Quyết định 163/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch huyện Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 163/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch huyện Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 163/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Lê Viết Chữ |
Ngày ban hành: | 03/06/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 163/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Lê Viết Chữ |
Ngày ban hành: | 03/06/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 03 tháng 06 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1677/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án Quy hoạch phát triển Du lịch huyện đảo Lý Sơn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 347/TTr-SVHTTDL ngày 02 tháng 4 năm 2015 và của Hội đồng thẩm định tại Báo cáo thẩm định số 512/BCTĐ-HĐTĐ ngày 13 tháng 5 năm 2015 về kết quả thẩm định Quy hoạch phát triển Du lịch huyện Đảo Lý Sơn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch huyện Đảo Lý Sơn (sau đây gọi tắt là Quy hoạch), với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn phù hợp với các Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lý Sơn; đảm bảo thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan.
- Phát huy cao nhất những lợi thế về các di tích lịch sử - văn hóa gắn với chủ quyền của Việt Nam đối với các Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hệ sinh thái biển, địa chất, cảnh quan để hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn khách du lịch, phấn đấu đưa du lịch trở thành trụ cột quan trọng, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế của huyện.
- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, huy động mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển huyện đảo Lý Sơn theo hướng trở thành đô thị biển xanh, sạch, đẹp, văn minh, một điểm du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn của tỉnh Quảng Ngãi và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; kết hợp phát triển kinh tế biển, du lịch sinh thái biển với đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ, bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Khách du lịch: Đến năm 2020 đón 81.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1.000 lượt khách; đến năm 2025 đón 150.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 3.000 lượt khách.
- Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2020 đạt 193,45 tỷ đồng; đến năm 2025 đạt 435,65 tỷ đồng.
- Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có 460 buồng; đến năm 2025 có 860 buồng.
- Tỷ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của huyện: đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 7,06%; đến năm 2025 chiếm tỷ trọng 10,67%.
- Chỉ tiêu việc làm: đến năm 2020 tạo việc làm cho 2.100 lao động (trong đó 700 lao động trực tiếp); đến năm 2025 tạo việc làm cho 3.900 lao động (trong đó 1.300 lao động trực tiếp).
3. Nội dung quy hoạch
a) Định hướng thị trường:
- Thị trường khách quốc tế: Ưu tiên phát triển thị trường gần: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc), ASEAN. Trong đó đặc biệt chú trọng khai thác thị trường ASEAN theo hành lang Đông - Tây. Phát triển thị trường truyền thống: Mỹ, Canada, Đức, Anh, Pháp, Úc, Nga, Ukraine. Tăng cường mở rộng thị trường mới: Các nước Trung, Bắc Âu, vùng Trung Đông, New Zealand, Ấn Độ...
- Thị trường trong nước: Khu vực Nam Bộ: Tập trung vào các khu vực đô thị lớn đặc biệt là thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...; Khu vực Bắc Bộ: Tập trung vào các khu vực đô thị lớn là nơi có kinh tế phát triển và nhu cầu du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Khu vực miền Trung - Tây Nguyên: Tập trung vào thị trường các khu đô thị lớn trong khu vực như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Kon Tum...
b) Định hướng sản phẩm:
b.1) Sản phẩm đặc thù:
- Du lịch gắn với chủ quyền quốc gia: Khai thác Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa để phát triển các sản phẩm du lịch gồm: Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Tổ quốc thông qua Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và các di tích lịch sử - văn hóa gắn với Hải đội Hoàng Sa; tham quan các di tích gắn với Hải đội Hoàng Sa tại Lý Sơn...
- Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn biển: Các sản phẩm chính: Quan sát các hệ sinh thái biển trong khu bảo tồn; công viên sinh thái biển; trung tâm tuyên truyền giáo dục môi trường...
- Du lịch địa chất: Khám phá, nghiên cứu khoa học về địa chất trên đảo Lý Sơn; tham quan các dấu tích phun trào của núi lửa trên đảo Lý Sơn; các sản phẩm lưu niệm...
- “Du lịch Tỏi”: Các sản phẩm du lịch khai thác từ tỏi: Khu nghỉ dưỡng gắn với trang trại trồng tỏi; các spa làm đẹp từ tỏi; giới thiệu và bán sản phẩm tỏi cho khách du lịch...
b.2) Sản phẩm chính:
- Du lịch nghỉ dưỡng biển: Khai thác tiềm năng du lịch biển, phát triển các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm: Nghỉ dưỡng theo mô hình Resort; các hoạt động lặn biển, tắm biển, câu cá, trải nghiệm...
- Du lịch văn hóa: Du lịch tâm linh tại chùa Hang, chùa Đục; tham quan di tích lịch sử - văn hóa, các nhà cổ tại Lý Sơn; Du lịch lễ hội, nghiên cứu văn hóa đời sống dân cư.
- Du lịch homestay: Các sản phẩm chính: Trải nghiệm trồng tỏi hoặc thu hoạch tỏi cùng nông dân; Trải nghiệm đi thuyền thúng cùng ngư dân; Tham quan, tìm hiểu văn hóa đời sống dân cư địa phương.
- Du lịch sinh thái: Các sản phẩm chính: Du lịch sinh thái gắn với biển đảo; Du lịch sinh thái nông nghiệp; Du lịch tham quan các cảnh quan tự nhiên; các hoạt động giải trí trên đảo gắn với tự nhiên, cắm trại.
b.3) Sản phẩm bổ trợ:
- Du lịch mua sắm, vui chơi giải trí: Mua sắm tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống tại địa phương; mua sắm các sản vật địa phương như tỏi, các đồ thủ công mỹ nghệ; Vui chơi giải trí theo mô hình công viên chuyên đề.
- Du lịch ẩm thực: Nghiên cứu và thưởng thức các đặc sản ẩm thực của Lý Sơn như: các món ăn chế biến từ tỏi (món gỏi tỏi, món xào tỏi, rượu tỏi mồ côi), các món ăn chế biến từ hải sản...
c) Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch:
- Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch của Lý Sơn cần chú trọng việc xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch dưới nhiều hình thức trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại chỗ như: biên soạn các ấn phẩm quảng cáo, băng hình, quảng cáo tấm lớn phát hành rộng rãi các sách hướng dẫn du lịch, giới thiệu về các điểm, khu du lịch tại Lý Sơn, các sản phẩm du lịch độc đáo của Lý Sơn...
- Tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm du lịch của Lý Sơn thông qua các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch trong nước và quốc tế.
- Đặc biệt đối với thị trường nước ngoài, Lý Sơn cần chú ý đến vấn đề tận dụng các ấn phẩm du lịch như guide-book (sách hướng dẫn), các tạp chí du lịch, các kênh truyền hình... để quảng bá cho hình ảnh điểm đến của Lý Sơn.
- Các kênh xúc tiến quảng bá ưu tiên: Các phương tiện truyền thông đại chúng, các phương tiện quảng bá chuyên về du lịch trong và ngoài nước, các sự kiện và hội chợ du lịch.
d) Định hướng phát triển du lịch theo không gian lãnh thổ:
d.1) Các điểm du lịch:
- Các điểm gắn với chủ quyền quốc gia: Di tích Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa; Nhà trưng bày Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải...
- Các điểm tham quan về địa chất: Núi Giếng Tiền; Núi Thới Lới; Hang Câu Thạch Động...
- Các điểm tham quan các di tích lịch sử - văn hóa: Di tích chùa Hang, Chùa Đục, Cụm di tích Đình làng An Hải, Đình làng An Vĩnh, Di tích đền thờ cá ông Lăng Chánh...
- Các điểm tham quan khác: Ngọn Hải đăng, Hòn Mù Cu, Mũi đèn...
d.2) Các khu du lịch:
Bảng tổng hợp các khu du lịch tại đảo Lý Sơn
TT |
Hạng mục |
Vị trí |
Tính chất |
Diện tích |
I |
Tại đảo lớn (xã An Vĩnh và An Hải) |
|
|
47,62 |
1 |
Khu nghỉ dưỡng Hang Câu |
Phía Bắc xã An Hải (khu vực phía Bắc núi Thới Lới) |
Là khu nghỉ dưỡng trên núi kết hợp với tắm biển và lặn ngắm san hô, tập trung vào thị trường khách du lịch quốc tế và khách nội địa cao cấp) |
3,72 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến |
|||
- Khu dịch vụ |
||||
- Khu bungalow |
||||
- Câu lạc bộ lặn ngắm san hô |
||||
2 |
Khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải |
Phía Bắc xã An Hải (Khu vực giáp đường lên chùa Hang) |
Là khu du lịch biển tổng hợp tập trung chủ yếu vào thị trường khách du lịch nội địa cao cấp và khách quốc tế |
14,50 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến: |
|||
- Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tài nguyên biển |
||||
- Bungalow |
||||
- Khu khách sạn |
||||
- Khu nhà hàng |
||||
- Khu dịch vụ |
||||
- Khu vui chơi giải trí |
||||
- Khu đài vọng cảnh |
||||
3 |
Khu du lịch Nam An Hải |
Nằm ở dải đất ven biển phía Nam xã An Hải giáp đình làng An Hải |
Là khu du lịch phổ thông, tập trung chính vào thị trường khách trong nước |
3,60 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến |
|||
- Khu nhà nghỉ |
||||
- Chợ An Hải |
||||
- Khu nhà hàng |
||||
- Khu vui chơi giải trí |
||||
- Khu dân cư kết hợp dịch vụ |
||||
4 |
Khu du lịch Nam An Vĩnh |
Nằm ở dải đất ven biển phía Nam xã An Vĩnh |
Là khu du lịch phổ thông, tập trung chính vào thị trường khách trong nước |
2,80 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến: |
|||
- Khu khách sạn |
||||
- Khu nhà nghỉ |
||||
- Khu nhà hàng |
||||
- Khu vui chơi giải trí |
||||
5 |
Khu dịch vụ bến tàu |
|
|
|
|
Các phân khu chức năng dự kiến: |
Giáp cảng Lý Sơn thuộc xã An Vĩnh |
Là khu đón tiếp, dịch vụ thương mại phục vụ khách du lịch |
11,00 |
- Khách sạn |
||||
- Nhà nghỉ |
||||
- Trung tâm thông tin du lịch |
||||
- Khu dân cư kết hợp dịch vụ |
||||
- Chợ đêm du lịch |
||||
6 |
Khu đất dự trữ phát triển du lịch |
Ở phía Bắc xã An Hải và An Vĩnh từ khu vực giáp núi Giếng Tiền đến giáp đường lên chùa Hang |
Là quỹ đất dự trữ phát triển du lịch cho các giai đoạn sau |
12,00 |
II |
Tại đảo Bé xã An Bình |
|
|
27,15 |
1 |
Khu du lịch thiên đường tỏi |
Phía Đông Nam xã An Bình |
Là khu phức hợp nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí có thưởng (casino) |
17,50 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến: |
|||
- Khách sạn 5 sao |
||||
- Casino |
||||
- Villa nghỉ dưỡng |
||||
- Bến du thuyền |
||||
- Khu thủy phi cơ |
||||
2 |
Khu du lịch Hang Sau |
Phía Bắc xã An Bình (giáp bãi tắm Hang Sau) |
Là khu du lịch nghỉ dưỡng biển phục vụ chủ yếu khách du lịch cao cấp |
9,65 |
|
Các phân khu chức năng dự kiến: |
|||
- Villa nghỉ dưỡng |
||||
- Khu nhà hàng |
||||
- Khu dịch vụ |
||||
- Khu vui chơi giải trí |
||||
|
TỔNG: |
|
|
74,77 |
d.3) Các bãi tắm:
Quy hoạch các bãi tắm trên cơ sở khai thác các bãi tắm tự nhiên có cải tạo đảm bảo an toàn và thuận lợi cho khách du lịch. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng các bãi tắm, lựa chọn 4 khu vực thuận lợi để phát triển thành các bãi tắm công cộng phục vụ khách du lịch và dân cư: Bãi tắm chùa Đục; Bãi tắm Bắc An Hải; Bãi tắm Hang Câu; Bãi tắm Hang Sau.
d.4) Các tuyến du lịch:
d.4.1) Tuyến du lịch nội tỉnh
- Tuyến du lịch: Thành phố Quảng Ngãi - Mỹ Khê - Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Thành phố Quảng Ngãi - cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Ba Tơ - Đức Phổ - Mộ Đức - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Đức Phổ - Mộ Đức - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Sơn Tây - Sơn Hà - Tư Nghĩa - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Tây Trà - Trà Bồng - Bình Sơn - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Ba Tơ - Nghĩa Hành - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch đường thủy: Thành phố Vạn Tường - Lý Sơn.
- Tuyến du lịch đường thủy: Khu du lịch biển Sa Huỳnh - Lý Sơn.
d.4.2) Tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng:
- Tuyến Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) - đảo Lý Sơn nằm trong tuyến du lịch các đảo ven bờ Việt Nam.
- Tuyến du lịch Đà Nẵng - Tam Kỳ - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch Chu Lai - Kỳ Hà - Lý Sơn.
- Tuyến du lịch Hội An - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch Nha Trang - Quy Nhơn - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Đà Nẵng - Hội An - Cù Lao Chàm - Lý Sơn - Nha Trang.
- Tuyến du lịch: Kon Tum - Ba Tơ - Thành phố Quảng Ngãi - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch liên kết 4 tỉnh: Kon Tum - Gia Lai - Bình Định - Quảng Ngãi (đảo Lý Sơn).
- Tuyến du lịch: Hà Nội - thành phố Quảng Ngãi - cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Quảng Ngãi - cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn.
d.4.3) Tuyến du lịch nội huyện:
- Tuyến du lịch văn hóa: Là tuyến tham quan các Di tích lịch sử văn hóa trên đảo.
- Tuyến du lịch tham quan các di tích gắn với chủ quyền quốc gia tại đảo Lý Sơn.
- Tuyến du lịch cảnh quan: Là tuyến tham quan hệ thống các điểm thắng cảnh của Lý Sơn.
- Tuyến du lịch biển: Là tuyến du lịch đến các bãi san hô để tổ chức các hoạt động lặn biển, thám hiểm biển.
- Tuyến du lịch kết hợp tham quan di tích, tắm biển tại đảo Lớn: Từ cầu cảng Lý Sơn - đình làng An Vĩnh - Trung tâm huyện Lý Sơn - Vũng neo đậu tàu thuyền - Miếu Bà - Ngọn hải đăng - chùa Đục - Cổng Tò Vò đá - Bãi tắm chùa Đục.
- Tuyến du lịch kết hợp tham quan di tích và mua sắm tại đảo Lớn: Từ cầu cảng Lý Sơn - Đình làng An Vĩnh - Dinh Ông - Nhà trưng bày lưu niệm Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải - Dinh Tam Tòa - đình làng An Hải - chùa Hang - cột cờ chủ quyền Lý Sơn - Hồ chứa nước núi Thới Lới - di tích Suối Chình - chợ An Hải - cầu cảng Lý Sơn.
- Tuyến du lịch cảnh quan kết hợp mua sắm tại đảo Lớn: Từ cầu cảng Lý Sơn - Núi Hòn sỏi - Núi Giếng Tiền - Cánh đồng trồng tỏi - chợ An Vĩnh - cầu cảng Lý Sơn.
- Tuyến du lịch kết hợp mua sắm, tắm biển tại đảo bé: Từ bến cập tàu đảo bé - tham quan mua sắm tại khu du lịch thiên đường tỏi - bãi tắm Hang Sau - bến cập tàu.
- Tuyến du lịch đường thủy nội địa đảo Lớn - đảo Bé.
e) Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch:
e.1) Hệ thống cơ sở lưu trú:
Các loại hình lưu trú tại Lý Sơn bao gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, villa, biệt thự, bungalow, homestay...
- Khách sạn loại 1 - 3 sao: Tại khu du lịch Nam An Vĩnh, khu du lịch Nam An Hải, khu dịch vụ bến tàu, khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải.
- Khách sạn loại 4 - 5 sao: Tại khu du lịch thiên đường tỏi (An Bình).
- Biệt thự du lịch, Villa nghỉ dưỡng, Bungalow: Tại khu nghỉ dưỡng Hang Câu, khu du lịch thiên đường tỏi (An Bình), khu du lịch Hang Sau.
- Các loại hình khác: Bao gồm các cơ sở lưu trú theo mô hình homestay, các nhà nghỉ.
e.2) Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí:
Hệ thống cơ sở vui chơi giải trí tập trung phát triển theo mô hình:
- Câu lạc bộ vui chơi giải trí cao cấp: Tại khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải.
- Câu lạc bộ vui chơi giải trí có thưởng (casino): Tại khu du lịch thiên đường tỏi An Bình (đảo Bé).
- Các loại hình vui chơi giải trí tập trung: Tại khu du lịch Nam An Hải, khu du lịch Nam An Vĩnh.
- Vui chơi giải trí ngoài trời tại các khu công viên cây xanh.
e.3) Hệ thống cơ sở dịch vụ khác:
- Thương mại, dịch vụ: Xây dựng các cơ sở thương mại dịch vụ (siêu thị, chợ truyền thống) tại các khu du lịch. Xây dựng trung tâm thương mại tại khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải. Xây dựng các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch.
- Hệ thống các cơ sở phục vụ ăn uống: Hệ thống các cơ sở dịch vụ ăn uống tập trung phát triển tại khu vực các khu du lịch. Hệ thống các cơ sở dịch vụ ẩm thực theo mô hình nhà hàng, chợ văn hóa, du lịch phát triển ở khu vực trung tâm đón tiếp.
- Hệ thống các cơ sở phục vụ nhu cầu thể thao: Các loại hình dịch vụ thể thao khác như sân tennis, sân tập golf, bể bơi... phát triển ở các khu du lịch.
g) Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch:
Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật ảnh hưởng đến du lịch theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng an ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 và các quy hoạch, dự án chuyên ngành hạ tầng khác liên quan.
h) Định hướng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục cộng đồng:
h.1) Đào tạo nguồn nhân lực:
- Đào tạo bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về du lịch của đội ngũ cán bộ.
- Thu hút nguồn nhân lực trẻ và có năng lực thông qua chế độ đãi ngộ.
- Nâng cấp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch.
h.2) Giáo dục cộng đồng:
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư; Tuyên truyền giáo dục môi trường đối với dân cư và khách du lịch.
- Triển khai các dự án hỗ trợ phát triển cộng đồng.
4. Nhu cầu vốn đầu tư và các dự án ưu tiên đầu tư
a) Nhu cầu vốn đầu tư:
Nhu cầu đầu tư phát triển du lịch Lý Sơn đến năm 2025 là 1.879 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: Chiếm 19,11%, tương đương 359,0 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ tu bổ, tôn tạo di tích, hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường...
- Vốn ngân sách nhà nước từ các nguồn sau: ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện...
- Vốn ODA: Chiếm 5,32%, tương đương 100,0 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng phục vụ du lịch.
- Vốn xã hội hóa: Chiếm 75,57%, tương đương 1.420,0 tỷ đồng. Nguồn vốn này tập trung đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, vốn xã hội hóa từ các nguồn: Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư FDI và từ các nguồn vốn khác.
b) Phân kỳ đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 là 1.879,0 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2015 - 2020: 847,0 tỷ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước 238,0 tỷ đồng; vốn ODA là 100,0 tỷ đồng; vốn xã hội hóa 509,0 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 1.032,0 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách 121,0 tỷ đồng; nguồn vốn xã hội hóa 911,0 tỷ đồng.
c) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư phát triển du lịch:
c.1) Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2020:
- Các dự án phục vụ trực tiếp cho du lịch: Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hang Câu; Dự án khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải giai đoạn 1; Dự án khu du lịch Nam An Vĩnh; Dự án khu dịch vụ bến tàu giai đoạn 1; Dự án khu du lịch Hang Sau giai đoạn 1; Cải tạo bãi tắm chùa Đục giai đoạn 1; Cải tạo bãi tắm Bắc An Hải giai đoạn 1; Cải tạo bãi tắm Hang Câu giai đoạn 1; Cải tạo bãi tắm Hang Sau giai đoạn 1; Dự án đầu tư hạ tầng phục vụ du lịch; Đầu tư xúc tiến, quảng bá phát triển thương hiệu du lịch giai đoạn 1; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 1; Đầu tư hỗ trợ giáo dục cộng đồng giai đoạn 1; Đầu tư bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch giai đoạn 1.
- Các dự án đầu tư phục vụ gián tiếp cho du lịch: Dự án tu bổ, tôn tạo các di tích giai đoạn 1; Dự án đầu tư hạ tầng giai đoạn 1.
c.2) Giai đoạn 2: Từ năm 2021 - 2025:
- Các dự án phục vụ trực tiếp cho du lịch: Dự án khu du lịch tổng hợp Bắc An Hải giai đoạn 2; Dự án khu du lịch Nam An Hải; Dự án khu dịch vụ bến tàu giai đoạn 2; Dự án khu du lịch thiên đường tỏi (xã An Bình); Dự án khu du lịch Hang Sau giai đoạn 2; Cải tạo bãi tắm chùa Đục giai đoạn 2; Cải tạo bãi tắm Bắc An Hải giai đoạn 2; Cải tạo bãi tắm Hang Câu giai đoạn 2; Cải tạo bãi tắm Hang Sau giai đoạn 2; Đầu tư xúc tiến, quảng bá phát triển thương hiệu du lịch giai đoạn 2; Đầu tư phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2; Đầu tư hỗ trợ giáo dục cộng đồng giai đoạn 2; Đầu tư bảo tồn phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch giai đoạn 2.
- Các dự án đầu tư phục vụ gián tiếp cho du lịch: Dự án tu bổ, tôn tạo các di tích còn lại; Dự án đầu tư hạ tầng giai đoạn 2.
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
a) Giải pháp về cơ chế chính sách:
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch, đặc biệt các chính sách ưu đãi đầu tư cho Lý Sơn. Nghiên cứu và đề xuất các chính sách riêng cho Lý Sơn.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt trong các lĩnh vực: đầu tư, giải phóng mặt bằng, xuất nhập cảnh... tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước.
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống.
- Xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
b) Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả quản lý:
- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương.
- Hợp tác với các trung tâm đào tạo lớn trong nước và các tổ chức đào tạo quốc tế.
c) Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước để hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Tăng cường huy động nguồn vốn ODA thông qua vay ưu đãi nước ngoài hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ cho các công trình cơ sở hạ tầng du lịch và tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để kêu gọi, tài trợ không hoàn lại cho các chương trình, dự án phát triển dài hạn.
d) Hợp tác phát triển:
- Tổ chức định kỳ hàng năm tạo cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý và phát triển du lịch.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các tỉnh, vùng để phát huy các lợi thế và đặc điểm tài nguyên tạo các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.
- Tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện Quy hoạch để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý sử dụng đất, cơ sở hạ tầng...
- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật, thi đấu thể thao và xúc tiến quảng bá du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế. Mở rộng và phát huy các mối quan hệ hợp tác song phương nhằm tăng cường tiếp xúc, quảng bá, giới thiệu, thu hút đầu tư.
e) Giải pháp về thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá:
- Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thông tin tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho các sản phẩm du lịch của Lý Sơn.
- Thành lập văn phòng đại diện tại các thị trường mục tiêu để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Lý Sơn.
f) Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ:
Triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong việc quản lý và vận hành các hoạt động du lịch.
g) Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Áp dụng các kỹ thuật giảm nhẹ, thích ứng với tình huống biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên xây dựng các công trình xử lý chất thải, cấp nước sạch, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu tại các khu vực ưu tiên phát triển du lịch. Khuyến khích sử dụng công nghệ và sản phẩm sạch trong hoạt động kinh doanh du lịch.
- Giám sát bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường xã hội và môi trường tự nhiên trong giai đoạn xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu và dự kiến các phương án kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu trong quá trình xây dựng các công trình phục vụ du lịch.
(Có thuyết minh Quy hoạch và các văn bản liên quan kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn công bố công khai và tổ chức thực hiện Quy hoạch bảo đảm đạt kết quả và đúng theo quy định của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông vận tải, Nội vụ, Ngoại vụ, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi; Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lý Sơn và Thủ trưởng sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây