564183

Quyết định 1647/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

564183
LawNet .vn

Quyết định 1647/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 1647/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 30/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1647/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 30/11/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1647/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH THỦY LỢI TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo g khó khăn, vưng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm ch yếu;

Căn cứ Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 4110/QĐ-BNN-TCTL ngày 19/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Trà Bng - Trà Khúc đến năm 2020 và định hưng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 30/9/2022 của HĐND tỉnh Khóa XIII Kỳ họp thứ 10 về việc Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: s 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; s 1153/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 về việc phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hưng đến năm 2050;

Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các Công văn: số 4742/BNN-PCTT ngày 22/7/2022 và số 6348/BNN-TCTL ngày 22/9/2022; kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định tại Báo cáo số 02/BC-KQTĐ ngày 23/9/2022 và đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4319/TTr-SNNPTNT ngày 24/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh nội dung tại Điều 1 Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm

a) Tuân thủ pháp luật về thủy lợi, phòng, chống thiên tai, đê điều; pháp luật khác và quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành liên quan.

b) Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch này với hệ thống quy hoạch quốc gia; làm cơ sở để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050 và lập chương trình, kế hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, phòng chng thiên tai; khai thác, sử dụng, điều hòa nguồn nước hợp lý, đảm bảo sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm; hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

c) Bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước thống nhất trên địa bàn tỉnh. Cân đối, điều hòa nguồn nước giữa các địa phương trong tỉnh, lưu vực sông, hệ thng công trình thủy lợi, thích ứng với tác động của biến đi khí hậu, phục vụ đa mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

d) Giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác thủy lợi thời gian qua, như: Chưa đầu tư đng bộ, hiện đại hóa, phát huy tối đa hiệu quả các công trình thủy lợi. Đối với hệ thống công trình thủy lợi Thạch Nham, nhiều tuyến kênh chưa được đầu tư kiên cố hóa, kéo dài, mở rộng vùng tưới; chưa điều hòa, phân phối nước hợp lý để phát huy tối đa tiềm năng nguồn nước của công trình; chưa đầu tư hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác vận hành, quản lý, khai thác công trình. Chưa quy hoạch, đầu tư hồ chứa nước để phục vụ đa mục tiêu (điều tiết lũ, cấp nước cho hạ du, điều hòa dòng chảy môi trường) trên dòng chính Sông Vệ... năng lực tiêu thoát nước của các trục tiêu chính chưa đảm bảo, nhất là các trục tiêu qua các khu đô thị, khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến đời sng và sản xuất của người dân.

đ) Giải quyết những vấn đề tồn tại trong công tác phòng, chống thiên tai mang tính bền vững, ổn định lâu dài, như: phòng, chống lũ và chính trị cho các tuyến sông lớn thuộc tỉnh, quy hoạch xây dựng đê điều, sử dụng bãi sông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị; bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất cho Nhân dân; phòng, chống sạt lở bờ biển, giảm thiểu xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản và các ngành kinh tế khác; lồng ghép công trình hạ tng khác kết hợp phục vụ phòng, chống thiên tai.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

a1) Đề xuất điều chỉnh, Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng hiện đại hóa, linh hoạt, bảo đảm cấp nước phục vụ cho dân sinh, các ngành kinh tế khác; đảm bảo an ninh nguồn nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo, quốc phòng và an ninh;

a2) Đề xuất phương án chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai có liên quan đến nước gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đi khí hậu.

b) Mục tiêu cụ thể:

b1) Về cấp nước:

- Bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội; cấp và tạo nguồn cho khu đô thị, công nghiệp, khu kinh tế... từ hệ thống công trình thủy lợi; đặc biệt quan tâm đến những vùng thường xuyên thiếu nước, như: Các xã ven biển, huyện miền núi, đảo Lý Sơn, các khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; chú trọng bảo vệ môi trường và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh, phục vụ phát triển bền vững;

- Cấp nước chủ động cho diện tích đất trồng lúa 2 vụ với mức đảm bảo tưới 85%. Trong đó, đến năm 2030 có 30% diện tích trồng lúa thực hiện phương thức canh tác tiên tiến;

- Đến năm 2030, diện tích cây trồng cạn được tưới đạt 70%, trong đó tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt 30%;

- Đảm bảo cấp, thoát nước ch động cho nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp tạo nguồn, tích trữ nguồn nước.

- Đề xuất các giải pháp điều hòa, chuyển, kết nối nguồn nước giữa các vùng thừa nước sang các vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước.

b2) Về tiêu, thoát nước:

- Chủ động tiêu, thoát nước ra các trục tiêu chính, sông chính, đảm bảo tiêu thoát vùng đồng bằng, vùng thấp trũng (vùng hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu...) phục vụ dân sinh, nông nghiệp với tần suất từ 5% đến 10%; đáp ứng yêu cầu tiêu, thoát cho khu đô thị tiêu vào hệ thống công trình thủy lợi;

- Chủ động phòng, chống lũ, ngập lụt, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư nông thôn và các hoạt động sản xuất khác;

- Bảo vệ, kiểm soát và ngăn chặn ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi đạt tiêu chuẩn cấp cho các hoạt động sử dụng nước.

b3) Về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn:

- Đề xuất giải pháp tích trữ, tạo nguồn, kết nối và chuyển nguồn nước để cấp cho dân sinh, sản xuất tại vùng thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước; bao gồm cả nguồn nước từ hồ chứa thủy điện;

- Đề xuất giải pháp kiểm soát mặn, giữ ngọt, hạn chế tác động của triều cường vùng cửa sông, ven biển.

b4) Về phòng, chống lũ, ngập lụt và một số loại hình thiên tai liên quan đến nước:

- Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của lũ, ngập lụt, úng, bi lng lòng sông, xói lở bờ sông, bờ biển..., kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình;

- Bảo đảm an toàn trước các tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến nước gây ra cho các đô thị, khu dân cư, hoạt động sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu;

- Bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy lợi;

- Củng cố, nâng cao mức đảm bảo phòng, chống lũ, ngập lụt cho các vùng, các lưu vực sông lớn; đề xuất giải pháp phòng, chống lũ, ngập lụt đảm bảo an toàn dân sinh, cơ sở hạ tầng và các hoạt động sản xuất phù hợp với đặc điểm lũ, lụt trên địa bàn tỉnh theo phương châm chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ đ bảo vệ dân cư ở vùng hạ lưu các sông: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu, với tần suất lũ 5% đến 10%; chủ động sống chung với lũ tại vùng kiểm soát lũ ở vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu;

- Xác định không gian thoát lũ, đường bao tuyến chnh trị các sông: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu.

- Đề xuất các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển trên cơ sở diễn biến và mức độ sạt lở thực tế xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các mục tiêu trên, riêng đối với sông Trà Khúc còn đảm bảo các mục tiêu cụ thể sau:

+ Điều chỉnh Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1421/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 đ phù hợp với tình hình sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực dự án, nâng cao mức đảm bảo chống lũ, thích ứng với điều kiện biến đi khí hậu.

+ Đảm bảo mức phòng chống lũ với tần suất lũ 5% đến 10% để bảo vệ dân cư, sản xuất các vụ Hè Thu, Đông Xuân (theo đúng mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển Thủy lợi Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020). Trong đó: Phòng, chống lũ chính vụ với tần suất lũ 10% đối với đoạn từ đập Thạch Nham đến Cửa Đại.

+ Định hướng đầu tư phát triển bền vững các công trình hạ tầng, khu đô thị dọc 2 bờ sông Trà Khúc đoạn từ cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại và bổ sung vào quy hoạch tnh.

+ Ưu tiên thực hiện quy hoạch điều chnh đoạn từ đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại.

+ Chỉnh trị dòng sông Trà Khúc từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại để ổn định dòng sông, chống sạt lở bờ sông và tạo cảnh quan, môi trường dọc hai bờ sông Trà Khúc.

+ Tính toán diễn biến lòng dẫn đoạn sông từ đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại để xác định đường bao tuyến chỉnh trị, đề xuất giải pháp chỉnh trị sông.

3. Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch

a) Về cấp nước:

- Đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi hiện có, gồm: Hiện trạng về an toàn công trình, hiện trạng về cấp nước, về quản lý, khai thác,...; phân tích, đánh giá các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Trên cơ sở xác định nhu cầu nước của các đối tượng dùng nước và định hướng trong giai đoạn tới, tính toán cân bằng nước với phương án khai thác hiện tại và các phương án khai thác đến năm 2030 (trong đó, kiểm tra cho giai đoạn 2021-2025) có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.

- Xác định cụ thể các vùng, khu vực bị thiếu nguồn nước để có cơ sở đề xuất giải pháp cấp nước (giải pháp công trình và phi công trình) đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tế từng vùng, khu vực, nhất là các vùng thường xuyên bị thiếu nước, như: Các xã ven biển, huyện đảo Lý Sơn, khu vực cui các tuyến kênh Thạch Nham, khu vực Nam thị xã Đức Phổ...

Trong đó, giải pháp công trình chủ yếu cần tập trung đề xuất:

+ Đề xuất đầu tư sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, kéo dài hệ thống dẫn nước, điều hòa nguồn nước từ các công trình hiện có, đảm bảo an toàn công trình, cấp nước ổn định cho các nhu cầu theo nhiệm vụ công trình, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Đề xuất đầu tư hiện đại hóa các công trình, ứng dụng công nghệ trong quản lý, vận hành hệ thống và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

+ Đề xuất giải pháp đầu tư xây dựng mới công trình hồ chứa nước lớn đa mục tiêu trên thượng nguồn các sông chính để tạo nguồn cấp nước, điều tiết lũ, điều hòa dòng chảy môi trường... và giải pháp cấp nước sản xuất, sinh hoạt ổn định, bền vững cho các huyện miền núi của tỉnh.

- Đề xuất danh mục các công trình cần ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với thực tế và nguồn lực của tỉnh.

b) Về tiêu, thoát nước:

- Đánh giá hiện trạng tiêu thoát nước hiện nay trên địa bàn tnh, nhất là các vùng sản xuất, dân cư bị trũng thấp; các khu dân cư, khu đô thị trong vùng ngập lũ của 04 sông chính; những tồn tại, bất cập và nguyên nhân.

- Trên cơ sở đánh giá hiện trạng, định hướng phát triển trong thời gian đến, tính toán, đề xuất giải pháp tiêu nước phù hợp cho từng đối tượng và từng khu vực (tiêu cho sản xuất; khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,...).

- Đề xuất danh mục các công trình cần ưu tiên đầu tư giai đoạn đến năm 2030 đảm bảo phù hợp với thực tế và nguồn lực của tỉnh.

c) Về phòng, chống thiên tai:

c1) Phòng, chng hạn hán, thiếu nước: Xác định vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước để tính toán, quy hoạch đề xuất giải pháp tích trữ, tạo nguồn, kết nối và chuyển nguồn nước để cấp cho dân sinh, sản xuất.

c2) Phòng, chống lũ:

- Khảo sát, đánh giá tình trạng mưa, lũ lụt xảy ra hàng năm, phạm vi và mức độ ảnh hưởng, tổn thất về tính mạng và tài sản. Xác định yêu cầu phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ, ngập lụt.

- Điều tra, đánh giá hiện trạng các hệ thống công trình phòng, chống lũ hiện có về quy mô, nhiệm vụ, tiêu chuẩn mức đảm bảo chống lũ thiết kế; chất lượng công trình, khả năng chống lũ thực tế, những tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

- Xem xét và kế thừa một cách khoa học, phù hợp đối với những phương án và đề xuất trong các quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị các sông, và các dự án, đề tài nghiên cứu... đã được phê duyệt trước đây.

- Tính toán thủy lực bằng mô hình 1 chiều, 2 chiều (Mike11, Mike21) theo kịch bản nền (hiện trạng) và các kịch bản phòng, chống lũ phát triển đến năm 2030 đ xác định các thông s dòng chảy và các chỉ tiêu khác theo yêu cầu điều chỉnh quy hoạch, làm cơ sở chọn phương án phòng, chống lũ (có xét đến BĐKH-NBD).

- Đề xuất các phương án phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ gây ra bng các biện pháp công trình và phi công trình. Đánh giá hiệu quả mang lại và những tác động bất lợi khi thực hiện phương án đề nghị.

- Chuẩn xác phạm vi không gian thoát lũ.

- Xác định nhiệm vụ, quy mô, sơ bộ khối lượng và khái toán vốn đầu tư công trình phòng, chống lũ và phân kỳ thực hiện.

- Riêng đối với nhiệm vụ tính toán nội dung phòng, chống lũ lưu vực sông Trà Khúc cụ thể như sau:

+ Tính toán điều tiết lũ liên hồ theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc được ban hành kèm theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy trình 911) với các tn suất thiết kế P=10%, 5% và 2%.

+ Tính toán thủy lực hệ thống sông Trà Khúc bằng mô hình Mike11 theo các kịch bản và tần suất thiết kế phục vụ bài toán mô hình 2 chiều.

+ Tính toán thủy lực hệ thống sông Trà Khúc đoạn từ đập Thạch Nham đến cửa sông bằng mô hình 2 chiều Mike 21.

+ Tính toán diễn biến lòng dẫn đoạn từ đường cao tốc đến cửa sông theo phương án chọn.

+ Xây dựng, tính toán kịch bản nền (KB0) gồm địa hình hiện trạng, có đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, có vận hành liên hồ theo Quy trình 911 (Kịch bản hiện trạng).

+ Xây dựng, tính toán các kịch bản phát triển đến năm 2030 kết hợp với các dự án sử dụng đất và các phương án nạo vét lòng dẫn chính sông Trà Khúc (có xét đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng: BĐKH-NBD).

+ Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ và chnh trị sông Trà Khúc đến năm 2030 (có xét đến BĐKH-NBD).

+ Đề xuất điều chỉnh hành lang tuyến thoát lũ trong vùng quy hoạch cho phù hợp vi hiện trạng sử dụng đất đã và đang phát triển, đảm bảo an toàn, phù hợp theo quy định của Luật Đê điều năm 2006 và Luật Phòng chống, thiên tai năm 2013.

Đối với các sông Trà Bồng, Sông Vệ và Trà Câu: Trên cơ sở Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị các sông: Trà Bồng, Sông Vệ và Trà Câu được UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định: số 986/QĐ-UBND, số 988/QĐ-UBND và s 983/QĐ-UBND ngày 22/11/2018, tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng công trình, hiện trạng bờ sông, bãi sông có thay đi từ năm 2018 đến nay và cập nhật tài liệu liên quan, cập nhật các quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư dọc sông để tính toán bổ sung (kể cả cập nhật tuyến đê Bình Minh - Bình Trung, huyện Bình Sơn).

c3) Phòng, chống sạt lbờ sông:

- Tính toán, chuẩn xác lại tuyến chỉnh trị sông, cao độ lòng sông có thể nạo vét, khai thác cát.

- Khảo sát các điểm sạt lở bờ sông, tính toán diễn biến lòng dẫn sông, dự báo xu thế biến đổi lòng sông, bờ sông, đề xuất danh mục các biện pháp, công trình chỉnh trị: Kè chng sạt lở, nạo vét, mỏ hàn,...

c4) Phòng, chống sạt lở bờ biển:

- Khảo sát các điểm sạt lở bờ biển, phân loại mức độ nguy hiểm, đề xuất danh mục các công trình chống sạt lở bờ biển phù hợp;

- Đề xuất các danh mục công trình đê biển cần đầu tư.

c5) Phòng, chống xâm nhập mặn:

Đề xuất đầu tư các tuyến đê, cống, đập ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản; bảo vệ dân cư, môi trường sinh thái ven sông, biển, thích ứng với nguy cơ nước biển dâng và những tác động xấu của biến đổi khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

4. Phương án điều chỉnh quy hoạch

a) Quy hoạch cấp nước:

a1) Cấp nước cho cây trồng:

a1.1) Giải pháp phi công trình:

- Nâng cao năng lực của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về thủy lợi.

- Tăng cường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: Kiểm định an toàn đập, lập quy trình vận hành, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, phương án bảo vệ đập, cắm mốc hành lang bảo vệ công trình, lắp đặt hệ thống thông tin cảnh báo, giám sát an toàn đập, thiết bị thủy văn chuyên dùng,... theo quy định của hệ thống pháp luật về thủy lợi.

- Xây dựng các bản đồ: hạn hán, ngập úng làm cơ sở để bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp, đề xuất cơ cấu cây trồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước; sử dụng các ging chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, canh tác tiên tiến cho cây lúa: tưi luân phiên, nông lộ phơi đến năm 2030 khoảng 11.000 ha, đáp ứng khoảng 30% diện tích.

- Áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn: Đến năm 2030 khoảng 2.500 ha, đáp ứng khoảng 30% diện tích cây trồng cạn.

- Quy hoạch và tăng cường quản lý, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác triệt để các vùng đất trống có tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Bố trí thời vụ một cách hợp lý, tránh những yếu tố bất lợi của chế độ khí hậu, thủy văn.

a1.2) Giải pháp công trình:

- Vùng Thượng lưu Trà Bồng: Sửa chữa, nâng cấp 28 công trình hiện trạng đ đảm bảo tưới tăng thêm cho 669 ha và xây dựng mới 10 công trình để đảm bảo tưới cho 1.476 ha.

- Vùng thượng lưu Trà Khúc: Sửa chữa, nâng cấp 72 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 724 ha và xây dựng mới 22 công trình để đảm bảo tưới cho 740 ha.

- Vùng thượng lưu Sông Vệ: Sửa chữa, nâng cấp 20 công trình hiện trạng để đảm bảo tưi tăng thêm cho 142 ha và xây dựng mới 10 công trình để đảm bảo tưới tăng thêm cho 1.804 ha. Trong đó, hồ Thượng Sông Vệ là công trình quy hoạch xây dựng mới quan trọng, hồ nằm trên dòng chính Sông Vệ tại vị trí có diện tích lưu vực khoảng 204 km2, dự kiến dung tích toàn bộ hồ khoảng 125 triệu m³ (dung tích này sẽ được chuẩn xác trong quá trình lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư), hồ có nhiệm vụ: giảm lũ vùng hạ du, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, lợi dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản và tạo cảnh quan, môi trường và phát điện.

- Vùng hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ:

+ Tiểu vùng hạ lưu sông Trà Bồng: Sửa chữa, nâng cấp 21 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 115 ha và xây dựng mới 02 công trình.

+ Tiểu vùng hạ lưu sông Trà Khúc: Sửa chữa, nâng cấp 21 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 22 ha và xây dựng mới 09 công trình để hỗ trợ tưới.

+ Tiểu vùng hạ lưu Sông Vệ: Sửa chữa, nâng cấp 11 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 142 ha. Xây dựng mới 02 công trình để hỗ trợ tưới.

- Vùng sông Trà Câu: Sa chữa, nâng cấp 20 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 2.034 ha và xây dựng mới 09 công trình để đảm bảo tưới cho 405 ha.

- Vùng đảo Lý Sơn: Triển khai nâng cấp hồ Thới Lới; xây dựng mới hệ thống thu gom nước mặt và bể trữ nước tập trung cấp nước cho sinh hoạt và khoảng 222 ha đất sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm.

a1.3) Một số giải pháp công trình cấp nước khác:

- Sửa chữa, nâng cấp, kiên cố, hiện đại hóa kênh chính, kênh cấp 1, kênh cấp 2 thuộc hệ thống Thạch Nham và kênh liên xã, liên huyện khác khoảng 70 km (tỷ lệ kiên cố hóa 75%); Kiên cố hóa kênh loại III khoảng 300 km (tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 70%),

- Đối với vùng Đông các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ, cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư lắp đặt các trạm bơm lấy nguồn nước từ hệ thống kênh Thạch Nham, Núi Ngang, Liệt Sơn, hệ thống kênh chìm, sông, suối, nguồn nước hồi quy phục vụ cấp nước đến các vùng xa, có cao trình tưới cao, không đảm bảo tưới tự chảy.

- Đối với vùng Thượng Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ... cn ưu tiên nguồn lực để đầu tư lắp đặt các trạm bơm lấy nguồn nước từ hệ thống kênh Thạch Nham, Núi Ngang, Liệt Sơn, hệ thống kênh chìm, sông, suối phục vụ cấp nước đến các vùng xa, có cao trình tưới cao, không đảm bảo tưới tự chảy.

a1.4) Tng hợp giải pháp cp nước cây trồng toàn tỉnh đến năm 2030:

Sửa chữa, nâng cấp 194 công trình, xây dựng mới 65 công trình, cụm công trình. Sửa chữa, nâng cấp, kiên cố, hiện đại hóa kênh chính, kênh cấp 1, kênh cấp 2 thuộc hệ thống Thạch Nham và kênh liên xã, liên huyện khác khoảng 70 km (tỷ lệ kiên cố hóa 75%). Kiên cố hóa kênh loại III khoảng 300 km (tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 70%). Toàn tnh có 865 công trình thủy lợi, cấp nước tưới cho 64.456 ha. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới đạt 81,7%; Trong đó: Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, canh tác tiên tiến cho cây lúa khoảng 11.000 ha, đáp ứng khoảng 30% diện tích; Áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến tiết kiệm nước cho cây trồng cạn khoảng 2.500 ha, đáp ứng khoảng 30% diện tích.

a2) Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản:

Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ khoảng 930 ha (nuôi trên cát 300 ha, nuôi vùng triều 630 ha), tập trung chủ yếu tại các huyện: Mộ Đức, Bình Sơn, thị xã Đức Ph. Nguồn nước chủ yếu từ kênh của hệ thng thủy lợi Thạch Nham và kênh các hồ chứa phía Tây thị xã Đức Phổ (Liệt Sơn, Núi Ngang, Diên Trường...), các sông Trường, sông Thoa.

a3) Quy hoạch cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp:

a3.1) Cấp nước cho sinh hoạt:

- Cấp nước cho sinh hoạt đô thị: Thực hiện theo Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030; Quyết định số 557/QĐ-UBND ngày 16/7/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030. Trong đó định hướng một số khu vực đô thị sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi như:

+ Nhà máy nước Đức Phổ sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước: Liệt Sơn, Cây Xoài, Diên Trường, Núi Ngang, An Thọ.

+ Nhà máy nước Di Lăng sử dụng nguồn nước từ hồ Di Lăng.

+ Nhà máy nước tập trung huyện đảo Lý Sơn sử dụng nguồn nước từ hồ Thới Lới, hệ thống thu gom nước mặt và bể trữ nước tập trung; hệ thống giếng truyền thống đảng sử dụng phát huy hiệu quả và nguồn nước ngầm với trữ lượng được phép khai thác.

+ Nhà máy nước thị trấn Ba Tơ sử dụng từ nguồn nước của hồ chứa nước Tôn Dung và sông, suối trong khu vực.

+ Các xã, phường ven biển thuộc huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ trong tương lai sử dụng bằng nguồn nước từ hồ Thượng Sông Vệ.

- Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 884/QĐ-UBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó giải pháp khai thác nguồn nước ngầm, nước ao, hồ, sông suối tại chỗ là ch yếu.

a3.2) Cấp nước các khu công nghiệp:

- Đối với khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Dung Quất:

Cấp đủ nguồn cho các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Dung Quất (Nhà máy gang thép Hòa Phát - Dung Quất 2, Nhà máy bột giấy VNT19, Nhà máy nước Vinaconex Dung Quất, Nhà máy nước VSIP, Nhà máy nước Dung Quất 2) với lưu lượng tối đa là 5,03 m³/s qua các kênh: Kênh chính Bắc, kênh B7, kênh B10 thuộc hệ thống Thạch Nham; Nhà máy gang thép Hòa Phát - Dung Quất 1, Nhà máy gang thép Hòa Phát - Dung Qut 2 tiếp tục khai thác từ nguồn nước mặt sông Trà Bồng.

- Đối với khu công nghiệp ngoài khu kinh tế Dung Quất:

+ Khu công nghiệp Quảng Phú: Nhu cầu cấp nước khoảng 8.000 m³/ngày đêm, tiếp tục sử dụng nguồn nước từ nhà máy nước thành phố Quảng Ngãi;

+ Khu công nghiệp Phổ Phong: Nhu cầu cấp nước khoảng 7.000 m³/ngày, được lấy nước từ sông Ba Liên;

+ Đối với các cụm công nghiệp nhỏ lẻ khác: lấy nước từ hệ thống thủy lợi Thạch Nham, hệ thống cấp nước thành phố Quảng Ngãi hoặc khai thác nước ngầm tại chỗ.

b) Quy hoạch tiêu, thoát nước:

b1) Vùng hạ lưu sông Trà Bồng:

Thường xuyên nạo vét, gia cố các trục tiêu, mở rộng cống tiêu qua đường đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có: (1) Sông Miếu, Bàu Ra, Bàu Lác; (2) Bầu Sen, Bầu Ấu; ... nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc các xã Bình Long, Bình Trung, Bình Nguyên (thôn Trì Bình), huyện Bình Sơn; Tiêu úng cho 95 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư trong khu vực.

b2) Vùng Bắc sông Trà Khúc:

Thường xuyên nạo vét, gia cố các trục tiêu, mở rộng cống tiêu qua đường đảm bảo tiêu t chảy tại các trục tiêu hiện có: (1) Trục tiêu VSIP (giai đoạn 3); (2) Trục tiêu Sơn Tịnh; nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc xã Tịnh Hà huyện Sơn Tịnh... Tiêu úng cho 4.560 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư, khu đô thị trong khu vực.

b3) Vùng Nam sông Trà Khúc:

Thường xuyên nạo vét, nắn dòng, gia cố, mở rộng các trục tiêu, kênh tiêu, sông nội vùng đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có: (1) Trục tiêu Tư Nghĩa; (2) La Châu; (3) Đồng Tràm; (4) Bầu Lăng; (5) Phước Giang; nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành và các trục tiêu khác... Tiêu úng cho 185 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư, khu đô thị trong khu vực.

b4) Vùng tiêu sông Thoa - Trà Câu:

- Vùng ven sông Thoa: Tiếp tục nạo, vét, khơi thông, nắn dòng các trục tiêu trong vùng tiêu úng sông Thoa để đảm bảo tiêu úng, ổn định sản xuất cho khoảng 2.800 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư trong khu vực.

- Nạo vét, kiên cố kênh tiêu Tứ Đức để đảm bảo tiêu thoát cho 1.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở 04 xã: Đức Hiệp, Đức Chánh, Đức Nhuận, Đức Thắng, huyện Mộ Đức.

- Vùng nước nổi Phổ An, Phổ Khánh (thị xã Đức Phổ): Xây dựng 5 km kênh tiêu để dẫn tiêu vào sông Thoa ra cửa Mỹ Á, đảm bảo tiêu úng khoảng 120 ha; Xây dựng kênh thoát nước chống ngập úng các xã ven biển (xã Phổ An, xã Phổ Khánh, phường Phổ Quang, phường Phổ Vinh), thị xã Đức Phổ; Nạo vét trục tiêu Sông Tiêu. ;

- Vùng đầm Lâm Bình: Nạo vét khoảng 5km kênh tiêu, từ đầm Lâm Bình đến sông Trường đảm bảo tiêu úng cho khoảng 300 ha.

c) Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông:

c1) Giải pháp phòng chống lũ:

c1.1) Biện pháp phi công trình:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách: Rà soát các chính sách hỗ trợ phục hồi sau lũ bão; rà soát chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị ngập; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; xây dựng bản đ rủi ro thiên tai với các kịch bản khác nhau phục vụ công tác tham mưu, điều hành phòng, chống thiên tai.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nâng năng lực đội ngũ cán bộ: Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo phòng, chống và giảm nhẹ lũ lụt; đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác phòng, chng thiên tai, đội xung kích cơ sở; tập huấn lái xuồng/ghe máy cho thành viên đội xung kích tại các xã ven biển, các xã thường xuyên bị lũ, ngập lụt.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tỉnh: Lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn chuyên dùng và tổ chức quản lý vận hành để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; sử dụng tin nhắn cảnh báo thiên tai sớm qua hệ thng vin thông và mạng xã hội.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; đào tạo, tập huấn kỹ năng phòng, chng thiên tai cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chng thiên tai (đặc biệt là các lực lượng xung kích).

- Trồng và bảo vệ rừng: Đẩy mạnh việc quy hoạch trồng cây chắn sóng, chn gió, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm đảm bảo tỷ lệ che phủ và nâng cao chất lượng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học công nghệ: Tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tránh trú bão.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, nhất là khu vực thường xuyên bị ngập lụt.

c1.2) Biện pháp công trình:

c1.2.1) Lưu vực sông Trà Khúc:

- Tần suất phòng, chống lũ chính vụ: PCL = 10%.

- Trường hợp tính toán của phương án chọn (Kịch bản 4-1):

Tính toán điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chính vụ với tn suất 10% trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất vùng quy hoạch và cập nhật các dự án mới, như: Các tuyến đường cũ được nâng cấp, tuyến đường mới, cầu mới, đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, khu dân cư An Phú (đảo An Phú), xã Tịnh An; các dự án khu dân cư, khu đô thị, công viên, khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Cổ Lũy dọc hai bên bờ sông Trà Khúc đoạn từ cầu đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nng đến Cửa Đại, có sự tham gia vận hành điều tiết lũ của các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở thượng lưu (Nước Trong, Đăkđrinh) theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc (ban hành kèm theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) và có xét đến các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới nhất.

(Chi tiết tại Phụ lục 01 - Cao trình mực nước ln nhất, lưu lượng ln nhất và chiều rộng phạm vi không gian thoát lũ chính tính toán tại một số mặt cắt đại diện (kịch bản 4-1) kèm theo)

- Phương án quy hoạch:

Không gian thoát lũ được lựa chọn trên cơ sở kịch bản chọn, nắn chỉnh tuyến trơn, thuận, tạo mỹ quan đô thị cho thành phố Quảng Ngãi. Cụ thể:

+ Ranh giới không gian thoát lũ phía bờ Bắc: Đập Thạch Nham; tuyến kênh chính Bắc; thôn Phước Thọ, xã Tịnh Giang nối theo tuyến đường dân sinh đến thôn An Bình Trai, xã Tịnh Đông; tuyến đường dân sinh ven sông đến thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn; tuyến đường dân sinh sát bờ sông đến cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi; đường Tế Hanh, thành phố Quảng Ngãi; tuyến đường Hoàng Sa; đồng Gò Láng, xã Tịnh An; xóm Lân, xã Tịnh Long; đường Hoàng Sa; thôn An Đạo, xã Tịnh Long; cầu Cổ Lũy, xã Tịnh Khê.

+ Ranh giới không gian thoát lũ phía bờ Nam: Đập Thạch Nham; tuyến tỉnh lộ 623B; thôn 4, xã Nghĩa Lâm; tỉnh lộ 623B; thôn An Lạc Nam, xã Nghĩa Thắng; theo tuyến đường dân sinh đến thôn Xuân Phổ, xã Nghĩa Kỳ; cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi; đê Bàu Công; đê bao thành phố Quảng Ngãi; đường Trường Sa.

Ranh giới không gian thoát lũ phía bờ Bắc và phía bờ Nam sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại được quy hoạch là tuyến khép kín; còn lại từ thượng lưu đường cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến hạ lưu đập Thạch Nham được quy hoạch là tuyến không khép kín.

(Chi tiết tại Phụ lục 02 - Toạ độ ranh giới không gian thoát kèm theo)

- Biện pháp công trình phòng, chống lũ:

+ Phía bờ Bắc: Xây dựng mới 01 tuyến đê, kè (kết hp đường) bờ Bắc từ hạ lưu cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến hạ lưu cầu Trường Xuân (chiều dài: 4,12 km, cao trình đỉnh đê đảm bảo chống lũ với tần suất 10%). Khu vực bãi từ đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc đến xã Tịnh Khê (khu vực được điều chỉnh ranh giới không gian thoát lũ) được lựa chọn cao trình chống lũ phù hợp, đảm bảo chống lũ với tần suất 10%.

+ Phía bờ Nam: Xây dựng mới, nâng cấp tuyến đê, kè (kết hợp đường) bờ Nam từ cầu Trà Khúc 1 đến bến Tam Thương (chiều dài khoảng: 1,23 km; cao trình đỉnh đê khép kín theo cao trình hiện trạng của đê bao thành phố Quảng Ngãi và đường Trường Sa, không cao hơn cao trình tuyến đê Đông hiện trạng).

+ Vùng bãi nổi đảo An Phú: Nâng cao trình chống lũ của phần quy hoạch khu dân cư và cơ sở hạ tng thiết yếu đảo An Phú như: Trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc,... đến cao trình khoảng +7,87m (phía đầu đảo) và + 6,80m (phía cuối đảo). Riêng các công trình công cộng phục vụ vui chơi, giải trí, công viên cây xanh... của đảo An Phú tùy theo quy hoạch chi tiết 1/500 xung quanh Đảo An Phú (phân mặt ngoài tiếp giáp với sông Trà Khúc) để lựa chọn cao trình chống lũ khoảng +5,50m đến +6,80m cho phù hợp.

c1.2.2) Lưu vực sông Trà Bồng:

Xây dựng tuyến đê chống lũ Bình Trung - Bình Minh bảo vệ vùng dân cư, một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã: Bình Trung, Bình Minh, với cao trình thiết kế đê đảm bảo chống lũ với tn suất 10%, tổng chiều dài tuyến đê 4.320 m.

c1.2.3) Lưu vực Sông Vệ:

- Nạo vét lòng dẫn tuyến chỉnh trị Sông Vệ từ xã Hành Tín Tây đến Ca L.

- Xây dựng hồ chứa đa mục tiêu Thượng Sông Vệ, với dung tích phòng lũ cho hạ du khoảng 50 triệu m³.

- Nạo vét bãi bồi dọc Sông Vệ tại các khu vực xã: Hành Tín Đông, Hành Tín Tây, Bàn Thới, Hành Thịnh, Hành Thiện, Hành Phước (huyện Nghĩa Hành); xã Đức Hiệp, Đức Nhuận, Đức Thắng, Đức Lợi (huyện Mộ Đức); xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa).

- Nạo vét và ổn định Cửa Lở, xây dựng 2 tuyến đê ngăn bùn cát phía Đông Cửa Lở, với tổng chiều dài 1.350 m.

- Nạo vét m rộng Sông Vệ đoạn chảy qua khu vực đèo Quán Thơm, với độ dài tuyến nạo vét 2,3 km, bề rộng nạo vét 150÷170 m, độ sâu đáy nạo vét +1,8 ÷ +2 m.

c1.2.4) Lưu vực sông Trà Câu:

- Nạo vét lòng dẫn tuyến chỉnh trị sông Trà Câu từ hạ lưu đập tràn hồ chứa Núi Ngang đến cửa Mỹ Á.

- Tiếp tục thực hiện nạo vét, khơi thông dòng chảy thoát lũ của sông Trà Câu đoạn từ thôn Mỹ Thuận, xã Phổ Thuận đến thôn Sa Bình, phường Phổ Minh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, với tổng chiều dài 5.900 m.

c2) Giải pháp nạo vét, chỉnh trị sông:

c2.1) Lưu vực sông Trà Khúc:

Phương án nạo vét, chỉnh trị như sau:

(i) Đoạn 1 (từ hạ lưu đập Thạch Nham đến suối Lâm): Mặt cắt ổn định B: 250 m, cao trình đáy: +7,70 m;

(ii) Đoạn 2 (từ thôn Minh Long đến thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh): Mặt cắt ổn định B: 200 m, cao trình đáy: +5,37 m;

(iii) Đoạn 3 (từ thôn Minh Thành đến thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà): Mặt cắt ổn định B: 270 m, cao trình đáy: +0,71m;

(iv) Đoạn 4 (khối lượng nạo vét khoảng: 3,96 triệu m³): Thôn Thọ Lộc Tây, xã Tịnh Hà đến cầu Trà Khúc 2 (K21+478-K27+454) gồm: (1) Đoạn qua khu vực bãi Trường Xuân: Mặt cắt n định B: 360 m, cao trình đáy: -1,5 m; (2) Đoạn từ cầu Trường Xuân đến cầu Trà Khúc 2: Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Bắc B: 250 m, cao trình đáy: -2,1 m; Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Nam B: 150m, cao trình đáy: -2,1 m.

(v) Đoạn 5 (khối lượng nạo vét khoảng: 1,7 triệu m³): Đoạn từ cầu Trà Khúc 2 đến thôn 3, xã Nghĩa Dũng (K27+454 - K30+720): Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Bắc B: 150 m, cao trình đáy: -2,21 m; Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Nam B: 250 m, cao trình đáy: -2,21 m.

(vi) Đoạn 6-1: Tuyến phía bờ Bắc đoạn từ đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc đến xóm Lân, xã Tịnh Long và tuyến phía bờ Nam đoạn qua xã Nghĩa Dũng (K30+720 - K32+850): Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Bắc B: 150 m, cao trình đáy: -2,23 m; Mặt cắt ổn định tuyến phía bờ Nam B: 250m, cao trình đáy: -2,23 m.

(vii) Đoạn 6-2 (từ xóm Lân đến thôn An Đạo, xã Tịnh Long): Mặt cắt ổn định B: 350 m, cao trình đáy: -2,23 m;

(viii) Đoạn 7 (Đoạn từ thôn An Đạo, xã Tịnh Long đến Cửa Đại): Mặt cắt ổn định B: 500 m, cao trình đáy: -3,72 m.

c2.2) Lưu vực sông Trà Bồng:

Nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị sông Trà Bồng với 12 đoạn sông từ thôn Bình Thanh, xã Trà Bình đến thôn Sơn Trà 1, xã Bình Đông (Km0 ÷ Km27+142). Bề rộng ổn định từ mặt cắt TB1 ÷ TB6 (K0-K14+896): 105 m ÷ 190 m; từ TB6 ÷ TB7 (K14+896 ÷ K17+901): 109 m ÷ 20 m; TB7 ÷ TB8 (K19+730): 120 m; TB8 ÷ TB9 (K3+150, phụ lưu 1): 120 m ÷ 75 m; TB9 ÷ TB10 (K21+923): 75 m ÷ 90 m; TB10 ÷ TB11 (K1+942, phụ lưu 1): 90 m ÷ 80 m; TB11 ÷ TB12 (K23+993): 80 m ÷ 200 m; TB12 ÷ TB13 (K27+142): 200 m ÷ 205 m.

c2.3) Lưu vực Sông Vệ:

Nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị Sông Vệ với 14 đoạn sông từ Thôn Nhơn Lộc 1, xã Hành Tín Đông đến thôn Tân Mỹ 2 xã Đức Lợi (Km0÷Km27+251). Bề rộng ổn định từ mặt cắt SV1(K0)÷SV5 (K0-K6+473):160m÷210m; từ SV5÷SV7 (K10+016): 210m÷140m; SV7÷SV8 (K14+076): 140m ÷ 190m; SV8÷SV9 (K15+880): 190m÷150m; SV9÷SV11 (K19+813): 150m ÷ 180m; SV11÷SV12 (K21+533): 180m ÷ 230m; SV12÷SV13 (K23+866): 230m ÷ 240m; SV13÷SV14 (K25+679): 240m ÷ 210m; SV14÷SV15 (K27+251): 210m ÷ 230 m.

c2.4) Lưu vực sông Trà Câu:

Nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị sông Trà Câu được với 13 đoạn sông từ Thôn Trung Liêm, xã Phổ Phong đến Tổ dân ph 4 (thôn Hải Môn cũ), phường Ph Minh (Km0÷Km22+322). Bề rộng ổn định từ mặt cắt TC1 (K0)÷TC2(K0-K0+913): 35m; từ TC2÷TC3 (K3+019): 35m÷50m; TC3÷TC4 (K4+994): 50m÷45 m; TC4÷TC5 (K6+612): 45m; TC5÷TC6 (K9+193): 45m÷50m; TC6 ÷ TC7 (K10+933): 50 m; TC7÷TC8 (K13+052): 50m÷60 m; TC8÷TC9 (K14+074): 60m÷70m; TC9÷TC10 (K14+934): 70m; TC10÷TC11 (K16+822): 70m÷85m; TC11÷TC12 (K18+125): 85m÷80 m; TC12 ÷ TC13 (K19+311): 80m; TC13÷TC14 (K22+322): 80m÷150 m.

d) Các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển:

d1) Xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển để bảo vệ an toàn các khu dân cư, đô thị, công trình cơ sở hạ tầng và bảo vệ sản xuất.

d2) Ưu tiên các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bằng giải pháp kè cứng, kiên cố đối với các khu vực sạt lở đông dân cư, khu vực sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng cơ sở hạ tng và các khu vực định hướng phát triển đô thị; đối với các vị trí sạt lở các khu vực khác; khuyến cáo sử dụng các giải pháp phi công trình.

d3) Đối với những vị trí sạt lở phát sinh ngoài dự báo, cần đánh giá mức độ nguy hiểm, ưu tiên xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở có mức độ đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng người dân và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trong khu vực theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và Quy chế xử lý sạt l bờ sông, bờ biển đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011.

đ) Giải pháp hạn chế xâm nhập mặn:

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các đập ngăn mặn: Bình Nguyên, Bình Phước (hạ lưu sông Trà Bồng), nâng cấp đập ngăn mặn Hiền Lương, Đức Lợi, Khê Hòa, Cầu Chùa; tu bổ thường xuyên, gia cố các tuyến đê hiện trạng vùng cửa sông ven biển, kiên cố, nâng cấp đê Phổ Minh (giai đoạn 2),... kết hợp giải pháp công trình, phi công trình đối với các vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn khác.

e) Danh mục các công trình (dự án) ưu tiên đầu tư:

(Chi tiết tại các Phụ lục 3, 4, 5 kèm theo)

g) Đối với các nội dung Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị các sông: Trà Khúc, Trà Bồng, Sông Vệ, Trà Câu không được cập nhật tại Quyết định này thì áp dụng theo các Quyết định: số 1421/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại (giai đoạn 2015-2024); số 986/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Bồng (đoạn từ xã Trà Bình đến ca Sa Cần) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 988/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị Sông Vệ (đoạn từ xã Hành Tín Tây đến cửa Lở) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; số 983/QĐ-UBND ngày 22/11/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Câu (đoạn từ hạ lưu đập tràn xả lũ hồ chứa nước Núi Ngang đến của Mỹ Á) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

5. Khái toán kinh phí thực hiện quy hoạch

a) Tổng kinh phí: Khoảng 8.166 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tư công trình cấp nước: 4.608 tỷ đồng,

+ Đầu tư công trình tiêu úng: 349 tỷ đồng,

+ Biện pháp phòng, chống lũ: 910 tỷ đồng,

+ Công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển: 2.299 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 6 kèm theo)

b) Dự kiến nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách trung ương: 3.233 tỷ đồng,

- Ngân sách tỉnh: 3.098 tỷ đồng,

- Ngân sách huyện: 835 tỷ đồng,

- Vốn vay ODA: 1.000 tỷ đồng.

c) Một số giải pháp huy động vốn

- Huy động nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, vốn ODA, từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa... để đầu tư các công trình thy lợi vừa và lớn, công trình phòng, chống thiên tai (đê điều, chống sạt l bờ sông, bờ biển, chống xâm nhập mặn).

- Các công trình thủy lợi nhỏ miền núi có tính độc lập: Nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình MTQG và ngân sách tỉnh...

- Các công trình thủy lợi nh thuộc các huyện đồng bằng: Nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, ngân sách tnh, ngân sách huyện, xã và đóng góp của người dân...

- Kiên cố hóa kênh mương loại III: Nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình MTQG, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã và đóng góp của người dân...

- Nâng cấp, hiện đại hóa, kiên cố các tuyến kênh chính, cấp 1, cấp 2 Thạch Nham: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ODA, ngân sách tỉnh,...

- Các công trình cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Nhà nước đầu tư tạo nguồn, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cấp nước đến từng cơ sở cụ thể.

6. Thời gian thực hiện quy hoạch: Đến năm 2030.

Điều 2. Định hướng phát triển thủy lợi và phòng, chống thiên tai tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2050, với những nội dung chính như sau:

1. Về cấp nước

a) Cấp nước cho cây trồng:

a1) Giải pháp phi công trình:

- Nâng cao năng lực của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi; rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách về thủy lợi.

- Tăng cường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước: Kiểm định an toàn đập, lập quy trình vận hành, phương án ứng phó với tình huống khẩn, phương án bảo vệ đập, cắm mốc hành lang bảo vệ công trình, lắp đặt hệ thống thông tin cảnh báo, giám sát an toàn đập, thiết bị thủy văn chuyên dùng,... theo quy định của hệ thống pháp luật về thủy lợi.

- Xây dựng các bản đồ: hạn hán, ngập úng làm cơ sở để bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, làm cơ sở đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và đề xuất cơ cấu cây trồng bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước; sử dụng các giống chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, canh tác tiên tiến cho cây lúa: khoảng 21.600 ha, đáp ứng khoảng 60% diện tích.

- Áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn: khoảng 7.000 ha, đáp ứng khoảng 60% diện tích.

- Quy hoạch và tăng cường quản lý, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp phù hợp với tiềm năng đất đai, thích ứng với biến đổi khí hậu, khai thác triệt để các vùng đất trống có tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Bố trí thời vụ một cách hợp lý, tránh những yếu t bất lợi của chế độ khí hậu, thủy văn.

a2) Giải pháp công trình;

- Vùng thượng Trà Bồng: Sửa chữa, nâng cấp 06 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 35 ha và xây dựng mới 14 công trình để đảm bảo tưới cho 446 ha.

- Vùng thượng Trà Khúc: Sửa chữa, nâng cấp 42 công trình hiện trạng để đảm bảo tưới tăng thêm cho 370 ha và xây dựng mới 84 công trình đ đảm bảo tưới cho 3.003 ha.

- Vùng thượng Sông Vệ: Sa chữa, nâng cấp 08 công trình hiện trạng để ổn định diện tích tưới và xây dựng mới 20 công trình để đảm bảo tưới cho 378 ha.

- Vùng hạ lưu sông Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ

+ Tiểu vùng hạ lưu sông Trà Bồng: Sửa chữa, nâng cấp 08 công trình hiện trạng để ổn định diện tích tưới. Xây mới 02 công trình để hỗ trợ tưới cho đập Thạch Nham.

+ Tiểu vùng hạ lưu sông Trà Khúc: Đầu tư nâng cấp 12 công trình để ổn định diện tích tưới.

+ Tiểu vùng hạ lưu Sông Vệ: Đầu tư nâng cấp 12 công trình để ổn định diện tích tưới. Xây dựng mới 01 công trình để hỗ trợ tưới.

- Vùng sông Trà Câu: Sửa chữa, nâng cấp 08 công trình hiện trạng để tưới tăng thêm cho 442 ha và xây dựng mới 08 công trình đ đảm bảo tưới cho 233 ha.

- Huyện đảo Lý Sơn: Tiếp tục áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

a3) Một số giải pháp công trình cấp nước khác:

- Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp, kiên cố, hiện đại hóa kênh chính, cấp 1, cấp 2 thuộc hệ thống Thạch Nham và kênh liên xã, liên huyện khác khoảng 100 km; kiên cố hóa kênh loại III khoảng 700 km (tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 100%).

- Đối với vùng Đông các huyện: Bình Sơn, Mộ Đức, thị xã Đức Phổ, cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư lắp đặt các trạm bơm lấy nguồn nước từ hệ thống kênh Thạch Nham, Núi Ngang, Liệt Sơn, hệ thống kênh chìm, sông, suối, nguồn nước hồi quy phục vụ cấp nước đến các vùng xa, có cao trình tưới cao, không đảm bảo tưới tự chảy.

- Đối với vùng Thượng Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ gồm các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Sơn Hà, Minh Long, Mộ Đức và thị xã Đức Ph... cn ưu tiên nguồn lực đ đầu tư lắp đặt các trạm bơm lấy nguồn nước từ hệ thống kênh Thạch Nham, Núi Ngang, Liệt Sơn, hệ thống kênh chìm, sông, suối phục vụ cấp nước đến các vùng xa, có cao trình tưới cao, không đảm bảo tưới tự chảy.

a4) Tổng hợp giải pháp cấp nước cây trồng toàn tỉnh đến năm 2050:

Sửa chữa, nâng cấp 96 công trình, xây dựng mới 129 công trình. Tiếp tục sửa chữa, nâng cấp, kiên cố, hiện đại hóa kênh chính, cấp 1, cấp 2 thuộc hệ thng Thạch Nham và kênh liên xã, liên huyện khác khoảng 100 km. Tiếp tục kiên cố hóa kênh loại III khoảng 700 km (tỷ lệ kiên cố hóa đạt khoảng 100%). Toàn tnh có 994 công trình, cụm công trình, cấp nước tưới được cho 69.163 ha. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới từ công trình thủy lợi đạt 87,9%. Trong đó áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, canh tác tiên tiến cho cây lúa: khoảng 21.600 ha, đáp ứng khoảng 60% diện tích; Áp dụng kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn: khoảng 7.000 ha, đáp ứng khoảng 60% diện tích. Diện tích cây hằng năm chưa chủ động nguồn nước khoảng 9.743 ha tập trung chủ yếu các huyện miền núi như Sơn Tây, Sơn Hà, Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, nghiên cứu chuyển sang trồng cây có khả năng chịu hạn, có giá trị kinh tế cao.

b) Cấp nước cho nuôi trồng thủy sản

Nghiên cứu khai thác nguồn nước từ hệ thống đường ống hồ Thượng Sông Vệ (công trình dự kiến xây dựng) để cấp nước nuôi trồng thủy sản cho huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ. Vùng nuôi tôm trên cát huyện Bình Sơn thì sử dụng nguồn nước từ hệ thống Thạch Nham và khai thác nguồn nước ti chỗ.

c) Cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp:

c1) Cấp nước cho sinh hoạt:

- Cấp nước cho sinh hoạt đô thị: Tiếp tục sử dụng nguồn nước từ các công trình thủy lợi. Cụ thể:

+ Nhà máy nước Đức Phổ sử dụng nguồn nước từ hồ chứa nước: Liệt Sơn, Cây Xoài, Diên Trường, Núi Ngang, An Thọ.

+ Nhà máy nước Di Lăng sử dụng nguồn nước từ hồ Di Lăng.

+ Nhà máy nước tập trung huyện đảo Lý Sơn sử dụng nguồn nước từ hồ Thới Lới, hệ thng thu gom nước mặt và bể trữ nước tập trung; hệ thống giếng truyền thống đang sử dụng phát huy hiệu quả và nguồn nước ngầm với trữ lượng được phép khai thác.

+ Nhà máy nước thị trấn Ba Tơ sử dụng từ nguồn nước của hồ chứa nước Tôn Dung và sông, suối trong khu vực.

+ Đối với các xã, phường ven biển thuộc huyện Mộ Đức, thị xã Đức Phổ hướng sử dụng nước trong tương lai được cấp từ nguồn nước của hồ Thượng Sông Vệ.

- Cấp nước cho sinh hoạt nông thôn: Tiếp tục thực hiện giải pháp khai thác nguồn nước ngầm, nước ao, hồ, sông suối tại chỗ là ch yếu.

c2) Cấp nước các khu công nghiệp:

- Đối với Khu kinh tế (KKT) Dung Quất: Tiếp tục sử dụng nguồn nước từ sông Trà Bồng; hệ thống Thạch Nham để cấp nước cho KKT Dung Quất với lưu lượng tối đa 5,03 m³/s; Nghiên cứu đề xuất bổ sung nguồn nước cho KKT Dung Quất được cấp trực tiếp từ hồ Nước Trong.

- Đối với các khu công nghiệp (KCN) ngoài Khu kinh tế Dung Quất: KCN Quảng Phú, KCN Phổ Phong và các khu, cụm công nghiệp nhỏ lẻ khác tiếp tục ly nước từ hệ thống thủy lợi Thạch Nham, hệ thống cấp nước thành phố Quảng Ngãi hoặc khai thác nước ngầm tại chỗ.

2. Về tiêu, thoát nước

a) Vùng hạ lưu sông Trà Bồng:

Tiếp tục nạo vét, gia cố các trục tiêu, mở rộng cống tiêu qua đường đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có và xây dựng mới các trục tiêu khác: (1) Ngõ Bằng - Đập Đá; (2) Sông Miếu, Bàu Ra, Bàu Lác; (3) Bầu Sen, Bầu u; (4) Long Xuân, Long Mỹ, Long Yên; (5) Tân Phước; (6) Đồng Cụ, Phá Lê; (7) Ruộng đp, Đồng Chung, Đồng Củ...nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc các xã Bình Long, Bình Trung, Bình Nguyên (thôn Trì Bình), huyện Bình Sơn và các trục tiêu khác. Tiêu úng cho 280 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư trong vùng.

b) Vùng Bắc sông Trà Khúc:

Tiếp tục nạo vét, gia cố các trục tiêu, m rộng cng tiêu qua đường đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có và xây dựng mới các trục tiêu khác.: (1) Trục tiêu Suối Kinh; (2) Trục tiêu Sơn Tịnh; (3) Trục tiêu Sông Đông; (4) Trục tiêu Nậm Giang - Phú Vinh; (5) Trục tiêu Nguyệt Nga; nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc xã Tịnh Hà huyện Sơn Tịnh... và các trục tiêu khác... Tiêu úng cho 330 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho khu dân cư, khu đô thị trong khu vực.

c) Vùng Nam sông Trà Khúc:

Tiếp tục nạo vét, nắn dòng, gia cố, m rộng các trục tiêu, kênh tiêu, sông nội vùng đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có và xây dựng mới các trục tiêu khác: (1) Trục tiêu Tư Nghĩa; (2) La Châu; (3) Đồng Tràm; (4) Bầu Lăng; (5) Phước Giang; nạo vét các kênh tiêu lân cận đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi để tăng khả năng tiêu úng, thoát lũ thuộc thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành và các trục tiêu khác... Tiêu úng cho 740 ha đất sản xuất nông nghiệp và giảm ngập cho các khu dân cư, khu đô thị trong khu vực.

d) Vùng tiêu sông Thoa - Trà Câu:

Tiếp tục nạo vét, nắn dòng, gia cố, mở rộng các trục tiêu, kênh tiêu, sông nội vùng đảm bảo tiêu tự chảy tại các trục tiêu hiện có và xây dựng mới các trục tiêu khác.

3. Về phòng chống lũ và chỉnh trị sông

a) Giải pháp phòng chống lũ:

a1) Biện pháp phi công trình:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách: Rà soát các chính sách hỗ trợ phục hồi sau lũ bão; rà soát chính sách hỗ trợ vùng thường xuyên bị ngập; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai với các kịch bản khác nhau phục vụ công tác tham mưu, điều hành phòng, chống thiên tai. Rà soát quy hoạch, kế hoạch.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ: Kiện toàn tổ chức bộ máy chỉ đạo phòng, chng và giảm nhẹ lũ lụt; đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai, đội xung kích cơ sở; tập huấn lái xuồng/ghe máy cho thành viên đội xung kích tại các xã ven biển, các xã thường xuyên bị lũ, ngập lụt.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo cấp tnh: Lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm Khí tượng thủy văn chuyên dùng và tổ chức quản lý, vận hành để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; sử dụng tin nhắn cảnh báo thiên tai sớm qua hệ thống viễn thông và mạng xã hội.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai; đào tạo, tập huấn kỹ năng phòng, chng thiên tai cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chng thiên tai (đặc biệt là các lực lượng xung kích).

- Trồng và bảo vệ rừng: Đẩy mạnh việc quy hoạch trồng cây chắn sóng, chn gió, rừng phòng hộ đu nguồn nhằm đảm bảo tỷ lệ che phủ và nâng cao chất lượng rừng; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tăng cường năng lực quản lý thiên tai và ứng dụng khoa học, công nghệ: Tăng cường hợp tác với các đối tác phát triển, nhà tài trợ, cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới về phòng, chống thiên tai, nhất là về dự báo, cảnh báo thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tránh trú bão.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, nhất là khu vực thường xuyên bị ngập lụt.

a2) Biện pháp công trình:

a2.1) Lưu vực sông Trà Khúc:

- Tần suất phòng, chống lũ chính vụ:

+ Từ đập Thạch Nham đến cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi: Phòng, chống lũ chính vụ tần suất PCL1 = 10%.

+ Từ đường cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại: Phòng, chống lũ chính vụ tần suất PCL2 = 5%.

- Trường hợp tính toán của phương án chọn (Kịch bản 6-2): Tính toán điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ chính vụ với tần suất 10% và 5% trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất vùng quy hoạch và cập nhật các dự án mới như: các tuyến đường cũ được nâng cấp, tuyến đường mới, cầu mới, đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc, khu dân cư An Phú (đảo An Phú), xã Tịnh An; các dự án khu dân cư, khu đô thị, công viên, khu neo đậu tránh trú bão kết hợp cảng cá Cổ Lũy dọc hai bên bờ sông Trà Khúc đoạn từ cầu đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nng đến Cửa Đại, có sự tham gia vận hành điều tiết lũ của các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện ở thượng lưu (Nước Trong, Đăkđrinh) theo Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Trà Khúc (ban hành kèm theo Quyết định s 911/QĐ-TTg ngày 25/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ) và có xét đến các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới nhất.

(Chi tiết tại Phụ lục 07 - Cao trình mực nước lớn nhất, lưu lượng lớn nhất và chiều rộng phạm vi không gian thoát lũ chính tính toán tại một số mặt cắt đại diện (kịch bản 6-2) kèm theo)

- Phương án quy hoạch:

Không gian thoát lũ được lựa chọn trên cơ sở kịch bản KB6-2, nắn chỉnh tuyến trơn, thuận, tạo mỹ quan đô thị cho thành phố Quảng Ngãi. Ranh giới không gian thoát lũ được xác định như trong giai đoạn đến năm 2030 (đã trình bày tại mục a2.1 ở phần trên).

(Chi tiết tại Phụ lục 02 - Toạ độ ranh giới không gian thoát lũ kèm theo)

- Biện pháp công trình phòng, chống lũ:

+ Phía bờ Bắc: Xây dựng tường chống lũ bờ Bắc đoạn từ hạ lưu cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc: chiều dài 10,05 km, cao độ đỉnh tường đảm bảo cao độ chống lũ với tần suất 5%. Khu vực bãi từ hạ lưu đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc đến xã Tịnh Khê: Tùy theo yêu cầu phòng, chống lũ cụ thể cho các đối tượng trong khu vực (sau khi đầu tư theo quy hoạch xây dựng) để quyết định hình thức công trình chống lũ cho phù hợp, đảm bảo cao độ chống lũ với tần suất 5%.

+ Phía bờ Nam: Xây dựng, nâng cấp tuyến đê bờ Nam gồm 04 đoạn: (1) Xây dựng mới tuyến đê kết hợp tường chống lũ đoạn từ hạ lưu cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến đê Bàu Công (chiều dài: 2,70 km); (2) Xây dựng tường chống lũ tuyến đê Bàu Công (chiều dài: 0,325 km); (3) Xây dựng mới tuyến đê kết hợp tường chống lũ đoạn từ đê Bàu Công đến đê bao thành phố Quảng Ngãi (chiều dài: 0,76 km); (4) Xây dựng tường chống lũ bờ Nam đoạn từ đê bao thành phố đến xã Nghĩa Phú (chiều dài: 11,38 km). Cao độ đỉnh đê, đỉnh tường đảm bảo chống lũ với tần suất 5%.

+ Vùng bãi nổi đảo An Phú: Tùy theo tình hình thực tế và các khu vực quan trọng của đảo An Phú (trường học, bệnh viện, viễn thông...) để xem xét đề xuất giải pháp công trình chống lũ phù hợp, đảm bảo chống lũ an toàn với tần suất 5%.

a2.2) Các lưu vực sông: Trà Bồng, Sông Vệ, Trà Câu: Tiếp tục duy trì, củng cố hệ thống công trình phòng, chống thiên tai trên lưu vực.

b) Giải pháp nạo vét, chỉnh trị sông

- Lưu vực sông Trà Khúc:

+ Đoạn từ đập Thạch Nham đến cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi và đoạn 6-2, đoạn 7 tiếp tục thực hiện định kỳ (khoảng 10 năm/lần) theo giai đoạn đến năm 2030 đã đề xuất ở phần trên.

+ Đoạn từ cầu đường cao tốc Đà Nng - Quảng Ngãi đến Cửa Đại (trừ đoạn 6-2, đoạn 7) tiếp tục thực hiện định kỳ (khoảng 5 năm/ln) theo giai đoạn đến năm 2030 đã đề xuất phần trên.

- Lưu vực sông Trà Bồng: Tiếp tục duy trì nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị giai đoạn đến năm 2030 (thực hiện định kỳ khoảng 5 năm/lần).

- Lưu vực Sông Vệ: Tiếp tục duy trì nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị được giai đoạn đến năm 2030 (thực hiện định kỳ khoảng 5 năm/lần).

- Lưu vực sông Trà Câu: Tiếp tục duy trì nạo vét lòng sông theo tuyến chỉnh trị giai đoạn đến năm 2030 (thực hiện định kỳ khoảng 5 năm/ln).

4. Các giải pháp phòng, chống sạt lbờ sông, bờ biển

- Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển để bảo vệ an toàn các khu dân cư, đô thị, công trình cơ sở hạ tầng và bảo vệ sản xuất.

- Ưu tiên các giải pháp phòng, chống sạt lở, bờ sông, bờ biển bằng giải pháp kè cứng, kiên cố đối với các khu vực sạt lở đông dân cư, khu vực sạt lở có nguy cơ ảnh hưởng cơ sở hạ tầng và các khu vực định hướng phát triển đô thị; đối với các vị trí sạt lở các khu vực khác khuyến cáo sử dụng các giải pháp phi công trình.

- Đối với những vị trí sạt l phát sinh ngoài dự báo cần đánh giá mức độ nguy hiểm, ưu tiên xử lý khẩn cấp các điểm sạt lở có mức độ đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn tính mạng người dân và các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trong khu vực theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011.

5. Gii pháp hạn chế xâm nhập mặn

Xây dựng kiên cố, nâng cấp các tuyến đê vùng cửa sông ven biển như: đê tả, đê hữu sông Trà Bồng; đê, kè Nghĩa Phú (đoạn hạ lưu đập Hiền Lương); Đê, kè Hòa Hà (giai đoạn II, đoạn từ đập Tân Quang đến tuyến đê giai đoạn I); đê Phổ Minh - Phổ Vinh (giai đoạn 2),... kết hợp giải pháp công trình, phi công trình đối với các vùng nh hưởng xâm nhập mặn khác.

6. Danh mục các công trình (dự án) ưu tiên đầu tư

(Chi tiết tại phụ lục số 08, 09, 10 kèm theo)

7. Tổng hợp kinh phí và dự kiến nguồn vốn thực hiện Quy hoạch

a) Tổng kinh phí: Khoảng 9.594 tỷ đồng, trong đó:

- Công trình cấp nước: 4.108 tỷ đồng;

- Công trình tiêu úng: 377 tỷ đồng;

- Biện pháp phòng, chống lũ: 1.070 tỷ đồng;

- Công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển: 4.039 tỷ đồng;

(Chi tiết tại phụ lục 11 kèm theo)

b) Dự kiến nguồn vốn đầu tư:

- Ngân sách trung ương: 3.894 tỷ đồng,

- Ngân sách tỉnh : 3.859 tỷ đồng,

- Ngân sách huyện : 841 tỷ đồng,

- Vốn vay ODA : 1.000 tỷ đồng.

c) Giải pháp huy động vn:

- Các công trình thủy lợi vừa và lớn, công trình phòng, chống thiên tai (đê điều, chng sạt lở bờ sông, bờ bin, chng xâm nhập mặn): Nguồn vn đầu tư từ ngân sách trung ương, vn ODA, từ ngân sách tỉnh và nguồn vn xã hội hóa...

- Các công trình thủy lợi nhỏ miền núi có tính độc lập: Nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia và ngân sách tỉnh...

- Các công trình thủy lợi nhỏ thuộc các huyện đồng bằng: Nguồn vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã và đóng góp của người dân...

- Kiên cố hóa kênh mương loại III: Nguồn vốn đầu tư từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, xã và đóng góp của người dân...

- Nâng cấp, hiện đại hóa, kiên cố các tuyến kênh chính, cấp 1, cấp 2 Thạch Nham: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương, ODA, ngân sách tỉnh...

- Các công trình cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản: Nhà nước đầu tư tạo nguồn, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cấp nước đến từng cơ sở cụ thể.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 là cơ sở pháp lý và khoa học để triển khai thực hiện đầu tư các công trình (dự án), phục vụ quy hoạch có liên quan, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đến khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt; đồng thời, là nội dung để xây dựng phương án phát triển hạ tầng thủy lợi và phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.

3. Các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Các Quyết định, của Chủ tịch UBND tỉnh: số 1203/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 về việc điều chỉnh Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại (giai đoạn 2015 - 2024) và số 1352/QĐ-UBND ngày 04/10/2022 về việc điều chỉnh tọa độ biên ranh giới không gian thoát lũ bờ Bắc sông Trà Khúc tại Quyết định số 1203/QĐ-UBND ngày 31/8/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

3. Các nội dung khác tại Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 không điều chỉnh tại Quyết định này vẫn giữ nguyên hiệu lực thi hành.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT
UBND tỉnh;
- BTT Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh;
- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;
- Ban Kinh tế ngân sách - HĐND tỉnh;
- VP
UB: PCVP, các Phòng n/cứu, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN(tnh350).

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác