489788

Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

489788
LawNet .vn

Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 1658/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 01/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/10/2021 Số công báo: 849-850
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1658/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Lê Văn Thành
Ngày ban hành: 01/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 12/10/2021
Số công báo: 849-850
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1658/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phvà Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết s24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Căn cứ Kết luận s56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng BKế hoạch và Đầu tư;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050” (sau đây gọi là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chng chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

2. Tăng trưng xanh là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp vào giảm phát thi khí nhà kính để hướng tới nền kinh tế trung hòa các-bon trong dài hạn.

3. Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của con người trước biến đi khí hậu; khuyến khích li sng có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sng xanh, hình thành xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường.

4. Tăng trưởng xanh phải dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bi cảnh quốc tế và điều kiện trong nước.

5. Tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh.

6. Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đi mới sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa các-bon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP

Mục tiêu đến năm 2030: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với năm 2014.

Mục tiêu đến năm 2050: Cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

b) Xanh hóa các ngành kinh tế

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ svà chuyển đổi s, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững đ nâng cao Cht lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế sđạt 30% GDP; tỷ lệ che phrừng ổn định mức 42%; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tiêu hao năng lượng sơ cp trên GDP bình quân mỗi giai đoạn (10 năm) giảm 1,0%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25 - 30%; phấn đấu kinh tế số đạt 50% GDP; tỷ lệ che phủ rừng ổn định mức 42 - 43%; ít nht 60% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống đtạo nên đời sng chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Thực hiện đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh, bn vững; tạo lập văn hóa tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập vi thế giới.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tlệ chất thi rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%; tlệ chất thi rắn sinh hoạt đô thị được xử lý bng phương pháp chôn lấp trực tiếp so với lượng cht thi được thu gom chiếm 10%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đm bo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại; tlệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 20% và 5%; tlệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thị đặc biệt đạt ít nhất 15% so với tổng số xe buýt đang hoạt động và tại đô thị loại I đạt 10% số lượng xe buýt mới; tlệ mua sắm công xanh trong tổng mua sm công đạt ít nhất 35%; ít nhất 10 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bền vững.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tỷ lệ chất thải rn được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia đạt 100%, trong đó hạn chế ti đa việc chôn lp cht thải rn hữu cơ và chất thải có thể tái chế; 100% các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thng thoát nước, xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và 100% nước thải được xử lý phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật trước khi xra nguồn tiếp nhận; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 15%; tlệ xe buýt sử dụng năng lượng sạch tại các đô thđặc biệt và đô thị loại I ln lượt đạt 100% và ít nht 40% số lượng xe buýt đầu tư mới; tỷ lệ mua sm công xanh trong tổng mua sắm công đạt ít nhất 50%; ít nhất 45 đô thị phê duyệt và thực hiện Đề án tổng thể về phát triển đô thị tăng trưởng xanh theo hướng đô thị thông minh bn vững.

d) Xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chng chịu

Nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đng vđiều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi xanh.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Chỉ sphát triển con người (HDl) đạt trên 0,75; 100% các tnh, thành phố xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh; tỷ lệ dân sđược sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 70%.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Ch sphát triển con người (HDI) đạt trên 0,8. Tlệ dân số được sử dụng nước sạch, đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế đạt ít nhất 90%.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Định hướng chung: tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nn tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, đảm bảo quá trình chuyển đi xanh theo nguyên tc, bình đng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu:

a) Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu qu và tăng ttrọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

b) Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...; đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.

c) Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thi lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát trin các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh đtạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên. Chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động sản xut theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, cải thiện môi trường sinh thái.

d) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi bền vững thông qua việc tăng cường đầu tư nâng cấp các hệ thng, mạng lưới giao thông trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chng chịu với biến đi khí hậu; áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh; phát triển và hiện đại hóa hệ thống thủy lợi liên kết đồng bộ với hệ thng kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực khác nhm đảm bảo an ninh nguồn nước, năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

đ) Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bn vững, có năng lực chng chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi Lại; ưu tiên phát triển hệ thng vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng.

e) Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và phi công trình; chú trọng qun lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

g) Tăng cường công tác qun lý chất thải và chất lượng không khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất; thúc đy việc áp dụng các biện pháp phân loại chất thải rn tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải rn; ngăn ngừa và giảm thiu phát sinh các chất ô nhiễm không khí đối với các ngành, lĩnh vực và tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất lượng không khí.

h) Thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh...; đẩy mạnh mua sắm công xanh và tiếp tục áp dụng hiệu quả các công cụ kinh tế đđiều chnh hành vi tiêu dùng. Từng bước tạo lập môi trường và hình thành văn hóa, lối sống xanh.

i) Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất và đa dạng sinh học thông qua việc thúc đy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa; đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước quốc gia; tăng cường bo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học; nghiên cứu, thúc đy phát triển kinh tế biển.

k) Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực xã hội như lao động việc làm, y tế, du lịch; đảm bo việc tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đi xanh.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Để đạt được các mục tiêu và định hướng phát triển mà Chiến lược đề ra, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, phân công các bộ, cơ quan ngang bộ chtrì, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Nhiệm vụ:

a) Bộ Kế hoạch và Đu tư

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trong vòng 06 tháng sau khi Chiến lược được phê duyệt.

- Xây dựng hướng dẫn tích hợp các nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược và các công cụ quản lý hỗ trợ thực hiện (cơ sở dữ liệu, hệ thống chtiêu thống kê về tăng trưởng xanh; xây dựng và triển khai thí điểm “Ch stăng trưởng xanh tng hợp”).

- Huy động nguồn lực, điều phi các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia; xác định nhng nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm; xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn kết với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trung hòa các-bon”.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; xây dựng cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng sn phẩm, dịch vụ xanh; hoàn thiện thể chế, chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng, triển khai các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.

b) Bộ Tài chính

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khon chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưng xanh.

- Xây dựng, hoàn thiện công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đy thị trường vốn, bảo him xanh; sử dụng các công cụ thuế phí đ điều chnh hành vi tiêu dùng không hợp , có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

- Thành lập thị trường các-bon hướng tới phát triển đồng bộ cơ chế trao đi quyền phát thải theo cơ chế thị trường.

c) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng và triển khai hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cp quốc gia theo thẩm quyền.

- Thực hiện kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường; phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo quản lý, xử lý chất thải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; xlý các vấn đề môi trưng trọng điểm, cấp bách liên quan đến quản lý chất thải rắn, chất lượng không khí, môi trường làng nghề, môi trường nước và các lưu vực sông, môi trường biển và hải đảo; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; duy trì, cải thiện chất lượng và vệ sinh môi trường,

- Xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tải nguyên, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học theo đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền.

- Xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia phù hợp với quy định pháp luật hiện hành hướng tới Chính phủ s, phát triển kinh tế s.

d) Bộ Công Thương

- Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng tượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch, quản lý chặt chẽ việc phê duyệt và triển khai các dự án nhiệt điện than đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia được cấp thẩm quyền phê duyệt; tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thng điện; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gn với điện gió ngoài khơi.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng; nghiên cu, đề xuất áp dụng các công cụ tài chính, cơ chế khuyến khích, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính đi với các dự án đu tư vào sử dụng hiệu quả năng lượng.

- Hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc phát triển đồng bộ thị trường năng lượng cạnh tranh, đẩy mạnh cơ chế khai thác hạ tng năng lượng dùng chung. Thúc đẩy thị trường cho thiết bị hiệu suất cao và các công ty dịch vụ năng lượng.

- Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp. Triển khai giải pháp quản lý và công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản, chú trọng chế biến sâu, tạo ra sn phm có giá trị kinh tế cao.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp.

- Chủ trì tổ chức, triển khai Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thi theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh thích ứng với khí hậu.

- Thúc đẩy thị trường theo hướng liên kết theo chui giá trị sn phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, an toàn, hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước. Thúc đy và hỗ trợ thực hiện các quy định về sở hu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp xanh tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt áp dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng và triển khai các chương trình, dự án về bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái, đa dạng sinh học trong nông, lâm, ngư nghiệp và thủy sản, phục hồi và tăng tích y các-bon trong các bchứa tự nhiên (đất nông lâm nghiệp và rừng), điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến, thiết lập hệ thống giám sát tài nguyên rừng; hoàn thiện chính sách và trin khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; đẩy mạnh xã hội hóa trong việc bảo vệ, phát triển rừng thông qua áp dụng cơ chế, chính sách khuyến khích về đất đai, tín dụng, bảo hiểm, thuế, cơ chế thị trường gn vi chứng chquản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững, tăng tc độ các xã đạt chuẩn nông thôn mới; rà soát và hoàn thiện các chtiêu, tiêu chí về môi trường nông thôn; xây dựng làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu.

e) Bộ Giao thông vận tải

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, phát triển hệ thng giao thông công cộng và ci thiện năng suất vận tải hàng hóa trong các tiểu ngành giao thông vận tải.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp để khuyến khích các loại phương tiện sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả và công nghệ thân thiện với môi trường; thúc đẩy tái cơ cấu thị phn vận tải theo hướng chuyển đổi vận tải hàng hóa bằng đường bộ sang đường thủy nội địa, đường biển và đường sắt.

- Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, tăng cưng khnăng chống chịu với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thực hiện các chương trình nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đảm bảo sdụng năng lượng hiệu quả trong thực hiện các dự án đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông vận tải công cộng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn, hạ tầng giao thông phi cơ giới và hạ tầng đm bảo kết nối các phương thức vận tải.

- Rà soát, kiến nghị điều chỉnh các đề án, dự án phát triển ngành giao thông vận tải đảm bảo tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện, phát triển các trung tâm logistics xanh, cảng xanh, ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới thay thế nhiên liệu truyền thống đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số nhm tối ưu hóa công tác qun lý, vận hành kết cấu hạ tầng giao thông và hoạt động vận tải, đm bảo giao thông an toàn, thông suốt, giảm tiêu thụ năng lượng.

g) Bộ Xây dựng

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách phát triển đô thị tăng trưởng xanh; phát triển hệ thng hạ tầng kỹ thuật đô thị xanh, thông minh; xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kthuật trong phát triển vật liệu xanh, công trình xanh, công trình sử dụng năng lượng hiệu quả.

- Triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xanh, công trình xanh, sử dụng hiệu quả năng lượng; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh số hóa liên thông đa ngành, chương trình, dự án thí điểm phát triển đô thị thông minh, bền vững; xây dựng, triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển, vận hành đô thị thông minh, bền vững.

- Triển khai thực hiện Đán phát triển đô thị thông minh bền vng Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 định hướng đến năm 2030.

h) Bộ Khoa học và Công nghệ

Xây dựng danh mục quốc gia tng hợp các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát thải các-bon thp trong các ngành sản xuất đtạo thuận lợi cho huy động đầu tư; ưu tiên phân bổ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cho tăng trưởng xanh, chú trọng các nhiệm vụ có kinh phí đối ng của doanh nghiệp.

i) Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, tích hợp nội dung tăng trưởng xanh vào hoạt động giáo dục ở các cấp học; nâng cao nhận thức của đội ngũ nhà giáo và cán bộ qun lý giáo dục về vai trò, ý nghĩa và định hướng hoạt động thực hiện tăng trưởng xanh, tăng cường phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội đ hình thành phong cách, ý thức sng xanh trong nhà trường và xã hội.

k) Bộ Y tế

- Xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và lộ trình triển khai cơ sở y tế xanh, bền vững, có khả năng chống chịu với biến đi khí hậu và sự cố môi trường.

- Xây dựng hệ thống quản lý, giám sát các hoạt động phân loại, tiêu hy và xử lý chất thải y tế đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; xây dựng và triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng sạch, trong xử lý chất thi y tế.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, dự báo, cảnh báo sớm các tác động của biến đi khí hậu và ô nhim không khí đến sức khỏe.

l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Xây dựng các chương trình về văn hóa sng, lối sống xanh và phát triển sn phẩm du lịch xanh; xây dựng áp dụng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh tại các khu du lịch, điểm du lịch; xây dựng tiêu chí và triển khai dán nhãn du lịch xanh cho các cơ sở kinh doanh du lịch.

m) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trong các ngành nghề thuộc các ngành kinh tế xanh theo thẩm quyền; xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích tạo việc làm xanh; xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội, trợ giúp xã hội cho các nhóm dễ bị tổn thương, các chủ thể bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển đổi xanh.

n) Ngân hàng Nhà nước

Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế về ngân hàng và tín dụng phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng xanh; nghiên cứu, xây dựng mô hình phát triển ngân hàng xanh; ban hành các chính sách tín dụng ưu đãi cho các dự án đầu tư xanh.

o) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan quản lý báo chí thông tin, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Chiến lược và các nội dung liên quan khác nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tăng trưởng xanh.

- Tổ chức thực hiện Chương trình chuyển đổi số quc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ s, kinh tế s, xã hội số, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng xanh, bảo đảm phát triển bn vững.

p) Các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì các nhiệm vụ nêu trên trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược.

2. Giải pháp:

Các bộ, ngành theo nhiệm vụ được phân công xây dựng giải pháp cụ thể nhằm thực hiện Chiến lược, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp sau:

a) Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

- Hoàn thiện khung cơ chế, chính sách, pháp luật theo hướng phối hợp liên vùng, liên ngành và tích hợp các mục tiêu, giải pháp tăng trưởng xanh để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tối ưu hóa nguồn lực, đặc biệt trong xây dựng hạ tầng đa mục tiêu.

- Tích hợp các mục tiêu, giải pháp, nội dung, các tiêu chí đầu tư cho tăng trưởng xanh vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ theo hướng giảm phát thải khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo điều kiện thuận lợi đphát triển các ngành xanh, từng bưc ct giảm và chuyển đổi khỏi các hoạt động đầu tư cản trnỗ lực giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nâng cao khnăng chống chịu với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, chú trọng các vùng dễ bị tổn thương.

- Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế xanh đối với hoạt động sản xuất và tiêu dùng, hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia đảm bảo tính thống nht, minh bạch, cập nhật thường xuyên cho các chương trình, dự án, sản phẩm, dịch vụ, công nghệ và ngành nghề.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.

b) Truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức

- Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh.

- Ph biến các thực hành tt và hành động thiết thực về lối sng, tiêu dùng xanh, hài hòa vn thiên nhiên, gắn kết với các giá trị truyền thống.

- Chú trọng giáo dục về knăng mềm, tăng cường phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để hình thành phong cách, ý thức sng xanh, văn minh, cng hiến và sáng tạo.

- Nâng cao năng lực nhận diện nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh đối với hàng hóa, sn phẩm; tăng cường phổ biến thông tin sn phm, dịch vụ phát thải thấp, thân thiện môi trường.

c) Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh

- Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh, tạo việc làm xanh.

- Chú trọng tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, knăng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác hoạch định chính sách.

- Nâng cao năng lực, kiến thức về tăng trưởng xanh cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tích hp các nội dung tăng trưng xanh vào chương trình, hoạt động giáo dục các cấp học; mmã ngành đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành nghề xanh; mở rộng triển khai xây dựng mô hình trường học an toàn, xanh, sạch, thông minh.

- Thúc đẩy công tác nghiên cứu, khảo sát, thng kê sliệu, định kỳ dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các ngành nghề xanh; phổ biến, cung cấp thông tin về thị trường việc làm xanh.

- Ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật cht trường học, cơ sgiáo dục nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí xanh để phục vụ cho công tác đào tạo, giảng dạy.

d) Huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh

- Hoàn thiện chính sách, công cụ về huy động nguồn lực cho tăng trưởng xanh, tập trung vào các chính sách hỗ trợ, ưu đãi tài chính, phát triển thị trường vn, thị trường tín dụng, bo hiểm xanh, thị trường các-bon hưng tới phát triển đồng bộ hệ thống thương mại khí thải theo cơ chế thị trường.

- Ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, chú trọng nguồn vn trong kế hoạch đầu tư công và chi thường xuyên cho các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ về tăng trưng xanh. Phát huy vai trò định hướng thị trường, dẫn dắt sản xuất và tiêu dùng xanh của các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn trong nền kinh tế.

- Tăng cường huy động nguồn tài chính từ các định chế tài chính, các quỹ và các nhà đầu tư tư nhân quốc tế, ưu tiên sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ cho tăng trưởng xanh.

- Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, tạo điều kiện thuận Lợi cho các hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các dán xanh và các dự án áp dụng công nghệ, giải pháp chuyển đổi xanh.

- Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn tài chính xanh cho các nhóm đối tượng phụ nữ, đối tượng yếu thế trong xã hội.

đ) Khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo

- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ tăng trưởng xanh.

- Đẩy mạnh chuyn đổi số một cách toàn diện trong các ngành, lĩnh vực hướng tới mục tiêu Việt Nam tr thành quốc gia số.

e) Hội nhập và hợp tác quốc tế

- Tăng cường và nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác và tranh thsự hỗ trợ của quốc tế để đưa Việt Nam trthành một trong những hình mẫu về tăng trưởng xanh, thực hiện tốt các cam kết quốc tế về phát triển bền vng và biến đổi khí hậu.

- Chủ động hợp tác về nghiên cu, giáo dục, đào tạo, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu tiếp cận khoa học và công nghệ tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế xanh.

- Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động chia sẻ, học tập kinh nghiệm và nâng cao năng lực thực hiện tăng trưởng xanh; chủ động phối hợp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực cũng như các thách thức đối với thực hiện tăng trưởng xanh.

g) Bình đẳng trong chuyển đổi xanh

Đảm bảo các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là các chủ thể bị ảnh hưởng khi cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đi mới mô hình tăng trưởng, các nhóm yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu s, người nghèo, người khuyết tật) được tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ xã hội cơ bản, phù hợp với các lĩnh vực, việc làm mới trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

h) Huy động sự tham gia các bên liên quan

- Huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức đoàn th xã hội, tổ chức phi chính phủ, cộng đồng dân cư, các đối tác phát triển trong thực hiện Chiến lược.

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp giữa các cơ quan chtrì và cơ quan phối hợp, các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức phi chính nhủ và sự phối hợp giữa cơ quan trung ương và cơ quan địa phương trong triển khai thực hiện Chiến lược.

- Khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội trong việc triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá thực hiện Chiến lược và mức độ xanh hóa của nền kinh tế.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh để chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược; chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo quốc gia do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện.

2. Phân công trách nhiệm

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Là cơ quan đầu mi quốc gia về tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chtrì, phối hợp và hỗ trợ các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đi và huy động, điều phi các nguồn lực trong nước và nguồn tài trợ ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xác định những nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chiến lược định kỳ hàng năm; sơ kết giữa kỳ vào năm 2025; tổng kết thực hiện Chiến lược vào năm 2030.

b) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí chi thường xuyên cho việc triển khai thực hiện Chiến lược theo quy định hiện hành.

c) Các bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan căn cứ nội dung Chiến lược, chức năng, nhiệm vụ được giao

- Chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 được phê duyệt, hoàn thành việc xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh cấp bộ, cấp tỉnh hoặc tích hợp các mục tiêu, nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ phù hợp với tình hình thực tin.

- Tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược theo thẩm quyền, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo cấp tương ứng; ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện Chiến lược.

- Chủ động xây dựng, thực hiện các giải pháp tăng trưởng xanh ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, triển khai đồng bộ chương trình chuyển đổi s; xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức, năng lực; hướng dẫn thực hiện các thực hành tốt, đào tạo về tăng trưởng xanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

d) Các bộ, ngành ch trì xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh theo ngành và lĩnh vực quản lý, đảm bảo thống nhất vi hệ thng tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia.

đ) Các viện nghiên cu, trường đại học căn cứ vào nội dung và gii pháp của Chiến lược, xây dựng, đề xuất với các bộ, ngành, địa phương và thực hiện các nội dung nghiên cứu, ứng dụng, giảng dạy thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động góp phn thúc đẩy tăng trưởng xanh.

e) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cộng đồng dân cư có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân về vai trò, vị trí của tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược và đưa tăng trưởng xanh thành ứng xử văn hóa, li sống hàng ngày; tchức phản biện chính sách, giám sát hoạt động thực hiện Chiến lược của các bộ, ngành và địa phương.

g) Cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tchức liên quan tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và chủ động thực hiện, đxuất các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng xanh, tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Chiến lược.

3. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn, quy định cụ thể về giám sát, đánh giá và chế độ báo cáo thực hiện Chiến lược.

- Thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chiến lược định kỳ hàng năm.

b) Các bộ, ngành, địa phương định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) gửi báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Trong quá trình thực hiện Chiến lược, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, giám sát thực hiện, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

d) Khuyến khích sự tham gia của các bến liên quan, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ cho việc đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược.

4. Nguồn lực thực hiện

a) Nguồn lực để thực hiện Chiến lược bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

b) Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược để xây dựng các dự án đầu tư hoặc dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thvà thực hiện theo quy định hiện hành.

c) Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật; lồng ghép các nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương trong các chương trình đầu tư công và các chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng B
í thư;
- Văn ph
òng Chủ tịch nước;
- Hộ
i đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân t
i cao;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP
: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, NN(2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Văn Thành

 

PHỤ LỤC

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
(Kèm theo Quyết định số: 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

Trên cơ sở tham chiếu tài liệu trong nước và quốc tế về các khái niệm liên quan đến tăng trưởng xanh, các từ ngsử dụng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 dưới đây được hiu như sau:

1. Kinh tế xanh1 là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và bao trùm.

2. Kinh tế tuần hoàn2 là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhm gim khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiu tác động xu đến môi trường.

3. Trung hòa các-bon3 là trạng thái cân bằng giữa lượng phát thải và lượng hấp thụ hoặc loại trừ khí nhà kính, thường đạt được thông qua cơ chế "bù trừ các-bon” hoặc hỗ trợ các sáng kiến, dự án giảm phát thi khí nhà kính.

4. Bchứa các-bon tự nhiên4 là nơi tích lũy và chứa dạng tự nhiên các hợp chất hóa học có các-bon cho giai đoạn không xác định, góp phần hạ nồng độ CO2 trong khí quyển. Bể chứa tự nhiên lớn nhất là cây ci, đại dương và đất.

5. Cảng xanh (hay cảng sinh thái)5 là công trình được xây dựng, kinh doanh khai thác theo hướng sử dụng công nghệ sạch, các-bon thấp, thân thiện với môi trường, đáp ng yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

6. Công trình xanh (hay công trình bền vững)6: là công trình được thiết kế, thi công, vận hành và bo dưỡng theo hướng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường bên trong công trình đáp ứng các điều kiện tiện nghi và sức khỏe cho người sử dụng. Những yếu tchính góp phần tạo nên một công trình xanh bao gm: hiệu quả sử dụng năng lượng, hiệu quả sử dụng nước, chất tượng môi trường bên trong, hiệu quả sdụng vật liệu xây dựng và các ảnh hưởng khác của công trình xây dựng đến môi trường xung quanh.

7. Cú sc bên ngoài7 là tác động mạnh và đột ngột của một biến cố từ bên ngoài, mang tính tạm thời hoặc lâu dài, thường khó lường trước được, đến một hệ thống (quốc gia, nền kinh tế, cộng đồng dân cư, tổ chức...),

8. Chuyn đi xanh8 là quá trình chuyn đổi toàn diện sang nền kinh tế xanh, phát thải thấp nhằm hướng tới mục tiêu thnh vượng và bn vững.

9. Dấu vết các-bon (dấu chân các-bon)9 là tổng lượng khí nhà kính được tính bằng lượng (tấn) khí CO2 tương đương, do con người tạo ra trong quá trình sinh sng, sản xuất trong khoảng thời gian nht định.

10. Đô thị thông minh10 là đô thị mà ở đó các công nghệ thông minh được tích hợp vào quản lý, điều hành nhm cải thiện sức khỏe cộng đng; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; tăng hiệu lực và hiệu quả chi phí vận hành và cung cấp các dịch vụ dân sự; thúc đẩy phát triển kinh tế.

11. Giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT)11 là giải pháp kthuật tt nhất được lựa chọn bảo đảm phù hợp với thực tế, hiệu quả trong phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

12. Kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất (BEP)12 là việc áp dụng và kết hợp một cách phù hợp nhất các giải pháp và chiến lược trong quản lý môi trường.

13. Khu công nghiệp sinh thái13 là khu công nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất đthực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh nghiệp.

14. Mua sắm công xanh14 là hoạt động mua sắm sử dụng vốn nhà nước đối với các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được công nhận theo quy định của pháp luật.

15. Năng lượng hydro15 còn gọi là Hydrogen (H2), là năng lượng thứ cấp được tạo ra từ nguồn năng lượng sơ cấp ban đu, Hydrogen không màu, không mùi, dchảy, dễ kết hợp với oxy để tạo ra nhiệt năng. Hydrogen là năng lượng sạch do khi sử dụng chthải ra nước.

16. Nông nghiệp thông minh (CSA)16 Là xu hướng giúp đưa ra hướng dẫn về chuyển đổi hệ thng nông nghiệp hướng đến phát triển hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện khí hậu thay đổi. CSA gn liền với 3 mục tiêu chính: tăng trưởng bền vững sản lượng và thu nhập nông nghiệp; thích ứng và nâng cao tính chống chịu với biến đi khí hậu; giảm và/hoặc loại bỏ phát thải khí nhà kính.

17. Nhãn các bon17 là cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mức phát thải khí nhà kính như thế nào so với sản phẩm cùng loại trong suốt vòng đời sản phẩm.

18. Ngành nghề xanh18 là nhng ngành nghề góp phần thúc đẩy các mục tiêu tăng trưởng xanh.

19. Nông nghiệp xanh19 là nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

20. Phân loại xanh, bền vững20 là hệ thống các quy định toàn diện, đầy đủ đphân loại và xác định các hoạt động kinh tế theo hướng bn vững, thân thiện với môi trường và xã hội. Phân loại xanh bao gồm các hoạt động kinh tế xanh và các hoạt động kinh tế đang trong giai đoạn chuyển dần sang hướng sản xuất xanh.

21. Rừng trng gỗ lớn21 là rừng có ti thiểu 70% scây đứng trên một đơn vị diện tích có đường kính tại vị trí 1,3 m từ 20 cm trở lên đối với cây sinh trưởng nhanh hoặc từ 30 cm trở lên đối với cây sinh trưởng chậm tuổi khai thác chính.

22. Tài chính khí hậu22 là nguồn tài chính nhằm mục tiêu giảm phát thải, giảm mức độ tổn thương, duy trì và gia tăng khả năng chng chịu của con người và hệ sinh thái trước các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

23. Tài chính xanh23 là các dòng tài chính (ngân hàng, tín dụng vi mô, bảo hiểm, đầu tư) từ các khu vực kinh tế khác nhau (tư nhân, nhà nước và các khu vực phi lợi nhuận) phục vụ các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

24. Tiêu dùng xanh, bền vững24 là việc mua, sử dụng, tuyên truyền hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường và không gây nguy cơ cho sức khỏe con người để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sng trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống, không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

25. Việc làm xanh25 là những việc làm bền vững góp phần bảo tồn hoặc khôi phục môi trường, việc làm xanh có thể là những công việc trong các ngành kinh tế truyền thống như chế biến, chế tạo và xây dựng, hoặc trong các ngành kinh tế xanh mới ni như năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

26. Y tế thông minh26 là cách thức cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khe từ phòng bệnh, chẩn đoán, điều trị, quản theo dõi diễn tiến của bệnh bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu bng cách kết nối các dliệu sinh học của con người vào các thiết bị y tế được nhng nền tảng công nghệ thông tin.

 



1 Kinh tế xanh đã được nghiên cứu, định nghĩa bi nhiu tổ chức khác nhau như Ủy ban Châu Âu (EC, 2019), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2011), Chương trình môi trường Liên Hợp quc (UNEP, 2011) và Phòng Thương mại Quốc tế (ICC, 2012). Chiến lược tăng trưng xanh sử dụng khái niệm kinh tế xanh của y ban Châu Âu nhằm đảm bảo thể hiện được độ bao phủ về các chiều cạnh và lĩnh vực (bn vững và bao trùm) và xu hướng mới về ứng dụng những thành tựu mới của khoa học công nghệ và đi mới sáng tạo.

2 Khái niệm kinh tế tuần hoàn tại Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vmôi trường.

3 Khái niệm trung hòa các-bon tại Chiến lược tham chiếu các khái niệm của Công ưc khung của Liên Hiệp Quốc vBiến đi khí hậu-UNFCCC năm 2021 và Nghị viện Châu Âu năm 2019.

4 Khái niệm bchứa các-bon tnhiên định nghĩa bi Công ưc khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đi Khí hậu - UNFCCC.

5 Khái niệm cảng xanh (hay cảng sinh thái) được giải thích cụ thtại Đề án phát triển cảng xanh (cảng sinh thái) của Bộ Giao thông vận tải.

6 Khái niệm công trình xanh được giải thích dựa trên tham chiếu các khái niệm ng trình xanh ca Ủy ban Tòa nhà xanh Mỹ, khái niệm công trình xanh (công trình bền vững) của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam và trên cơ sở thực tin triển khai áp dụng chứng ch công trình xanh tại Việt Nam.

7 Giải thích về “Cú sốc bên ngoài" được tham chiếu từ các khái niệm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Đông Á của Liên Hiệp quốc UNESCWA và Tạp chí INVESTOPIA của Mỹ.

8 Khái niệm “Chuyển đổi xanh” do Viện Tăng trưởng xanh toàn cu đề xuất.

9 “Dấu vết các bon” gii thích dựa trên phân tích từ khái niệm do Tổ chức Sức khỏe Thế giới, Tổ chức Bảo tn Thiên nhiên và các định nghĩa được đưa từ Báo cáo đánh giá và giám sát môi trường trên tạp chí Spriger Nature và các nghiên cu học thuật về Môi trường khác.

10 Khái niệm “Đô thị thông minh" được tham chiếu từ khái niệm đô thị thông minh tại Luật về Đô thị và Cộng đồng thông minh của Hoa Kỳ, định nghĩa về thành phthông minh bền vững của Liên minh viễn thông thế gii ITU và Ủy ban Châu Âu.

11 Khái niệm Gii pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất” tại Luật s: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bo vệ môi trường.

12 Khái niệm “Kinh nghiệm quản lý môi trưng tt nhất” tại Luật số: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vệ môi trường.

13 Khái niệm “Khu công nghiệp sinh thái” tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định v qun lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

14 Khái niệm “Mua sắm công xanh” đưc tham chiếu theo Luật s: 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 về Bảo vệ môi trường.

15 Tham chiếu từ chiến lược hydrogen ca Liên minh Châu Âu năm 2020, Báo cáo hin trạng năng lưng toàn cầu năm 2017 của Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo cho thế kỷ 21 REN21, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Tạp chí Năng ợng Việt Nam.

16 Khái niệm “Nông nghiệp thông minhtham chiếu theo đnh nghĩa của Tchức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc - FAO.

17 Khái niệm “Nhãn các-bon” được tham chiếu t nghiên cu về “Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất áp dụng Việt Nam” ca Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đăng trên Tạp chí Môi trường tháng 4 năm 2020.

18 Giải thích về “Ngành nghề xanh” được tham chiếu từ định nghĩa và giải thích của Tổ chức Lao động Thế giới về việc làm xanh trong một số ngành nghề xanh, Kế hoạch cải cách công nghiệp xanh của Vương quốc Anh, tóm lược chính sách của Tchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế và Tạp chí Triển vọng Kinh tế Thế giới của Quỹ Tiền lệ Quốc tế.

19 Khái niệm “Nông nghiệp xanh” của Cơ quan Môi trường Liên Hiệp Quốc năm 2009.

20 “Phân loại xanh, bền vững” được giải thích trên cơ sở tham chiếu từ khái niệm hệ thống phân loại các hoạt động kinh tế bền vững hay” làm căn cứ để xác định các mục tiêu năng lượng và khí hậu đến năm 2030 và các mục đích Thỏa thuận xanh của Liên minh Châu Âu và Hướng dẫn “Xây dựng phân loại xanh quốc gia” của Ngân hàng Thế giới.

21 Trích từ Thông tư s29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

22 Tham chiếu từ các khái niệm tại Công ước khung của Liên Hiệp Quốc vBiến đổi Khí hu - UNFCCC.

23 Tham chiếu từ khái niệm của chương trình Môi trưng Liên Hiệp Quốc - UNEP.

24 Trích từ định nghĩa của Liên Hiệp Quốc.

25 Trích từ định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế - ILO.

26 Tham khảo từ thông tin của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác