427403

Quyết định 1731/QĐ-NHNN năm 2018 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

427403
LawNet .vn

Quyết định 1731/QĐ-NHNN năm 2018 về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu: 1731/QĐ-NHNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Lê Minh Hưng
Ngày ban hành: 31/08/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1731/QĐ-NHNN
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Người ký: Lê Minh Hưng
Ngày ban hành: 31/08/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1731/QĐ-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH2 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định s 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tchức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định s 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tưng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;

Xét đề nghị ca Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- V
ăn phòng Chính phủ;
- Bộ K
ế hoạch và Đu tư;
- Ban l
ãnh đạo NHNN;
- Lưu: VCL, VP1 (4).

THỐNG ĐỐC




Lê Minh Hưng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

Thực hiện Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (sau đây gọi tắt là KHHĐQG), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tăng cường năng lực các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước để mrộng và đa dạng hóa các kênh phân phối, phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp) đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả dịch vụ tín dụng; Khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị thông qua cơ chế tín dụng phù hợp.

3. Thu hẹp dần và đi đến xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng cơ bản giữa các khu vực địa , các thành phần dân cư trong xã hội; cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhng người nghèo, người dễ bị tổn thương tại Việt Nam, thúc đẩy tài chính toàn diện.

4. Tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế, tài chính - tiền tệ quốc tế, các diễn đàn khu vực và thế giới về tiền tệ, ngân hàng.

5. Góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác, bao gồm: Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; Thúc đẩy các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững; Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ thông qua cơ chế chính sách tín dụng phù hợp; Phát triển các công cụ thanh toán có thể ứng dụng phù hợp vi hệ thống giao thông an toàn, thuận tiện cho mọi người; Tăng cường công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chống tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia trong lĩnh vc tiền tệ ngân hàng.

6. Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của ngành Ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vng của Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường năng lực của các TCTD trong nước nhằm đa dạng hóa kênh cung ng dịch vụ ngân hàng cho mọi người (Mục tiêu 8.10 của KHHĐQG):

a) Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình, có khả năng cạnh tranh cao hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế theo nội dung gii pháp và lộ trình tại Đán cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 ban hành theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Hiện đại hóa hoạt động của các TCTD để đa dạng hóa kênh cung ứng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp:

- Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại phù hp với thực tế Việt Nam dựa trên chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc phát triển lĩnh vực công nghệ tài chính an toàn, hiệu quả theo hướng: Nghiên cứu đề xuất áp dụng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng; Thúc đẩy sự hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM, tổ chức công nghệ tài chính, các tổ chức phi ngân hàng, tổ chức tài chính vĩ mô, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để phát triển các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phi dựa trên công nghệ mới, có chi phí thấp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

- Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số...) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưi của các tổ chức cung ng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gắn với việc xây dựng chương trình, kế hoạch trin khai thúc đẩy Tài chính Toàn diện tại Việt Nam.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ ngành Ngân hàng, bao gồm Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ, hệ thống thông tin tín dụng... nhằm tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng các kênh phân phối; khuyến khích phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử thông qua việc hoàn thiện các quy định về cấp phép và quản lý mạng lưới của TCTD.

- Tích cực gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện về mặt pháp lý đối với việc mở chi nhánh nước ngoài của các NHTM.

- Các TCTD tập trung hiện đại hóa hoạt động ngân hàng theo hướng:

+ Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ; Nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp hoạt động và yêu cầu quản trị, điều hành của TCTD trong nước; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành và quản lý, phân tích và phòng ngừa rủi ro; đồng thời đầu tư và có giải pháp phù hợp đảm bảo an ninh công nghệ thông tin.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh các phương thức thanh toán điện tử và các phương thức thanh toán hiện đại khác; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mi, tiên tiến phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý.

+ Triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip tại Việt Nam nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ, tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác.

c) Phát triển các định chế tài chính đc biệt, hỗ trợ cho việc mở rộng dịch vụ ngân hàng cơ bản đến các đối tượng có hoàn cảnh đc biệt, người nghèo, các đối tượng chính sách, dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn:

- Đối vi Ngân hàng chính sách xã hội: Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng chính sách xã hội; Phát triển Ngân hàng chính sách xã hội thành tổ chc có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thời duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thể đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một phần.

- Đối vi Ngân hàng Hợp tác xã (NHHTX): Nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHHTX trong điều hòa vốn, htrợ hoạt động và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay đối vi các Quỹ tín dụng nhân dân thành viên.

- Đối vi các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND): Tiếp tục chấn chỉnh, cng cố toàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của QTDND hiện có đi đôi với mở rộng vững chắc mạng lưới hoạt động của các QTDND mi; phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.

- Xây dựng và triển khai Đề án củng cố và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm đảm bảo cho hệ thống TCTD là hợp tác xã hoạt động an toàn, hiệu quả bn vững; dần đưa hệ thống này trở thành một trong nhng nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng khu vực nông nghiệp - nông thôn.

- Đối vi Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: Xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém và nợ xấu; hướng ti việc cổ phần hóa Ngân hàng này vào thời điểm thích hợp và bảo đảm Nhà nước nắm giữ ti thiểu 65% vốn điều lệ; đảm bảo Ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

- Đối với các tổ chức tài chính vi mô: Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp tại Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tưng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 và các giải pháp phát triển loại hình này tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó bao gồm dịch vụ tín dụng (Mục tiêu 9.3 ca KHHĐQG):

a) NHNN tập trung thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cao chất lượng thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC); Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin để CIC trở thành kênh thông tin tín dụng tin cậy; Hỗ trợ các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ để cấp tín dụng hiệu quả, an toàn.

- Rà soát, bổ sung, chnh sửa, ban hành khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hưng đơn gin hóa thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, đảm bảo an toàn vốn cho vay; nâng cao năng lực, chất lượng thẩm định để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay và tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; các chương trình, chính sách của Chính phủ, Thtướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiếp cận vốn tín dụng.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng thiết kế và triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của các loại hình doanh nghiệp, đc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nh, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính; Nâng cao tính minh bạch về thông tin tín dụng; Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về các dịch vụ ngân hàng đến người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến các thông tin về quy trình, thủ tục vay vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân và doanh nghiệp.

b) Các TCTD thực hiện:

- Rà soát, đổi mới quy trình, thtục cho vay theo hướng đơn gin hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thuận tiện vốn tín dụng.

- Phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có tính tới lợi ích về môi trường; ưu tiên phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sn xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng.

- Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động trên địa bàn nông thôn; doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh vi người nghèo, tạo sinh kế, nâng cao mức sống cho người nông dân, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.

3. Thc hiện các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện (một phần mục tiêu 8, 10 và 11 của KHHĐQG):

a) Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đã được Thtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016; Chú trọng công tác giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án và có biện pháp điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu đề ra.

b) Xây dựng và trin khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; hướng tới việc bảo đm tất cả người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tượng yếu thế của nền kinh tế được tiếp cận và sử dụng thường xuyên các dịch vụ ngân hàng cơ bn, bao gồm dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, thuận tiện, phù hợp vi nhu cầu và khả năng chi tr, vi chi phí hợp lý, do các tchức cung ứng dịch vụ tài chính chính thc cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vng.

c) Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu tại Đán phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 được ban hành theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đi với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội được ban hành theo Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

d) Xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đi với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu sở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

đ) Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

4. Chủ động và tích cc tham gia các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế-tài chính khu vực và quốc tế, huy động và sdụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ, tài trợ cho phát triển bền vững (Mục tiêu 10.5.c của KHHĐQG):

a) Đẩy mạnh các hoạt động đối thoại chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ngành ngân hàng, hướng tới mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư.

b) Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan vận động Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại kết hợp vốn vay ưu đãi nhằm giảm chi phí vay cho Việt Nam; triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, hỗ trợ kỹ thuật của WB, ADB cho phát triển tài chính vi mô.

c) Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính toàn diện và các hoạt động thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.

d) Xây dng chương trình đào tạo, biệt phái để cử cán bộ Việt Nam tham gia vào các hoạt động của các tổ chức tài chính, tiền tệ, ngân hàng quốc tế, đặc biệt là các hoạt động giám sát kinh tế vĩ mô các nước trong khu vực.

đ) Tích cực tham gia các diễn đàn song phương/đa phương, tham gia đàm phán về dịch vụ tài chính trong khuôn khổ các FTA nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại giữa Việt Nam và các đối tác, tận dụng công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài, nâng cao khả năng dự báo, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý khủng hoảng và tăng cường ổn định tài chính trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

e) Tích cực xây dng và duy trì các hoạt động hợp tác ngân hàng trung ương các nước, các tổ chc quốc tế và tìm kiếm những khả năng để mrộng và phát triển quan hệ hp tác song phương và đa phương để tận dụng nguồn hỗ trợ và tài trợ của nước ngoài phục vụ cho phát triển bền vững.

5. Phi hợp vi các bộ, ngành có liên quan góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác:

a) Vận động nguồn vốn quốc tế htrợ cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo; các dự án đầu tư năng lượng tái tạo; các dự án phát triển các nhà máy điện mới từ nguồn năng lượng tái tạo ở những khu vực chưa có điện lưi.

b) Chủ động tìm kiếm, khai thác và sử dụng sự htrợ của các tổ chc tài chính quốc tế, các quỹ quốc tế (như Quỹ Phát trin Nông nghiệp Liên hiệp quốc - IFAD, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD...) trong xây dựng các chương trình tài chính hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững theo chuỗi giá trị và ứng phó với những thách thc của biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển tài chính vi mô, nâng cao nhn thức về tài chính và thúc đẩy giáo dục tài chính.

c) Đẩy mạnh khai thác nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) đặc biệt dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua kết nối với các trung gian tài chính là các NHTM của Việt Nam, đồng thời kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân vào các Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

d) Thực hiện chính sách ưu đãi về tín dụng phù hợp đặc điểm từng vùng nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Kết hợp tín dụng ưu đãi vi chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật.

đ) Khuyến khích đầu tư vốn phát triển các hệ thống giao thông an toàn, mở rộng hệ thống giao thông công cộng đặc biệt phù hợp vi nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.

e) Tăng cường công tác phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chống tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.

6. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững và vai trò của ngành Ngân hàng trong phát triển bền vững.

a) Tổ chức các hội thảo chuyên đề/hội nghị mở rộng, thông qua trang tin điện t ca NHNN, các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông khác để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của ngành ngân hàng đối vi các mục tiêu phát triển bền vững quc gia, tuyên truyền, phbiến chính sách, chương trình, hành động của ngành Ngân hàng thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

b) Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồng thời huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động quc gia vì sự phát triển bền vững.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm thực hiện

a) Các đơn vị Vụ/Cục NHNN có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ:

- Triển khai nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch hành động và lồng ghép các nội dung phát triển bền vững trong các đề án, dự án, chính sách, kế hoạch, nhiệm vụ, chương trình công tác hàng năm của đơn vị một cách chủ động, đảm bảo chất lượng và tiến độ, kịp thời báo cáo nhng vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.

- Chủ trì xây dựng báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp được phân công tại Phụ lục 1 và 2 đính kèm Kế hoạch hành động gửi Viện Chiến lược ngân hàng trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tng hợp trình Lãnh đạo NHNN phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.

b) Viện Chiến lược Ngân hàng có trách nhiệm:

- Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị Vụ/Cục NHNN căn cứ trên các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động, kịp thời báo cáo Thống đốc NHNN những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

- Đầu mi giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo các mục tiêu phát triển bền vững đặt ra cho ngành Ngân hàng tại Kế hoạch hành động; chủ động đề xuất các điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch hành động (nếu có).

- Đầu mối xây dng Báo cáo (theo yêu cầu) về đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động trình Lãnh đạo NHNN phê duyệt gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Quốc hội.

c) Vụ Dự báo thống kê và các đơn vị liên quan khác phối hợp vi: Viện Chiến lược ngân hàng cung cấp số liệu từ nguồn cơ sở dữ liệu của NHNN phục vụ cho việc đánh giá thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của của ngành Ngân hàng.

d) Vụ Tchức cán bộ có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược ngân hàng kiện toàn Ban Chđạo về Chiến lược phát triển bền vững ngành Ngân hàng, phát huy vai trò tư vấn, tham mưu trong việc triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của ngành Ngân hàng.

- Triển khai các kế hoạch, chương trình đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn cho cán bộ về phát triển bền vững.

đ) Vụ Truyền thông chủ trì, phối hợp với Viện Chiến lược ngân hàng và các đơn vị, Vụ/Cục NHNN có liên quan xây dựng nội dung liên quan đến công tác truyền thông trong Kế hoạch hành động nói riêng và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, công chức về phát triển bền vững nói chung.

e) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ban Quản lý Dự án ODA, Vụ Thanh toán, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Trung tâm thông tin tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Pháp chế phối hợp chặt chẽ vi Viện Chiến lược ngân hàng trong việc triển khai các nhiệm vụ có liên quan tại Phụ lục đính kèm.

g) Các TCTD có trách nhiệm lồng ghép, đưa các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu phát triển bền vững vào chiến lược, chương trình, kế hoạch kinh doanh, quy trình nghiệp vụ; chỉ đạo triển khai thc hiện trong toàn hệ thống của mình, báo cáo kết quả thực hiện cho NHNN (Viện Chiến lược ngân hàng) định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổng hợp trình Thống đốc NHNN.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí để triển khai Kế hoạch thực hiện theo quy định tại Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/572017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững./.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

 

PHỤ LỤC 1

CÁC CHỈ TIÊU CỦA NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 ca Thống đc NHNN)

STT

Chtiêu phấn đu

Mức cơ sthực hiện năm 2017

Chỉ tiêu đến 2020

Chỉ tiêu đến năm 2025

Nguồn dữ liệu

Tần suất thng kê/báo cáo

Đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo

 

I. Tăng cường năng lực các TCTD để mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ cho mọi người dân và doanh nghiệp

1

Triển khai áp dụng Basel II

Chưa chính thức áp dụng

Các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo mức chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất 12-15 NHTM áp dụng thành công Basel II phương pháp tiêu chuẩn trở lên.

Tất cả các NHTM áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại một sNHTM có chất lượng quản trị tt và đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn.

Các TCTD báo cáo NHNN

Hàng năm

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng

2

Tăng tỷ trọng thu nhập từ phí dịch vụ phí tín dụng

 

12-13%

16-17%

Các TCTD báo cáo NHNN

Hàng năm

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng

3

Giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các TCTD, nợ xấu bán cho VAMC và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ

 

Dưới 3% (không bao gồm các TCTD yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt phương án xử)

Dưới 3% của toàn hệ thống các TCTD

Các TCTD báo cáo NHNN

Hàng năm

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng

4

Tăng slượng chi nhánh, phòng giao dịch/100.000 người trưởng thành

17,97

20

25

Các TCTD báo cáo NHNN

Hàng năm

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng

5

Tăng số lượng ATM/100.000 người dân trưởng thành

25,2

40

45

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN

Hàng năm

Vụ Thanh toán

6

Tăng số lượng POS/100.000 người dân trưởng thành

372,2

400

500

Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN

Hàng năm

Vụ Thanh toán

 

II. Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

7

Tăng tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vay vốn tại các TCTD trong tổng số doanh nghiệp hoạt động

32%

50-60%

65%

Các TCTD báo cáo NHNN

Hàng năm

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, CIC

 

III. Tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người

8

Tăng tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng

57,8%

70%

80 - 90%

Các Tổ chc cung ng dịch vụ thanh toán báo cáo NHNN

Hàng năm

Vụ Thanh toán

9

Tăng tỷ lệ người dân nông thôn ở độ tuổi trưởng thành có gửi tiền tiết kiệm tại các TCTD

19%

35-40%

50-60%

Khảo sát điều tra

Kỳ khảo sát điều tra gần nhất

Viện Chiến lược ngân hàng

10

Triển khai thực hiện việc chi trả trợ cp và an sinh xã hội qua tài khoản

 

20% stiền chi trả an sinh xã hội được thc hiện qua ngân hàng ti địa bàn thành phố, quận, thị xã thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Các Cơ quan liên quan báo cáo NHNN

Hàng năm

Vụ Thanh toán

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Kèm theo Quyết định số 1731/QĐ-NHNN ngày 31/8/2018 của Thống đốc NHNN)

STT

Nhiệm vụ (gắn với Mục tiêu của KHHĐQG)

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phi hợp

Thi gian thực hiện/hoàn thành

Ghi chú

 

Mục tiêu 8.10 (NHNN chủ trì): Tăng cường năng lực các thể chế tài chính trong nước nhằm khuyến khích và mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng và bảo hiểm cho mọi người

 

I. Tăng cường năng lực cung ứng dịch vụ của TCTD trong nước

1

Triển khai thc hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020

CQTTGSNH

Các TCTD và các đơn vị có liên quan

2018-2020

Phi hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuộc trung ương.

2

Rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp nhằm thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện cho các TCTD phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, hiện đại

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các NHTM

Nhiệm vụ thường xuyên

3

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc phát triển lĩnh vc công nghệ tài chính an toàn và hiệu quả; Nghiên cứu đề xuất khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối vi các công nghệ mới trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Fintech

Vụ Thanh toán, Vụ Pháp chế, Vụ CSTT, CQTTGSNH, Viện CLNH và các đơn vị có liên quan

2018-2020

4

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền, hiện đại, dễ sử dụng, phù hợp vi điều kiện ở nông thôn

Vụ Thanh toán

Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, các NHTM

Nhiệm vụ thường xuyên

5

Khuyến khích phát triển mạnh các kênh phân phối điện tử thông qua việc hoàn thiện các quy định về cấp phép và quản lý mạng lưới của TCTD

CQTTGSNH

Vụ Thanh toán, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

6

Tích cc gia nhập thị trường tài chính quốc tế và khu vực thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện về mặt pháp đối với việc mở chi nhánh nước ngoài của các NHTM

CQTTGSNH

Vụ Pháp chế, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

7

Đề xut thực hiện việc tăng cường đầu tư, nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ ngành ngân hàng, bao gồm: các hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin tín dụng... tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng mạng lưới giao dịch.

Cục Công nghệ thông tin

Vụ Thanh toán, các NHTM

Nhiệm vụ thường xuyên

8

Đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán nội bộ của từng TCTD, phát trin mạnh các phương thức thanh toán điện tử như ngân hàng trực tuyến, thanh toán qua điện thoại di động, qua internet... có độ an toàn cao và chi phí hp lý, phù hợp với số đông người sử dụng dịch vụ.

Các TCTD

CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

9

Tăng cưng áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến phù hp với xu hướng thanh toán trên thế gii.

Các TCTD

CQTTGSNH, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

10

Thc hiện việc chuyển đi từ thẻ từ sang thẻ chip

Các TCTD

Vụ Thanh toán

2020-2022

11

Tập trung thống nhất chức năng tín dụng chính sách từ các ngân hàng thương mại sang Ngân hàng chính sách xã hội; Phát triển Ngân hàng chính sách xã hội thành tổ chức có khả năng tự chủ và phát triển ổn định lâu dài, đồng thi duy trì được vai trò là định chế tài chính công thực hiện các chính sách xã hội của Chính phủ; tập trung vào những lĩnh vực mà các tổ chức tài chính hoạt động theo nguyên tắc thị trường không thđáp ứng hoặc ch đáp ng được một phần

Ngân hàng chính sách xã hội

Các đơn vị có liên quan

2018-2025

12

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã trong điều hòa vốn, hỗ trợ hoạt động và kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay đi với các quỹ tín dụng nhân dân thành viên

Ngân hàng Hợp tác xã

CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

13

Tiếp tục chấn chỉnh, củng ctoàn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân hiện có đi đôi vi mở rộng vững chắc mạng lưới hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân mới ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi.

Ngân hàng Hợp tác xã và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

2018-2025

14

Xây dng và triển khai Đán củng cố và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

CQTTGSNH

Các Bộ, ngành, UBND các tnh, thành ph, các QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã, Hiệp hội QTDND, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

2018-2030

15

Xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém và nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; cổ phần hóa Ngân hàng này vào thời điểm thích hợp

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

CQTTGSNH và các đơn vị có liên quan

2018-2025

16

Tiếp tục triển khai đồng bộ Đề án “Xây dng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tưng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định s 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011.

CQTTGSNH

Các tổ chc tài chính vi mô và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

Mc tiêu 9.3.a: Tăng kh năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi với các dịch vngân hàng, bao gồm cả dịch vụ tín dụng trong khả năng chi trả; tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào thị trường và chuỗi giá trị (NHNN chủ trì)

 

II. Tăng khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi với các dịch vụ ngân hàng, trong đó bao gồm dịch vụ tín dụng

17

Hỗ trợ cho các TCTD tiếp cận thông tin đầy đủ, nâng cao chất lượng thông tin về khách hàng để nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao năng lc cung ứng dịch vụ của các TCTD đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia CIC

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Phối hp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tnh/thành phố trực thuộc trung ương

18

Rà soát các văn bản, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ngành để sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng đi với các ngành, lĩnh vực, địa phương

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Vụ Pháp chế, NHNN Chi nhánh, tỉnh thành phố

Nhiệm vụ thường xuyên

19

Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết ni doanh nghiệp - ngân hàng; các chương trình tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khuyến khích các TCTD tham gia vào các chương trình tín dụng hỗ trợ lãi suất của NHNN.

Vụ TD các ngành kinh tế

VCSTT, CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

20

Đẩy mạnh phổ cập kiến thức tài chính; Tăng cường công tác tuyên truyền thông tin về các dịch vụ ngân hàng đến người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến các thông tin về quy trình, thủ tục vay vốn tại ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp.

Vụ Truyền thông

Các đơn vị liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

21

Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, ban hành khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Vụ CSTT

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Pháp chế, CQTTGSNH, Các TCTD

Nhiệm vụ thường xuyên

22

Rà soát, đổi mới quy trình cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng.

Các TCTD

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

23

Thiết kế các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của mọi loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Các TCTD

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế CQTTGSNH, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

24

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có tính tới lợi ích về môi trường; ưu tiên phát triển sản phẩm huy động và cho vay vốn tín dụng vào các dự án hoặc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vc năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các bon để góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng.

Các TCTD

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

25

Thí điểm cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động trên địa bàn nông thôn; doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh vi người nghèo, tạo sinh kế, nâng cao mc sống cho người nông dân, đồng bào vùng sâu vùng xa

Các TCTD

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

Mục tiêu 10: Giảm bt bình đẳng trong xã hội (NHNN phối hợp)

 

III. Thực hiện các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện

26

Triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp tại Đán nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1726/QĐ-TTg, ngày 5/9/2016.

Viện CLNH

Các đơn vị khác có liên quan

2018-2020

Phi hp: Các bộ, ngành liên quan

27

Xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện

Viện CLNH

Vụ HTQT và các đơn vị khác có liên quan

2019

28

Triển khai thực hiện có hiện quả các giải pháp nêu tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Vụ Thanh toán

Các đơn vị có liên quan

2018-2020

29

Xây dng, hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

Ngân hàng chính sách xã hội

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan

2018-2025

30

Trin khai thực hiện đng bộ, có hiệu quả nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng theo Chiến lược phát trin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hưng đến năm 2030

Viện CLNH

Các đơn vị có liên quan

2018-2030

 

Mục tiêu 10.5.c: Đảm bảo tăng cường sự đại diện và tiếng nói của các quc gia đang phát triển trong quá trình ra quyết định tại các tchức quc tế có uy tín đđảm bảo quyền li cho các quốc gia đang phát trin và tạo điu kiện thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia (NHNN chủ trì)

 

IV. Tăng cường hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, tài trcho phát triển bền vững

31

Chủ động và tích cực tham gia các hoạt động nhằm tăng cường tiếng nói và vị thế của Việt Nam tại các định chế kinh tế - tài chính khu vực và quốc tế theo nội dung nhiệm vụ s4, Phần II của Kế hoạch hành động.

Vụ HTQT

Các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Phối hợp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành, cơ quan liên quan

32

Xây dng Đề án khung liên quan đến chiến lược, kế hoạch đào tạo cán bộ đcử cán bộ tham gia học tập, công tác, nghiên cu, biệt phái và trao đổi cán bộ tại các tổ chc tài chính ngân hàng quốc tế

Vụ HTQT

Các đơn vị, Bộ ngành có liên quan

Sau 2020

 

V. Các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành liên quan đgóp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia khác

 

Mục tiêu 7.4: Đến năm 2030, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ đcung cấp dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tt cả mọi người, đặc biệt cho các vùng kém phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hi đảo (NHNN phi hợp)

33

Vận động nguồn vn quốc tế htrợ, tài trợ vn và kỹ thuật cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo; các dự án đầu tư năng lượng tái tạo; các dự án phát triển các nhà máy điện mới từ nguồn năng lượng tái tạo ở những khu vực chưa có điện lưới

Vụ HTQT

Ban Quản lý các dự án ODA, Các TCTD

Thường xuyên

Ch trì: Bộ Công Thương

Phối hp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chc xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tnh/thành phố trực thuộc trung ương

 

Mục tiêu 8.3: Tăng cường các chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tt và bền vững, h tr làm chdoanh nghiệp, phát minh và sáng to; chính thức hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, gm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính (NHNN phối hợp)

34

Tăng cường các chính sách htrợ các hoạt động sản xuất có năng suất cao, tạo việc làm tốt và bền vững, hỗ trợ làm chủ doanh nghiệp, phát minh và sáng tạo; chính thc hóa và tăng trưởng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, gồm cả thông qua việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Các TCTD

Vụ Tín dụng các ngành kinh tế và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phối hp: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tnh/thành phtrực thuộc trung ương

 

Mục tiêu 11.2: Đến năm 2030, đảm bảo mọi người dân đưc tiếp cận với hệ thống giao thông an toàn, trong khả năng chi trả, thuận tiện và bền vững, cải thiện an toàn giao thông, mrộng giao thông công cộng vi chú ý đặc biệt tới nhu cầu của phụ n, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi (NHNN phối hợp)

35

Khuyến khích vốn đầu tư vốn phát triển các hệ thống giao thông an toàn, mở rộng hệ thống giao thông công cộng đặc biệt phù hợp với nhu cầu của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và người cao tuổi.

Các TCTD

Vụ CSTT, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ HTQT, Ban quản lý các dự án ODA và các đơn vị có liên quan

2018-2025

Chủ trì: Bộ Giao thông Vn tải

Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

 

Mc tiêu 16.4: Đến năm 2030, giảm đáng kể các dòng vũ khí và tài chính trái phép; tăng cường phục hồi và hoàn trả tài sn bị đánh cắp, đấu tranh vi tất cả các loại hình tội phạm có tchức (NHNN phối hợp)

36

Tăng cường công tác phòng chng rửa tiền, tài trợ khủng bố, phòng chng tội phạm công nghệ cao, các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia.

CQTTGSNH (Cục Phòng chống rửa tiền)

Vụ Pháp chế, Cục CNTT, Vụ Thanh toán và các đơn vị có liên quan

2018-2025

Chủ trì: Bộ Công an

Phi hp: Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chc xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phtrực thuộc trung ương

 

Mục tiêu 17.5: Khuyến khích và xúc tiến quan hệ đối tác công, công - tư một cách hiệu quả, dựa trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lực của quan hệ đối tác (NHNN phối hp)

37

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đơn vị có liên quan khác mở rộng xúc tiến quan hệ đối tác công, công - ta một cách hiệu quả, da trên kinh nghiệm và chiến lược nguồn lục ca quan hệ đi tác.

Vụ HTQT

Ban Quản lý các dự án ODA và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Phi hp: Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chc chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

 

VI. Nâng cao nhn thức, trách nhiệm và vai trò của ngành ngân hàng đối vi các mục tiêu phát triển bền vững quc gia

38

Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo, nâng cao nhận thức về vai trò của ngành ngân hàng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia

Vụ Truyền thông

Vụ TCCB, Trưng bồi dưỡng, Văn phòng NHNN, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, các TCTD và các đơn vị có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

39

Tăng cường sự phi hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, đồng thi huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cơ quan truyền thông để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch hành động quốc gia vì sự phát triển bền vững

Viện CLNH

Các đơn vị khác có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác