Quyết định 1719/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025
Quyết định 1719/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 1719/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Dương Anh Đức |
Ngày ban hành: | 05/05/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/06/2023 | Số công báo: | 86-87 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1719/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Dương Anh Đức |
Ngày ban hành: | 05/05/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/06/2023 |
Số công báo: | 86-87 |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1719/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 788/SNN-PTNT ngày 04 tháng 4 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
KT. CHỦ TỊCH |
ĐÀO
TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN 2023 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
1. Mục tiêu tổng quát
- Hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên 85%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020. Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021 - 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, OCOP, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn...); đào tạo nhằm đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nông thôn và khu vực ven đô Thành phố; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo nghề cho 9.336 lao động nông thôn làm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Thành phố, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo trình độ dưới 3 tháng). Cụ thể:
+ Đào tạo 15 người nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Đào tạo nghề nông nghiệp cho 9.321 lao động nông thôn, sau khi học xong ít nhất 85% lao động có việc làm ổn định và tăng thu nhập.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.
1. Chỉ tiêu đào tạo: 9.336 lao động nông thôn trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng (Chi tiết tại phụ lục I và II đính kèm), trong đó:
- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các quận - huyện và thành phố Thủ Đức tổ chức thực hiện: 4.861 người.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo: 4.460 người.
- Đặt hàng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đào tạo: 15 người.
2. Kinh phí thực hiện:
- Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên (ngân sách Thành phố, quận, huyện, thành phố Thủ Đức đảm bảo trong dự toán được giao hàng năm của các sở, ngành, đơn vị có liên quan để thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này). Kinh phí lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2022-BTC ngày 04 tháng 3 năm 2022, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 7 tháng 2022, Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 và Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính; Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh).
- Đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn hợp pháp khác.
- Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan lập dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện chương trình theo Kế hoạch này và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Định hướng ngành nghề đào tạo:
- Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì như: (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022; (4) Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 theo Quyết định số 855/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình Phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 tại Kế hoạch số 3931/KH-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Chương trình khuyến nông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2022 - 2025 tại Quyết định số 3017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố; Đề án Phát triển hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 4007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.
- Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị maketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc hợp tác xã nông nghiệp.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì chỉ đạo công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hằng năm.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
+ Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương bảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố;
+ Xây dựng danh mục nghề nông nghiệp; xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, chuẩn đầu ra các nghề nông nghiệp và ngành nghề nông thôn cho các cơ sở đào tạo nghề.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn như: in ấn tờ rơi, cẩm nang, tổ chức hội nghị, hội thảo, phóng sự, chuyên trang; tổ chức khảo sát, học tập các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả tại các tỉnh, thành để tổ chức nhân rộng; phối hợp với các Viện, Trường có liên quan hỗ trợ các địa phương xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố.
- Củng cố cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo nghề nông nghiệp với các chương trình, dự án khuyến nông.
- Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố; báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp).
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố.
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên cơ sở báo cáo của địa phương và của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại các địa phương.
3. Sở Tài chính:
Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo phân cấp ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại phường, xã, thị trấn.
4. Ủy ban nhân dân Quận 12, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và thành phố Thủ Đức:
- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn;
- Khảo sát nhu cầu và xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2023 - 2025 và hằng năm về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Xác định, lựa chọn cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp và các cơ sở khác có đủ điều kiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để thực hiện việc đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đào tạo nghề theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương.
- Rà soát, đề xuất cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có đủ điều kiện tham gia đào tạo tại địa phương; rà soát, cập nhật, đề xuất bổ sung danh mục nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn (nếu có), gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, phê duyệt.
- Quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp được phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố giao bổ sung kinh phí cho các đơn vị (nếu có) theo quy định.
- Báo cáo kết quả tình hình thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ 6 tháng, hàng năm.
5. Hội Nông dân Thành phố:
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề nông nghiệp; tư vấn về giáo dục nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tham gia tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại phường, xã, thị trấn.
6. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố:
- Tăng cường công tác phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp cho lao động nữ, đặc biệt quan tâm lực lượng lao động nữ có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp dưới tác động của đô thị hóa và chưa có việc làm phù hợp; giới thiệu lao động nữ có nhu cầu, tham gia tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Giới thiệu, hỗ trợ phụ nữ vay vốn sau học nghề theo các Chương trình của Hội.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại phường, xã, thị trấn.
7. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện cho vay đối với lao động nông thôn học nghề có nhu cầu vay vốn từ chương trình tín dụng học sinh, sinh viên theo quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp hướng dẫn thực hiện cho vay vốn ưu đãi đối với lao động nông thôn sau đào tạo nghề có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi theo quy định của Chính phủ và Thành phố.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại phường, xã, thị trấn.
8. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn:
- Chủ động rà soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi giá trị, các nghề dịch vụ nông nghiệp theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan.
- Khảo sát nhu cầu học tập nghề của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt.
- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp, sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.
- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.
9. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp:
- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo các nghề trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Thông tin, đề xuất chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu cần thiết bổ sung, điều chỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo, đề xuất gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo, tham mưu đề xuất trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo giải quyết./.
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2023 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2023 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
ĐVT: người
STT |
Đơn vị |
Giai đoạn 2023 - 2025 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
I |
Quận - huyện |
4.861 |
1.800 |
1.528 |
1.533 |
1 |
Thành phố Thủ Đức |
150 |
50 |
50 |
50 |
2 |
Quận 12 |
150 |
50 |
50 |
50 |
3 |
Huyện Củ Chi |
1.500 |
600 |
450 |
450 |
4 |
Huyện Hóc Môn |
450 |
150 |
150 |
150 |
5 |
Huyện Bình Chánh |
1.301 |
400 |
448 |
453 |
6 |
Huyện Nhà Bè |
460 |
300 |
80 |
80 |
7 |
Huyện Cần Giờ |
850 |
250 |
300 |
300 |
II |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
4.460 |
1.520 |
1.470 |
1.470 |
1 |
Trung tâm Khuyến nông |
360 |
120 |
120 |
120 |
2 |
Trường Trung cấp Kỹ thuật nông nghiệp |
4.100 |
1.400 |
1.350 |
1.350 |
|
Tổng cộng |
9.321 |
3.320 |
2.998 |
3.003 |
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2023 – 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2023 Chủ tịch
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)
ĐVT: người
STT |
Giai đoạn 2023 - 2025 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
1 |
15 |
5 |
5 |
5 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây