Quyết định 1652/QĐ-UBND.HC năm 2018 phê duyệt \"Điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng)\"
Quyết định 1652/QĐ-UBND.HC năm 2018 phê duyệt \"Điều chỉnh Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng)\"
Số hiệu: | 1652/QĐ-UBND.HC | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp | Người ký: | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1652/QĐ-UBND.HC |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Tháp |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hùng |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1652/QĐ-UBND.HC |
Đồng Tháp, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị quyết số 222/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc thông qua Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2050 (thích ứng diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu - nước biển dâng);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Tháp tại Công văn số 3153/SKHĐT-TH ngày 27 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch
1.1. Mục tiêu chung
Quy hoạch tổng thể hệ thống ô bao, bờ bao bảo vệ và hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện cho người dân sinh sống an toàn, ổn định, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp xét đến tác động của biến đổi khí hậu, diễn biến lũ lụt. Xem xét giải quyết các vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay như: liên kết vùng phát triển kinh tế, nông nghiệp 4.0, tác động xuyên biên giới,…
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Giải quyết những tồn tại trong việc kiểm soát lũ, bảo đảm an toàn hệ thống hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội và cho khoảng 1,8 triệu dân cư vào năm 2020 (Trong đó có khoảng 0,32 triệu dân cư đô thị (chiếm khoảng 18% dân số) và 1,49 triệu dân cư ở khu vực nông thôn ).
- Bổ sung, cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi bảo đảm an toàn chủ động cho sản xuất nông nghiệp theo kịch bản quy hoạch sử dụng đất.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi để giải quyết các tồn tại một cách hiệu quả trong tưới, tiêu, kiểm soát lũ, mặn và cải tạo đất cho phát triển nông nghiệp theo định hướng quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ 520.174 ha canh tác nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười.
- Đầu tư xây dựng các mô hình nội đồng ứng dụng công nghệ cao ứng với các mô hình sản xuất, xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp 4.0.
- Kết hợp phát triển hạ tầng thủy lợi với hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông thủy bộ, bố trí dân cư, cấp nước sinh hoạt, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường sinh thái vùng ngập lũ bền vững theo định hướng chung sống với lũ gắn với điều kiện biến đổi khí hậu - nước biển dâng; xây dựng các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Những nội dung chủ yếu của điều chỉnh quy hoạch
2.1. Nguyên tắc điều chỉnh Quy hoạch
Điều chỉnh quy hoạch thủy lợi không những đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi đáp ứng các nhiệm vụ của ngành thủy lợi từ trước tới nay (cấp thoát nước, kiểm soát lũ…), mà còn phải xem xét đến các vấn đề mới như: diễn biến lũ lụt và biến đổi khí hậu, nước biển dâng, liên kết vùng sản xuất, tưới tiết kiệm nước, phát triển nông nghiệp 4.0,… Đặc biệt, quan điểm phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy lợi là ngành phục vụ trực tiếp để phát triển nông nghiệp. Do đó, tất cả những giải pháp đặt ra từ hệ thống liên vùng, toàn tỉnh hay nội đồng đều phải gắn liền với nhu cầu phát triển của ngành nông nghiệp.
Vùng dự án chịu ảnh hưởng lũ lụt gây ra bởi sông Mekong qua sông Tiền, sông Hậu cùng với những yếu tố làm gia tăng tình trạng lũ lụt như : triều cường, mưa tại lưu vực và khả năng tiêu thoát của hệ thốn g lòng dẫn. Để giải quyết lũ ở vùng này, cần triển khai giải pháp kỹ thuật kết hợp giữa công trình và phi công trình.
Việc phát triển hệ thống thủy lợi tỉnh Đồng Tháp nói riêng, toàn vùng Đồng Tháp Mười nói chung phải có tầm nhìn bao quát vừa đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, nhưng đồng thời cũng phải hướng tới lợi ích chung cho các tỉnh trong vùng theo nội dung Đề án “Liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Phát triển thủy lợi trong thời đại mới, xây dựng tiền đề cho nền nông nghiệp 4.0 cần tập trung vào các yếu tố then chốt như: nguồn nhân lực kỹ thuật cao, mở rộng quy mô diện tích canh tác, sản xuất theo mô hình hợp tác xã, kiện toàn hệ thống thủy lợi.
2.2. Phân vùng quy hoạch thuỷ lợi
Vùng dự án quy hoạch đê bao lửng được chia thành 05 vùng, trong mỗi vùng gồm các tiểu vùng nhỏ. Các tiểu vùng nhỏ được phân chia chủ yếu dựa vào đặc điểm tự nhiên, định hướng sử dụng ruộng đất và mức độ ngập lũ, cụ thể như sau:
- Vùng I: có diện tích 24.744 ha với dân số khoảng 139.000 người, bao gồm toàn bộ diện tích từ kênh Tân Thành - Lò Gạch đến sông Sở Hạ, thuộc phạm vi các huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự.
- Vùng II: có diện tích tự nhiên 148.415 ha với dân số khoảng 528.000 người; giới hạn bởi Sông Tiền, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, kênh Phước Xuyên và kênh Tân Thành - Lò Gạch; thuộc phạm vi các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và TX. Hồng Ngự.
- Vùng III: có diện tích 59.691 ha với dân số khoảng 337.000 người; giới hạn bởi sông Tiền, kênh Nguyễn Văn Tiếp A và kênh Nguyễn Văn Tiếp B; thuộc phạm vi thành phố Cao Lãnh và các huyện: Cao Lãnh, Tháp Mười.
- Vùng IV: có diện tích 79.151 ha với dân số khoảng 572.000 người; bao gồm toàn bộ diện tích nằm giữa sông Tiền và sông Hậu; thuộc phạm vi các huyện: Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thành phố Sa Đéc.
- Vùng V: có diện tích 18.447 ha với dân số khoảng 105.000 người; bao gồm các cù lao sông Tiền, thuộc phạm vi các huyện : Hồng Ngự, Thanh Bình.
2.3.1. Giải pháp công trình
- Xây dựng Hệ thống công trình giảm áp lực lũ qua đường tuần tra biên giới
STT |
Vị trí |
Bề rộng (m) |
Tên kênh |
Hiện trạng |
Dự kiến mở rộng (m) |
Gia cố hạ lưu (m) |
Cầu giao thông |
1 |
K23+922 |
6,0 |
K. Thủy lợi 7 |
Bị lấp kín |
60,0 |
200 |
L = 150m, B = 6 m |
2 |
K23+965 |
6,0 |
K. Thủy lợi 6 |
Bị lấp kín |
60,0 |
200 |
|
3 |
K25+176 |
6,0 |
K. Cá Rô |
Bị lấp kín |
60,0 |
200 |
L = 80m, B = 6 m |
4 |
K26+486 |
6,0 |
K. Thủy lợi 5 |
Bị lấp kín |
60,0 |
200 |
L = 80m, B = 6 m |
- Xây dựng hệ thống công trình giảm áp lực lũ khu vực Tứ Thường
+ Nạo vét kênh Trà Đư - Cây Đa, kênh Trung Tâm kết hợp củng cố, nâng cấp bờ bao kiểm soát lũ đầu vụ, với B = 2 m, cao trình +3,83m;
+ Xây dựng hai tràn Trà Đư và Trung tâm, với B = 300m, cao trình +2,0m (khu vực Tứ Thường).
- Nâng cấp hệ thống công trình dẫn lũ sang sông Vàm Cỏ
+ Tiếp tục hoàn thiện các công trình đã và đang đầu tư nâng cấp như: kênh Đồng Tiến Lagrange, kênh An Phong - Mỹ Hòa;
+ Cải tạo và nâng cấp kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng và kênh An Bình với các thông số như sau:
STT |
Công trình |
Chiều dài (m) |
B đáy (m) |
Z đáy (m) |
Mái kênh |
Lưu không (m) |
Hành lang bảo vệ |
1 |
K. Hồng Ngự - Vĩnh Hưng |
45.000 |
35,0 |
- 4,0 |
2 |
7,0 - 10,0 |
≥ 3m |
2 |
K. An Bình |
45.000 |
35,0 |
- 3,0 |
2 |
7,0 - 10,0 |
≥ 3m |
- Nâng cấp hệ thống công trình thoát lũ ra sông Tiền
+ Nạo vét mở rộng các cửa thoát Đốc Vàng Thượng (đoạn từ kênh Đồng Tiến đến sông Tiền, dài 14,7 km), Đốc Vàng Hạ (đoạn từ kênh Đồng Tiến đến sông Tiền, dài 9,2 km), rạch Cái Tre (đoạn từ kênh Đồng Tiến đến sông Tiền, dài 8,4 km), ngọn Cái Dầu - kênh Giáo Đường (đoạn từ kênh Đồng Tiến đến sông Tiền, dài 9,5 km) với chiều rộng đáy kênh B = 30m, cao trình đáy kênh (-3,20m), mái kênh m = 2, khoảng lưu không từ chân đường (hoặc bờ đê) 4,0 ÷ 6,0 m, hành lang bảo vệ đường (hoặc bờ đê) từ chân vào phía đồng tối thiểu > 2m. Mặt khác để đảm bảo không gian thoát lũ, đoạn dọc sông tiền từ kênh An Bình đến kênh Nguyễn Văn Tiếp không được bố trí đê bao kiểm soát lũ chủ động và triệt để.
+ Cải tạo, nâng cấp kênh Cái Bèo và kênh 307, với bề rộng đáy kênh B = 10 m, cao trình đáy kênh Zđk = -2,0 m; sông Cao Lãnh với bề rộng đáy kênh B = 50 m, cao trình đáy kênh Zđk = -4,0 m và kênh Nguyễn Văn Tiếp B với bề rộng đáy kênh B = 45 m, cao trình đáy kênh Zđk = -2,5 m với tổng chiều dài 77,5 km.
- Nâng cấp hệ thống kênh nối sông Tiền - sông Hậu
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống 05 kênh nối sông Tiền , sông Hậu gồm: kênh Nha Mân - Tư Tải, Mương Khai, Cần Thơ - Huyện Hàm, Xẻo Mát - Cái Vồn, Xã Tàu - Sóc Tro.
+ Nạo vét rạch Cái Tàu Thượng với chiều dài 12 km, bề rộng đáy kênh B = 30 m, cao trình đáy kênh Zđk = -4,0 m.
+ Nạo vét sông Sa Đéc - kênh Xáng Lấp Vò - sông Lấp Vò.[1]
- Xây dựng hệ thống hồ trữ nước ngọt kết hợp các khu sinh thái tự nhiên
- Xây dựng hệ thống đê bao kiểm soát lũ
Định hướng phát triển sản xuất ổn định, chuyên sâu và rộng khắp như hình thành các vùng sản xuất trọng điểm, chuyên canh, chương trình cánh đồng mẫu lớn, nông nghiệp công nghệ cao,… Đặc biệt, làm tiền đề để phát triển nền nông nghiệp 4.0. Vì vậy, hệ thống thuỷ lợi phải đáp ứng được nhu cầu nêu trên, đặc biệt là hệ thống đê bao bảo vệ có quy mô trung bình từ 500 ha đến 5.000 ha. Xây dựng hệ thống công trình kết hợp hệ thống đê bao như: cống bọng và nạo vét kênh nội đồng.
- Xây dựng hệ thống công trình chống và bảo vệ sạt lở bờ sông [2]
- Xây dựng các hệ thống công trình còn lại
+ Tiếp tục đầu tư nạo vét hệ thống kênh trục, cấp 1, cấp 2… còn lại bằng cách kết hợp đào sâu (hoặc mở rộng) để tăng cường khả năng thoát lũ, trữ và cấp nước trong mùa khô. Khi đầu tư nạo vét hệ thống kênh mương phải đảm bảo lưu không giữa bờ kênh và chân đê (đường) (kênh trục khoảng lưu không từ 7 đến 10 m, kênh cấp 1 khoảng lưu không từ 4 - 6m và kênh cấp 2 khoảng lưu không từ 2 - 3m) để tránh sạt lở bờ. Về lâu dài trên các tuyến kênh cần có một diện tích đất dự phòng để chứa đất khi nạo vét;
+ Đầu tư xây dựng các mô hình thuỷ lợi nội đồng cho từng loại hình sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp 4.0, nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết kiệm nước,... hướng đến môi trường sản xuất sạch, hiệu quả và bền vững;
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm, tuyến dân cư vượt lũ; phát triển hệ thống trạm bơm điện phù hợp với hệ thống đê bao để chủ động và phát huy hiệu quả tưới, tiêu[3]; xây dựng hệ thống trạm cấp nước sạch nông thôn [4].
2.3.2. Giải pháp về vốn
- Nguyên tắc ưu tiên:
+ Ưu tiên đầu tư phát triển ổn định sản xuất nông nghiệp và dân cư;
+ Tập trung hệ thống bờ bao kiểm soát lũ triệt để cho vùng trồng cây ăn trái và đê bao kiểm soát lũ kiểm soát lũ chủ động cho các vùng bao mở rộng địa bàn sản xuất lúa 03 vụ; xây dựng hệ thống đê bao kết hợp nạo vét kênh;
+ Ưu tiên đầu tư nạo vét, mở rộng hệ thống kênh trục, cấp 1 tạo điều kiện cho tiêu, thoát lũ, tạo nguồn tưới và cải tạo nâng cấp hệ thống cấp 2 và nội đồng;
+ Ưu tiên các công trình, hệ thống công trình sớm phát huy hiệu quả;
+ Ưu tiên các công trình đã lập dự án đầu tư từ trước;
+ Khối lượng đầu tư cho nội đồng chủ yếu do nhân dân tự đầu tư, vốn đầu tư được phân bố đều trong suốt thời gian triển khai.
- Nguyên tắc huy động nguồn vốn: Tổng nhu cầu về nguồn vốn đầu tư là 14.586.953 triệu đồng (Đính kèm Phụ lục).
+ Vốn từ ngân sách Trung ương tập trung xây dựng những hạng mục công trình thủy lợi mang tính chất vùng, liên tỉnh và công trình kết hợp đa mục tiêu như: Kết hợp giao thông, gắn với nông thôn mới, phục vụ tái cơ cấu trong nông nghiệp…
+ Ngân sách Tỉnh đầu tư, gồm các công trình kênh cấp 1, 2, cống tưới tiêu thuộc do cấp Tỉnh quản lý; các dự án thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nghiên cứu hỗ trợ đầu tư phát triển bơm điện.
+ Ngân sách huyện, thị xã, thành phố, gồm các công trình kênh cấp 1, cấp 2, cấp 3, bờ bao, cống thuộc huyện, thị xã, thành phố quản lý theo phân cấp; các dự án thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi do cấp huyện quản lý.
+ Vốn đầu tư của các thành phần kinh tế: Chủ yếu đầu tư các dự án công trình cụ thể phục vụ sản xuất theo ô, vùng tập trung như hệ thống trạm bơm điện, bơm dầu, thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản.
+ Huy động nhân dân đóng góp công sức làm thủy lợi nội đồng; đồng thời tùy từng công trình, dự án, vận động nhân dân thực hiện phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, thỏa thuận mức hỗ trợ đền bù khi thi công các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
+ Đề xuất danh mục công trình ưu tiên xây dựng (Đính kèm Phụ lục).
2.3.3. Giải pháp phi công trình
Rà soát công tác kế hoạch quản lý nhà nước trong việc định hướng phát triển theo mục tiêu quy hoạch. Hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết (quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch cơ sở hạ tầng ,…) và công khai quy hoạch theo quy định.
Chuẩn bị tốt các dự án phát triển, các chương trình đầu tư và danh mục công trình cụ thể để tranh thủ các nguồn tín dụng nước ngoài. Cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc thẩm định , xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài nhằm rút ngắn thời gian cấp phép.
Tranh thủ nguồn lực của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng các mô hình, dự án chuyển đổi sinh kế cho người nông dân để đảm bảo thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Chuyển đổi cơ cấu cây con để thích nghi với từng vùng sản xuất theo quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Tăng cường hợp tác kiểm soát lũ với các vùng lân cận thượng lưu thông qua Uỷ ban sông Mekong Việt Nam và Uỷ hội quốc tế sông Mekong .
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1652/QĐ-UBND.HC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của
UBND tỉnh Đồng Tháp)
1. Vốn đầu tư và phân bổ nguồn vốn theo giai đoạn
TT |
Hạng mục |
Tổng vốn (triệu đồng) |
2019 - 2020 |
2021 - 2030 |
Sau 2030 |
|
Tổng cộng |
14.236.953 |
1.877.143 |
9.394.217 |
3.315.593 |
1 |
Hệ thống công trình giảm áp lực lũ qua đường tuần biên |
192.297 |
192.297 |
- |
- |
2 |
Hệ thống công trình giảm áp lực lũ khu vực Tứ Thường |
616.000 |
- |
- |
616.000 |
3 |
Hệ thống công trình chuyển lũ sang VCT |
1.265.428 |
- |
645.770 |
619.658 |
4 |
Hệ thống công trình thoát lũ ra sông Tiền |
853.749 |
243.537 |
610.212 |
- |
5 |
Hệ thống công trình chống sạt lở bờ sông |
3.577.400 |
460.000 |
3.117.400 |
- |
6 |
Hệ thống kênh nối sông Tiền - sông Hậu |
1.399.912 |
- |
553.272 |
846.640 |
7 |
Khu sinh thái kết hợp làm hồ trữ nước tự nhiên |
1.700.000 |
250.000 |
1.450.000 |
- |
8 |
Hệ thống đê bao KSL (đê, cống bọng, trạm bơm...) |
3.454.152 |
265.308 |
2.232.191 |
956.653 |
- |
Kiểm soát lũ tháng 8 |
836.084 |
28.198 |
565.520 |
242.366 |
- |
Kiểm soát lũ chủ động |
1.091.887 |
129.357 |
673.771 |
288.759 |
- |
Kiểm soát lũ triệt để |
1.526.181 |
107.753 |
992.900 |
425.528 |
9 |
Nạo vét hệ thống kênh các cấp còn lại |
1.157.241 |
235.103 |
645.497 |
276.642 |
10 |
Cấp nước sinh hoạt nông thôn |
370.774 |
230.898 |
139.876 |
- |
2. Danh mục công trình ưu tiên thực hiện giai đoạn 2019 - 2020
STT |
Hạng mục |
Phân kỳ từng năm (triệu đồng) |
||
2019 |
2020 |
Tổng giai đoạn |
||
|
Tổng cộng |
1.005.656 |
871.487 |
1.877.143 |
I |
Hệ thống công trình giảm áp lực lũ qua đường tuần biên |
96.149 |
96.149 |
192.297 |
1 |
Nạo vét mở rộng K. Thủy lợi 5 |
4.292 |
4.292 |
8.583 |
2 |
Nạo vét mở rộng K. Thủy lợi 6, 7 |
45.776 |
45.776 |
91.552 |
3 |
Nạo vét mở rộng K. Cá Rô |
8.106 |
8.106 |
16.212 |
4 |
Xây dựng cầu giao thông K. Thủy lợi 5 |
9.800 |
9.800 |
19.600 |
5 |
Xây dựng cầu giao thông K. Thủy lợi 6, 7 |
18.375 |
18.375 |
36.750 |
6 |
Xây dựng cầu giao thông K. Cá Rô |
9.800 |
9.800 |
19.600 |
II |
Hệ thống công trình thoát lũ ra sông Tiền |
121.768 |
121.768 |
243.537 |
1 |
K. Đốc Vàng Thượng |
36.494 |
36.494 |
72.987 |
2 |
K. Đốc Vàng Hạ |
39.348 |
39.348 |
78.695 |
3 |
K. Nguyễn Văn Tiếp |
45.927 |
45.927 |
91.854 |
III |
Hệ thống công trình chống sạt lở bờ sông |
320.000 |
140.000 |
460.000 |
1 |
Hệ thống công trình bảo vệ thành phố Cao Lãnh và các khu dân cư xung yếu khác |
250.000 |
100.000 |
350.000 |
2 |
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực xã Bình Thành |
40.000 |
20.000 |
60.000 |
3 |
Kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực xã Hòa An |
30.000 |
20.000 |
50.000 |
IV |
Khu sinh thái kết hợp làm hồ trữ nước tự nhiên |
125.000 |
125.000 |
250.000 |
1 |
TP. Cao Lãnh |
125.000 |
125.000 |
250.000 |
V |
Hệ thống đê bao (đê, cống bọng, trạm bơm...) |
146.231 |
119.077 |
265.308 |
1 |
Kiểm soát lũ tháng 8 |
12.723 |
15.476 |
28.198 |
2 |
Kiểm soát lũ chủ động |
70.892 |
58.465 |
129.357 |
3 |
Kiểm soát lũ triệt để |
62.616 |
45.136 |
107.753 |
|
Trong đó: Ô bao KSL đề xuất thí điểm nghiên cứu Nông nghiệp 4.0 |
146.231 |
119.077 |
|
VI |
Nạo vét hệ thống kênh các cấp còn lại |
76.083 |
159.019 |
235.103 |
VII |
Cấp nước sinh hoạt nông thôn |
120.424 |
110.473 |
230.898 |
3. Danh mục ô bao KSL ưu tiên thí điểm nghiên cứu Nông nghiệp 4.0
STT |
Ký hiệu |
Huyện |
Tình trạng |
Loại ô bao |
Kinh phí (triệu đồng) |
Năm xây dựng |
Mô hình sản xuất dự kiến |
1 |
CL_12 |
Cao Lãnh |
Nâng cấp |
KSL tháng 8 |
6.852,7 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX NN Thuận Tiến |
2 |
CL_20 |
Cao Lãnh |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
6.386,8 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX xoài Mỹ Xương |
3 |
CL_22 |
Cao Lãnh |
XD mới |
KSL triệt để |
14.728,8 |
2019 |
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao |
4 |
CL_55 |
Cao Lãnh |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
5.053,2 |
2019 |
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao |
5 |
CT_15 |
Châu Thành |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
7.536,8 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Hòa Tân |
6 |
CT_17 |
Châu Thành |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
9.071,7 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm xã Tân Bình |
7 |
CT_19 |
Châu Thành |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
6.981,2 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Hòa Tân |
8 |
LVu_13 |
Lai Vung |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
8.065,6 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Tân Hòa |
9 |
LVu_21 |
Lai Vung |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
8.265,2 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm xã Tân Hòa |
10 |
LVu_22 |
Lai Vung |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
4.373,1 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Tân Hòa |
11 |
LVo_18 |
Lấp Vò |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
5.392,1 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Bình Thạnh Trung |
12 |
LVo_19 |
Lấp Vò |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
5.727,4 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm xã Mỹ An Hưng A |
13 |
LVo_7 |
Lấp Vò |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
6.400,8 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm xã Hội An Đông |
14 |
TN_10 |
Tam Nông |
Nâng cấp |
KSL tháng 8 |
12.722,5 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm HTX Tân Cương |
15 |
TN_30 |
Tam Nông |
Nâng cấp |
KSL tháng 8 |
8.623,1 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX Tân Cương |
16 |
TN_37 |
Tam Nông |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
29.928,9 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm HTX số 2 |
17 |
TH_26 |
Tân Hồng |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
11.012,81 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm cây ăn trái |
18 |
TH_10 |
Tân Hồng |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
19.986,3 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm lúa hữu cơ |
19 |
TB_26 |
Thanh Bình |
Nâng cấp |
KSL triệt để |
7.765,3 |
2019 |
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao |
20 |
TM_17 |
Tháp Mười |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
20.590,6 |
2019 |
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao |
21 |
TM_22 |
Tháp Mười |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
14.529,2 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX Mỹ Đông 3 |
22 |
TM_1 |
Tháp Mười |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
9.359,9 |
2019 |
Vùng SX trọng điểm HTX Mỹ Đông 2 |
23 |
TM_4 |
Tháp Mười |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
9.137,6 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX Thắng Lợi |
24 |
TM_5 |
Tháp Mười |
Nâng cấp |
KSL chủ động |
14.811,9 |
2020 |
Vùng SX trọng điểm HTX Mỹ Đông 2, HTX Thắng lợi |
25 |
TPSD_3 |
TP. Sa Đéc |
XD mới |
KSL triệt để |
12.004,8 |
2019 |
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao |
|
Tổng |
|
|
|
265.308,31 |
|
|
[1] Tuyến này là tuyến giao thông đường thuỷ nội địa cấp 1, thông số kỹ thuật theo yêu cầu và tiêu chuẩn giao thông.
[2] Hệ thống công trình này sẽ được xây dựng như dự án "Đo đạc và dự báo diễn biến lòng dẫn các đoạn sông xói lở trọng điểm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp" được Viện Kỹ thuật Biển lập và đã được phê duyệt năm 2015.
[3] Đề án phát triển trạm bơm điện tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 đã được phê duyệt tại quyết định số 439/QĐ-UBND.HC ngày 19/5/2014
[4] Dự án Rà soát, Cập nhật Quy hoạch nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã được phê duyệt tại quyết định số 906/QĐ-UBND.HC ngày 01/9/2015
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây