522641

Quyết định 1701/QĐ-UBND năm 2022 về Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

522641
LawNet .vn

Quyết định 1701/QĐ-UBND năm 2022 về Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Số hiệu: 1701/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Ngô Thị Kim Yến
Ngày ban hành: 24/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1701/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Ngô Thị Kim Yến
Ngày ban hành: 24/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1701/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 6 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Giám đc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Khung theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi và đánh giá việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ LĐTBXH;
- CT UBND TP;
-
UB MTTQVNTP;
- Cáo sở, ngành, hội, đoàn thể;

- Lưu: VT, SLĐTBXH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Thị Kim Yến

 

KHUNG THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định s: 1701/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nng)

Phần thứ nhất

KHUNG LÔ GIC

Mục tiêu và hoạt động, giải pháp của Chương trình hành động vì trẻ em TP Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Chỉ số đo đếm phục vụ theo dõi, đánh giá Chương trình hành động vì trẻ em TP. Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Nguồn thông tin cho chỉ số

Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập thông tin

I. MỤC TIÊU CHUNG

Bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em... Tạo lập môi trường sống an toàn, lành mạnh và thân thiện; đảm bảo quyền sống còn và phát triển; quyền được tiếp cận giáo dục chất lượng và công bằng; quyền được bảo vệ khỏi xâm hại, bạo lực, tai nạn thương tích,...

Chỉ số tổng hợp thực hiện quyền trẻ em (PCRI)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

 

 

 

1. Mục tiêu 1

Bảo đảm mọi trẻ em được sống và phát triển, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, dinh dưỡng và tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ xã hội thiết yếu có chất lượng; được tiếp cận nước sạch và vệ sinh trong gia đình và trường học; được coi trọng, tôn trọng và đối xử công bng trong cộng đồng, có cơ hội phát triển toàn diện; ưu tiên những năm đầu đời.

 

 

 

- Chỉ tiêu 1: Tử vong trẻ em.

 

 

 

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh xuống 5,5‰ vào năm 2025 và 4,13‰ vào năm 2030.

Tỷ suất chết sơ sinh

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế (Cục Thống kê phối hợp)

+ Giảm tỷ suất tử vong trem dưới 1 tuổi xuống 6‰ vào năm 2025 và 4,5‰ vào năm 2030.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Hsơ hành chính; Điều tra khảo sát

Cục Thống kê (Sở Y tế phối hợp)

+ Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống 7‰ vào năm 2025 và 5,25‰ vào năm 2030.

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Cục Thống kê (Sở Y tế phối hợp)

- Chỉ tiêu 2: Dinh dưỡng trẻ em.

 

 

 

+ Duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi dưới 4% trong giai đoạn 2021- 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi

Điều tra dinh dưỡng

SY tế

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi xuống 12,8% vào năm 2025 và 12,5% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi

Điều tra dinh dưỡng

Sở Y tế

+ Khống chế tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân, béo phì dưới 11% vào năm 2025 và dưới 10% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo chiều cao

Điều tra dinh dưỡng

Sở Y tế

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin đạt 99% vào năm 2025 và 99,5% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế

- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm xuống dưới 2% vào năm 2030. Phấn đấu 100% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý được cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất, chăm sóc thay thế, vui chơi giải trí và các chính sách xã hội theo quy định vào năm 2025 và được duy trì đến năm 2030.

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế

Tỷ lệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý được trợ giúp

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế

- Chỉ tiêu 5: Phấn đấu đạt 100% trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường gia đình và trường học vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường gia đình

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế (UBND cấp quận, huyện phối hợp)

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường trường học

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Y tế (Sở GDĐT phối hợp)

- Chỉ tiêu 6: Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện đạt 90% vào năm 2025 và 95% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 7: Tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em đạt 65% vào năm 2025 và 75% vào năm 2030.

Tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

2. Mục tiêu 2

Bảo đảm mọi trẻ em đều được bảo vệ, phòng ngừa xâm hại, bạo lực, bóc lột và mua bán; ưu tiên hỗ trợ trẻ em có nguy bị xâm hại, trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo, dân tộc thiểu số và trẻ em trong các gia đình nhập cư; phòng, chng tai nạn thương tích trẻ em.

 

 

 

- Chỉ tiêu 8: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh đạt 100% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở Tư pháp (Cục thống kê và UBND các quận, huyn phối hợp)

- Chỉ tiêu 9: Phấn đu giảm 15% tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật giai đoạn 2021-2025 và 20% giai đoạn 2026-2030 so với giai đoạn trước.

Mức giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật

Hồ sơ hành chính

Công an TP

- Chỉ tiêu 10: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB) trên tổng số trẻ em xuống dưới 1,2% vào năm 2025 và dưới 1% vào năm 2030; 100% trẻ em có HCĐB được thng kê, quản lý và được trợ giúp phù hợp vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

Tỷ lệ trẻ em có HCĐB được chăm sóc, trợ giúp

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 11: Phấn đấu giảm 15% tỷ lệ trẻ em bị xâm hại giai đoạn 2021-2025 và 20% giai đoạn 2026-2030 so với giai đoạn trước.

Mức giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 12: Tai nạn thương tích.

 

 

 

+ Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích xuống 500/100.000 trẻ em vào năm 2025 và 400/100.000 vào năm 2030.

Tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở LĐTBXH

+ Giảm tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích xuống dưới 12/100.000 trẻ em vào năm 2025 và dưới 10/100.000 vào năm 2030.

Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 13: Phấn đu không có lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi trong giai đoạn 2021-2030.

Tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi trái quy định pháp luật.

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 14: Phấn đấu 100% trẻ em gặp rủi ro bởi thiên tai, thảm họa, dịch bệnh được cứu trợ, hỗ trợ lập thời.

Tỷ lệ trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở LĐTBXH

3. Mục tiêu 3

Bảo đảm mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục có chất lượng và điều kiện vui chơi, giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch lành mạnh phù hợp với điều kiên thực tiễn của từng địa phương.

 

 

 

- Ch tiêu 15: Phn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội đạt 99,9% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

Hồ sơ hành chính; Điều tra khảo sát

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 16: Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non đạt 99,5% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030; duy trì tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đt 99,9%.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mu giáo được đi học mẫu giáo

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 17; Tỷ lệ trẻ em hoàn thành tiểu học đạt 99,75% vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành tiểu học

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 18: Duy trì tỷ lệ trẻ em hoàn thành THCS đạt 99,75% đến năm 2025 và đạt 99,8% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành trung học cơ sở

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 19: Phấn đấu 100% trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030

Tỷ lệ trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 20: Tỷ lệ trường có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh, sinh viên khuyết tật đạt 70% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. Tỷ lệ trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Tỷ lệ trường có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật.

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

Tỷ lệ trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

- Chỉ tiêu 21: Phấn đấu tỷ lệ các xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em đạt 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Tỷ lệ các xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở VHTT

4. Mục tiêu 4

Bảo đảm mọi trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em phù hợp với độ tuổi và khả năng của trẻ; tiếng nói, nhu cầu và ưu tiên của mỗi trẻ em được lắng nghe và xem xét trong các chính sách và quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em của các cấp chính quyền thành phố.

 

 

 

- Chỉ tiêu 22: Phấn đấu 30% trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp

H sơ hành chính

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 23: Phn đấu 85% trẻ em từ 11 tuổi trở lên được truyền thông, tập hun nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em vào năm 2025 và 90% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

- Chỉ tiêu 24: Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em đạt 30% vào năm 2025 và 35% vào năm 2030.

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

5. Mục tiêu 5

Xây dựng thành phố thân thiện với trẻ em vào năm 2030 phù hợp với tiêu chí quốc tế.

- Mang lại kết quả rõ rệt cho trẻ em trong khuôn khổ nhiều lĩnh vực mục tiêu để bảo đảm phương pháp tiếp cận quyền trẻ em mang tính toàn diện;

- Trẻ em tham gia một cách có ý nghĩa và hòa nhập;

- Thể hiện sự quyết tâm và cam kết trong việc loại trừ tình trạng phân biệt trẻ em và thanh thiếu niên trong các chính sách và hành động của chính quyền địa phương, có trong CFCI.

(Sẽ tham khảo theo các tiêu chí cụ thể tại Khung kết quả và giám sát đánh giá của sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em tại Việt Nam của UNICEF)

Thành phố đạt tiêu chuẩn thành phố thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí quốc tế

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

 

 

 

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình

 

 

 

a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác trẻ em, đưa các mục tiêu về trẻ em vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành và chỉ đạo bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện

Số lượng quận, huyện của thành phố đã đưa, lồng ghép các mục tiêu trẻ em vào chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương với sự bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, UBND quận, huyện

S các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến trẻ em đã được đưa, lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các quận, huyện

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, UBND quận, huyện

b) Tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp của các ban, ngành, địa phương đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình. Xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu về trẻ em

Số lượng sở, ban, ngành của thành phố đã đưa, lồng ghép các mục tiêu trẻ em vào chương trình, đề án, kế hoạch ngành với sự bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, sở, ban ngành liên quan

S các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến trẻ em đã được đưa, lng ghép trong chương trình, đề án, kế hoạch hàng năm và 5 năm của các sở, ban, ngành

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, Sở KHĐT, sở, ban, ngành liên quan

2. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế chính sách của thành phố

 

 

 

a) Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ba cấp độ, quy trình quản lý trường hợp đối với trẻ em cn sự bảo vệ khẩn cấp và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Số lượng văn bản chính sách về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được hoàn thiện và ban hành

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

b) Nghiên cứu xây dựng chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm quyền tiếp cận với các dịch vụ xã hội của mọi trẻ em (ưu tiên các nhóm yếu thể và khó khăn như trẻ em có HCĐB, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu s, trẻ em di cư cùng gia đình, nhất là nhóm trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp…)

Số lượng chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm quyền tiếp cận với các dịch vụ xã hội của mọi trẻ em (ưu tiên các nhóm yếu thế và khó khăn) được nghiên cứu xây dựng và ban hành

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành, liên quan

c) Nghiên cứu xây dựng, bổ sung chính sách, biện pháp hỗ trợ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi; hướng tới gói trợ giúp xã hội phổ quát cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi vào năm 2030 phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố và chính sách trợ giúp xã hội trong trường hợp khẩn cấp cho gia đình và trẻ em.

Slượng chính sách hỗ trợ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi được nghiên cứu xây dựng, bổ sung và ban hành

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

d) Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học; nghiên cứu xây dựng và thực hiện chính sách không thu học phí đối với trẻ em bậc mầm non (không phân biệt công lập hay ngoài công lập). Xây dựng đề án tăng số lượng trường mầm non công lập ở mỗi xã, phường để đảm bảo cơ hội học tập cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em yếu thế (có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, khuyết tật...). Bảo đảm đủ lớp, đủ trường cho trẻ em độ tuổi mầm non, mẫu giáo ở khu vực nông thôn. Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực cho trẻ em khuyết tật được đến trường. Phát triển văn phòng hỗ trợ tâm lý trường học và phát triển dịch vụ công tác xã hội (CTXH) trường học. Rà soát tình hình trẻ em ngoài nhà trường; tuyên truyền giáo dục, vận động và hỗ trợ trẻ em ngoài nhà trưng trở li trường học phù hợp với nhu cầu.

Số lượng trường mầm non

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

Số trẻ em khuyết tật được đến trường

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

Số lượng trẻ em bỏ học

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

Số trường có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở GDĐT

3. Tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch về trẻ em và liên quan đến trẻ em

 

 

 

a) Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình về trẻ em.

Số lượng chương trình, dự án về trẻ em đang được thực hiện tại thành phố

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban, ngành liên quan

b) Tiếp tục xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em.

Số lượng các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em đang được thực hiện tại thành phố

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban, ngành liên quan

4. Tăng cường hoạt động truyền thông đến các đối tượng mục tiêu

 

 

 

a) Tăng cường hoạt động truyền thông, vận động nâng cao nhận thức của người dân, gia đình, trẻ em, cộng đồng xã hội, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội chung tay góp sức thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, tạo lập môi trường sng an toàn, thân thiện cho trẻ em bng các biện pháp, mô hình trợ giúp thích hợp, trên cơ sở hình thành các chiến dịch truyền thông bài bản, mang tính chuyên nghiệp. Đa dạng sản phẩm và các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và truyền thông trực tiếp.

Số sản phẩm truyền thông được xây dựng và phát triển nhằm giáo dục, vận động xã hội về thực hiện quyn trẻ em (tách riêng từng loại sản phẩm)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH; địa phương, sở, ban, ngành liên quan

Số người được tiếp cận tới sản phẩm truyền thông trực tiếp (được tham dự các hội nghị, hội thảo, sự kiện, tham vấn cộng đồng, trường học ...) nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác thực hiện quyền trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

b) Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục và thúc đẩy các hoạt động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, quản lý thai, can thiệp sàng lọc trước khi có thai, sàng lọc trước sinh; đảm bảo cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác chăm sóc thiết yếu cho bà mcó thai và trẻ sơ sinh, trẻ em tại các cơ sở y tế theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.

Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc

H sơ hành chính

Sở Y tế

Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ

Hồ sơ hành chính

Sở Y tế

Tỷ lệ trạm y tế xã/phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

Hồ sơ hành chính

Sở Y tế

Tỷ lệ trẻ em có Bảo hiểm y tế

Hồ sơ hành chính

SLĐTBXH, sở, ban ngành liên quan

c) Tăng cường hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về đăng ký khai sinh cho trẻ em và tổ chức khai sinh cho trẻ em, bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính; tuyên truyền phổ biến pháp luật, truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại, bạo lực trẻ em; bảo vệ trẻ em trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; ngăn ngừa tình trạng trẻ em lang thang, học sinh bỏ học; phòng ngừa tình trạng trẻ em tham gia lao động sớm, lao động trái quy định; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em.

Số sản phẩm truyền thông được xây dựng và phát triển nhằm giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em.

(Tách riêng từng loại sn phẩm)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

5. Thí điểm xây dựng quận, huyện thân thiện với trẻ em và tiếp tục mở rộng sự tham gia của Việt Nam vào các sáng kiến toàn cầu như Sáng kiến thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

 

 

 

a) Giai đoạn 2021-2025 chọn 02-03 quận, huyện thí điểm, trong đó mỗi quận, huyện chọn 02-03 phường triển khai thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em” gắn kết với xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em và hướng tới xây dựng quận, huyện phù hợp với trẻ em; xây dựng tiêu chí đánh giá Cộng đồng thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

Đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá Cộng đồng thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (chỉ số 0/1; Có = 1; Chưa = 0)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số đơn vị hành chính địa phương được chọn thí điểm triển khai thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em”

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

b) Năm 2025 rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em” làm cơ sở cho việc nhân rộng ra toàn thành phố trong giai đoạn 2026- 2030 và phấn đấu đến năm 2030 đạt tiêu chí thành phố thân thiện với trẻ em.

Hoàn thành rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình “Cộng đồng: thân thiện với trẻ em”

(chỉ số 0/1; Có = 1; Chưa = 0)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

6. Phát triển đồng bộ hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

 

 

 

Phát triển mạnh mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cung cấp dịch vụ, gắn kết, lồng ghép với mạng lưới cung cấp dịch vụ CTXH, mạng lưới chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng; bảo đảm đủ nhân lực có trình độ chuyên môn phù hợp và nguồn tài chính ổn định để cung cấp dịch vụ cho trẻ em và gia đình trẻ, nhm đáp ng tốt nhất nhu cầu tiếp cận các dịch vụ xã hội của trẻ em và gia đình trẻ, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp xã hội và nhóm trẻ em có nguy cơ bị tổn thương.

Số đơn vị hành chính địa phương đã phát triển các mạng lưới cung cấp dịch vụ, có sự lồng ghép, phối hợp thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số lượng mô hình thực hiện quyền trẻ em, kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em được xây dựng, triển khai tại địa phương

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

H sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

S cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

7. Củng cố tổ chức, nhân lực làm công tác trẻ em và phối hợp liên ngành

 

 

 

a) Kiện toàn, củng cố tổ chức, nhân lực làm công tác trẻ em ở tất cả các cấp, các ngành và nâng cao năng lực, bảo đảm đủ kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; đặc biệt chú trọng cập nhật kiến thức, phương pháp tiếp cận, kỹ năng thực hành CTXH trong việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trợ giúp trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em ở cấp xã, phường, thôn xóm, tổ dân phố; đào tạo, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em tại các cấp, các ngành (LĐTBXH, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức...)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số cuộc tập huấn, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em về thực hiện quyền trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác trẻ em được nâng cao năng lực về thực hiện quyền trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

b) Huy động sự tham gia và nâng cao năng lực cho cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ trẻ em, nhất là trong ngăn chặn và ứng phó với các trường hợp xâm hại và bạo lực trẻ em. Hình thành mạng lưới nhân viên CTXH trong các tổ chức làm việc với trẻ em, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em.

Có mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức làm việc với trẻ em, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động

(chỉ số 0/1; Có = 1; Chưa = 0)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

c) Củng c, kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em cấp thành phố, quận, huyện và xã, phường theo quy định tại Điều 94 Luật trẻ em năm 2016, đặc biệt là Nhóm thường trc cấp xã, phường; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn của các các ngành trong việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em; phát triển đội ngũ cộng tác viên, xây dựng nhóm trẻ nòng cốt, tăng cường các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em.

Sđơn vị hành chính địa phương các cấp đã thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

Số lượng Nhóm trẻ em nòng cốt được thành lập

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

Số lượng cộng tác viên về công tác trẻ em (Cộng tác viên thôn tổ dân phố)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

đ) Nghiên cứu xây dựng chính sách thù lao cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác trẻ em thôn, tổ dân phố; chính sách, cơ chế đối với người làm công tác trẻ em kiêm nhiệm phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố

Đã có cơ chế, chính sách thù lao cho đội ngũ cộng tác viên công tác trẻ em và người làm công tác trẻ em kiêm nhiệm được xây dựng và ban hành

(chỉ số 0/1; Có = 1; Chưa = 0)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

8. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra

 

 

 

a) Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện Chương trình ở tất cả các cấp, các ngành, bảo đảm Chương trình đạt các mục tiêu đề ra; bao gồm cả việc phân bổ và sử dụng nguồn lực cho trẻ em một cách thường xuyên, định kỳ.

Sđơn vị các cấp, các ngành gửi đy đủ và đúng hạn thông tin về việc thực hiện Chương trình theo yêu cầu quy định

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, Sở, ban ngành liên quan

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu của thành phố về trẻ em dựa trên các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vng (SDGs) và các chỉ tiêu trong bộ chỉ số xếp hạng thực hiện quyền tham gia của trẻ em, thành phố thân thiện với trẻ em. Định kỳ hai năm một lần, thu thập thông tin, xử lý số liệu và công bố kết quả xếp hạng về chỉ số thực hiện quyền trẻ em ở các địa phương.

Có cơ sở dữ liệu của thành phố về trẻ em phân tổ theo giới, lứa tuổi và khu vực địa lý, hoàn cảnh, dân tộc đáp ứng nhu cầu thông tin phục công tác quản lý của Thành phố được xây dựng và vận hành

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

c) Định kỳ, thanh tra việc thực hiện các chính sách trợ giúp trẻ em và việc thực hiện các quyền của trẻ em ở tất cả các cấp, nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ các chính sách trợ giúp và các quyền của trẻ em.

Số cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em được tiến hành

H sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

9. Xã hội hóa việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình

 

 

 

a) Việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình được thực hiện theo tinh thần xã hội hóa, bao gồm nhiều nguồn: Ngân sách thành phố và các quận, huyện, xã, phường; huy động sự ủng hộ, trợ giúp từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và sự đóng góp của cộng đồng; hình thành cơ chế, chính sách khuyến khích để huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, hình thành phong trào tình nguyện, mạng lưới tình nguyện tham gia vào các hoạt động thực hiện quyền trẻ em

Số đối tác tham gia đóng góp nguồn lực trong việc thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số lượng kinh phí huy động được từ sự tham gia của xã hội để thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đvề trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

S đơn vị hành chính địa phương có mạng lưới tình nguyện hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

Số lượng tình nguyện viên tham gia hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

Số đơn vị hành chính địa phương đã thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, ban ngành liên quan

c) Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình

Số lượng các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp... có tham gia phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

10. Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế

 

 

 

Tăng cường thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm hoàn thiện hệ thng luật pháp, chính sách; phương pháp tiếp cận và thúc đy các mô hình thực hiện quyền trẻ em hiệu quả và bền vững.

Số chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan đến vấn đề quyền trẻ em được thực hiện trên địa bàn thành phố

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

Số đơn vị hành chính địa phương được tiếp cận tới các chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan đến vn đề quyền trẻ em được thực hiện trên địa bàn thành phố

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

IV. KINH PHÍ

Số lượng kinh phí hàng năm cho triển khai Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 (Phân theo cấp quản lý và nguồn)

Hồ sơ hành chính

Sở LĐTBXH, địa phương, sở, ban ngành liên quan

 

Phần thứ hai

DANH MỤC CÁC CHỈ SỐ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ PHỤC VỤ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021-2030

TT

Chỉ số đo đếm phục vụ theo dõi, đánh giá Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Đơn vị tính

Phương pháp tính

Kỳ báo cáo

Số liệu các năm

2021

2022

2023

2023

2024

2030

I

CHỈ SỐ THEO DÕI MỤC TIÊU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chỉ số theo dõi mục tiêu chung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chsố tổng hợp thực hiện quyền trẻ em (PCRI)

-

Chỉ số tổng hợp thực hiện quyền trẻ em được tính từ 5 chỉ số trung gian phản ánh 5 lĩnh vực quan trọng của thực hiện quyền trẻ em trên cơ sở các chỉ scon (chỉ số cơ sở).

- Chỉ số trung gian I1 - Đầu tư nguồn lực cho công tác thực hiện quyền trẻ em, gồm 2 chỉ số con:

I1.1 - Tỷ lệ ngân sách đầu tư cho lĩnh vực trẻ em trong tổng chi ngân sách trong năm;

I1.2 - Số cán bộ làm công tác trẻ em thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và cộng tác viên làm công tác trẻ em ở thôn, khu ph, trên 1.000 trẻ em.

- Chỉ số trung gian I2 - Chăm sóc sức khỏe trẻ em, gồm 4 chỉ số con:

I2.1 - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi;

I2.2 - Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi;

I2.3 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh, dưỡng thể nhẹ cân;

I2.4 - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thế thp còi.

- Chỉ số trung gian I3 - Bảo vệ trẻ em, gồm 4 chsố con:

I3.1 - Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số trẻ em;

I3.2 - Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tính trên tổng số trẻ em;

I3.3 - Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

I3.4 - Tỷ lệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp trên tổng số trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cnh đặc biệt.

- Chỉ số trung gian I4 - Tham gia của trẻ em, gồm:

I41 - Tỷ lệ trẻ em được hỏi ý kiến, được tham vn qua các kênh khác nhau trên 10.000 tr em;

I42 - Tỷ lệ trẻ em tham gia hoạt động tại Hội đồng trẻ em, Diễn đàn trẻ em, các câu lạc bộ hoặc các nhóm trẻ trong năm trên 10.000 trẻ em

I43 - Tỷ lệ trẻ em được tham gia vào các sự kiện trong Tháng hành động vì trẻ em trong năm trên tổng số trẻ em;

I44 - Tỷ lệ trẻ em được tham gia vào các sự kiện hoặc nhận quà nhân dịp Tết Trung thu trên tổng số trẻ em.

- Chỉ số trung gian I5 - Phát triển của trẻ em, gồm:

I5.1 - Tỷ lệ đi học mẫu giáo đúng tuổi;

I5.2 - Tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi;

I53 - Tỷ lệ đi học trung học cơ sở đúng tuổi;

I5.4 - Tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở;

I5.5 - Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi dành cho trẻ em do xã, phường, thị trấn quản lý.

Cách tính các chỉ số trung gian

Các chỉ số trung gian được tính bng cách lấy trung bình cộng các chỉ số con của chỉ số trung gian, sau khi giá trị chỉ số con đã được quy chuẩn về cùng một thang điểm. Cụ thể:

Trong đó: Ii là các chỉ số trung gian i (i = 1...5); n là số chỉ số con trong thành phần i;

Tính chỉ số tổng hợp thực hiện quyền trẻ em PCRI

Trong đó: Ii là các chỉ số trung gian i (i = 1...5); PCRI nhận giá trị từ 0 đến 1; giá trị càng cao, càng lớn, càng tiến gần tới 1, thì việc thực hiện quyền trẻ em càng tốt (1 là lý tưởng); còn nếu giá trị càng thấp, càng nhỏ, càng gần số 0, tviệc thực hiện quyền trẻ em càng kém, càng yếu.

2 năm

 

 

 

 

 

 

2

Chỉ số theo dõi mục tiêu cụ thể

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Mục tiêu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất chết sơ sinh

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo ngày tuổi:

+ Dưới 7 ngày tuổi

+ Dưới 28 ngày tuổi

Tỷ suất chết sơ sinh (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ đra sống bị chết trước 28 ngày sau sinh;

B là tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi

Trong đó:

- Nam

- Nữ

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 1 tuổi trong năm;

B là tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất chết của trem dưới 5 tuổi

Trong đó:

- Nam

- Nữ

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em chết ở độ tuổi dưới 5 tuổi trong năm;

B là tổng số trẻ đẻ ra sống trong năm.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi

- Phân ttheo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tháng tuổi:

+ Dưới 36 tháng tuổi

+ 36 - dưới 60 tháng tuổi

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo tuổi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi;

B là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể chiều cao theo tuổi

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tháng tuổi:

+ Dưới 36 tháng tuổi

+ 36 - dưới 60 tháng tuổi

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thế chiều cao theo tuổi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi;

B là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được đo chiều cao.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng theo chiều cao

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tháng tuổi:

+ Dưới 36 tháng tuổi

+ 36 - dưới 60 tháng tuổi

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thế cân nặng theo chiều cao (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao;

B là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi được cân và đo chiều cao.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin

Trong đó:

- Nam

- Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chng đầy đủ 8 loại vắc xin (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin;

B là tổng số trẻ em dưới 1 tuổi.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con

Trong đó:

- Con trai

- Con gái

%

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em mới sinh trong năm bị phát hiện nhiễm vi rút HIV/AIDS;

B là tổng số phụ nữ nhiễm HIV sinh con trong cùng năm.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý được trợ giúp

Trong đó:

- Nam

- Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý được trợ giúp (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý được trợ giúp;

B là tổng số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV trong diện quản lý.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường gia đình

Trong đó:

- Nam

- Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường gia đình (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường gia đình;

B là tổng dân số trẻ em của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường trường học

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo cấp học:

+ Mầm non

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở

%

Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường trường học (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em được tiếp cận với nước sạch, hợp vệ sinh trong môi trường trường học;

B là tổng số học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo độ tuổi:

+ 0-5 tuổi

+ 6-8 tuổi

- Phân theo loại hình dịch vụ:

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Giáo dục

+ Dinh dưỡng

+ Chăm sóc nuôi dưỡng

+ Bảo vệ trẻ em

+ Phúc lợi xã hội

+ Khác

%

Tỷ lệ trẻ em từ 0 đến 8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em từ 0-8 tuổi được tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển toàn diện;

B là tổng số trẻ em từ 0 đến 8 tuổi.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em

%

Tỷ lệ xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em;

B là tổng số xã, phường của thành phố.

2 lần/ 5 năm

 

 

 

 

 

 

b

Mục tiêu 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh

Trong đó:

- Nam

- Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh tính đến ngày 31/12 năm báo cáo;

B là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi tính đến ngày 31/12 năm báo cáo.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật

Trong đó:

- Nam

- Nữ

%

Mức giảm tỷ lệ trẻ em vi phạm pháp luật (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em vi phạm pháp luật năm trước (t-1);

B là số trẻ em vi phạm pháp luật năm sau (t).

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ Dưới 6 tuổi

+ 6-dưới 16 tuổi

- Phân tổ theo nhóm đối tượng:

(1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

(2) Trẻ em bị bỏ rơi;

(3) Trẻ em không nơi nương tựa;

(4) Trẻ em khuyết tật;

(5) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

(6) Trẻ em vi phạm pháp luật;

(7) Trẻ em nghiện ma túy;

(8) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phcập giáo dục trung học cơ sở;

(9) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

(10) Trẻ em bị bóc lột;

(11) Trẻ em bị xâm hại tình dục;

(12) Trẻ em bị mua bán;

(13) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

(14) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

%

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em có hoàn cnh đặc biệt;

B là tổng số trẻ em của Thành phố;

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ Dưới 6 tuổi

+ 6-dưới 16 tuổi

- Phân tổ theo nhóm đối tượng:

(1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

(2) Trẻ em bị bỏ rơi;

(3) Trẻ em không nơi nương tựa;

(4) Trẻ em khuyết tật;

(5) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

(6) Trẻ em vi phạm pháp luật;

(7) Trẻ em nghiện ma túy;

(8) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phcập giáo dục trung học cơ sở;

(9) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

(10) Trẻ em bị bóc lột;

(11) Trẻ em bị xâm hại tình dục;

(12) Trẻ em bị mua bán;

(13) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

(14) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

%

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, trợ giúp;

B là tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mức giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

%

Mức giảm tỷ lệ trẻ em bị xâm hại (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em bi xâm hi năm trước (t- 1);

B là số trẻ em bị xâm hại năm sau (t).

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ 0 đến 4 tuổi

+ 5 đến 14 tuổi

+ 15-dưới 16 tuổi

- Phân tổ theo loại tai nạn:

+ Đuối nước

+ Tai nạn khác

%oo

Tỷ sut trẻ em bị tai nạn thương tích (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em bị tai nạn thương tích;

B là tổng số trẻ em của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ 0 đến 4 tuổi

+ 5 đến 14 tuổi

+ 15-dưới 16 tuổi

- Phân tổ theo loại tai nạn:

+ Đuối nước

+ Tai nạn khác

%oo

Tỷ suất trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em bị tử vong do tai nạn thương tích;

B là tổng số trẻ em của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm việc trái quy định của pháp luật từ 5 đến 17 tuổi

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ 5 - dưới 16 tuổi

+ 16-17 tuổi

%

Tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng người từ 5-17 tuổi tham gia lao động trái pháp luật;

B là dân số từ 5-17 tuổi của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhóm tuổi:

+ 0-5 tuổi

+ 6-10 tuổi

+ 11-dưới 16 tuổi

- Phân tổ theo loại thiên tai, thảm họa:

+ Bão, lốc xoáy

+ Lũ, lụt

+ Dịch bệnh

+ Thiên tai, thảm họa khác

- Phân tổ theo loại hỗ trợ:

+ Trợ giúp xã hội

+ Chăm sóc sức khỏe

+ Hỗ trợ khác

%

Tỷ lệ trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em gặp thiên tai, thảm họa được cứu trợ, hỗ trợ;

B là tổng số trẻ em gặp thiên tai, thảm họa.

Năm

 

 

 

 

 

 

c

Mục tiêu 3:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo tình trạng khuyết tật:

+ Trẻ không khuyết tật

+ Trẻ em khuyết tật

%

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em dưới 5 tuổi được phát triển phù hợp về sức khỏe, học tập và tâm lý xã hội;

B là tổng số trẻ em dưới 5 tuổi.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đi học mẫu giáo

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo tình trạng khuyết tật:

+ Trẻ không khuyết tật

+ Trẻ em khuyết tật

%

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đi học mẫu giáo (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được đi học mẫu giáo;

B là tổng số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi).

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo tình trạng khuyết tật:

+ Trẻ không khuyết tật

+ Trẻ em khuyết tật

%

Tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo;

B là tổng số trẻ em 5 tuổi.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành tiu học

- Phân ttheo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo tình trạng khuyết tật:

+ Trẻ không khuyết tật

+ Trẻ em khuyết tật

%

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành tiểu học (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học năm học (t+4);

B là tổng số học sinh lớp 1 đầu năm học t.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành trung học cơ sở

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo tình trạng khuyết tật:

+ Trẻ không khuyết tật

+ Trẻ em khuyết tật

%

Tỷ lệ trẻ em hoàn thành trung học cơ sở (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng học sinh được công nhận hoàn thành chương trình trung hc cơ sở năm hc (t+3);

B là tổng số học sinh lớp 6 đầu năm học t.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em Phân tổ theo trường học:

- Mầm non

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Cơ sở giáo dục khác

%

Tỷ lệ trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trường học có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em;

B là tổng số trường học.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trường có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật

Phân tổ theo trường học:

- Mầm non

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Cơ sở giáo dục khác

%

Tỷ lệ trường có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trường có cơ sở hạ tầng và tài liệu phù hợp với học sinh khuyết tật;

B là tổng số trường học.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo nhu cầu giáo dục:

+ Giáo dục chuyên biệt

+ Giáo dục hòa nhập

+ Hỗ trợ phục hồi chức năng

: %

Tỷ lệ trẻ khuyết tật có nhu cu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập được tiếp cận giáo dục chuyên biệt, giáo dục hòa nhập và hỗ trợ phục hồi chức năng phù hợp;

B là tổng số trẻ khuyết tật.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ các xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em

%

Tỷ lệ các xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng các xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em (các điểm công cộng, không thu phí);

B là tổng số xã, phường của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

d

Mục tiêu 4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo hình thức tham gia:

i) Diễn đàn, hội nghị, hội tho, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện

ii) Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em

iii) Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật

iv) Tham vấn, thăm dò, ly ý kiến trẻ em

v) Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác

%

Tỷ lệ trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em từ 7 tuổi trở lên được hỏi ý kiến về các vấn đề của trẻ em với các hình thức phù hợp;

B là tổng số trẻ em từ 7 tuổi đến dưới 16 tuổi của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số lượng trẻ em từ 11 tuổi trở lên được truyền thông, tập hun nâng cao nhận thức, năng lực về quyền tham gia của trẻ em;

B là tổng số trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

 

- Chỉ tiêu 24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo mô hình, hoạt động:

+ Diễn đàn trẻ em

+ Thăm dò tham vấn ý kiến trẻ em

+ Hội đồng trẻ em

+Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em

+ Các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện

%

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em (R) được tính như sau:

Trong đó: A là slượng trẻ em từ 11 tuổi trở lên được tham gia vào các mô hình, hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em;

B là tổng số trẻ em từ 11 tuổi đến dưới 16 tuổi của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

đ

Mục tiêu 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thành phố đạt tiêu chuẩn thành phố thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí quốc tế

-

Đây là chỉ số định tính dạng CÓ/KHÔNG:

+ Nếu đã đạt tiêu chuẩn thành phố thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí quốc tế, thì ghi 1;

+ Nếu chưa đạt tiêu chuẩn thành phố thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí quốc tế, thì ghi 0.

2030

 

 

 

 

 

 

II

CHỈ SỐ THEO DÕI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Số lượng quận, huyện của thành phố đã lồng ghép các mục tiêu trẻ em vào chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương với sự bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số các mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến trẻ em đã được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các quận, huyện

Trong đó:

+ Mục tiêu

+ Chỉ tiêu

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số lượng sở, ban ngành của thành phố đã lồng ghép các mục tiêu trẻ em vào chương trình, đề án, kế hoạch phát triển ngành với sự bố trí nhân lực, kinh phí thực hiện

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

đ)

Số các mục tiêu, chtiêu liên quan đến trẻ em đã được lồng ghép trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm của các sở, ban ngành

Trong đó:

+ Mục tiêu

+ Chỉ tiêu

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

2

Hoàn thiện và thực hiện cơ chế chính sách của thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Slượng văn bản chính sách về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em được hoàn thiện và ban hành

Văn bản

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số lượng chính sách trợ giúp xã hội bảo đảm quyền tiếp cận với các dịch vụ xã hội của trẻ em (ưu tiên các nhóm yếu thế và khó khăn) được xây dựng và ban hành

Chính sách

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số lượng chính sách hỗ trợ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em đến 8 tuổi, đặc biệt giai đoạn 36 tháng tuổi được xây dựng, bổ sung và ban hành

Chính sách

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Số lượng trường mầm non

Phân tổ theo sở hữu:

+ Công lập

+ Ngoài công lập

Trường

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Số trẻ em khuyết tật được đến trường Phân tổ theo giới:

+ Nam

+ Nữ

Phân ttheo cấp học:

+ Mầm non

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở

Trẻ

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

e)

Số lượng trẻ em bhọc

Phân tổ theo giới:

+ Nam

+ Nữ

Phân tổ theo cấp học:

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở

Trẻ

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

g)

Số trường có dịch vụ hỗ trợ tâm lý trẻ em

Phân tổ theo cấp học:

+ Mầm non

+ Tiểu học

+ Trung học cơ sở

Trường

Đếm thng kê

Năm

 

 

 

 

 

 

3

Tiếp tục thực hiện chương trình, kế hoạch về trẻ em và liên quan đến trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Số lượng chương trình, dự án về trẻ em đang được thực hiện tại thành phố

Dự án

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Slượng các chương trình, đề án liên quan đến trẻ em đang được thực hiện tại thành phố

Dự án

Đếm thng kê

Năm

 

 

 

 

 

 

4

Tăng cường hoạt động truyền thông đến các đối tượng mục tiêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Số sản phẩm truyền thông được xây dựng và phát triển nhằm giáo dục, vận động xã hội về thực hiện quyền trẻ em

 

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

Tách riêng từng loại sản phẩm:

 

(1) Số bản tin phát thanh và truyền hình

Bản tin

(2) Số bản tin qua các cơ quan báo chí

Bản tin

(3) Số video clip

Clip

(4) Số tờ rơi, tờ gp được phát hành

Tờ

(5) SPa-nô, áp-phích được lắp đặt

Tấm

(6) Số buổi tọa đàm, hội nghị đưa tin, tham vn

Buổi

(7) Số sự kiện được tổ chức

Sự kiện

8) Sản phẩm khác

b)

Số người được tiếp cận tới sản phẩm truyền thông trực tiếp (được tham dự các hội nghị, hội thảo, sự kiện, tham vấn cộng đồng, trường học ...) nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác thực hiện quyền trẻ em

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo các đối tượng đích:

+ Lãnh đạo, công chức, viên chức các ngành, các cấp

+ Cán bộ, nhân viên công tác trong lĩnh vực trẻ em

+ Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em

+ Trẻ em

- Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp phường, xã

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc

%

Tỷ lệ trẻ em sơ sinh được sàng lọc (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ mới sinh được sàng lọc sơ sinh 05 bệnh bẩm sinh phổ biến của Thành phố trong năm;

B là tổng số trẻ sinh sống trong năm của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ

%

Tỷ lệ ca sinh được nhân viên y tế có kỹ năng đỡ (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số ca sinh được nhân viên y tế có knăng đỡ;

B là tổng số ca sinh trong năm của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Tỷ lệ cơ sở y tế xã, phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi

%

Tỷ lệ cơ sở y tế xã, phường có hộ sinh hoặc y sỹ sn nhi (R) được tính như sau:

Trong đó: A là scơ sở y tế xã, phường có hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi;

B là tổng số cơ sở y tế xã, phường của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

e)

Tỷ lệ trẻ em có bảo hiểm y tế:

Trong đó:

+ Nam

+ Nữ

%

Tỷ lệ trẻ em có bảo hiểm y tế (R) được tính như sau:

Trong đó: A là số trẻ em có bảo hiểm y tế;

B là tổng số trẻ em (người dưới 16 tuổi) của thành phố.

Năm

 

 

 

 

 

 

g)

Số sản phẩm truyền thông được xây dựng và phát triển nhằm giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em

Tách riêng từng loại sản phẩm:

 

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

(1) Số đầu tên tài liệu in

Tài liệu

Trong đó: số bản in

Bản

(2) Số bài viết trên báo in

Bài

(3) Số bài đăng trên báo điện tử, mạng internet

Bài

(4) Số hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức

Cuộc

(5) Ssự kiện được tổ chức

Sự kiện

(6) Sản phẩm khác

...

5

Thí điểm xây dựng quận, huyện thân thiện với trẻ em và tiếp tục mở rộng sự tham gia của Việt Nam vào các sáng kiến toàn cầu như Sáng kiến thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chí đánh giá Cộng đồng thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

-

Đây là chỉ số định tính dạng CÓ/KNG:

+ Nếu đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá Cộng đồng thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, thì ghi 1;

+ Nếu chưa ban hành bộ tiêu chí đánh giá Cộng đồng thân thiện với trẻ em phù hợp với tiêu chí của QuNhi đồng Liên hợp quốc, thì ghi 0.

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số đơn vị hành chính địa phương được chọn thí điểm triển khai thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em”

Trong đó:

+ Số quận, huyện

+ Số xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Hoàn thành rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em”

-

Đây là chỉ số định tính dạng CÓ/KHÔNG:

+ Nếu đã hoàn thành rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em”, thì ghi 1;

+ Nếu chưa hoàn thành rà soát, đánh giá việc thực hiện mô hình “Cộng đồng thân thiện với trẻ em”, thì ghi 0.

2025

 

 

 

 

 

 

6

Phát triển đồng bộ hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Số đơn vị hành chính địa phương đã phát triển các mạng lưới cung cấp dịch vụ, có sự lồng ghép, phối hợp thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Trong đó:

+ Số quận, huyện

+ Số xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số lượng mô hình thực hiện quyền trẻ em, kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trem được xây dựng, triển khai tại địa phương

Mô hình

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

- Phân tổ theo sở hữu:

+ Công lập

+ Ngoài công lập

- Phân tổ theo chức năng

+ Chuyên biệt

+ Một phần có trẻ em

- Phân tổ theo cấp quản lý:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

Cơ sở

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Số cán bộ, nhân viên làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo sở hữu:

+ Công lập

+ Ngoài công lập

- Phân tổ theo chức năng

+ Chuyên biệt

+ Một phần có trẻ em

- Phân tổ theo cấp quản lý:

+ Cấp thành phố

+ Cp quận, huyện

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

7

Củng cố tổ chức, nhân lực làm công tác trẻ em và phối hợp liên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em tại các cấp, các ngành

- Phân tổ theo giới tính:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo ngành:

+ Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Các ban, ngành, tổ chức khác

- Phân tổ theo cấp quản lý:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số cuộc tập huấn, hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em về thực hiện quyền trẻ em

Phân tổ theo cấp chtrì:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

Cuộc

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác trẻ em được nâng cao năng lực về thực hiện quyền trẻ em

- Phân tổ theo giới:

+ Nam

+ Nữ

- Phân tổ theo đối tượng

+ Thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Thuộc các ban, ngành, tổ chức khác

- Phân tổ theo cấp quản lý:

+ Thuộc cấp thành phố

+ Thuộc cấp quận, huyện

+ Thuộc cấp xã, phường

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Có mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức làm việc với trẻ em, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động

-

Đây là chỉ số định tính dạng CÓ/KHÔNG:

+ Nếu đã có mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức làm việc với trẻ em, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội được hình thành và hoạt động, thì ghi 1;

+ Nếu chưa có mạng lưới nhân viên công tác xã hội trong các tổ chức làm việc với trẻ em, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, thì ghi 0.

Năm

 

 

 

 

 

 

đ)

Số đơn vị hành chính địa phương các cấp đã thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em

Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

e)

Số lượng Nhóm trẻ em nòng cốt được thành lập

Phân tổ theo môi trường hoạt động:

+ Cộng đồng

+ Trường học

+ Cơ sở nuôi dưỡng

Nhóm

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

g)

Số lượng cộng tác viên về công tác trẻ em

Phân tổ theo giới:

+ Nam

+ Nữ

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

h)

Đã có cơ chế, chính sách thù lao cho đội ngũ cộng tác viên công tác trẻ em và người làm công tác trẻ em kiêm nhiệm được xây dựng và ban hành

-

Đây là chsố định tính dạng CÓ/KHÔNG:

+ Nếu đã có cơ chế, chính sách thù lao cho đội ngũ cộng tác viên công tác trẻ em và người làm công tác trẻ em kiêm nhiệm được ban hành, thì ghi 1;

+ Nếu chưa có cơ chế, chính sách thù lao cho đội ngũ cộng tác viên công tác trẻ em và người làm công tác trẻ em kiêm nhiệm, thì ghi 0.

Năm

 

 

 

 

 

 

8

Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

S đơn vị các cấp, các ngành gửi đầy đủ và đúng hạn thông tin về việc thực hiện Chương trình theo yêu cầu quy định

Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Ban, ngành cấp thành phố

+ Quận, huyện

+ Xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Có cơ sở dữ liệu của thành phố về trẻ em phân tổ theo giới, lứa tuổi và khu vực địa lý, hoàn cảnh, dân tộc đáp ứng nhu cầu thông tin phục công tác quản lý của thành phố được xây dựng và vận hành

-

Đây là chỉ số định tính dạng CÓ/KHÔNG:

+ Nếu đã có cơ sở dữ liệu của thành phố về trẻ em được vận hành, thì ghi 1;

+ Nếu chưa có cơ sở dữ liệu của thành phố về trẻ em, thì ghi 0.

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về trẻ em được tiến hành

Phân tổ theo cấp chủ trì:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

Cuộc

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

9

Xã hội hóa việc huy động nguồn lực thực hiện Chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

S đi tác tham gia đóng góp nguồn lực trong việc thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chtiêu về trẻ em và giải quyết các vn đề về trẻ em

Phân tổ theo loại đối tác

+ Tổ chức

+ Doanh nghiệp

+ Gia đình

+ Cá nhân

Đối tác

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số lượng kinh phí huy động được từ sự tham gia của xã hội để thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em

Phân tổ theo đối tác

+ Tổ chức

+ Doanh nghiệp

+ Gia đình

+ Cá nhân

Triệu đồng

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

c)

Số đơn vị hành chính địa phương có mạng lưới tình nguyện hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

d)

Số lượng tình nguyện viên tham gia hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em

Trong đó:

+ Nam

+ Nữ

Người

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

đ)

Số đơn vị hành chính địa phương đã thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em

Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Quận, huyện

+ Xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

e)

Số lượng các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp... có tham gia phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện và giám sát thực hiện Chương trình hành động trẻ em thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

Phân tổ theo loại tổ chức:

+ Tổ chức chính trị xã hội

+ Tổ chức xã hội

+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp

Tổ chức

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

10

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a)

Số chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan đến vấn đề quyền trẻ em được thực hiện trên địa bàn thành phố

Dự án

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

b)

Số đơn vị hành chính địa phương được tiếp cận tới các chương trình, dự án hợp tác với các quốc gia, các tổ chức khu vực và quốc tế có liên quan đến vn đề quyền trẻ em được thực hiện trên địa bàn thành phố

Phân tổ theo cấp hành chính:

+ Quận, huyện

+ Xã, phường

Đơn vị

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

III

KINH PHÍ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng kinh phí hàng năm cho triển khai Chương trình hành động vì trẻ em TPĐN giai đoạn 2021-2030

- Phân tổ theo cấp quản lý:

+ Cấp thành phố

+ Cấp quận, huyện

+ Cấp xã, phường

- Phân tổ theo nguồn:

+ Từ nguồn ngân sách TW

+ Từ nguồn Ngân sách địa phương

+ Từ nguồn huy động hợp pháp:

* Trong nước

* Ngoài nước

Triệu đồng

Đếm thống kê

Năm

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác