122992

Quyết định 176/2005/QĐ-UBND Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

122992
LawNet .vn

Quyết định 176/2005/QĐ-UBND Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Số hiệu: 176/2005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 10/12/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 176/2005/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Hoàng Tuấn Anh
Ngày ban hành: 10/12/2005
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 176/2005/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 27 tháng 12 năm 1993;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2003/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2003 kỳ họp thứ 10, khóa 6 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 179/2004/QĐ-UB ngày 16/11/2004 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, Giám đốc Kho Bạc nhà nước thành phố, Cục trưởng Cục Thuế thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tư pháp (b/c);
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố (b/c);
- Thường vụ Thành ủy (b/c);
- Thường trực HĐND thành phố (b/c);
- CT và các PCT UBND thành phố;
- Sở Tư pháp;
- Lưu VT, NC-TC, QLĐTh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Tuấn Anh

 

QUY ĐỊNH

VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 176/2005/QĐ-UB ngày 10/12/2005 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Bản Quy định này nhằm cụ thể hóa các quy định của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và Thông tư Liên tịch số 125/2003/TTLT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP.

Bản Quy định này áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.

1. Nước thải công nghiệp là nước thải ra môi trường từ:

- Cơ sở sản xuất công nghiệp;

- Cơ sở chế biến thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản; cơ sở giết mổ gia súc;

- Cơ sở sản xuất rượu, bia, nước giải khát; cơ sở thuộc da, tái chế da;

- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;

- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung;

- Cơ sở cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy tập trung;

- Cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản;

- Cơ sở nuôi tôm công nghiệp; cơ sở sản xuất và ươm tôm giống;

- Nhà máy cấp nước sạch; hệ thống xử lý nước thải tập trung; cơ sở nằm trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp.

2. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra môi trường từ:

- Hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Cơ quan hành chính nhà nước;

- Đơn vị vũ trang nhân dân;

- Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân (nằm tách biệt với khuôn viên nơi đặt cơ sở sản xuất);

- Các cơ sở rửa ô tô, xe máy;

- Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng; khách sạn; cơ sở sản xuất; kinh doanh, dịch vụ khác;

- Các đối tượng khác có nước thải không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 3. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

1. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp: Là các hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức có nước thải công nghiệp được quy định tại Điều 2, khoản 1 của Quy định này.

Tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp (gọi tắt là KCN), trường hợp có nhà máy/ hệ thống xử lý nước thải tập trung, đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp là:

a) Đơn vị quản lý, vận hành nhà máy/ hệ thống xử lý nước thải tập trung;

b) Các cơ sở không xả nước thải vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung của KCN.

2. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: Là các hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức có nước thải sinh hoạt được quy định tại Điều 2, khoản 2 của Quy định này.

Riêng các đối tượng sử dụng nước từ nguồn nước sạch của Công ty Cấp nước thì chịu sự điều chỉnh bởi Quyết định số 07/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 2004 của UBND thành phố Đà Nẵng.

Điều 4. Các trường hợp không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

1. Nước xả ra từ nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh;

2.  Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;

3. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế xã hội;

4. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;

5. Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở các xã thuộc biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa (theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa).

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Mức thu phí

1. Mức thu phí đối với nước thải công nghiệp

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo từng chất gây ô nhiễm, căn cứ theo từng môi trường tiếp nhận như sau:

TT

Chất gây ô nhiễm

Mức thu theo từng môi trường tiếp nhận (đồng/kg)

Tên gọi

Ký hiệu

A

B

C

D

1

Nhu cầu oxy sinh hóa

BOD

300

250

200

100

2

Nhu cầu oxy hóa học

COD

300

250

200

100

3

Chất rắn lơ lửng

TSS

400

350

300

200

4

Thủy ngân

Hg

20.000.000

18.000.000

15.000.000

10.000.000

5

Chì

Pb

500.000

450.000

400.000

300.000

6

Arsenic

As

1.000.000

900.000

800.000

600.000

7

Cadmium

Cd

1.000.000

900.000

800.000

600.000

Trong đó, môi trường tiếp nhận nước thải được xác định như sau:

Loại

Địa bàn

Tên các đơn vị hành chính tương ứng

Ghi chú

A

Khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng.

6 quận: Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Cẩm Lệ.

Được điều chỉnh theo quy định hiện hành của UBND thành phố về phân loại khu vực nội thành/ ngoại thành

B

Khu vực ngoại thành của thành phố Đà Nẵng (trừ các xã, huyện loại D)

Các xã: Hòa Châu, Hòa Nhơn, Hòa Phước, Hòa Sơn, Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương thuộc huyện Hòa Vang

C

Ngoại thành, ngoại thị của đô thị loại IV.

Không có.

 

D

Khu vực hải đảo và các xã miền núi của thành phố Đà Nẵng.

Huyện đảo Hoàng Sa và các xã miền núi thuộc huyện Hòa Vang: Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Ninh

Điều chỉnh theo quy định của Chính phủ về xã biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Mức thu phí đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác

Mức phí đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác được quy định như sau:

STT

Đối tượng sử dụng

Mức thu phí (đồng/m3)

1

Các cơ sở rửa ô tô, xe máy;

Nhà hàng; khách sạn; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác.

500

2

Các cơ sở sản xuất (không thuộc Điều 2, khoản 1).

Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh.

400

3

Hộ gia đình và các đối tượng còn lại theo Điều 2, khoản 2.

300

Mức phí trên đây sẽ được điều chỉnh theo quyết định của UBND thành phố ở từng thời điểm nhất định.

Điều 6. Cách xác định số phí

1. Cách xác định số phí đối với nước thải công nghiệp

a) Đối với đối tượng nộp phí có một cửa thải chung cho toàn bộ lượng nước thải của cơ sở: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính cho từng chất gây ô nhiễm theo công thức:

Số phí BVMT đối với nước thải công nghiệp phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải ra (m3)

x

Hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x

0,001

x

Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của chất gây ô nhiễm thải ra môi trường tiếp nhận tương ứng (đồng/kg)

- Trường hợp nước thải của đối tượng nộp phí có nhiều chất gây ô nhiễm thì số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng số phí tính theo từng chất gây ô nhiễm.

b) Đối với đối tượng nộp phí có nước thải từ hoạt động sinh hoạt của người lao động, vệ sinh công nghiệp được xả theo cửa thải riêng hoặc tự thấm: Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp phải nộp là tổng của số phí tính theo công thức trên (với phần nước thải đo đạc được) và phần nước xả theo cửa thải riêng hoặc tự thấm được tính theo mức 400đ/m3 nước tiêu thụ.

Cách tính này áp dụng từ quý II năm 2005.

2. Cách xác định số phí đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác

a) Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sử dụng (m3)

x

Mức thu phí (đồng/m3)

- Đối với hộ gia đình không sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu với định mức sử dụng nước 3 m3/người/tháng.

- Đối với các đối tượng còn lại, số lượng nước sử dụng được xác định căn cứ theo quy mô hoạt động, tự kê khai của cơ sở và sự kiểm tra, xác định của đơn vị thu phí.

b) Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác bắt đầu áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2005.

Điều 7. Kê khai và nộp phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt tự khai thác được thu, nộp theo định kỳ hàng quý. Các đối tượng nộp phí có thể thực hiện kê khai phí một lần trong thời hạn 15 ngày đầu của quý tiếp theo; kê khai lại theo định kỳ như trên khi có sự thay đổi về số phí phải nộp. Đối tượng nội phí chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai và có nghĩa vụ nộp phí đúng hạn theo thông báo của cơ quan thu phí.

2. Việc nộp phí sau thời hạn theo thông báo của cơ quan thu phí được coi là chậm nộp, chậm nộp đến quý sau được coi là không nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 8. Thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và ra thông báo nộp phí.

1. Việc thẩm định Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường/ hoặc do UBND quận, huyện thực hiện theo sự phân cấp tại Điều 13, Điều 20 của Quy định này, kết quả thẩm định được thông báo bằng văn bản cho đối tượng nộp phí.

Căn cứ thẩm định Tờ khai: Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Trường hợp chưa đủ số liệu thẩm định: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tạm thu theo mức kê khai của đối tượng nộp phí.

Sau khi có số liệu hoàn chỉnh sẽ truy thu (nếu số phí đã nộp thấp hơn mức phải nộp) hoặc hoàn trả (nếu số phí đã nộp cao hơn mức phải nộp).

3. Riêng đối với những cơ sở sản xuất dịch vụ thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, vì lý do an ninh và bí mật quốc gia, việc thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp do Bộ Công an và Bộ Quốc Phòng thực hiện và thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Nhà nước. Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét kết quả thẩm định và ra thông báo nộp phí.

4. Thông báo nộp phí đối với các trường hợp không kê khai: Đơn vị thu phí thông báo bằng văn bản số phí phải nộp cho các trường hợp không kê khai, căn cứ vào số liệu của các cơ sở có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đương.

Điều 9. Đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp phục vụ thẩm định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

1. Đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp được thực hiện khi có nghi vấn về khai báo của đối tượng nộp phí, có khiếu nại hay tranh chấp về số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

a) Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị tiến hành đánh giá, lấy mẫu và phân tích.

b) Các đơn vị đánh giá, lấy mẫu phân tích chịu trách nhiệm về mặt pháp lý đối với kết quả đánh giá, phân tích.

2. Kinh phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp

a) Chi phí đánh giá, lấy mẫu phân tích nước thải công nghiệp lần đầu: do ngân sách thành phố cấp cho đơn vị thu phí trong kinh phí sự nghiệp hàng năm.

b) Kinh phí đánh giá, lấy mẫu phân tích lần thứ 2 trở đi do đơn vị thu phí tự cân đối trong số phí được trích để lại.

Điều 10. Quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Các Đơn vị thu phí thực hiện mở tài khoản “tạm giữ tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Hàng tháng, đơn vị thu phí phải gửi số phí thu được vào tài khoản tạm giữ. Hàng quý, đơn vị thu phí phải làm thủ tục nộp tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác vào ngân sách nhà nước tại nơi mở tài khoản tạm giữ (sau khi trừ đi số phí trích để lại theo quy định) chậm nhất không quá ngày 20 của tháng đầu quý tiếp theo.

a) Đối tượng nộp phí thực hiện quyết toán với đơn vị thu phí hàng năm, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.

b) Đơn vị thu phí thực hiện quyết toán với Cục Thuế thành phố hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch.

Điều 11. Quản lý, sử dụng số phí thu được

1. Đối với nước thải công nghiệp: Trích để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được cho đơn vị thu phí, phần phí còn lại (80% trên tổng số tiền phí thu được) nộp vào ngân sách Nhà nước.

a) Quản lý sử dụng tiền phí trích để lại:

Số phí trích lại dùng để trang trải chi phí cho việc đánh giá, lấy mẫu từ lần thứ 2 trở đi và chi phí hỗ trợ công tác thu phí theo quy định tại điểm 4, mục C, phần III của Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện pháp luật về phí và lệ phí.

Toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được trích để lại, đơn vị thu phí phải sử dụng đúng mục đích, có chứng từ hợp pháp theo quy định, cuối năm nếu chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để chi theo quy định.

b) Quản lý sử dụng  tiến phí nộp vào ngân sách (80% tổng số tiền phí thu được):

- Ngân sách trung ương hưởng 40% để bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

- Ngân sách địa phương hưởng 40% để bổ sung vào Quỹ Môi trường thành phố Đà Nẵng để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường trên địa phương (phòng ngừa, khắc phục, xử lý ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường). Trước khi Quỹ được thành lập, số phí này tạm thời nộp vào ngân sách địa phương theo quy định tài chính hiện hành.

2. Đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác:

a) Trích để lại cho đơn vị thu phí 15% tổng số phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo quy định tại điểm 4, mục C, phần III của Thông tư 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện pháp luật về phí và lệ phí.

b) 85% số phí còn lại nộp vào ngân sách nhà nước và được phân bổ cho các cấp ngân sách theo khoản 1, điểm b Điều này.

Điều 12. Chứng từ thu và đồng tiền nộp phí

1. Chứng từ thu:

Sử dụng biên lai thu theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.

2. Đồng tiền nộp phí:

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu phí.

3. Quy định làm tròn số:

Số phí phải nộp được làm tròn số đến 200 (hai trăm) đồng Việt Nam.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Trực tiếp triển khai thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt từ nguồn tự khai thác ở đối tượng nộp phí được quy định tại Điều 3, Điều 4 (trừ những đối tượng nộp phí thuộc trách nhiệm thu phí của UBND quận, huyện được quy định tại khoản 2, Điều 20 của Quy định này).

2. Định kỳ báo UBND thành phố về tình hình thực hiện Quy định này trên địa bàn thành phố.

Điều 14. Sở Tài chính

1. Theo dõi và quyết toán phần phí trích để lại cho đơn vị thu phí theo quy định hiện hành.

2. Trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở đối tượng nộp phí do Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thu phí.

3. Phối hợp với UBND quận, huyện, phường, xã xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở đối tượng nộp phí do UBND quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm thu phí.

Điều 15. Kho Bạc nhà nước thành phố

1. Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và hạch toán theo quy định hiện hành.

2. Hướng dẫn các đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải làm thủ tục mở tài khoản và nộp tiền phí thu được vào ngân sách theo quy định hiện hành.

Điều 16. Cục Thuế thành phố

1. Hướng dẫn và thực hiện việc quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải với các đơn vị thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát danh sách đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo định kỳ hàng quý.

3. Phối hợp các cơ quan có liên quan đôn đốc việc nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 17. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn do đơn vị quản lý. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.

Điều 18. Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng có trách nhiệm phổ biến nội dung của quy định này đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 19. Công ty Cấp nước Đà Nẵng có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện trong việc xác định đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp và lượng nước tiêu thụ tương ứng.

Điều 20. Chủ tịch UBND các quận, huyện

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn do quận, huyện quản lý.

2. Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các đối tượng nộp phí là các cơ sở do quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh (trừ hợp tác xã, các đơn vị trong KCN).

3. Trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong phạm vi những đối tượng nộp phí do UBND quận, huyện, xã, phường chịu trách nhiệm thu phí trên địa bàn do quận, huyện quản lý. Phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý các trường hợp vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp ngoài phạm vi UBND quận, huyện thu phí.

4. Định kỳ báo cáo UBND thành phố (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) về tình hình thực hiện Quy định này trong thời gian 15 ngày đầu mỗi quý).

Điều 21. Chủ tịch UBND các phường, xã

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn quản lý.

2. Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt ở đối tượng là các hộ gia đình và các cơ sở do UBND quận, huyện cấp giấy phép kinh doanh (trừ hợp tác xã).

3. Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trong trường hợp có sự phân công và hướng dẫn của UBND quận, huyện.

4. Định kỳ báo cáo UBND quận, huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện Quy định này trong thời gian 15 ngày đầu mỗi quý.

Điều 22. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về phí, lệ phí.

Điều 23. Các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quy định này được UBND thành phố xem xét khen thưởng trên cơ sở đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 24. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, đề nghị phán ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để kịp thời báo cáo UBND thành phố xem xét, giải quyết./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác