăn nuôi, chủ yếu sản xuất giống có chất lượng cao).

Phát triển nuôi cá sấu, gắn với việc phát triển làng nghề nuôi và chế biến da cá sấu tại phường Thạnh Lộc và Thạnh Xuân.

Phát triển việc nuôi sinh vật cảnh trong đó chú trọng đến cá cảnh tiến tới xây dựng làng nghề trong lĩnh vực kinh tế này.

2. Ngành trồng trọt: từ nay đến 2010 sẽ chú ý đến việc phát triển cây ăn trái phục vụ du lịch sinh thái, hoa kiểng. Giảm diện tích trồng cây lài, rau các loại, lúa do hiệu quả thấp.

* Cây ăn trái:

Chuyển diện tích cây trồng kém hiệu quả như lúa, lài, rau muống nước sang trồng cây ăn trái. Tập trung phát triển ở các vùng ven sông Sài Gòn gắn với khu kinh tế nhà vườn, du lịch sinh thái tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo vườn tạp và trồng mới các loại cây phù hợp với đất đai, điều kiện tự nhiên có chất lượng hiệu quả phù hợp với nhu cầu thị trường. Diện tích cây ăn trái năm 2005 là 300ha đến năm 2010 là 150ha.

* Cây lài:

Là loại cây đặc sản của vùng ở phường Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, An Phú Đông về lâu dài nằm trong khu kinh tế nhà vườn. Năm 2005 ước khoảng 270ha, dự kiến đến năm 2010 còn 65ha.

* Cây hoa kiểng:

+ Hoa: phát triển các loại hoa nền: cúc, vạn thọ, các loại hồng, hoa lan.

+ Kiểng: gồm các loại cây kiểng công trình, bon sai, kiểng cổ đặc biệt là mai ghép truyền thống.

Năm 2005 ước diện tích khoảng 250ha, đến năm 2010 duy trì khoảng 250ha.

* Cây rau:

Năm 2005 là 700ha dự kiến đến năm 2010 còn khoảng 40ha vì đa số đất trồng rau nằm trong vùng đô thị hóa nên những năm cuối của giai đoạn này diện tích trồng rau còn lại không đáng kể .

* Cây cỏ:

Để đáp ứng thức ăn thô cho đàn bò sữa trong những năm tới diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi dự kiến sẽ bố trí từ 10 - 15ha.

3. Lâm nghiệp:

Cây xanh và đai rừng phòng hộ (vùng ven sông Sài Gòn) đã và đang có tác động trong vai trò cải tạo môi trường cảnh quan trên cơ sở hình thành các khu du lịch sinh thái, làm công viên văn hóa, di tích lịch sử, cây bóng mát. Phấn đấu đạt độ che phủ 20%. Diện tích trồng cây xanh dự kiến đến năm 2010 là 50ha, bố trí ven sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, các trục lộ giao thông.

4. Thủy sản:

Trong điều kiện ô nhiễm nguồn nước do vậy sẽ khuyến khích theo hướng phát triển mạnh cá giống, cá cảnh và một số loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá sấu, ba ba... Dự kiến bố trí từ 20ha cho lĩnh vực này.

Phần 2:

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP CƠ BẢN:

1. Nhóm giải pháp về quy hoạch và huy động nguồn vốn đầu tư phát triển:

- Xác định là quận nội thị, các ngành kinh tế của quận cần được điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch của thành phố, hạn chế các ngành công nghiệp nặng gây ô nhiễm trong môi trường đô thị. Định hướng phát triển ngành công nghiệp của quận trong những năm tới chú trọng đến những ngành công nghiệp sạch, tiết kiệm năng lượng, có hàm lượng trí tuệ và giá trị kinh tế cao. Quy hoạch, rà soát quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mạng lưới chợ, siêu thị - TTTM, bán lẻ và nông nghiệp: trên cơ sở quy hoạch có kế hoạch mời gọi đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch nhằm đảm bảo bước đi, cách thức thực hiện theo đúng định hướng.

- Dự báo các điều kiện và sự phát triển về dân cư, hạ tầng cơ sở, nhu cầu xã hội về nhà ở, dịch vụ đô thị để đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án: gồm các dự án nằm dọc trục QL1A như chợ An Sương, Trung tâm thương mại ngã tư Tân Thới Hiệp, chợ Ngã Tư Ga; các dự án nằm dọc theo các trục tỉnh lộ như chợ Tân Chánh Hiệp, Trung tâm thương mại Thới An và các dự án nằm ở những khu vực trung tâm của các phường như chợ Thạnh Xuân, chợ An Phú Đông. Đồng thời đầu tư sửa chữa nâng cấp các chợ hiện hữu còn tồn tại lâu dài và ngăn chặn việc xuất hiện các chợ tự phát nhằm đảm bảo trật tự, mỹ quan đô thị và văn minh thương nghiệp.

- Hình thành độ ngũ lao động có tay nghề cao thông qua đào tạo, dạy nghề nhằm đáp ứng công cuộc phát triển kinh tế. Có chính sách mời gọi đầu tư, thông tin quy hoạch và tư vấn hỗ trợ các nhà đầu tư nắm bắt thông tin về nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo thuận lợi cho việc đầu tư. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nhằm tạo hạ tầng kỹ thuật thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, xác định những tuyến trọng điểm, mang tính huyết mạch.

- Phát triển các loại hình dịch vụ y tế, giáo dục, vận tải… đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường lành mạnh giúp nhân dân an tâm tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.

- Tiếp tục triển khai và kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án giao thông nông thôn, cấp nước, thoát nước, bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, quản lý quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

- Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành kinh tế được tiến hành một cách thận trọng có lộ trình rõ ràng, phân theo từng giai đoạn tránh tình trạng làm nóng vội thiếu trọng tâm, trọng điểm, gây lãng phí. Đồng thời phải ổn định công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách.

2. Phát triển hệ thống dịch vụ, cơ sở hạ tầng để tạo môi trường thu hút đầu tư thúc đẩy thương mại

- Hoàn chỉnh và công khai quy hoạch chi tiết về TM - DV trên địa bàn quận.

- Khuyến khích đầu tư vào các loại hình dịch vụ phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân, tạo nguồn thu trên địa bàn, đồng thời làm cơ sở để phát triển các loại hình dịch vụ mang tính chuyên nghiệp, chất lượng cao trong những giai đoạn tiếp theo.

- Thúc đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2005 - 2010 để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế thông qua tranh thủ nguồn vốn đầu tư hạ tầng của thành phố, cũng như công tác xã hội hóa. Trong đó, chú trọng nâng cấp và mở rộng các tuyến đường liên phường, mở rộng lộ giới… nhựa hóa một số tuyến đường ở các phường có sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn. Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mang tính chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn có khả năng làm chuyển biến diện mạo đô thị.

3. Về đào tạo nâng cao trình độ quản lý và năng lực sản xuất:

- Trước hết chú trọng đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước về kinh tế cho cán bộ quản lý trên cơ sở nắm vững pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ tạo điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh.

- Triển khai các chương trình do thành phố tổ chức về bồi dưỡng kiến thức quản lý của các chủ doanh nghiệp để nâng cao trình độ và năng lực quản lý điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh. Bồi dưỡng kiến thức về thị trường, kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, thuế, lao động… nhằm làm cho các doanh nghiệp thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vận động tham gia các hội chợ, triển lãm hàng hóa, máy móc thiết bị để giúp doanh nghiệp tiếp cận được những công nghệ tiên tiến và có cơ hội quảng bá sản phẩm.

- Tổ chức hoạt động tư vấn về khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất: giống, thú y, bảo vệ thực vật… Khuyến khích và hướng dẫn nông dân ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, làm tốt các công tác khuyến nông, thông tin đầy đủ qua các kênh thông tin. Gắn kết nhà nghiên cứu khoa học với nhà quản lý - nhà sản xuất và nhà tiêu thụ.

4. Nhóm giải pháp hỗ trợ, thông tin kinh tế và sản phẩm:

- Phát huy thế mạnh các ngành sản xuất chủ lực, khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng sản xuất, thay đổi thiết bị, công nghệ hướng đến nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt chú ý phát triển các ngành nghề sản xuất không gây ô nhiễm và sản phẩm có giá trị cao.

- Cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ của thành phố đến các doanh nghiệp, cung cấp trao đổi thông tin kinh tế trong và ngoài nước: thông tin về nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, thông tin về thiết bị công nghệ, thông tin về thị trường cung - cầu… Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nhân.

- Tổ chức lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận gặp gỡ các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc kiến nghị thành phố hỗ trợ.

- Tăng cường vốn tín dụng trung và dài hạn cho nông dân và các hộ sản xuất với các thủ tục, điều kiện vay thuận lợi hơn đối với các lĩnh vực: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi (cây ăn trái, bò sữa, hoa kiểng, cá cảnh), ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và giống mới, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Hỗ trợ các HTX được vay vốn thuận lợi, đủ để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện thông thoáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là chính sách về thuế, thủ tục hợp thức hóa nhà xưởng, chính sách giao thuê đất, chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/CP đến các doanh nghiệp làm động lực cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất, tạo nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú chủng loại với chất lượng cao, giá thành thấp nâng cao năng lực cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Cơ sở của giải pháp:

- Thực tế cấp quận không quản lý kinh tế toàn diện cũng không phải là cấp đề ra cơ chế Nhà nước mà là cấp quy hoạch định hướng và quản lý hành chính trên địa bàn. Cơ quan quản lý Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, các chương trình dự án đầu tư trong nước và nước ngoài giúp cho doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi ngành nghề kinh tế theo định hướng chung.

- Việc đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành nghề sẽ do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội chủ động thực hiện trên cơ sở định hướng của quận. Quận không trực tiếp thực hiện chuyển dịch ngành nghề thay cho doanh nghiệp, cá nhân.

Trên tinh thần đó, các giải pháp cụ thể tập trung vào một số ý tưởng như sau:

+ Quy hoạch, định hướng, đề ra giải pháp thực hiện và giữ vững quy hoạch.

+ Giới thiệu và kêu gọi đầu tư.

+ Đề xuất cơ chế, tranh thủ sự ủng hộ của thành phố.

+ Tập trung vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng và các công trình công cộng, giải quyết các vấn đề về môi trường sống, nâng cao trình độ dân trí.

+ Thúc đẩy cơ cấu kinh tế DV - CN - NN đã được xác lập phát triển về chiều sâu, bền vững theo hướng dịch vụ chuyên nghiệp dựa trên cơ sở hàng hóa dồi dào, đa dạng, chất lượng cao đi đôi với hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, thỏa mãn nhu cầu thực tế của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn.

+ Xem cải cách hành chính là công cụ cơ bản, chủ yếu, có ý nghĩa sống còn đối với quá trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn 2006 - 2010:

Thời gian còn lại của giai đoạn là không nhiều (tính từ thời điểm quý 3 năm 2006), không thể dàn trải quá nhiều nội dung thực hiện. Quận cần tập trung giải quyết 4 vấn đề trọng tâm mang tính đòn bẩy trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

+ Các vấn đề về quy hoạch: quy hoạch tổng thể, quy hoạch treo, thời gian thực hiện.

+ Cải cách hành chính.

+ Cải thiện chất lượng môi trường sống.

+ Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng kỹ thuật: giao thông, điện, cấp - thoát nước.

Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định, đúng quy hoạch của các ngành dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.

1. Quy hoạch sử dụng đất và công khai thông tin quy hoạch kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư:

- Nhìn vào tổng thể mặt bằng hiện hữu của quận thì số lượng đất trống dành cho phát triển ngành TM - DV của quận còn hạn chế. Cần đề nghị Thành phố đẩy nhanh tiến độ xác lập quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết địa bàn quận, giải quyết tình trạng quy hoạch treo. Muốn phát triển TM - DV, cần chú trọng quy hoạch vị trí đất thuận lợi để doanh nghiệp sớm có dự án, kế hoạch đầu tư vào những công trình dịch vụ, công nghiệp.

- Tiếp tục kêu gọi đầu tư tập trung vào các tuyến đường Trường Chinh, Quốc lộ 1A và Hà Huy Giáp là các tuyến thuận lợi cho quan hệ giao dịch; kho bãi - vận tải; trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, thể dục thể thao… sẽ kích hoạt thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả quận.

- Xây dựng khu vực Thới An trở thành trung tâm hành chính - thương mại của quận.

- Tổ chức giao việc theo hướng một đầu mối để giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư nắm bắt kịp thời chủ trương của thành phố và quận trong lĩnh vực phát triển kinh tế của địa phương. Mặt khác hướng dẫn kỹ các khung pháp lý theo quy định cho các dự án đầu tư cũng như các chính sách ưu đãi đầu tư theo từng lĩnh vực ngành dịch vụ, thủ tục đầu tư như: thuế đất đai, nhà xưởng, thủ tục cấp phép đầu tư xây dựng…

- Tổ chức hội nghị các doanh nghiệp trong cùng 1 cụm kinh tế, để thống nhất xác định lợi thế so sánh của quận, lựa chọn các phương án đầu tư tối ưu mang tính đồng bộ, cách thức triển khai các dự án theo đặc thù.

2. Tăng cường quản lý lĩnh vực chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống bán lẻ:

- Giải quyết dứt điểm tình trạng chợ tự phát, chợ tạm, điểm kinh doanh tự phát. Kêu gọi, phối hợp cùng các doanh nghiệp triển khai xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, bán lẻ nhằm từng bước thay thế vai trò của chợ, nâng cao chất lượng phục vụ, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân theo hướng văn minh, hiện đại.

- Năm 2006 tổ chức đấu thầu thí điểm một số chợ (hai chợ Tân Chánh Hiệp và Hiệp Thành) theo Quyết định số 216/2004/QĐ-UB ngày 15 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố, trên địa bàn quận để quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả.

- Rà soát các dự án chợ, trung tâm thương mại theo Quyết định số 144/2003/QĐ-UB ngày 11 tháng 8 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động các dự án đã được phê duyệt như: chợ An Sương, siêu thị Metro Cash & Cary, Co-op Mart, trung tâm thương mại kết hợp chợ truyền thống khu vực Ngã Tư Ga, trung tâm thương mại khu vực Thới An.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chợ đảm bảo chợ đi vào hoạt động ổn định, doanh thu cao, từng bước đi vào chính quy, văn minh, hiện đại.

- Khuyến khích đầu tư vốn để xây dựng và khai thác chợ, siêu thị theo mô hình “doanh nghiệp quản lý chợ”. Triển khai thực hiện tốt việc đền bù, hỗ trợ trong giải tỏa, di dời, tái bố trí tiểu thương tại các chợ nằm trong quy hoạch.

3. Điều chỉnh, sắp xếp lại hoạt động ngành công nghiệp:

- Chuyển dịch ngành nghề sản xuất theo hướng sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả kinh tế chất lượng cao hơn thông qua khảo sát toàn bộ các cơ sở và phân loại ra nhóm doanh nghiệp để có tác động thúc đẩy.

- Nhóm thuộc loại di dời quận hướng dẫn cho doanh nghiệp lựa chọn địa điểm di dời thích hợp, phù hợp với ngành nghề sản xuất.

- Nhóm có khả năng thay đổi thiết bị công nghệ và xử lý môi trường thì quận và thành phố sẽ định hướng cho doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị công nghệ nào để hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp, tránh đầu tư lãng phí không hiệu quả.

- Đối với nhóm chuyển đổi ngành nghề, cần hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở chuyển dịch ngành nghề sản xuất hay kinh doanh phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển trên địa bàn. Kết hợp việc chuyển dịch ngành nghề với chỉnh trang mỹ quan đô thị và hạn chế tăng dân số cơ học.

4. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, cải thiện môi trường sống:

- Thúc đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm giai đoạn 2005 - 2010 để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế bằng sự tranh thủ nguồn vốn đầu tư hạ tầng của thành phố.

- Lựa chọn dự án có khả thi, có hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh để kêu gọi đầu tư trước nhằm tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư vào dự án của quận.

- Tranh thủ nguồn vốn ưu tiên hỗ trợ của thành phố và xã hội hóa, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường liên phường, mở rộng lộ giới… nhựa hóa một số tuyến đường ở các phường có sản xuất nông nghiệp để tạo điều kiện phát triển nông nghiệp nông thôn. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các công trình giao thông cần chú ý kết hợp với phát triển các hạ tầng kỹ thuật khác: điện, cấp - thoát nước, viễn thông, truyền dẫn,…

- Đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng công trình thủy lợi bờ hữu ven sông Sài Gòn từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mang tính chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn có chức năng làm chuyển biến rõ rệt diện mạo đô thị.

- Cải thiện chất lượng môi trường: kênh Tham Lương, xây dựng bô rác khép kín, giải quyết tình trạng rác lưu cũ, ô nhiễm không khí, nguồn nước, ý thức của người dân trong xử lý rác thải sinh hoạt. Kiên quyết không tiếp nhận đầu tư mới các doanh nghiệp gây ô nhiễm nếu không có giải pháp xử lý hữu hiệu, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi địa bàn về các khu tập trung có hệ thống xử lý.

5. Hỗ trợ, thông tin kinh tế, tăng cường quản lý Nhà nước:

- Định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận và doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc hoặc kiến nghị thành phố giúp đỡ (về thuế, điện, nhà xưởng, giao thông…).

- Trước hết chú trọng đào tạo kiến thức quản lý Nhà nước về kinh tế cho cán bộ quản lý, nắm vững pháp luật và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, kịp thời nắm bắt và hiểu được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, thấy được những thuận lợi cũng như những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

- Triển khai các chương trình bồi dưỡng về kiến thức quản lý trong tình hình mới cho các chủ doanh nghiệp, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế, thuế, lao động…

- Tháo gỡ những vướng mắc trong giải ngân các nguồn vốn vay ưu đãi của thành phố: xử lý nợ tồn đọng, hỗ trợ lập đề án, vấn đề tài sản thế chấp, bảo lãnh vay vốn, vay thông qua các tổ chức đoàn thể,… Tìm kiếm, xây dựng quy chế quản lý các nguồn vốn vay khác: quỹ đầu tư, cho thuê tài chính…

- Tạo điều kiện thông thoáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, nhất là chính sách về thuế, thủ tục hợp thức hóa nhà xưởng, chính sách giao, cho thuê đất, chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 51/CP đến các doanh nghiệp làm động lực cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng sản xuất, tạo nhiều sản phẩm đa dạng phong phú chủng loại với chất lượng cao, giá thành thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân kỳ thực hiện:

Giai đoạn 1: đến hết năm 2006

- Các ngành chức năng thuộc quận và Ủy ban nhân dân các phường thực hiện công tác điều chỉnh quy hoạch, điều tra vốn đầu tư, cải tiến thủ tục hành chính tạo điều kiện sẵn sàng để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận.

- Các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân các phường gửi báo cáo sơ kết 9 tháng vào ngày 30 tháng 9 năm 2006 (về Phòng Kinh tế) và gửi báo cáo năm vào ngày 15 tháng 01 năm 2007 để tổ chức tổng kết.

Giai đoạn 2: từ tháng 01 năm 2007 trở đi:

- Xây dựng các kế hoạch chi tiết của từng đơn vị theo từng năm, giai đoạn dựa trên chương trình đã được thông qua, đề ra những nhiệm vụ cụ thể, biện pháp thực hiện hướng đến mục tiêu chung.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu tiềm năng của quận trong phát triển kinh tế nhằm thu hút tối đa các nguồn lực. Song song đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực.

- Định kỳ tổ chức sơ, tổng kết nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, để có hướng điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

2. Phân công các đơn vị tổ chức thực hiện chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

2.1. Phòng Kinh tế:

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo theo từng thời gian, phát triển đồng bộ các loại hình thương mại - dịch vụ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp - phát triển nông thôn.

- Tiếp nhận những phản ảnh về những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh kiến nghị lãnh đạo quận và thành phố tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ gia đình.

- Đề xuất Ủy ban nhân dân quận kiến nghị thành phố điều chỉnh Quyết định số 03/2005/QĐ-UB ngày 10 tháng 01 năm 2005 về phê duyệt quy hoạch một số ngành nghề thương mại và dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa - xã hội “nhạy cảm” trên địa bàn quận 12 đến năm 2005 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ.

- Phối hợp với Sở Thương mại sắp xếp, điều chỉnh mạng lưới kinh doanh xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, đồng thời đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do thành phố triển khai nhằm giúp doanh nghiệp tìm hiểu thị trường, công nghệ tiên tiến và mô hình quản lý hiệu quả, đảm bảo phát triển mạnh và bền vững theo xu hướng tăng hàm lượng kỹ thuật, chất xám trong sản phẩm.

- Tham mưu Thường trực Ủy ban nhân dân quận tổ chức sơ, tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện chương trình phát triển Dịch vụ - Công nghiệp và biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất theo cơ cấu kinh tế quận.

2.2. Phòng Tài nguyên và Môi trường:

- Thực hiện việc kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Đề xuất Ủy ban nhân dân quận xử lý các trường hợp vi phạm và hướng dẫn doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Rà soát, cập nhật quy hoạch, sử dụng đất trên địa bàn quận làm cơ sở để xây dựng các kế hoạch đảm bảo thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.3 Phòng Quản lý đô thị:

- Thực hiện đúng tiến độ điều chỉnh quy hoạch chung của quận và điều chỉnh quy hoạch chi tiết với 10 phường.

- Kịp thời công bố các khu vực đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch để nhân dân, các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư phát triển thương mại - dịch vụ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

2.4. Phòng Thống kê:

- Tổ chức điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thống kê chi tiết các ngành kinh tế hàng năm, đồng thời đảm bảo cập nhật thường xuyên các số liệu cơ bản để có cơ sở dữ liệu đánh giá tình hình phát triển kinh tế của quận theo cơ cấu mới.

- Dự báo tình hình phát triển kinh tế của quận trong thời gian tới, đặc biệt là kế hoạch phát triển kinh tế của quận giai đoạn 2: 2007 - 2010.

2.5. Phòng Tài chính - Kế hoạch:

- Thực hiện kêu gọi đầu tư trên các lĩnh vực của quận, hướng dẫn quy trình thủ tục đầu tư. Tham mưu Ủy ban nhân dân quận có chính sách hỗ trợ đầu tư. Tích cực tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ngoài ngân sách. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế quản lý vốn đầu tư.

- Tổ chức công tác đấu thầu, đấu giá và hướng dẫn cấp phường thực hiện tốt công tác đấu thầu, đấu giá.

2.6. Ban Quản lý dự án

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn, nhất là các công trình giao thông, thoát nước...

- Hoàn chỉnh các dự án về thương mại, chợ trên địa bàn quận theo đúng tiến độ yêu cầu.

- Định kỳ hàng quý báo cáo tiến độ triển khai thực hiện các dự án, kiến nghị giải quyết nhanh các vướng mắc nhằm nhanh chóng hoàn tất các dự án, đưa vào hoạt động. Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư.

2.7. Các phòng, ban, đoàn thể:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng, vận động nhân dân tích cực cùng chính quyền hoàn chỉnh và đưa chương trình thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đi vào đời sống.

Thực hiện tốt trách nhiệm của mình trên lĩnh vực quản lý. Triển khai cải cách hành chính đi vào thực chất, tránh hình thức, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội. Hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư phát triển ngành nghề.

2.8. Ủy ban nhân dân 10 phường:

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên địa bàn, phối hợp cùng các ngành chức năng của quận điều chỉnh quy hoạch, sắp xếp lại việc phát triển kinh tế của phường theo cơ cấu thương mại - dịch vụ và sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp.

- Xây dựng kế hoạch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, đồng thời nắm bắt chi tiết tình hình di dân và diễn biến chuyển dịch tự nhiên trên địa bàn.

- Tổ chức thu thập thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn phường. Định kỳ 6 tháng, có báo cáo số liệu, tình hình để các phòng chức năng tổng hợp, báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân địa phương yên tâm đầu tư phát triển kinh tế đa ngành, đa nghề theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế của phường và quận phù hợp với tiềm năng sẵn có.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác