468377

Quyết định 1652/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

468377
LawNet .vn

Quyết định 1652/QĐ-BYT năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1652/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 23/03/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1652/QĐ-BYT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Đỗ Xuân Tuyên
Ngày ban hành: 23/03/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1652/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tăng cường công tác, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;

Căn cứ Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 phê duyệt Chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021 - 2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc T
Ư;
- Sở Y tế các tỉnh/TP trực thuộc T
Ư;
- Trung tâm CDC các tỉnh/TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Xuân Tuyên

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TẠI CỘNG ĐỒNG CỦA NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1652/QĐ-BYT ngày 23 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

2. Mục tiêu cụ thể

IV. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHẠM VI THỰC HIỆN

V. NỘI DUNG THỰC HIỆN

VI. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

VIII. HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG

1. Hiệu quả

2. Tác động

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PCTNTT

Phòng chống tai nạn thương tích

TNTT

Tai nạn thương tích

TCYTTG

Tổ chức Y tế thế giới

TNGT

Tai nạn giao thông

QLMTYT

Quản lý môi trường y tế

QLKCB

Quản lý khám chữa bệnh

GDSK

Giáo dục sức khỏe

YTCC

Y tế công cộng

YHN

Y Hà Nội

UBATGTQG

y ban An toàn giao thông quốc gia

LĐTBXH

Lao động - Thương Binh và Xã hội

GDDT

Giáo dục và Đào tạo

TNLĐ

Tai nạn lao động

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 5,8 triệu trường hợp tử vong do tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích (TNTT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm 10% tổng số ca tử vong trên thế giới, nhiều hơn 32% so với số ca tử vong do sốt rét, bệnh lao và HIV/AIDS cộng lại. Ngoài ra, hàng chục triệu trường hợp cần chăm sóc và điều trị do TNTT không chủ đích gây ra, nhiều trường hợp trong số đó bị tàn tật suốt đời. Khoảng 90% trường hợp tử vong do TNTT xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. TNTT không chỉ gây tn thương về sức khỏe mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế đối với các quốc gia. Tại Mỹ, ước tính tổng chi phí cho TNTT trong năm 2000 là 80,2 tỉ đô la Mỹ. Trong số đó, gần một nửa số chi phí này liên quan đến TNTT do ngã và khoảng 1/5 chi phí này là do tai nạn giao thông (TNGT)[1].

Theo hướng dẫn phòng chống thương tích của TCYTTG, ngành y tế giữ vai trò xây dựng, ghi chép và duy trì hệ thống giám sát TNTT điều phối đa ngành cho việc triển khai thành công các chương trình can thiệp đặc thvề phòng, chống tai nạn, thương tích (PCTNTT) như phòng chống TNGT, TNTT trẻ em đặc biệt là đuối nước, phòng chống ngã tại cộng đồng, phòng chống bỏng cho trẻ em, xây dựng cộng đồng an toàn. Tại Thái Lan, Bộ Y tế giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và vận động chính sách phòng chống đuối nước cho trẻ. Ở Ấn Độ, Bộ Y tế chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình can thiệp PCTNTT dựa vào bằng chng, triển khai các nghiên cứu về các nguy cơ và cơ chế gây TNTT, giám sát dữ liệu TNTT, cung cấp các dịch vụ cấp cứu TNTT trước viện và tại viện, nâng cao năng lực của cán bộ trong công tác PCTNTT và là đầu mối liên kết các ban ngành trong PCTNTT. Tại nhiều quốc gia khác, ngành y tế giữ vai trò chủ lực trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững thông qua các chương trình giảm TNGT và đuối nước.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2020, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1,2 triệu trường hợp mắc TNTT với tỷ suất trung bình là gần 1.300/100.000 người, trong đó có khoảng 10.000 trường hợp tử vong chiếm tỉ lệ khoảng 1% so với tổng số mắc TNTT. Trong số đó, TNGT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do TNTT, tiếp theo là đuối nước, ngã, bỏng và tai nạn lao động. Trong giai đoạn 2016-2020, ngành y tế đã phối hợp với các địa phương cũng như các Bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước trong công tác PCTNTT tại cộng đồng và đạt được những thành công nhất định. Số trường hợp mắc và tử vong do TNTT có xu hướng giảm 15-20%. Sự quan tâm và nhận thức của người dân và các cấp chính quyền đã được cải thiện. Các mô hình can thiệp PCTNTT tại cộng đồng đã được nhiều địa phương triển khai. Công tác PCTNTT của ngành y tế bước đầu đã được quan tâm, đầu tư. Đặc biệt, những bài học kinh nghiệm trong công tác PCTNTT của ngành y tế Việt Nam đã được chia sẻ tại các hội nghị khoa học trong nước, quốc tế và nhận được các phản hồi tích cực từ cộng đồng quốc tế.

Mặc dù có nhiều thành công trong việc kiểm soát, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do TNTT, nhưng vấn đề này vẫn tiếp tục cần được ưu tiên do số trường hợp tử vong và mắc còn rất cao. Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn gây TNTT trong môi trường có xu hướng gia tăng. Ngoài ra, ngày càng xuất hiện nhiều thay đổi phức tạp liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội, đô thị hóa, toàn cầu hóa, tự động hóa, công nghệ số, biến đổi khí hậu, thiên tai, thảm họa và do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, từ đó dẫn tới thay đổi các mô hình dịch tễ học liên quan đến TNTT.

Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (UBATGTQG) là cơ quan đầu mối về phòng chống tai nạn giao thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cơ quan đầu mối về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em và tai nạn lao động. Tuy nhiên, còn nhiều loại hình TNTT tại cộng đồng như bỏng, ngã, tự tử, bạo lực và các chương trình can thiệp cho đối tượng đặc thù, dễ tổn thương như người già, người tàn tật... cần được quan tâm và đầu tư hơn nữa. Tỷ suất tử vong do TNTT ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao (18/100.000 trẻ).

Hệ thống giám sát thu thập và ghi chép TNTT vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Việc sử dụng dữ liệu trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá các chương trình can thiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt tại địa phương. Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ và đánh giá hiệu quả can thiệp còn ít. Các kết quả nghiên cứu ít được sử dụng trong hoạt động quản lý, điều hành cũng như lập kế hoạch PCTNTT tại các cấp.

Các tiêu chí của các mô hình an toàn - PCTNTT tại cộng đồng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn. Công tác truyền thông, tập huấn, xây dựng cộng đồng an toàn đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp giữa các ban, ngành và các tuyến.

Năng lực phòng chống TNTT của cán bộ y tế các tuyến, đặc biệt tuyến y tế cơ sở còn yếu.

Công tác sơ cấp cứu, vận chuyển và chăm sóc chấn thương trước bệnh viện chưa được đáp ứng được yêu cầu thực tế, đặc biệt trong trường hợp có thảm họa, thiên tai, lũ lụt. Công tác phục hồi chức năng cho người bị TNTT chưa được quan tâm, đầu tư.

Kinh phí dành cho ngành y tế chưa đáp ứng yêu cầu đế triển khai các hoạt động PCTNTT.

Ngoài ra, mục tiêu giảm TNTT còn là một trong những chỉ số về sức khỏe trong 6 mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cam kết thực hiện. Trên cơ sở đó, Kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021-2025 cần được xây dựng và ban hành để làm căn cứ, định hướng triển khai công tác phòng chống tai nạn thương tích một cách toàn diện và hiệu quả trong tình hình mới.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tăng cường công tác, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989;

Luật số 44/2019/QH14 ngày 14/9/2019 về phòng chống tác hại của rượu bia; Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 24/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Chỉ thị số 19/CT-BYT về tăng cường thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia;

Nghị định 117/NĐ-CP ngày 28/9/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Quyết định 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến 2030;

Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 07/01/2021 phê duyệt Chương trình quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030;

Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em;

Báo cáo của Liên hợp quốc về các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030;

Tuyên bố Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ ba về Phòng, chống tai nạn, thương tích tháng 11 năm 2019 tại Hà Nội;

Báo cáo kết quả công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em của ngành y tế triển khai Quyết định 234/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016- 2020. Báo cáo tình hình tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế hàng năm giai đoạn 2016 đến 2020 (Theo Quyết định 216/QĐ-BYT về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020);

Hướng dẫn của WHO về phòng chống thương tích và bạo lực.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao năng lực chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng, sơ cấp cứu và điều trị của ngành y tế, tập trung vào các loại hình thương tích gây tử vong cao để góp phần nâng cao sức khỏe và an toàn cho người dân.

2. Mc tiêu cthể đến 2025

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng.

Chỉ số

1. 80% các tỉnh/thành phố có kế hoạch và bố trí kinh phí cho ngành y tế để triển khai công tác PCTNTT.

2. 80% các tỉnh/thành phố tổ chức các hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế về các loại hình TNTT và các biện pháp phòng, chống, kỹ năng truyền thông về PCTNTT tại cộng đồng.

3. 80% các tỉnh/thành phố thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác PCTNTT tại các tuyến và cộng đồng.

2.2. Mục tiêu 2: Củng cố và nhân rộng các mô hình an toàn - phòng chống TNTT dựa vào cộng đồng.

Chỉ số

1. 20% dân số được tiếp cận các biện pháp an toàn, phòng chống TNTT tại cộng đồng.

2. 500 xã/phường/thị trấn được công nhận và công nhận lại đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn - PCTNTT.

3. Xây dựng thí điểm mô hình phòng chống TNTT ở các nhóm có nguy cơ cao theo đặc thù của từng địa phương.

4. 100% tỉnh/thành phố lồng ghép các hoạt động phòng, chống TNTT trẻ em, phòng chống đuối nước, TNGT trong hoạt động xây dựng cộng đồng an toàn.

2.3. Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng.

Chỉ số

1. 50% cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện được kiểm tra về kiến thức và trang thiết bị y tế trong chăm sóc chấn thương thiết yếu đối với người bị TNTT và khả năng đáp ứng khi có thảm họa, thiên tai. 50% bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên đảm bảo năng lực cấp cứu, tiếp nhận nạn nhân tai nạn giao thông, thảm họa, thiên tai trong thời gian nhanh nhất ktừ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cún.

2. Rà soát, xây dựng chương trình và đào tạo cấp cứu chấn thương trong các trường đại học chuyên ngành sức khỏe.

3.30 tỉnh/thành phố có Trung tâm cấp cứu y tế 115, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân TNTT trong thời gian nhanh nhất kể từ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

4. 50% các tuyến cao tốc, quốc lộ được bố trí đầy đủ hệ thống các trạm cấp cứu hoặc trong vùng phục vụ của cơ sở y tế có khả năng cấp cứu TNGT, đảm bảo khả năng tiếp cận nạn nhân TNGT trong thời gian nhanh nhất ktừ khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu.

5. 100% trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, tàu thuyền và các phương tiện giao thông công cộng được trang bị tủ, túi hoặc hộp sơ cấp cứu tại chỗ.

6. 70% người bị TNTT tại cộng đồng được sơ cấp cứu tại tuyến y tế cơ sở.

7. 70% cán bộ y tế tuyến xã, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông, người làm công tác y tế trường học, lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc, người điều khiển và phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, giáo viên, người lao động trên biển, nhân viên hội chữ thập đỏ...được tập huấn về sơ cấp cứu TNTT.

8. Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình tư vấn phục hồi chức năng sau điều trị TNTT tại bệnh viện.

2.4. Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT, nghiên cứu và sử dụng dữ liệu TNTT trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp.

Chỉ số

1. 80% tỉnh/thành phố tổ chức ghi nhận, giám sát và báo cáo số liệu mắc và tử vong do TNTT đầy đủ, chính xác và đúng hạn.

2. 20 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và ít nhất 06 bệnh viện tuyến trung ương triển khai giám sát điểm về TNTT tại bệnh viện và 12 tỉnh, thành phố triển khai giám sát điểm về đuối nước tại cộng đồng.

3. 100% các viện thuộc hệ y tế dự phòng, trường đại học chuyên ngành sức khỏe đưa nội dung về phòng, chống TNTT trong chương trình giảng dạy và thực hiện các nghiên cứu và/hoặc hướng dẫn sinh viên, học viên đại học và sau đại học thực hiện các đề tài nghiên cứu về TNTT.

4. Xây dựng thí điểm cơ sở dữ liệu liên ngành chung về TNTT tại cộng đồng và tại cơ sở y tế.

5. 100% kế hoạch PCTNTT của các tỉnh/TP được xây dựng trên cơ sở phân tích dữ liệu giám sát TNTT trên địa bàn.

2.5. Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan về tầm quan trọng, các biện pháp can thiệp hiệu quả trong phòng, chống tai nạn, thương tích.

Chỉ số

1. 100% các tỉnh/thành phố tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ TNTT, đặc biệt trong mùa mưa bão và các biện pháp phòng chống cho người dân tại cộng đồng.

2. 100% các tỉnh/thành phố báo cáo các hoạt động phối hợp liên ngành trong công tác PCTNTT tại cộng đồng.

3. Duy trì và mở rộng mạng lưới phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng.

4. 50% tỉnh/thành phố huy động được sự tham gia, hỗ trợ của cng đồng và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.

IV. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Ngành Y tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

2. Thời gian thực hiện: 5 năm, từ 2021-2025

3. Phạm vi thực hiện: Toàn quốc bao gồm trung ương và 63 tỉnh/thành phố

V. NỘI DUNG

Kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế giai đoạn 2021-2025 tập trung vào các nội dung sau:

1. Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng.

a. Xây dựng nội dung và nhiệm vụ cụ thể công tác PCTNTT trong các luật và văn bản pháp quy của ngành y tế; xây dựng và triển khai các văn bản về khen thưởng và xử phạt trong lĩnh vực PCTNTT.

b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng ngành y tế hàng năm phù hợp với loại hình TNTT đặc thù và điều kiện của địa phương.

c. Xây dựng văn bản hướng dẫn PCTNTT tại cộng đồng khi có các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (như đại dịch COVID-19, thiên tai, thảm họa, bão lũ).

c. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế các tuyến về kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích.

đ. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động PCTNTT tại các tuyến và cộng đồng.

e. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo triển khai kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế. Tổ chức tổng kết, đánh giá định kỳ 6 tháng và hàng năm kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế từ trung ương đến địa phương.

2. Mục tiêu 2: Củng cố và nhân rộng các mô hình an toàn - phòng chống TNTT dựa vào cộng đồng.

a. Rà soát, sửa đổi và ban hành lại hướng dẫn xây dựng và công nhận cộng đồng an toàn.

b. Nhân rộng mô hình cộng đồng an toàn tại các địa phương tập trung vào các loại hình TNTT có tỉ lệ mắc và tử vong cao, ưu tiên các nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi. Triển khai thí điểm mô hình phòng chống ngã và phòng chống bỏng cho các nhóm có nguy cơ cao trong nội dung xây dựng cộng đồng an toàn.

c. Tổ chức công nhận và công nhận lại các xã/phường đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn - PCTNTT; đánh giá hiệu quả việc thực hiện mô hình và có hình thức khen thưởng đối với các địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng cộng đồng an toàn.

d. Xây dựng các chương trình, giải pháp đặc thù để phòng, chống TNTT cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

đ. Tổ chức các hội thảo - tập huấn chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

e. Tổ chức các cuộc thi tìm hiu kiến thức về xây dựng cộng đồng an toàn giữa các địa phương.

f. Thực hiện kiểm tra, giám sát hỗ trợ các tỉnh/thành phố triển khai xây dựng mô hình.

g. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng, chống tai nạn giao thông, tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích trong trường học, phòng chống tai nạn lao động trong xây dựng cộng đồng an toàn.

h. Xây dựng và lồng ghép nội dung PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các phong trào cộng đồng như phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào nông thôn mới; ngày Sức khỏe thế giới; ngày Thế giới về trẻ em, người già, sức khỏe tâm thần; ngày Thế giới tưởng nhớ các nạn nhân tai nạn giao thông; tháng Thanh niên; tháng An toàn thực phẩm; tháng An toàn vệ sinh lao động; tháng Gia đình Việt Nam; chương trình Sức khỏe Việt Nam, Sức khỏe trường học...

i. Tổ chức hướng dẫn và phcập kiến thức về phòng chống TNTT, đảm bảo an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi tại các cơ sở y tế và cơ sở giáo dục.

3. Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực sơ cấp cứu TNTT, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng.

a. Duy trì và phát triển các trạm cứu, cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên sơ cấp cứu tai nạn giao thông thông qua mạng lưới y tế xã, thôn, bản; tổ chức các hình thức cấp cứu khác ngoài xe cứu thương như mô tô, thuyên.

b. Xây dựng và triển khai hệ thống điều phối vận chuyển, cấp cứu và chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện.

c. Rà soát, xây dựng chương trình và đào tạo cấp cứu chấn thương trong các trường đại học chuyên ngành sức khỏe.

d. Xây dựng và cập nhật các tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu tại chỗ cho các loại hình TNTT và các nhóm đối tượng khác nhau.

đ. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế tuyến xã, thôn bản, cộng tác viên và các đối tượng có liên quan (như cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông, người làm công tác y tế trường học, lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc, người điều khiển và phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, nhân viên hội chữ thập đỏ...) về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu tại chỗ cho người bị TNTT.

e. Tổ chức đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của các mô hình sơ cứu, cấp cứu TNTT tại cộng đồng.

f. Hướng dẫn và hỗ trợ việc cung cấp các trang bị túi/tủ/hộp sơ cấp cứu tại chỗ cho người bị TNTT tại cộng đồng (hộ gia đình, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, khách sạn, phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, nơi công cộng như khu vui chơi giải trí, bể bơi công cộng, bến tàu/xe, sân bay...).

g. Rà soát và bổ sung trang thiết bị chăm sóc chấn thương thiết yếu tại cơ sở y tế các tuyến theo quy định.

h. Đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương thiết yếu cho cán bộ y tế tại cơ sở y tế các tuyến theo quy định.

i. Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tại tuyến trung ương và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sơ cứu, cấp cứu TNTT.

k. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc sơ cứu, cấp cứu và vận chuyển người bị TNTT.

l. Tập huấn và triển khai thí điểm hệ thống tư vấn phục hồi chức năng tại chỗ và từ xa cho bệnh nhân TNTT và người nhà.

m. Xây dựng hướng dẫn sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng đáp ứng yêu cầu khi có các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (như đại dịch COVID-19, thiên tai, thảm họa, bão lũ).

4. Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT, nghiên cứu và sử dụng dữ liệu TNTT trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp.

4.1. Nhóm hoạt động nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT

a. Sửa đổi và ban hành hướng dẫn ghi chép xác định nguyên nhân TNTT tại cộng đồng và bệnh viện và chuẩn hóa phương pháp đo lường các chỉ số cơ bản về mắc và tử vong do TNTT.

b. Tổ chức ghi chép giám sát TNTT tại các tuyến bao gồm tại cộng đồng và cơ sở y tế.

c. Rà soát khả năng đồng bộ hóa việc ghi chép, giám sát và báo cáo TNTT từ các nguồn của ngành y tế bao gồm bệnh viện và trạm y tế xã/phường để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, giám sát, đánh giá chương trình.

d. Tổ chức tập huấn và tập huấn lại về ghi chép, phân tích và phiên giải số liệu TNTT cho cán bộ thống kê TNTT của các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.

đ. Tiếp tục triển khai ghi chép tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh, lao động.

e. Triển khai và đánh giá hệ thống giám sát điểm TNTT tại bệnh viện và cộng đồng (ghi chép, báo cáo và phổ biến kết quả) tùy theo loại hình TNTT ưu tiên tại địa phương, tập trung vào các loại hình tai nạn thương tích ở các đối tượng có nguy cơ cao như người già, phụ nữ, trẻ em.

f. Phổ biến cập nhật kết quả ghi chép giám sát mắc và tử vong do TNTT theo quý và theo năm.

g. Tổ chức đánh giá và đề xuất các giải pháp liên quan đến thời gian và nội dung báo cáo TNTT nhằm nâng cao chất lượng số liệu mắc và tử vong TNTT.

4.2. Nhóm hoạt động về tăng cường nghiên cứu TNTT

a. Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành về nguyên nhân và dịch tễ học các loại hình TNTT có tỉ lệ mắc và tử vong cao trong cộng đồng như tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động; ở các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

b. Tổ chức hội thảo, tập huấn về sử dụng công cụ thống kê nâng cao, thiết kế nghiên cứu nhằm cải thiện kỹ năng thực hiện các nghiên cứu và viết báo cáo TNTT.

c. Tiếp cận và triển khai nghiên cứu ước tính, phân tích chi phí-hiệu quả, kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm xác định tính hiệu quả vchi phí kinh tế của các can thiệp PCTNTT.

d. Phối hợp với các trường đại học y và các bệnh viện tổ chức định kỳ các buổi chia sẻ nghiên cứu PCTNTT dưới các hình thức khác nhau tại hội trường hoặc trực tuyến.

e. Tổ chức hội nghị khoa học quốc gia về PCTNTT.

g. Tổ chức phối hợp liên ngành, hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các trường đại học nhằm mở rộng mạng lưới các nhà nghiên cứu, sinh viên nghiên cứu khoa học và các quỹ nghiên cứu về gánh nặng và chính sách TNTT.

h. Xây dựng và chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo sinh viên đại học y, y tế công cộng và kỹ thuật viên y tế về dịch tễ học TNTT và cấp cứu TNTT để giảng dạy trong chương trình đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học.

4.3. Nhóm hoạt động về tăng cường sử dụng dữ liệu TNTT

a. Tuyên truyền, phổ biến kết quả nghiên cứu về TNTT thông qua các hội thảo khoa học, tạp chí chuyên đề, công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế...

b. Nghiên cứu việc liên kết các bộ dữ liệu mắc và tử vong TNTT từ các hệ thống giám sát khác nhau (như y tế, công an, giao thông, lao động, trẻ em...) và với các điều tra quốc gia/địa phương nhằm tối ưu hóa việc sử dụng và chia sẻ số liệu TNTT.

c. Hỗ trợ và hướng dẫn các tỉnh/thành phố phân tích số liệu giám sát TNTT sẵn có của địa phương để đánh giá hiệu quả của can thiệp.

5. Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan về tầm quan trọng, các biện pháp can thiệp hiệu quả trong phòng, chống tai nạn, thương tích.

a. Xây dựng các tài liệu truyền thông PCTNTT phù hợp với điều kiện và loại hình TNTT đặc thù tại địa phương.

b. Đổi mới, đa dạng các loại hình truyền thông, tăng cường truyền thông về PCTNTT trên mạng xã hội như facebook, youtube, zalo...

c. Triển khai truyền thông về PCTNTT tại các cơ sở y tế.

d. Xây dựng sách mỏng, bộ câu hỏi về xử trí tai nạn, thương tích thường gặp tại gia đình cho bà mẹ mang thai và cho con bú, người chăm sóc trẻ tại trường học cho giáo viên; tại các doanh nghiệp.

đ. Tập huấn và tập huấn lại về kỹ năng truyền thông PCTNTT cho cán bộ y tế cơ sở, y tế trường học, y tế cơ quan và cán bộ làm công tác PCTNTT tại trung ương và địa phương.

e. Tổ chức hội thảo xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về phòng chống TNTT cho các bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

f. Xây dựng hướng dẫn phân loại các chính sách PCTNTT theo mức độ ưu tiên dựa trên các số liệu mắc và tử vong TNTT tại cộng đồng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương.

g. Cập nhật, dịch sang tiếng Việt và phổ biến các tài liệu chính sách và hướng dẫn PCTNTT của Tổ chức Y tế thế giới.

h. Hỗ trợ, khuyến khích, có hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ tích cực và có các sáng kiến trong công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.

i. Tổ chức các cuộc hợp định kỳ chia sẻ, cập nhật thông tin của mạng lưới phòng, chống tai nạn, thương tích tại Việt Nam.

k. Tổ chức hoặc tham gia các đợt thanh kiểm tra, giám sát liên ngành trong công tác phòng, chống tai nạn, thương tích.

VI. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Để thực hiện tốt và hiệu quả kế hoạch PCTNTT của ngành y tế giai đoạn 2021-2025, các nhóm giải pháp chính được đề xuất như sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các ban ngành và tổ chức chính trị xã hội trong phòng chống thương tích tại cộng đồng, xây dựng cộng đồng an toàn. Tăng cường vai trò vận động của ngành y tế tại địa phương cho hoạt động PCTNTT.

2. Tăng cường quản lý nhà nước trong PCTNTT: rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về PCTNTT; nâng cao năng lực của hệ thống y tế trong công tác PCTNTT; tăng cường công tác quản lý, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện công tác phòng chống TNTT từ trung ương đến địa phương; tăng cường vai trò của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố trong việc xây dựng, lồng ghép các tiêu chí phòng chống TNTT vào hoạt động của ngành y tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp can thiệp theo đặc thù của địa phương và ưu tiên các nhóm dễ tn thương. Ưu tiên các nguyên nn TNTT có nguy cơ mắc và tử vong cao, lựa chọn và triển khai các biện pháp can thiệp đã minh chng tính hiệu quả và tăng cường theo dõi, đánh giá hiệu quả của can thiệp. Đa dạng hóa các hoạt động, công tác tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt trong bối cảnh COVID - 19 (qua các nền tảng trực tuyến, phần mềm Online, tài liệu chuyên biệt...)

4. Đảm bảo hệ thống dịch vụ sơ cấp cứu, chăm sóc chấn thương trước viện. Tăng cường năng lực cho hệ thống y tế cơ sở, xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống vận chuyn bệnh nhân. Củng cố và mở rộng hệ thống điều phối thông tin về vận chuyển cấp cứu, chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện tại các địa phương.

5. Tăng cường chất lượng giám sát và sử dụng dữ liệu trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá chương trình. Cập nhật xu hướng và áp dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng và khai thác dữ liệu giám sát TNTT. Lồng ghép, tích hợp dữ liệu về TNTT với các chương trình y tế chung và các bộ, ban ngành khác.

6. Tăng cường phối hợp, huy động nguồn lực liên ngành, hợp tác và vận động sự tham gia, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị- xã hội và cộng đồng trong phòng, chống tai nạn, thương tích. Dựa trên các hướng dẫn của WHO, kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt các nước trong khu vực, tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm.

7. Tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức của người dân trong PCTNTT, đi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông PCTNTT, đa dạng hóa các loại hình truyền thông, tăng cường công tác truyền thông về PCTNTT trên mạng xã hội như facebook, youtube, zalo, Tiktok, Bigo...xây dựng các thông điệp truyền thông PCTNTT phù hợp với từng đối tượng; thực hiện công tác truyền thông PCTNTT đồng bộ, hiệu quả; nâng cao năng lực triển khai thực hiện công tác truyền thông giáo dục PCTNTT.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện được bố trí từ các nguồn sau:

- Ngân sách của ngành y tế hàng năm theo phân cấp hiện hành;

- Ngân sách của địa phương;

- Kinh phí huy động từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật;

- Kinh phí phòng chống đuối nước, tai nạn giao thông và tai nạn, thương tích trẻ em từ các Bộ, ngành và tổ chức quốc tế.

Ước tính kinh phí giai đoạn 2021-2025 (tỷ đồng)

Thời gian

Trung ương

Địa phương

Nguồn vận động

Tổng

2021-2025

45

400

105

550

VIII. HIỆU QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG

1. Hiệu quả

Việc thực hiện tốt kế hoạch sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm tử vong và tàn tật do tai nạn, thương tích gây ra cho người dân, đồng thời giảm gánh nặng từ chi phí điều trị và chi phí gián tiếp khác do TNTT. Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực cho hệ thống y tế trong ứng phó, phòng chống TNTT. Kế hoạch này cũng giúp nâng cao nhận thức của các thành viên trong xã hội, gia đình, cộng đồng, các nhà quản lý đối với việc phát hiện và loại bỏ nguy cơ gây tai nạn, thương tích, hỗ trợ xây dựng môi trường sống an toàn và phát triển.

2. Tác động

Việc triển khai Kế hoạch này sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu của ngành y tế theo Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban chấp hành Trung ương tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về việc tăng cường công tác, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và các chủ trương, đường lối của Chính phủ.

Thực hiện tốt kế hoạch này sẽ đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam cũng đã cam kết bao gồm các mục tiêu rất cụ thể: giảm 50% số trường hợp tai nạn và tử vong do thương tích giao thông đường bộ (mục tiêu 3.6), chấm dứt các trường hợp tử vong có thphòng tránh ở trẻ em (mục tiêu 3.2); chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (mục tiêu 5.2), phát triển giao thông an toàn, bền vững và giảm đáng kể tử vong do thiên tai (mục tiêu 11.2 và 11.5), giảm tất cả các hình thức bạo lực, bao gồm bạo lực đối với trẻ em (16.1, 16.2.).

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cục Quản lý môi trường y tế là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế trong việc tổ chức thực hiện triển khai các hoạt động PCTNTT tại cộng đồng, có nhiệm vụ:

a. Chịu trách nhiệm tham mưu Bộ Y tế nội dung và nhiệm vụ cụ thể của công tác PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế trong Luật Dự phòng.

b. Tổ chức xây dựng và trình Bộ Y tế ban hành kế hoạch PCTNTT hàng năm tại cộng đồng của ngành y tế; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá và hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.

c. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cộng đồng an toàn, PCTNTT.

d. Chỉ đạo nâng cao chất lượng và chuẩn hóa quy trình ghi chép báo cáo thống kê tai nạn, thương tích và giám sát các yếu tố nguy cơ, phòng, chống tai nạn lao động, sơ cứu, cấp cứu ban đầu tại nơi làm việc.

đ. Mở rộng xây dựng các mô hình an toàn, PCTNTT tại cộng đồng, lồng ghép trong các chương trình y tế.

e. Lồng ghép phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong chương trình sức khỏe trường học.

e. Chủ trì, tham mưu cho Bộ Y tế trong việc hợp tác quốc tế, huy động kinh phí từ các tổ chức quốc tế, phi chính phủ trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm hợp tác của Tổ chức Y tế thế giới về PCTNTT và xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam.

g. Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng ngân sách hàng năm gửi Vụ Kế hoạch Tài chính thẩm định theo quy định.

h. Tham mưu cho Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức triển khai các hoạt động PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam, nghiên cứu liên kết các bộ dữ liệu về TNTT.

i. Rà soát nhiệm vụ của Cục Quản lý môi trường y tế trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:

a. Chỉ đạo các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc Trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ, ngành nâng cao chất lượng chăm sóc chấn thương tại bệnh viện, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao trong việc chn đoán chăm sóc bnh nhân TNTT đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chăm sóc chấn thương thiết yếu, củng cố nâng cao năng lực và tăng cường hoạt động của mạng lưới các trạm cấp cứu, trung tâm cấp cứu ngoài bệnh viện nhằm cấp cứu kịp thời các trường hợp TNTT.

b. Hướng dẫn phác đồ xử lý sơ cứu, cấp cứu và vận chuyển người bị TNTT tại cộng đồng.

c. Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế triển khai các hoạt động đánh giá, tập huấn, truyền thông nâng cao hiệu quả và thời gian của chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện.

d. Rà soát nhiệm vụ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

3. Vụ Kế hoạch - Tài chính:

a. Tổng hợp ngân sách hàng năm báo cáo Bộ Y tế đế gửi Bộ Tài chính cân đối bố trí ngân sách theo quy định.

b. Tham mưu cho Bộ Y tế bố trí ngân sách hàng năm cho hoạt động PCTNTT tại cộng đồng trong kinh phí của ngành; tổ chức thm định và trình Bộ phê duyệt kế hoạch thực hiện.

c. Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế trong việc chuẩn hóa ghi chép, báo cáo thống kê số liệu mắc và tử vong do TNTT và đưa số liệu này vào niên giám thống kê y tế hàng năm.

d. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các chương trình phòng, chống thảm họa, trong đó có phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước khi có thảm họa, thiên tai.

4. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo:

a. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp y xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo sinh viên đại học y và kỹ thuật viên y tế về dịch tễ học TNTT và cấp cứu TNTT.

b. Chỉ đạo và thm định các đề tài nghiên cứu về TNTT, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống để áp dụng trên toàn quốc.

c. Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế và các trường đại học y, bệnh viện để tổ chức định kỳ các hoạt động chia sẻ cập nhật về nghiên cứu phục vụ công tác PCTNTT.

5. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em dưới 5 tuổi thông qua chương trình đào tạo trước sinh, tuyên truyền tại bệnh viện.

6. Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương có trách nhiệm xây dựng các chương trình truyền thông về PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn cho cán bộ ngành y tế và người dân tại cộng đồng.

7. Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm lồng ghép các hoạt động PCTNTT trong quá trình triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam.

8. Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm triển khai các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ tử vong do ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng.

9. Cục Quản lý Dược và các Vụ, Cục liên quan-Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế triển khai các hoạt động PCTNTT tại cộng đồng.

10. Các Viện Trung ương và khu vực thuộc hệ y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên ngành trực thuộc Bộ Y tế, các trường Đại học, cao đẳng chuyên ngành Y:

a. Hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan y tế đánh giá công tác triển khai hoạt động PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.

b. Tổ chức nghiên cứu và phổ biến trên toàn quốc kết quả nghiên cứu về các nguy cơ gây thương tích, chi phí-hiệu quả các biện pháp can thiệp PCTNTT.

c. Phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo-Bộ Y tế xây dựng các tài liệu chuyên môn, tổ chức tập huấn về PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn và thẩm định chuyên môn các nghiên cứu, sáng kiến khoa học trong lĩnh vực PCTNTT.

11. Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý môi trường y tế trong công tác PCTNTT và bạo lực cho cán bộ công nhân viên chức và người lao động của ngành y tế.

12. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố:

a. Chỉ đạo việc xây dựng, đánh giá kế hoạch PCTNTT giai đoạn 2021- 2025 và kế hoạch hàng năm của địa phương.

b. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc thẩm quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ PCTNTT.

c. Bố trí kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động PCTNTT tại địa phương.

d. Khen thưởng, xử phạt liên quan đến hoạt động PCTNTT tại địa phương.

13. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, y tế các Bộ, ngành có trách nhiệm thực hiện chương trình PCTNTT tại địa phương, đơn vị và tập trung vào các nội dung sau:

a. Xây dựng kế hoạch hoạt động, kế hoạch ngân sách và đánh giá công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn hàng năm của địa phương trình lãnh đạo y ban nhân dân các tỉnh, thành phố phê duyệt.

b. Chỉ đạo các đơn vị y tế địa phương củng cố và tăng cường nguồn lực hệ thống ghi chép, thu thập, phân tích và báo cáo TNTT, nâng cao chất lượng ghi chép thống kê TNTT, triển khai thực hiện các công tác tuyên tuyền PCTNTT, triển khai các nghiên cứu mới về TNTT, thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại về PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn, lồng ghép nội dung PCTNTT vào các chương trình y tế tại địa phương.

c. Chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức giám sát kiểm tra các nguy cơ gây TNTT trong môi trường lao động, nâng cao năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc, tổ chức khám kiểm tra sức khỏe định kỳ trong các doanh nghiệp và trường học.

d. Chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cấp cứu, chăm sóc chấn thương thiết yếu cho đội ngũ cấp cứu tại các trạm, chốt cấp cứu 115; xây dựng các mô hình chăm sóc chấn thương trước khi đến cơ sở y tế phù hợp với điều kiện địa phương, bảo đảm cấp cứu kịp thời người bị TNTT.

đ. Chỉ đạo tổ chức nâng cao kỹ năng xây dựng chính sách, kế hoạch cho cán bộ lãnh đạo tại địa phương, các lớp tập huấn về xây dựng văn bản chính sách PCTNTT dựa vào bằng chứng.

e. Chỉ đạo đơn vị chức năng phối hợp với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác điều tra, báo cáo tai nạn lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại địa phương. Chỉ đạo thực hiện báo cáo tai nạn lao động được khám và điều trị tại các cơ sở y tế theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

14. Phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức chính trị- xã hội trung ương thực hiện các nội dung sau:

- Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: phòng, chống tai nạn lao động; triển khai Chương trình PCTNTT, đuối nước cho trẻ em.

- Bộ Giao thông - Vận tải: xây dựng các chốt sơ cứu cấp cứu trên các tuyến đường giao thông; xây dung nội dung và đào tạo về sơ cứu, cấp cứu cho các đối tượng học và thi cấp giấy phép lái xe; hướng dẫn xử trí khẩn cấp khi có tai nạn giao thông trên đường; xây dựng tài liệu hướng dẫn nghỉ ngơi đảm bảo an toàn cho lái xe đường dài; quy định về các trang thiết bị, túi/tủ/hộp sơ cấp cứu trên các phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền.

- Bộ Giáo dục - Đào tạo: xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn sơ cấp cứu cho giáo viên, học sinh các cấp về trường học an toàn, phòng chống các loại hình thương tích phổ biến ở trẻ em như tai nạn giao thông đuốiớc, bỏng, ngã theo đặc thù các cấp học.

- Bộ Công an: tập huấn cho cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông về sơ cấp cứu tai nạn giao thông, sơ cấp cứu tại cộng đồng.

- Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: củng cố và nâng cao năng lực, chất lượng các điểm sơ cấp cứu tại cộng đồng; thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người dân tại cộng đồng;

- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: tuyên truyền cho phụ nữ về phòng chống bạo lực gia đình; hướng dẫn chăm sóc, giám sát trẻ và các biện pháp sơ cứu, cấp cứu tai nạn, thương tích trẻ em trong gia đình và cộng đồng, phòng chống ngã ở người cao tuổi.

- Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực trong cộng đồng và thực hiện lối sống lành mạnh phòng chống, bạo lực, tự tử trong thanh thiếu niên; vận động đoàn viên thanh niên tham gia giao thông an toàn, phòng chống tác hại của rượu bia; tập huấn sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho đoàn viên thanh niên, thanh niên tình nguyện, phụ trách đội đoàn.

- Các tổ chức đoàn thể khác: tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống xâm hại lạm dụng trẻ em; vận động người dân tích cực tham gia xây dựng cộng đồng an hoàn toàn, PCTNTT tại địa phương.

 

PHỤ LỤC:

BẢNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN THEO THỜI GIAN

TT

Nội dung hoạt động

Tiến độ triển khai

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Dự kiến kinh phí
(triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

Trung ương

Địa phương

Vận động

Tổng

1

Mục tiêu 1: Nâng cao năng lực của ngành y tế trong chỉ đạo, tổ chức, triển khai, giám sát các hoạt động phòng chống TNTT tại cộng đồng.

6.000

39.000

6.000

51.000

1.1

Xây dựng nội dung và nhiệm vụ cụ thể công tác PCTNTT trong các luật và văn bản pháp quy của ngành y tế; xây dựng và triển khai các văn bản về khen thưởng và xử phạt trong lĩnh vực PCTNTT.

 

x

x

 

 

Cục QLMTYT và các địa phương

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Vụ Pháp chế, Cục Y tế dự phòng

500

 

1.000

1.500

1.2

Xây dựng và thực hiện kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng ngành y tế hàng năm phù hợp với loại hình TNTT đặc thù và điều kiện của địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

3.000

500

4.000

1.3

Xây dựng văn bản hướng dẫn PCTNTT tại cộng đồng khi có các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (như đại dịch COVID-19, thiên tai, thảm họa, bão lũ).

x

x

 

 

 

Cục QLMTYT và các địa phương

Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng, Vụ Pháp chế, Cục Y tế dự phòng, Cục QLKCB, Vụ KHTC

1.000

 

500

1.500

1.4

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế các tuyến về kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

1.000

15.000

2.000

18.000

1.5

Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác PCTNTT tại các tuyến và cộng đồng.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

2.000

15.000

1.000

18.000

1.6

Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế. Tổ chức tổng kết, đánh giá định kỳ 6 tháng và hàng năm kế hoạch PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế từ trung ương đến địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

1.000

6.000

1.000

8.000

2

Mục tiêu 2: Củng cố và nhân rộng các mô hình an toàn - phòng chống TNTT dựa vào cộng đồng.

8.500

98.000

45.300

146.800

2.1

Rà soát, sửa đổi và ban hành lại hướng dẫn xây dựng và công nhận cộng đồng an toàn.

x

x

 

 

 

Cục QLMTYT và các địa phương

Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Vụ Pháp chế, Cục Y tế dự phòng

500

 

500

1.000

2.2

Nhân rộng mô hình cộng đồng an toàn tại các địa phương tập trung vào các loại hình TNTT có tỉ lệ mắc và tử vong cao, ưu tiên các nhóm có nguy cơ cao. Triển khai thí điểm mô hình phòng chống ngã và phòng chống bỏng cho các nhóm có nguy cơ cao trong nội dung xây dựng cộng đồng an toàn.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

1.000

45.000

30.000

76.000

2.3

Tổ chức công nhận và công nhận lại các xã/phường đạt tiêu chuẩn cộng đồng an toàn-PCTNTT; đánh giá hiệu quả việc thực hiện mô hình và có hình thức khen thưởng đối với các địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng cộng đồng an toàn.

x

x

x

x

x

Cục LMTYT và các địa phương

 

1.000

5.000

5.000

11.000

2.4

Xây dựng các chương trình, giải pháp đặc thù để phòng, chống TNTT cho các nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

Trường YTCC

1.000

15.000

5.000

21.000

2.5

Tổ chức các hội thảo - tập huấn chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

1.000

6.000

500

7.500

2.6

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về xây dựng cộng đồng an toàn giữa các địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

Báo Sức khỏe và Đời sống, Trung tâm Truyền thông GDSK TW

500

1.000

1.000

2.500

2.7

Thực hiện kiểm tra, giám sát hỗ trợ các tỉnh/thành phố triển khai xây dựng mô hình.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

3.000

500

4.000

2.8

Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn giao thông, tai nạn thương tích và đuối nước trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường học, phòng chống tai nạn lao động trong xây dựng cộng đồng an toàn.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

Bộ GTVT, Bộ LĐTBXH, Bộ GDDT

2.000

6.000

1.000

9.000

2.9

Xây dựng và lồng ghép nội dung PCTNTT tại cộng đồng của ngành y tế trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các phong trào cộng đồng như phong trào vệ sinh yêu nước, phong trào nông thôn mới; ngày Sức khỏe thế giới; ngày Thế giới về trẻ em, người già, sức khỏe tâm thần; ngày Thế giới tưởng nhớ các nạn nhân tai nạn giao thông; tháng Thanh niên; tháng An toàn thực phẩm; tháng An toàn vệ sinh lao động; tháng Gia đình Việt Nam; chương trình Sức khỏe Việt Nam, sức khỏe trường học...

x

x

x

x

x

Các địa phương

 

500

6.000

800

7.300

2.10

Tổ chức hướng dẫn và phổ cập kiến thức về phòng chống TNTT, đảm bảo an toàn cho trẻ em dưới 5 tuổi tại các cơ sở y tế và cơ sở giáo dục.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Vụ SKBMTE và các địa phương

Bộ LĐTBXH và Bộ GDDT

500

6.000

1.000

7.500

3

Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực sơ cấp cứu TNTT, chăm sóc chấn thương trước viện và phục hồi chức năng.

8.500

208.000

31.000

247.500

3.1

Duy trì và phát triển các trạm sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông trên các quốc lộ trọng điểm theo quy định; tiếp tục xây dựng và củng cố mạng lưới cộng tác viên sơ cấp cứu tai nạn giao thông thông qua mạng lưới y tế xã, thôn bản; tổ chức các hình thức cấp cứu khác ngoài xe cứu thương như mô tô, thuyền.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB, Cục QLMTYT và các địa phương

Hội CTĐ

500

60.000

6.000

66.500

3.2

Xây dựng và triển khai hệ thống điều phối vận chuyển, cấp cứu và chăm sóc chấn thương trước khi đến bệnh viện.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB, Cục QLMTYT

Hội CTĐ

500

15.000

15.000

30.500

3.3

Rà soát, xây dựng chương trình và đào tạo cấp cứu chấn thương trong các trường đại học chuyên ngành sức khỏe

 

x

x

x

x

Trường ĐHYHN, Trường ĐHYTCC

Cục QLMTYT, Cục KHCNĐT

1.000

 

1.000

2.000

3.4

Xây dựng và cập nhật các tài liệu hướng dẫn về sơ cấp cứu tại chỗ cho các loại hình TNTT và các nhóm đối tượng khác nhau.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB, Cục QLMTYT

Hội CTĐ

500

 

500

1.000

3.5

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ y tế tuyến xã, thôn bản, cộng tác viên và các đối tượng có liên quan (như cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, thanh tra giao thông, nhân viên y tế trường học, lực lượng sơ cấp cứu tại nơi làm việc, người điều khiển và phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, nhân viên hội chữ thập đỏ...) về kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu tại chỗ cho người bị TNTT.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB và các địa phương

Hội CTĐ

1.000

30.000

1.000

32.000

3.6

Tổ chức đánh giá hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của các mô hình sơ cứu, cấp cứu TNTT tại cộng đồng.

 

x

 

x

 

Cục QLKCB, Cục QLMTYT và các địa phương

Hội CTĐ

500

 

500

1.000

3.7

Hướng dẫn và hỗ trợ việc cung cấp các trang bị túi/tủ/hộp sơ cấp cứu tại chỗ cho người bị TNTT tại cộng đồng (hộ gia đình, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, khách sạn, phương tiện giao thông công cộng, tàu thuyền, nơi công cộng như khu vui chơi giải trí, bể bơi công cộng, bến tàu/xe, sân bay...).

x

x

x

x

x

Cục QLKCB và các địa phương

Cục QLMTYT

500

10.000

500

11.000

3.8

Rà soát và bổ sung trang thiết bị chăm sóc chấn thương thiết yếu tại cơ sở y tế các tuyến theo quy định.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB và các địa phương

Cục QLMTYT

1.000

63.000

2.500

66.500

3.9

Đánh giá và đào tạo kỹ năng về chăm sóc chấn thương thiết yếu cho cán bộ y tế tại cơ sở y tế các tuyến theo quy định.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB và các địa phương

Các BV tuyến TW

1.000

6.000

500

7.500

3.10

Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tại tuyến trung ương và địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sơ cứu, cấp cứu TNTT;

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

Báo Sức khỏe và Đời sống, Trung tâm Truyền thông GDSK TW

500

12.000

2.000

14.500

3.11

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả của việc sơ cứu, cấp cứu và vận chuyển người bị TNTT.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB, Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

6.000

500

7.000

3.12

Tập huấn và triển khai thí điểm hệ thống tư vấn phục hồi chức năng tại chỗ và từ xa cho bệnh nhân TNTT và người nhà.

x

x

x

x

x

Cục QLKCB, Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

6.000

500

7.000

3.13

Xây dựng hướng dẫn sơ cấp cứu TNTT tại cộng đồng đáp ứng yêu cầu khi có các tnh huống y tế công cộng khẩn cấp (như đại dịch COVID-19, thiên tai, thảm họa, bão lũ).

x

x

 

 

 

Cục QLKCB, Cục YTDP và Cục QLMTYT

 

500

 

500

1.000

4

Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực ghi nhận, giám sát và báo cáo dữ liệu TNTT, nghiên cứu và sử dụng dữ liệu TNTT trong lập kế hoạch, triển khai và đánh giá hiệu quả các chương trình can thiệp.

14.000

32.000

11.400

57.400

4.1

Nhm hoạt động về củng cố hệ thống giám sát TNTT

 

 

 

 

4.1.1

Sửa đổi và ban hành hướng dẫn ghi chép xác định nguyên nhân TNTT tại cộng đồng và bệnh viện, chuẩn hóa phương pháp đo lường các chỉ số cơ bản về mắc và tử vong do TNTT.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Vụ KHTC và các địa phương

Trường ĐH YTCC, Trường ĐH YHN

200

 

500

700

4.1.2

Tổ chức ghi chép giám sát TNTT tại các tuyến bao gồm cộng đồng và cơ sở y tế.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

2.000

6.000

1.000

9.000

4.1.3

Rà soát khả năng đồng bộ hóa việc ghi chép, giám sát và báo cáo TNTT từ các nguồn của ngành y tế bao gồm bệnh viện và trạm y tế xã/phường để phục vụ cho công tác lập kế hoạch, giám sát, đánh giá chương trình.

x

x

 

 

 

Cục QLMTYT và Vụ KHTC

Trường ĐHYTCC, Trường ĐH YHN

200

 

300

500

4.1.4

Tổ chức tập huấn và tập huấn lại hàng năm về ghi chép, phân tích và phiên giải số liệu TNTT cho cán bộ thống kê TNTT của các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Vụ KHTC và các địa phương

Trường ĐH YTCC, Trường ĐH YHN

1.500

6.000

500

8.000

4.1.5

Tiếp tục triển khai ghi chép tai nạn lao động được khám, điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh theo Nghi định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn vệ sinh, lao động.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Cục QLKCB

Cục ATLĐ, Bộ LĐTBXH

500

6.000

500

7.000

4.1.6

Triển khai và đánh giá hệ thống giám sát điểm về TNTT tại bệnh viện và cộng đồng (ghi chép, báo cáo và phổ biến kết quả) tùy theo loại hình TNTT ưu tiên tại địa phương tập trung vào các loại hình TNTT ở các đối tượng có nguy cơ cao như người già, phụ nữ, trẻ em.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

Các bệnh viện và địa phương

3.000

5.000

2.000

10.000

4.1.7

Phổ biến cập nhật kết quả ghi chép giám sát mắc và tử vong do TNTT theo quý và theo năm.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

Trung tâm Truyền thông GDSKTW, Báo SKĐS

500

3.000

500

4.000

4.1.8

Tổ chức đánh giá và đề xuất các giải pháp liên quan đến thời gian và nội dung báo cáo TNTT nhằm nâng cao chất lượng số liệu mắc và tử vong TNTT.

 

x

 

 

 

Cục QLMTYT

Trường ĐHYTCC

500

 

500

1.000

4.2

Nhm hoạt động về tăng cường nghiên cứu TNTT

 

 

 

 

 

4.2.1

Thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành về nguyên nhân và dịch tễ học các loại hình TNTT có tỉ lệ mắc và tử vong cao trong cộng đồng như tai nạn giao thông, đuối nước, tai nạn lao động; ở các đối tượng có nguy cơ cao như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi; ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, các Trường Đại học chuyên ngành sức khỏe, bệnh viện, viện nghiên cứu và các địa phương

Các đơn vị liên quan

2.000

6.000

2.000

10.000

4.2.2

Tổ chức hội thảo, tập huấn sử dụng công cụ thống kê nâng cao, thiết kế nghiên cứu nhằm cải thiện kỹ năng thực hiện các nghiên cứu và viết báo cáo TNTT.

 

x

x

 

 

Trường ĐHYTCC

Cục QLMTYT

500

 

500

1.000

4.2.3

Tiếp cận và triển khai nghiên cứu ước tính, phân tích chi phí-hiệu quả, kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm xác định tính hiệu quả và chi phí kinh tế của các can thiệp PCTNTT.

 

 

x

 

 

Trường ĐHYTCC

Cục QLMTYT

500

 

500

1.000

4.2.4

Phối hợp với các trường đại học y và các bệnh viện tổ chức định kỳ các buổi chia sẻ nghiên cứu PCTNTT dưới các hình thức khác nhau tại hội trường hoặc trực tuyến.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Cục QLKCB và các bệnh viện, trường đại học y

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (BYT)

500

 

500

1.000

4.2.5

Tổ chức hội thảo khoa học về PCTNTT

 

x

 

x

 

Cục QLMTYT, Trường ĐH YTCC

 

500

 

500

1.000

4.2.6

Tổ chức phối hợp liên ngành, hợp tác với các tổ chức quốc tế, phi chính phủ và các trường đại học nhằm mở rộng mạng lưới các nhà nghiên cứu, sinh viên nghiên cứu khoa học và các quỹ nghiên cứu về gánh nặng và chính sách TNTT.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Trường ĐHYTCC, Trường ĐHYHN và các trường đại học chuyên ngành sức khỏe ở các địa phương

Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (BYT) và Bộ GDĐT

200

 

500

700

4.1.7

Xây dựng và chuẩn hóa chương trình, tài liệu đào tạo sinh viên đại học y, y tế công cộng và kỹ thuật viên y tế về dịch tễ học TNTT và cấp cứu TNTT để giảng dạy trong chương trình đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học.

 

x

x

x

x

Trường ĐH Y HN

Cục QLMTYT, Cục KHCN và ĐT

500

 

500

1.000

4.3

Nhóm hoạt động về tăng cường sử dụng dữ liệu TNTT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3.1

Tuyên truyền, phổ biến kết quả nghiên cứu về TNTT thông qua các hội thảo khoa học, tạp chí chuyên đề, công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế...

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

 

200

 

200

400

4.3.2

Nghiên cứu việc liên kết các bộ dữ liệu mắc và tử vong TNTT từ các hệ thống giám sát khác nhau (như y tế, công an, giao thông, lao động, trẻ em...) và với các điều tra quốc gia/địa phương nhằm tối ưu hóa việc chia sẻ và báo cáo số liệu TNTT.

 

 

x

x

 

Cục QLMTYT, Vụ KHTC

Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ LĐTBXH, Tổng Cục thống kê

200

 

200

400

4.3.3

Hỗ trợ và hướng dẫn các tỉnh/thành phố phân tích số liệu giám sát TNTT sẵn có của địa phương để đánh giá hiệu quả của can thiệp.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

 

200

700

5

Mục tiêu 5: Nâng cao nhận thức của cộng đồng, sự ủng hộ của chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan về tầm quan trọng, các biện pháp can thiệp hiệu quả phòng, chống tai nạn, thương tích.

8.000

28.000

11.300

53.300

5.1

Xây dựng các tài liệu truyền thông PCTNTT phù hợp với điều kiện và loại hình TNTT ưu tiên tại địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT Các địa phương

 

500

3.000

1.000

4.500

5.2

Đổi mới, đa dạng các hình truyền thông, tăng cường truyền thông về PCTNTT trên các mạng xã hội như facebook, youtube, zalo...

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Trung tâm truyền thông GDSK TW

 

1.500

6.000

3.000

10.500

5.3

Triển khai truyền thông về PCTNTT tại các cơ sở y tế.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Trung tâm truyền thông GDSK TW và các bệnh viện, địa phương

Cục QLKCB

500

6.000

1.000

7.500

5.4

Xây dựng sách mỏng, bộ câu hỏi về xử trí TNTT thường gặp tại gia đình cho bà mẹ mang thai, cho con bú, người chăm sóc trẻ tại trường học cho giáo viên; tại các doanh nghiệp.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Trung tâm Truyền thông GDSK TW

Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH

500

 

300

800

5.5

Tập huấn và tập huấn lại về kỹ năng truyền thông PCTNTT cho cán bộ y tế cơ sở, y tế trường học, y tế cơ quan và cán bộ làm công tác PCTNTT tại trung ương và địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT, Trung tâm Truyền thông GDSK TW

 

2.000

6.000

2.500

10.500

5.6

Tổ chức hội thảo xây dựng chính sách dựa vào bằng chứng và chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống TNTT cho các bộ, ngành, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tư nhân, các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế và doanh nghiệp.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

Trường ĐHYTCC

500

 

1.000

1.500

5.7

Xây dựng hướng dẫn phân loại các chính sách PCTNTT theo mức độ ưu tiên dựa trên các số liệu mắc và tử vong TNTT tại cộng đồng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

Trường ĐHYTCC

500

 

500

1.000

5.8

Cập nhật, dịch sang tiếng Việt và phổ biến các tài liệu chính sách và hướng dẫn PCTNTT của Tổ chức Y tế thế giới.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

 

500

 

500

1.000

5.9

Hỗ trợ, khuyến khích, có hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, hỗ trợ tích cực và có các sáng kiến trong công tác PCTNTT, xây dựng cộng đồng an toàn.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

1.000

500

2.000

5.10

Tổ chức các cuộc hp định kỳ chia sẻ, cập nhật thông tin của mạng lưới PCTNTT tại Việt Nam.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT

Trường ĐHYTCC

500

 

500

1.000

5.11

Tổ chức hoặc tham gia các đợt thanh kiểm tra, giám sát liên ngành trong công tác PCTNTT.

x

x

x

x

x

Cục QLMTYT và các địa phương

 

500

6.000

500

7.000

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

45.000

400.000

105.000

550.000

 



[1] WHO: Injruy and Violence: the facts, 2020.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác