Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Quyết định 1776/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 1776/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Cao Khoa |
Ngày ban hành: | 09/11/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1776/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Cao Khoa |
Ngày ban hành: | 09/11/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1776/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 11 năm 2012 |
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 14/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1244/QĐ-TTg, ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại các văn bản: Tờ trình số 369/TTr-SKHCN ngày 27/7/2012, Công văn số 424/SKHCN-QLKH ngày 22/8/2012, số 494/SKHCN-QLKH ngày 26/9/2012 và số 526/SKHCN-QLKH ngày 24/10/2012; ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh tại cuộc họp ngày 09/7/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Phương hướng, mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi
1. Phương hướng
a) Tập trung nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách về tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh. Kịp thời nghiên cứu, vận dụng đầy đủ các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về khoa học và công nghệ để xây dựng các quy định phù hợp với yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ và điều kiện thực tiễn của tỉnh. Xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước về khoa học, công nghệ, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
b) Đầu tư đúng mức nghiên cứu điều tra cơ bản có trọng điểm theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã xác định, đã phê duyệt trong giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020.
c) Tổ chức thực hiện một số chương trình khoa học công nghệ để tập trung quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm của tỉnh và ưu tiên cân đối bố trí ngân sách thực hiện hàng năm.
Ưu tiên cho các nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu làm chủ các công nghệ then chốt, sản xuất ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, tạo đột phá phát triển công nghiệp.
Ưu tiên cho các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tăng cường thực hiện các dự án triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp cho khu vực nông thôn và miền núi nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Khuyến khích các doanh nghiệp chủ trì dự án chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân.
Chủ động đề xuất xây dựng dự án, tham gia thực hiện các dự án thuộc các chương trình, đề án quốc gia về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
d) Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiên tiến hiện đại cho các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ. Tạo bước chuyển biến đột phá trong đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu triển khai của tỉnh để nâng cao năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho phát triển khoa học và công nghệ. Thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế đối với hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất. Khuyến khích các nhà khoa học trẻ trong các cơ sở đào tạo hợp tác với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nhằm ứng dụng nhanh kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ phát triển sản xuất.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
- Nâng cao năng lực tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, làm chủ công nghệ, đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ yếu của tỉnh; phát triển có chọn lọc các ngành công nghiệp, dịch vụ công nghệ cao; phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tạo ra những sản phẩm có giá trị, chất lượng và cạnh tranh, tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển năng lực khoa học và công nghệ đạt trình độ tiên tiến trong một số lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, như công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thủy sản, công nghiệp cơ khí chế tạo.
- Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững; nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn truyền thống cũng như đương đại của tỉnh.
- Nâng cao năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh; phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao, hình thành các tổ chức nghiên cứu triển khai, các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có khả năng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ ở trình độ cao; đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng tiên tiến hiện đại nhằm phát triển mạnh tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2011 - 2015
- Số lượng bằng đăng ký bảo hộ độc quyền sở hữu trí tuệ tăng gấp 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010.
- Phấn đấu có 55% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.
- 100% các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các chi cục và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố được chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008.
- 60% nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ sau khi nghiệm thu có kết quả được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội. 100% nhiệm vụ dự án khoa học và công nghệ sau nghiệm thu được ứng dụng hiệu quả trong sản xuất và đời sống.
- Đầu tư nâng cấp, xây dựng ít nhất 05 phòng thử nghiệm chuyên ngành có cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và hỗ trợ cho doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Hình thành mới 03 tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ trong trường đại học và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ chuyển đổi và hình thành mới ít nhất 03 doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất sản phẩm trên cơ sở kết quả khoa học và công nghệ, cung ứng dịch vụ khoa học và công nghệ cao.
II. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020
1. Đổi mới đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ
a) Kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phân cấp quản lý, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức triển khai có hiệu quả pháp luật về khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoa học và công nghệ.
b) Xác định các hướng khoa học và công nghệ ưu tiên để đầu tư nghiên cứu ứng dụng theo chiều sâu nhằm tạo ra sự bứt phá trong hoạt động khoa học và công nghệ. Tập trung xây dựng và tổ chức triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ trọng điểm cho nghiên cứu điều tra cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, nghiên cứu chiến lược, chính sách và lĩnh vực công ích phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
c) Xây dựng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo phương thức đặt hàng của tỉnh, trên cơ sở đề xuất của các sở, ban ngành, UBND cấp huyện và đề xuất của các tổ chức và cá nhân nhà khoa học và thông qua ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành.
d) Ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện, cấp sở, ban, ngành. Xây dựng các cơ chế để hỗ trợ duy trì, phát triển, nhân rộng kết quả các dự án khoa học và công nghệ vào sản xuất. Bố trí lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế để đầu tư nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ đã được đánh giá chứng minh hiệu quả.
e) Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện và sau nghiệm thu.
2. Các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2011-2015
a) Chương trình khoa học xã hội và nhân văn
Yêu cầu đặt ra là: Nghiên cứu giải quyết thấu đáo những vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội xuất phát từ thực tiễn trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
- Tổng kết thực tiễn nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, các vấn đề lý luận phục vụ đổi mới công tác Đảng: công tác kiểm tra giám sát, công tác dân vận, công tác tham mưu hoạch định các chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế -xã hội phù hợp với điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội và lợi thế so sánh của các khu vực, địa phương trong tỉnh.
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về con đường công nghiệp hóa của tỉnh Quảng Ngãi nhằm thực hiện mục tiêu “đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững khu kinh tế Dung Quất.
- Nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định phát triển các loại hình kinh tế dịch vụ phù hợp với điều kiện Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ quy hoạch, chỉnh trang và phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới phù hợp điều kiện tự nhiên, đặc trưng văn hóa vùng miền của cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu cơ chế chính sách, giải pháp tài chính nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phục vụ phát triển đô thị, dịch vụ nhanh và bền vững.
- Nghiên cứu quản lý và khai thác có hiệu quả các tài nguyên đa dạng sinh học, công trình di tích kiến trúc, văn hóa, lịch sử phục vụ phát triển du lịch.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác phòng chống tội phạm và giải quyết những vấn đề liên quan nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đổi mới nâng cao năng lực quyết định và giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách quản lý và phát triển giáo dục, y tế, dân số, gia đình, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, giải quyết việc làm, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, các chính sách phúc lợi xã hội.
- Nghiên cứu giải pháp nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển văn hóa: Nghiên cứu cơ bản về ngôn ngữ và văn hoá của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh hiện nay (Ca dong, Co, Hrê); Nghiên cứu sưu tầm tư liệu Hán - Nôm ở Quảng Ngãi; Giải pháp bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc tín ngưỡng ở tỉnh; Nghiên cứu biên soạn tổng thể văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu sưu tầm các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị ở Quảng Ngãi; Nghiên cứu lịch sử, văn hóa biển đảo Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu về các nhân vật lịch sử nổi tiếng của tỉnh; Nghiên cứu nền hành chính của tỉnh Quảng Ngãi qua các thời kỳ.
b) Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Yêu cầu đặt ra là: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ hỗ trợ phát triển nông, lâm, thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững về sinh thái, cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch có sức cạnh tranh trên thị trường trong tỉnh, trong nước và hướng ra xuất khẩu. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ gắn với tổ chức sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất lớn đối với một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản có thế mạnh và tiềm năng phát triển của tỉnh như: lúa, tỏi, hành, mía, mì, keo, tôm thẻ chân trắng, muối, sản phẩm chăn nuôi,... Tập trung vào các đối tượng cây trồng, vật nuôi có khả năng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, có tính cạnh tranh cao. Đối với vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp có điều kiện về trình độ thâm canh và kinh tế, tổ chức nghiên cứu ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới.
Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
- Lĩnh vực trồng trọt:
+ Nghiên cứu khảo nghiệm, tuyển chọn, phục tráng, duy trì chất lượng các giống cây trồng có năng suất chất lượng cao phù hợp với điều kiện nông hóa thổ nhưỡng của tỉnh; tập trung: giống mía, giống mì, giống chè xanh Minh Long, giống tỏi Lý Sơn, giống quế Trà Bồng, giống cau Sơn Hà, giống keo lai, giống lúa, giống ngô, giống lạc.
+ Nghiên cứu bảo tồn các loài cây cho sản phẩm lâm sản quý hiếm của rừng tự nhiên Quảng Ngãi và bảo tồn các khu rừng ngập mặn ven biển Quảng Ngãi.
+ Ứng dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng các quy trình trồng, chăm sóc, bảo quản, thu hoạch, chế biến phù hợp để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất các cây trồng nông nghiệp chủ lực.
+ Nghiên cứu cơ giới hóa khâu thu hoạch mía, thúc đẩy sản xuất mía theo hướng cơ giới hóa đồng bộ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sơ chế và sấy sắn lát khô nhằm chủ động khâu thu hoạch và ổn định chất lượng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất, nhân nhanh các giống cây trồng thế mạnh của tỉnh.
+ Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phòng trị các bệnh chủ yếu đối với các loại cây trồng chủ lực của tỉnh.
+ Nghiên cứu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ các loại sinh vật ngoại lai có hại xâm thực tại Quảng Ngãi.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học quản lý dịch bệnh gây hại cho cây trồng, sản xuất phân bón vi sinh tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến nông sản.
- Lĩnh vực chăn nuôi:
+ Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi bản địa có giá trị khoa học, giá trị kinh tế.
+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các mô hình chăn nuôi dê, lợn, gà tập trung quy mô trang trại hộ gia đình phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở các vùng trong tỉnh.
+ Nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò, xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao.
+ Ứng dụng công thức lai luân chuyển tạo giống gia cầm có giá trị thương phẩm cao.
+ Nghiên cứu khả năng phát triển chăn nuôi một số giống vật nuôi đặc sản.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi, phát triển nhân nhanh các giống vật nuôi có chất lượng cao.
+ Ứng dụng công nghệ khí sinh học (Biogas) tiên tiến để xử lý môi trường trong chăn nuôi.
+ Nghiên cứu giải pháp khoa học để phát triển quần thể chim yến và định hướng phát triển nghề nuôi chim yến ở Quảng Ngãi.
- Lĩnh vực Thuỷ sản:
+ Về nuôi trồng thuỷ sản: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao như tôm thẻ chân trắng, ốc hương, hàu thái bình dương, cá chình,…; thử nghiệm nuôi thương phẩm một số loài thủy sản có giá trị cao; thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng trong điều kiện nước mặn và nước ngọt hoàn toàn.
+ Về khai thác thuỷ sản và cơ khí tàu thuyền: Nghiên cứu khoa học phục vụ phê duyệt, thẩm định mẫu tàu cá phù hợp với điều kiện, trình độ của ngư dân Quảng Ngãi; ứng dụng các công nghệ hiện đại để thăm dò, khai thác thủy sản xa bờ.
+ Về chế biến thuỷ sản: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sơ chế, bảo quản sản phẩm trên tàu đánh bắt thuỷ sản xa bờ; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất tập trung, làng nghề chế biến thủy sản.
+ Về xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thải ao nuôi, vùng nuôi tôm trên cát; nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi tôm tuần hoàn khép kín để hạn chế xả nước thải ra ngoài môi trường; thử nghiệm nuôi các loài thuỷ sản có khả năng cải tạo xử lý môi trường như vẹm cỏ xanh, hàu và rong các loại.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sấy sản phẩm nông, lâm, thủy sản nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.
- Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng làm cơ sở khoa học cho việc xác định cơ cấu cây trồng thích hợp.
- Nghiên cứu các cơ chế chính sách, các giải pháp nhằm phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong nông, lâm, ngư nghiệp; chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
- Ứng dụng tổng hợp các thành tựu khoa học và công nghệ xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Nghiên cứu đánh giá toàn diện quá trình chỉ đạo và thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã điểm, huyện điểm; đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp để triển khai diện rộng.
c) Chương trình điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên và môi trường; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển.
Yêu cầu đặt ra là: Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ để quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên; nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý, cảnh báo, kiểm soát, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai; chủ động tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; xác lập luận cứ khoa học để tăng cường quản lý nhà nước, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, vùng ven biển và đảo Lý Sơn, phục vụ chương trình phát triển kinh tế biển của tỉnh. Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
- Về tài nguyên khoáng sản:
+ Nghiên cứu sâu đánh giá tiềm năng, chất lượng một số loại tài nguyên khoáng sản có thế mạnh của tỉnh như: Caolin, đất sét, puzơlan, các nguồn nước khoáng nóng.
+ Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin - bản đồ địa chất khoáng sản để phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch, đầu tư phát triển khai thác khoáng sản.
+ Nghiên cứu đề xuất giải pháp dự trữ tài nguyên khoáng sản phục vụ nhu cầu phát triển các ngành kinh tế trước mắt và lâu dài.
+ Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để đẩy mạnh hoạt động chế biến, hạn chế xuất khẩu thô các loại khoáng sản có giá trị cao.
- Nghiên cứu cơ bản phục vụ phòng tránh tai biến thiên nhiên:
+ Tổng hợp bổ sung cơ sở dữ liệu khí hậu - thuỷ văn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Nghiên cứu hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập lụt, mốc báo lũ theo các mức báo động lũ mới phục vụ phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai tỉnh Quảng Ngãi.
+ Xây dựng công cụ quản lý số liệu mưa lũ trên Website phục vụ công tác chỉ huy phòng tránh lụt bão và phục vụ cộng đồng tại tỉnh Quảng Ngãi.
+ Điều tra khoanh vùng cảnh báo chi tiết nguy cơ trượt lở đất ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi phục vụ quy hoạch phát triển bền vững.
+ Điều tra đánh giá diễn biến hiện tượng xói lở, bồi lấp khu vực các cửa sông ven biển, khu vực các cảng biển.
+ Điều tra đánh giá khả năng phòng hộ của đai cát ven biển Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu điều tra cơ bản về tài nguyên môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Điều tra cơ bản các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường vùng biển; đánh giá các nguồn lợi tài nguyên biển.
+ Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng nước ngầm ở các huyện miền núi.
+ Nghiên cứu tiềm năng về đa dạng sinh học và các loại tài nguyên quý đang có nguy cơ cạn kiệt; điều tra xác lập luận cứ khoa học để thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh.
+ Nghiên cứu dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Ngãi; xác lập cơ sở khoa học cho các giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Nghiên cứu phân vùng nguy cơ thoái hoá đất dẫn đến sa mạc hoá.
+ Điều tra, đánh giá thực trạng xâm nhập mặn ở các khu vực đồng bằng cửa sông ven biển.
d) Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
Yêu cầu đặt ra là: Hoạt động khoa học và công nghệ có tác động đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ để phát triển công nghiệp hiệu quả với nhịp độ cao, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế so sánh có được từ Khu kinh tế Dung Quất và các ngành công nghiệp có thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến; đầu tư khoa học công nghệ phục vụ phát triển một số sản phẩm công nghiệp chủ lực nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu và sản xuất; giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Ưu tiên cho các đề tài, dự án do các nhà khoa học trẻ công tác tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đề xuất có sự cam kết phối hợp tham gia, sử dụng kết quả nghiên cứu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các loại thiết bị máy móc nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao trong các lĩnh vực: công nghệ lọc hoá dầu; công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học; công nghệ chế biến đường; công nghệ chế biến tinh bột mỳ; công nghệ chế biến gỗ; công nghệ khai thác khoáng sản; công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường; công nghệ cơ khí chế tạo.
- Nghiên cứu các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
- Xây dựng và thực hiện dự án tham gia chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp chủ lực.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ môi trường trong các ngành sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp hóa chất, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nghiên cứu tối ưu hóa sử dụng nước sạch và tái sử dụng nước thải trong các nhà máy sản xuất công nghiệp có sử dụng nguồn nước lớn.
- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ để sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
e) Chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ bảo vệ chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Yêu cầu đặt ra là: Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Y tế phải có tác động rõ rệt nhằm đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng toàn diện, chú trọng công tác y tế dự phòng chủ động và tích cực, phát hiện sớm, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:
- Nghiên cứu cơ bản về các loại bệnh thường gặp ở Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chuyên sâu mới, hiện đại trong chẩn đoán và điều trị; ứng dụng các công nghệ, thiết bị mới nhằm hiện đại hoá kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật đồng vị và công nghệ bức xạ trong y tế.
- Ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ cho chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở người.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo vệ nguồn quỹ gen dược liệu quý hiếm của địa phương và tạo nguồn giống cây thuốc với năng suất chất lượng cao phục vụ cho công tác sản xuất thuốc.
- Ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý GIS vào quản lý các cơ sở y tế và kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em; phát triển thể lực và tầm vóc trẻ vị thành niên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Triển khai ứng dụng các kỹ thuật phân tích độc chất, hóa chất độc, độc tố, phụ gia,… trong thực phẩm để cảnh báo về ngộ độc thực phẩm và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ảnh hưởng đến người dân ở Quảng Ngãi.
f) Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 (thực hiện theo Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015”)
g) Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015 (thực hiện theo Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 18/02/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt “Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015”).
3. Các nhiệm vụ phục vụ mục tiêu nâng cao năng lực phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh a) Đề án kiện toàn tổ chức quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố).
b) Đề án tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoa học và công nghệ
(Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp, các sở, ngành liên quan).
c) Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015 (thực hiện theo Quyết định số 435/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012-2015).
d) Đề án phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2012-2015 và 2016-2020 (Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan).
e) Đề án đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức về khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi (Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học trên địa bàn tỉnh).
1. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2011 - 2015: 167.500 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh (sự nghiệp khoa học và công nghệ): 92.500 triệu đồng (bình quân 18.500 triệu đồng/năm).
- Nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ trung ương hỗ trợ có mục tiêu: 25.000 triệu đồng.
- Nguồn vốn đối ứng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân huy động tham gia: 50.000 triệu đồng.
2. Kinh phí thực hiện các dự án đầu tư phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2015:
Nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ Trung ương cân đối qua ngân sách địa phương, dự kiến trong giai đoạn 2011 - 2015: 185.000 triệu đồng.
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo của chính quyền và sự tích cực tham gia của toàn xã hội đối với khoa học và công nghệ
Các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến cơ sở phải thực sự coi phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nội dung lãnh đạo chủ yếu của mình, coi đây là một nhiệm vụ chính trị then chốt của tất cả các cấp chính quyền; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phân công cụ thể cán bộ phụ trách khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm chỉ đạo tìm ra những biện pháp thực hiện có hiệu quả để phát triển việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy nhanh quá trình đưa các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, đời sống, an ninh quốc phòng. Trong chỉ đạo mọi lĩnh vực hoạt động, các cấp chính quyền phải chú trọng nội dung khoa học và công nghệ; kiểm tra luận cứ khoa học của các chủ trương, chính sách, dự án đầu tư thuộc phạm vi mình phụ trách.
Các tổ chức kinh tế, cơ sở sản xuất và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh cần nhận thức phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt đổi mới công nghệ là nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
2. Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ
Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ (Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trạm, trại nghiên cứu thực nghiệm, phòng thí nghiệm, thử nghiệm,..). Đầu tư tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học-công nghệ tỉnh. Tập trung đầu tư phát triển một số Trung tâm khoa học kỹ thuật chuyên ngành về nông, lâm, thủy sản, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ lọc - hoá dầu, công nghệ chế biến nhiên liệu sinh học, công nghệ cơ khí chế tạo. Xây dựng Trung tâm giao dịch công nghệ và thiết bị Quảng Ngãi để hỗ trợ xúc tiến, chuyển giao công nghệ. Khuyến khích, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các tổ chức nghiên cứu triển khai trong doanh nghiệp.
3. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề tài, dự án hỗ trợ, tài trợ để khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ tiên tiến, nghiên cứu đổi mới công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng, làm chủ công nghệ mới sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển và xã hội hoá mạnh các hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh, như: dịch vụ thông tin, đánh giá, tư vấn, thẩm định, giám định về công nghệ, các dịch vụ sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; hỗ trợ việc hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ; huy động cam kết của các doanh nghiệp về việc hình thành và khai thác Quỹ nghiên cứu phát triển. Hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để hỗ trợ tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, đầu tư nghiên cứu mạo hiểm áp dụng công nghệ mới.
Chủ động tham gia thực hiện các dự án thuộc các chương trình, đề án quốc gia về KH và CN trên địa bàn tỉnh: đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; đề án phát triển nhiên liệu sinh học; các chương trình phát triển thị trường công nghệ, phát triển công nghệ cao, đổi mới công nghệ quốc gia, phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp; chương trình thúc đẩy năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá; chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi; chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; chương trình khoa học và công nghệ phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước.
4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng thông tin khoa học và công nghệ
Tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức thực thi pháp luật về khoa học và công nghệ của tổ chức, công dân, đặc biệt là trong các lĩnh vực: sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, an toàn bức xạ hạt nhân, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng.
Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn quốc tế, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động thông tin khoa học và công nghệ; thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhất là khu vực nông thôn và miền núi.
Phát động phong trào quần chúng phát huy sáng kiến, sáng tạo kỹ thuật. Kịp thời phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động khoa học và công nghệ để khen thưởng, phổ biến nhân rộng.
5. Chủ động hợp tác về khoa học và công nghệ
Đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác về khoa học công nghệ giữa tỉnh với các cơ quan khoa học và công nghệ. Gắn kết giữa hợp tác về kinh tế với hợp tác về khoa học và công nghệ, chú trọng khai thác tài sản trí tuệ trong các dự án đầu tư phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
6. Đầu tư cho khoa học và công nghệ
Phấn đấu bố trí kinh phí chi cho khoa học và công nghệ đạt 2% tổng chi ngân sách địa phương vào năm 2015, đồng thời xây dựng cơ chế thích hợp để huy động các nguồn vốn khác tham gia đầu tư phát triển khoa học và công nghệ.
1. Giao Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Hướng dẫn các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh xây dựng, đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, phục vụ thiết thực các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020.
b) Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ để thực hiện phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu quy định tại Quyết định này.
c) Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo UBND tỉnh việc thực hiện các nhiệm vụ của Quyết định này.
2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ hàng năm trên cơ sở đề xuất của Sở Khoa học và Công nghệ để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu đã phê duyệt.
3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm tiếp nhận, chỉ đạo sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ do mình đề xuất, đặt hàng; Chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực ngành và địa phương quản lý; Bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở phù hợp với phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ chung của tỉnh và phục vụ thiết thực yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của ngành, địa phương, đơn vị.
4. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ, điều kiện của mình, chủ động, tích cực tham gia thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây