Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2019 về Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 1605/QĐ-TTg năm 2019 về Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 1605/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 13/11/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 26/11/2019 | Số công báo: | 911-912 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1605/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Trịnh Đình Dũng |
Ngày ban hành: | 13/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 26/11/2019 |
Số công báo: | 911-912 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1605/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẢ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 4 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả, bao gồm các hồ: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Bản Mồng, Nhạn Hạc A, Châu Thắng, Ngàn Trươi và Hố Hô.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2019 và thay thế Quyết định số 2125/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả.
2. Khi hồ Bản Mồng được cấp có thẩm quyền cho phép tích nước thì phải vận hành theo quy định của Quy trình này.
3. Các Quy trình vận hành hồ chứa quy định tại Điều 1 của Quyết định này đã ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực mà không phù hợp với quy định của Quy trình này phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Thủ trưởng các đơn vị quản lý, vận hành hồ và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG CẢ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1605/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)
Điều 1. Hàng năm, các hồ: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Bản Mồng, Nhạn Hạc A, Châu Thắng, Ngàn Trươi và Hố Hô phải vận hành theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên như sau:
1. Vận hành trong mùa lũ:
a) Đảm bảo an toàn công trình:
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình Bản Vẽ và Nậm Nơn, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 5.000 năm;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình Khe Bố, Chi Khê, Bản Mồng và Ngàn Trươi, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 năm;
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình Nậm Mô, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng và Hố Hô, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước lũ kiểm tra với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng 500 năm.
b) Góp phần giảm lũ cho hạ du;
c) Đảm bảo hiệu quả cấp nước, phát điện và dòng chảy tối thiểu trên sông.
2. Vận hành trong mùa cạn:
a) Đảm bảo an toàn công trình;
b) Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở hạ du và dòng chảy tối thiểu trên sông;
c) Đảm bảo hiệu quả cấp nước và phát điện.
Điều 2. Thời gian vận hành mùa lũ, mùa cạn trong Quy trình này được quy định như sau:
1. Thời gian vận hành mùa lũ (sau đây gọi tắt là mùa lũ):
a) Từ ngày 20 tháng 7 đến ngày 30 tháng 11 đối với các hồ: Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Bản Mồng, Nhạn Hạc A và Châu Thắng;
b) Từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 30 tháng 11 đối với các hồ: Ngàn Trươi và Hố Hô.
2. Thời gian vận hành mùa cạn (sau đây gọi tắt là mùa cạn): Ngoài thời gian quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 3. Việc vận hành các công trình xả của các hồ chứa phải tuân thủ trình tự, phương thức đóng, mở cửa van theo đúng quy trình vận hành công trình xả đã được ban hành, nhằm đảm bảo ổn định cho hệ thống công trình đầu mối, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân và các hoạt động có liên quan đến vận hành xả nước ở khu vực hạ lưu của hồ chứa.
Điều 4. Các thông số kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa
Các thông số kỹ thuật cơ bản của các hồ chứa theo Phụ lục I của Quy trình này.
VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA LŨ
Điều 5. Nguyên tắc vận hành các hồ giảm lũ cho hạ du
1. Việc thực hiện chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình được thực hiện theo quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trừ các trường hợp bất thường quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này hoặc các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ hoặc Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định.
2. Việc vận hành giảm lũ cho hạ du bảo đảm không được gây đột biến dòng chảy, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian vận hành mùa lũ quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Quy trình này, khi chưa tham gia vận hành giảm lũ cho hạ du, mực nước các hồ chứa không được vượt quá mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1.
4. Trong quá trình vận hành phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ; mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo tiếp theo để vận hành, điều tiết hồ cho phù hợp với tình hình thực tế.
5. Khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du, vận hành trong tình huống bất thường hoặc vận hành bảo đảm an toàn công trình phải đưa dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1 của Quy trình này.
Điều 6. Quy định mực nước vận hành hồ trong mùa lũ
1. Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên sông tại các Trạm thủy văn Thạch Giám, Con Cuông, Nghĩa Khánh, Linh Cảm, Chu Lễ và Chợ Tràng thực hiện theo quy định về cấp báo động lũ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ được quy định tại Bảng 1; đối với các hồ chứa khác không quy định tại Bảng 1 thì mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ không được vượt quá mực nước dâng bình thường.
Bảng 1. Mực nước cao nhất trước lũ của các hồ trong mùa lũ
Hồ |
Mực nước hồ (m) |
|||||
Từ 20 tháng 7 đến 31 tháng 7 |
Từ 01 tháng 8 đến 14 tháng 8 |
Từ 15 tháng 8 đến 31 tháng 8 |
Từ 01 tháng 9 đến 30 tháng 9 |
Từ 01 tháng 10 đến 31 tháng 10 |
Từ 01 tháng 11 đến 30 tháng 11 |
|
Bản Vẽ |
192,5 |
192,5 |
192,5 |
193,0 - 197,0 |
195,0- 200,0 |
197,5- 200,0 |
Bản Mồng |
74,0 |
74,5 |
74,5 |
74,5 |
75,0 |
75,5-76,4 |
Ngàn Trươi |
(*) |
46,0 |
46,0 |
51,0 |
51,5-52,0 |
|
Hố Hô |
(*) |
69,5 |
(*) Thời gian vận hành mùa cạn
3. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ khi tham gia giảm lũ cho hạ du được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2. Mực nước đón lũ thấp nhất của các hồ
Hồ |
Mực nước hồ (m) |
|||||
Từ 20 tháng 7 đến 31 tháng 7 |
Từ 01 tháng 8 đến 14 tháng 8 |
Từ 15 tháng 8 đến 31 tháng 8 |
Từ 01 tháng 9 đến 30 tháng 9 |
Từ 01 tháng 10 đến 31 tháng 10 |
Từ 01 tháng 11 đến 30 tháng 11 |
|
Bản Vẽ |
191,5 |
191,5 |
191,5 |
193,0 |
195,0 |
197,5 |
Bản Mồng |
73,0 |
73,5 |
73,5 |
73,5 |
74,0 |
75,5 |
Ngàn Trươi |
(*) |
45,0 |
45,0 |
50,0 |
51,5 |
|
Hố Hô |
(*) |
69,0 |
(*) Thời gian vận hành mùa cạn
Điều 7. Các chế độ vận hành hồ và thẩm quyền chỉ đạo, quyết định vận hành hồ trong mùa lũ
1. Việc vận hành các hồ trong thời gian mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này bao gồm các chế độ vận hành sau đây:
a) Vận hành giảm lũ cho hạ du:
(i) Đối với các hồ có quy định mực nước cao nhất trước lũ tại Bảng 1 và mực nước đón lũ thấp nhất tại Bảng 2 được quy định cụ thể tại các Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Quy trình này bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các chế độ vận hành như sau:
- Vận hành hạ thấp mực nước hồ: là quá trình vận hành điều tiết xả nước với tổng lưu lượng xả lớn hơn lưu lượng đến hồ nhằm hạ dần mực nước hồ về mực nước đón lũ thấp nhất hoặc về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định để tạo thêm dung tích phòng lũ. Căn cứ vào mực nước hồ, lưu lượng đến hồ và mực nước tại trạm thủy văn, người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều này quyết định cụ thể về thời gian và lưu lượng xả phù hợp để hạ dần mực nước hồ, tạo thêm dung tích phòng lũ;
- Vận hành duy trì mực nước hồ: là quá trình vận hành điều tiết xả nước với tổng lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ (sai số cho phép +/- 10%) nhằm duy trì mực nước hồ;
- Vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du: là quá trình vận hành điều tiết với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ để tích nước vào hồ nhằm cắt, giảm lũ cho hạ du, nhưng phải bảo đảm mực nước các hồ không vượt quá mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi không vượt quá 54,64m).
Ngoài ra, việc vận hành giảm lũ cho hạ du còn bao gồm cả chế độ vận hành điều tiết mực nước hồ để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá mực nước đón lũ thấp nhất đối với trường hợp mực nước hồ thấp hơn so với mực nước đón lũ thấp nhất theo quy định.
(ii) Đối với các hồ chứa khác việc phối hợp vận hành giảm lũ cho hạ du được quy định tại Điều 13 của Quy trình này.
b) Vận hành bảo đảm an toàn công trình: là quá trình vận hành điều tiết xả nước của hồ để bảo đảm an toàn công trình khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi đạt đến 54,64m), mà lưu lượng đến hồ vẫn tiếp tục tăng và được quy định cụ thể tại Điều 14 của Quy hình này;
c) Vận hành tích nước cuối mùa lũ: là quá trình vận hành với tổng lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến hồ nhằm tích nước vào hồ và được quy định cụ thể tại Điều 15 của Quy trình này;
d) Vận hành trong tình huống bất thường: là quá trình điều chỉnh chế độ vận hành hồ để xử lý các tình huống cụ thể được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này và được quy định tại Điều 17 của Quy trình này;
đ) Vận hành trong điều kiện bình thường: là chế độ vận hành khác với quy định tại các Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản này để điều tiết, bảo đảm nhu cầu sử dụng nước ở hạ du, dòng chảy tối thiểu trên sông gắn với nhiệm vụ cấp nước, phát điện và được quy định cụ thể tại Điều 16 của Quy trình này.
2. Điều kiện thực hiện các chế độ vận hành hồ quy định tại Khoản 1 Điều này được quy định như sau:
a) Các hồ phải thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này khi xuất hiện tình huống sau:
Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo hoặc dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới gần bờ hoặc có các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ mà trong vòng 24 đến 48 giờ tới có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các địa phương hoặc gây ngập, lụt ở hạ du trên lưu vực sông Cả (sau đây gọi tắt là dự báo có mưa, lũ). Trường hợp không có dự báo có mưa, lũ mà lưu lượng về hồ vượt 1.000m3/s đối với hồ Bản Vẽ, 1.500m3/s đối với hồ Bản Mồng, 1.000m3/s đối với hồ Ngàn Trươi, 400m3/s đối với hồ Hố Hô (sau đây gọi tắt là lũ đến hồ) thì phải thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định.
Việc thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du phải được thực hiện kể từ khi xuất hiện tình huống quy định tại Điểm này cho đến khi mực nước hồ không vượt quá mực nước cao nhất trước lũ theo quy định của Quy trình này, đồng thời có bản tin kết thúc đợt mưa, lũ hoặc mực nước tại các trạm thủy văn đã xuống dưới mức báo động I, còn đang tiếp tục xuống và không có khả năng xuất hiện một đợt lũ mới;
b) Các hồ phải thực hiện chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình kể từ khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi đạt đến 54,64m) mà lũ đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn công trình cho đến khi mực nước hồ đã giảm xuống dưới mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi đã giảm xuống dưới 54,64m) và lũ đến hồ đã giảm;
c) Các hồ phải chuyển sang chế độ vận hành trong tình huống bất thường nếu trong quá trình vận hành các hồ mà xuất hiện một trong các tình huống sau:
- Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo tiếp tục xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện đợt mưa, lũ lớn tiếp theo mà ở dưới hạ du đang bị ngập, lụt do lũ, ngập lụt với cấp độ rủi ro do thiên tai từ cấp độ 3 trở lên;
- Mực nước của một trong các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng và Hố Hô đã đạt đến mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi đã đạt 54,64m), mà mực nước tại một trong các trạm thủy văn quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy trình này vẫn trên báo động III;
- Xuất hiện sự cố hoặc có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hồ chứa, an toàn công trình thủy lợi, kết cấu hạ tầng ở hạ du;
- Các tình huống bất thường khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này để đảm bảo an toàn cho hạ du.
Việc thực hiện chế độ vận hành trong tình huống bất thường được thực hiện kể từ khi xuất hiện một trong các tình huống bất thường quy định tại Điểm này cho đến khi các tình huống đó đã hết hoặc đã được khắc phục.
d) Các hồ được thực hiện chế độ vận hành tích nước cuối mùa lũ, nếu từ sau ngày 01 tháng 9 đối với hồ Bản Vẽ và 01 tháng 11 đối với các hồ Bản Mồng, Ngàn Trươi mà không có bản tin cảnh báo hoặc dự báo quy định tại Điểm a Khoản này và Tổng cục Khí tượng Thủy văn dự báo trong 10 ngày tới ở các địa phương trên lưu vực sông Cả không xuất hiện các hình thế thời tiết có thể gây mưa, lũ lớn trên lưu vực;
đ) Ngoài thời gian thực hiện các chế độ vận hành quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản này, các hồ thực hiện chế độ vận hành đảm bảo cấp nước và phát điện, kể cả việc vận hành điều tiết qua tràn để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá mực nước cao nhất trước, lũ (sau đây gọi tắt là chế độ vận hành bình thường).
3. Trách nhiệm, thẩm quyền quyết định vận hành các hồ trong mùa lũ được quy định như sau:
a) Phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền chỉ đạo, quyết định của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các hồ trên địa bàn (sau đây gọi tắt là người có thẩm quyền) được quy định như sau:
- Tỉnh Nghệ An đối với các hồ Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Bản Mồng, Nậm Mô, Bản Ang, Nậm Nơn, Nhạn Hạc A và Châu Thắng;
- Tỉnh Hà Tĩnh đối với các hồ Ngàn Trươi và Hố Hô.
b) Đối với việc thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du do Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh quyết định theo thẩm quyền được quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Đối với việc thực hiện chế độ vận hành trong tình huống bất thường do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh quyết định theo thẩm quyền đối với các hồ hên địa bàn quy định tại Điểm a Khoản này;
d) Đối với việc thực hiện chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình, vận hành trong điều kiện bình thường và vận hành tích nước cuối mùa lũ do Giám đốc hoặc Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, vận hành hồ (sau đây gọi tắt là Chủ hồ) quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
đ) Việc quyết định, chỉ đạo vận hành các hồ đối với các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: lệnh vận hành, chỉ đạo bằng văn bản, điện thoại, tin nhắn hoặc chỉ đạo trực tiếp bằng các hình thức phù hợp khác (sau đây gọi chung là lệnh vận hành).
Trường hợp không chỉ đạo bằng văn bản thì Chủ hồ phải thông báo lại việc thực hiện bằng văn bản và lưu trữ để phục vụ kiểm tra, giám sát việc vận hành.
Trường hợp xuất hiện các tình huống phải thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du hoặc phải chuyển sang chế độ vận hành trong tình huống bất thường theo quy định của Quy trình này mà Chủ hồ không nhận được quyết định, chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản này thì Chủ hồ quyết định việc vận hành theo quy định của Quy trình này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, đồng thời báo cáo ngay Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản này.
Trường hợp người có thẩm quyền chỉ đạo, quyết định vận hành hồ theo quy định tại Khoản này mà không thực hiện trách nhiệm của mình dẫn đến mất an toàn cho công trình, hạ du, gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người dân thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Bản Vẽ
1. Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ quy định tại Điểm b, cắt, giảm lũ cho hạ du quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
b) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.000m3/s đến 1.200m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
c) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông hoặc Chợ Tràng vượt mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.200m3/s thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm này, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
d) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c Khoản này, nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 1 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:
- Mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông đã xuống dưới mức báo động I;
- Mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông vẫn trên mức báo động I nhưng dưới báo động II và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.
đ) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm d Khoản này, nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước tại các trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.
2. Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Con Cuông đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2;
b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ vào mực nước trạm thủy văn và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện các chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại các Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 9. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Bản Mồng
1. Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ theo quy định tại Điểm b, cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
b) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.500m3/s đến 2.000m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang thực hiện chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
c) Nấu mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh hoặc Chợ Tràng vượt mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 2.000m3/s thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm này, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
d) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c Khoản này, nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 1 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:
- Mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh đã xuống dưới mức báo động I;
- Mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh vẫn trên mức báo động I nhưng dưới báo động II và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.
đ) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm d Khoản này, nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước tại các trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.
2. Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Nghĩa Khánh đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2;
b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ vào mực nước trạm thủy văn và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện các chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại các Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Ngàn Trươi
1. Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại các Trạm thủy văn Linh Cảm và Chợ Tràng đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang chế độ vận hành duy trì mực nước hồ theo quy định tại Điểm b, cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
b) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Linh Cảm hoặc Chợ Tràng vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 1.000m3/s đến 1.300m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
c) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Linh Cảm hoặc Chợ Tràng vượt mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 1.300m3/s thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm này, nếu mực nước hồ đạt 54,64m, thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
d) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c Khoản này, nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 1 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:
- Mực nước tại các Trạm thủy văn Linh Cảm và Chợ Tràng đã xuống dưới mức báo động I;
- Mực nước tại Trạm thủy văn Linh Cảm hoặc Chợ Tràng vẫn trên mức báo động I nhưng đều dưới mức báo động II và dự báo có khả năng xuất hiện đợt lũ mới.
đ) Trong quá hình vận hành theo quy định tại Điểm d Khoản này, nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước tại các trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.
2. Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại các Trạm thủy văn Linh Cảm và Chợ Tràng đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá giá trị quy định tại Bảng 2;
b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ vào mực nước trạm thủy văn và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện các chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại các Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 11. Vận hành giảm lũ cho hạ du đối với hồ Hố Hô
1. Trường hợp mực nước hồ lớn hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn giá trị quy định tại Bảng 2.
Trường hợp dự báo trong vòng 3 ngày tới lượng mưa tích lũy trong 24 giờ có thể lớn hơn 150mm và điều kiện hạ du cho phép thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ, nhưng tối đa không thấp hơn 64,5m và bảo đảm lưu lượng xả không lớn hơn 94,0m3/s.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang chế độ vận hành duy trì mực nước hồ theo quy định tại Điểm b, cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
b) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ vượt mức báo động I nhưng vẫn dưới mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ từ 400m3/s đến 700m3/s thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trong quá trình vận hành, căn cứ vào mực nước tại trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để chuyển sang chế độ vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c, hạ dần mực nước hồ quy định tại Điểm d Khoản này hoặc chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
c) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ vượt mức báo động II hoặc lưu lượng đến hồ lớn hơn 700m3/s thì thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du.
Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm này, nếu mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường, thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
d) Sau khi thực hiện vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm c Khoản này, nếu mực nước hồ cao hơn giá trị quy định tại Bảng 1 thì thực hiện vận hành để hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ quy định tại Bảng 1, nếu xuất hiện một trong các tình huống sau đây:
- Mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ đã xuống dưới mức báo động I;
- Mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ vẫn trên mức báo động I nhưng dưới báo động II và dự báo có khả năng xuất hiện một đợt lũ mới.
đ) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm d Khoản này, nếu lũ lại tiếp tục lên thì căn cứ vào từng trường hợp mực nước trạm thủy văn, mực nước hồ và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.
2. Trường hợp mực nước hồ nhỏ hơn giá trị quy định tại Bảng 2:
a) Nếu mực nước tại Trạm thủy văn Chu Lễ đang dưới báo động I thì thực hiện vận hành duy trì mực nước hồ.
Trường hợp dự báo trong vòng 3 ngày tới lượng mưa tích lũy trong 24 giờ có thể lớn hơn 150mm và điều kiện hạ du cho phép thì thực hiện vận hành hạ thấp mực nước hồ để hạ dần mực nước hồ nhưng tối đa không thấp hơn 64,5m và bảo đảm lưu lượng xả không lớn hơn 94,0m3/s.
b) Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, căn cứ vào mực nước trạm thủy văn và lưu lượng đến hồ tương ứng để thực hiện các chế độ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 12. Vận hành giảm lũ đối với hồ Khe Bố
1. Trong thời gian các hồ Bản Vẽ, Nậm Nơn thực hiện vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 của Quy trình này, hồ Khe Bố phải vận hành bảo đảm mực nước hồ không vượt quá 64,0m, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này và các trường hợp vận hành bảo đảm an toàn công trình, vận hành trong tình huống bất thường.
2. Việc vận hành hạ thấp mực nước hồ hoặc vận hành điều tiết để bảo đảm mực nước hồ không vượt quá 64,0m phải căn cứ vào mực nước hồ, diễn biến lưu lượng đến hồ, mực nước tại các Trạm thủy văn Thạch Giám và Trạm thủy văn Con Cuông nhằm bảo đảm không gây biến động lớn, bất thường về dòng chảy để bảo đảm an toàn cho hạ du.
3. Trường hợp mực nước tại Trạm thủy văn Thạch Giám vượt 68,5m thì căn cứ diễn biến mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, yêu cầu về phòng, chống ngập lụt ở thượng lưu hồ và việc bảo đảm an toàn cho hạ du, người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này quyết định lưu lượng xả, thời gian xả và việc duy trì mực nước cụ thể của hồ để hạn chế tối đa tình trạng ngập, lụt ở thượng lưu hồ, bảo đảm an toàn cho hạ du, đồng thời bảo đảm an toàn công trình.
Điều 13. Phối hợp vận hành giảm lũ cho hạ du đối với các hồ khác
Trong quá trình các hồ Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Ngàn Trươi và Hố Hô vận hành, các hồ chứa khác phải tham gia cùng với các hồ chứa bậc trên, bậc dưới phối hợp vận hành để giảm lũ cho hạ du phù hợp với năng lực thực tế của hồ, tình hình mưa, lũ, không gây lũ chống lũ và được quy định cụ thể như sau:
1. Đối với hồ Nậm Nơn:
a) Trong quá trình hồ Bản Vẽ vận hành giảm lũ cho hạ du theo quy định tại Điều 8 của Quy trình này, vận hành hồ với tổng lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ (với sai số cho phép +/-10%);
b) Khi mực nước các hồ đạt đến mực nước dâng bình thường thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
2. Đối với hồ Chi Khê:
a) Trong quá trình các hồ Bản Vẽ, Khe Bố vận hành giảm lũ hạ du theo quy định tại Điều 8 và Điều 12 của Quy trình này, vận hành hồ với tổng lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ (với sai số cho phép +/-10%);
b) Khi mực nước các hồ đạt đến mực nước dâng bình thường thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ, đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
3. Đối với các hồ Nậm Mô, Bản Ang, Nhạn Hạc A và Châu Thắng:
a) Trong quá trình các hồ vận hành giảm lũ cho hạ du, bảo đảm an toàn công trình hoặc thực hiện chế độ vận hành trong tình huống bất thường, phải phối hợp vận hành để góp phần giảm lũ cho hạ du, bảo đảm an toàn công trình và xử lý các tình huống bất thường;
b) Khi mực nước các hồ đạt đến mực nước dâng bình thường thì thực hiện chế độ vận hành duy trì mực nước hồ; đồng thời sẵn sàng chuyển sang chế độ vận hành đảm bảo an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này.
4. Ngoài việc thực hiện các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, các hồ phải thực hiện việc vận hành hồ theo quyết định, chỉ đạo của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này (nếu có).
Điều 14. Vận hành bảo đảm an toàn công trình
Trong quá trình vận hành, khi mực nước các hồ đạt đến mực nước dâng bình thường (riêng mực nước hồ Ngàn Trươi đạt đến 54,64m), mà lưu lượng đến hồ còn tiếp tục tăng và có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình thì phải thực hiện chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình theo Quy trình vận hành của hồ đã được cấp có thẩm quyền ban hành, đồng thời phải báo cáo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh trên địa bàn theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này.
Điều 15. Tích nước cuối mùa lũ
1. Khi các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng và Ngàn Trươi thực hiện chế độ vận hành tích nước cuối mùa lũ theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 thì các Chủ hồ phải báo cáo tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này. Việc vận hành tích nước cuối mùa lũ phải bảo đảm mực nước hồ không được vượt quá khoảng mực nước tương ứng quy định tại Bảng 1.
2. Trong quá trình vận hành tích nước theo quy định tại Khoản 1 Điều này, phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, mưa, lũ, mực nước tại các trạm thủy văn; mực nước hồ, lưu lượng đến hồ và các bản tin dự báo để điều chỉnh, chuyển sang chế độ vận hành hồ giảm lũ cho hạ du (hạ thấp mực nước hồ, duy trì mực nước hồ, cắt, giảm lũ cho hạ du) hoặc chế độ vận hành bảo đảm an toàn công trình (nếu có) phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này.
3. Việc xem xét, quyết định chế độ vận hành tích nước cuối mùa lũ của các hồ phải bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho hạ du và bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình, kết cấu hạ tầng khác.
Điều 16. Vận hành các hồ trong điều kiện bình thường
Trong thời gian các hồ được thực hiện chế độ vận hành trong điều kiện bình thường quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này, Chủ hồ được chủ động vận hành phát điện, cấp nước nhưng phải đảm bảo yêu cầu về mực nước cao nhất trước lũ, duy trì dòng chảy tối thiểu sau đập theo quy định và phải thực hiện vận hành hàng ngày để bảo đảm yêu cầu sử dụng nước ở dưới hạ du như sau:
1. Đối với hồ Bản Vẽ phải bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày không nhỏ hơn 60m3/s.
2. Đối với hồ Khe Bố phải bảo đảm vận hành xả nước liên tục về hạ du sông Cả với lưu lượng không nhỏ hơn 95,5m3/s.
3. Đối với hồ Chi Khê phải bảo đảm vận hành xả nước liên tục về hạ du sông Cả với lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ.
4. Đối với hồ Bản Mồng:
a) Khi mực nước hồ thấp hơn 75,0m: Ngoài việc vận hành hệ thống cống lấy nước đầu kênh để bảo đảm cấp đủ nước trong hệ thống, phải tham gia điều tiết, cấp nước liên tục cho hạ du sông Hiếu với tổng lưu lượng xả không nhỏ hơn 23m3/s;
b) Khi mực nước hồ đạt hoặc cao hơn 75,0m: Ngoài việc vận hành bảo đảm theo quy định tại Điểm a Khoản này, phải tham gia điều tiết, cấp nước cho hạ du theo yêu cầu.
5. Đối với hồ Ngàn Trươi:
a) Khi mực nước hồ thấp hơn cao trình 35,5m: Vận hành bảo đảm cấp đủ nước lấy vào kênh tưới Hương Sơn, Vũ Quang và kênh chính Ngàn Trươi;
b) Khi mực nước hồ đạt hoặc cao hơn cao trình 35,5m: Ngoài việc vận hành bảo đảm theo quy định tại Điểm a Khoản này, phải tham gia điều tiết, cấp nước cho hạ du theo yêu cầu.
6. Đối với các hồ Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Nhạn Hạc A, Châu Thắng và Hố Hô phải vận hành bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày tương đương với lưu lượng đến hồ (với sai số cho phép +/-10%).
7. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Điều này, trường hợp có yêu cầu của người có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này thì các hồ phải thực hiện việc xả nước về hạ du theo yêu cầu.
Điều 17. Vận hành các hồ trong các tình huống bất thường
Việc xem xét, quyết định phương án vận hành các hồ để xử lý các tình huống bất thường phải căn cứ vào diễn biến tình hình mưa, lũ, yêu cầu về bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho hạ du và bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân và các công trình, kết cấu hạ tầng khác.
VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA TRONG MÙA CẠN
Điều 18. Nguyên tắc vận hành trong mùa cạn
1. Bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; bảo đảm cấp nước an toàn đến cuối mùa cạn.
2. Căn cứ lưu lượng đến hồ, mực nước hồ và các khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III để quyết định lưu lượng xả, thời gian xả phù hợp theo quy định của Quy trình này.
3. Trường hợp mực nước hồ thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III thì phải căn cứ vào dự báo dòng chảy đến hồ, yêu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du để điều chỉnh giảm lưu lượng xả phù hợp với quy định của Quy trình nhằm đưa mực nước hồ về khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III của Quy trình.
Điều 19. Các thời kỳ vận hành hồ chứa trong mùa cạn
1. Thời kỳ I: từ ngày 01 tháng 12 đến ngày 31 tháng 12;
2. Thời kỳ II: từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 2;
3. Thời kỳ III: từ ngày 16 tháng 02 đến ngày 31 tháng 3;
4. Thời kỳ IV: từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 31 tháng 5;
5. Thời kỳ V:
a) Từ ngày 01 tháng 06 đến ngày 19 tháng 7 đối với các hồ Bản Vẽ, Khe Bố, Chi Khê, Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Bản Mồng, Nhạn Hạc A và Châu Thắng;
b) Từ ngày 01 tháng 06 đến ngày 14 tháng 8 đối với các hồ Ngàn Trươi và Hố Hô.
Điều 20. Thẩm quyền quyết định vận hành hồ trong mùa cạn
1. Chủ hồ được phép chủ động vận hành hồ nhưng phải tuân thủ các quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 của Quy trình này, trừ các trường hợp phải điều chỉnh chế độ vận hành quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
2. Trong trường hợp vào đầu mùa cạn mà mực nước các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III, thì căn cứ tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước hồ và dự báo lưu lượng đến hồ, Chủ hồ phải đề xuất phương án vận hành hồ, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, quyết định điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ nhằm bảo đảm chậm nhất đến ngày 01 tháng 02 mực nước hồ không thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III.
3. Trường hợp 30 ngày liên tục mà mực nước các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng vẫn thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) thì Chủ hồ phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An để xem xét, quyết định điều chỉnh lưu lượng xả, thời gian xả phù hợp nhằm đưa dần mực nước hồ về khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III của Quy trình này. Việc điều chỉnh chế độ vận hành (lưu lượng, thời gian) xả nước về hạ du của các hồ được thực hiện cho đến khi mực nước hồ không thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III.
4. Trường hợp xảy ra hạn hán với cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán từ cấp độ 2 trở lên (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này), căn cứ tình hình thực tế, lưu lượng đến hồ, mực nước hồ, dự báo lưu lượng đến hồ và nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ du, Chủ hồ lập phương án, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo thẩm quyền quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai để xem xét, quyết định chế độ vận hành hồ cho phù hợp với tình hình hạn hán và bảo đảm yêu cầu sử dụng nước tối thiểu đến cuối mùa cạn, bao gồm cả việc xem xét sử dụng một phần dung tích chết của các hồ thông qua việc xả nước qua các cửa van.
5. Trường hợp trong thời gian vận hành mùa cạn quy định tại Điều 2 của Quy trình này mà xuất hiện một trong các tình huống bất thường dưới đây thì Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này quyết định việc vận hành các hồ theo chế độ vận hành trong mùa lũ quy định tại Quy trình này hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai:
a) Khi Tổng cục Khí tượng Thủy văn cảnh báo ở hạ du xuất hiện hoặc có nguy cơ xuất hiện lũ, ngập lụt với cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai từ cấp độ 1 trở lên;
b) Khi mực nước của một trong các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng, Ngàn Trươi và Hố Hô đã đạt đến mực nước dâng bình thường, mà mực nước tại một trong các trạm thủy văn quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy trình này trên báo động I (trừ Trạm thủy văn Thạch Giám);
c) Xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố công trình;
d) Các tình huống khác có nguy cơ đe dọa đến an toàn công trình, khu vực hạ du.
Việc xem xét, quyết định phương án vận hành các hồ trong các tình huống bất thường quy định tại Khoản này phải căn cứ vào diễn biến tình hình mưa, lũ, và yêu cầu bảo đảm an toàn cho hạ du nhưng phải bảo đảm an toàn công trình.
Hàng ngày, vận hành hồ xả nước về hạ du để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định và bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày như sau:
1. Trường hợp mực nước hồ cao hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Không nhỏ hơn 70m3/s đối với thời kỳ I;
b) Không nhỏ hơn 100m3/s đối với thời kỳ II;
c) Không nhỏ hơn 75m3/s đối với thời kỳ III;
d) Không nhỏ hơn 130m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
2. Trường hợp mực nước hồ nằm trong khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Từ 60m3/s đến 70m3/s đối với thời kỳ I;
b) Từ 90m3/s đến 100m3/s đối với thời kỳ II;
c) Từ 65m3/s đến 75m3/s đối với thời kỳ III;
d) Từ 120m3/s đến 130m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
3. Trường hợp mực nước hồ thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Từ 50m3/s đến 60m3/s đối với thời kỳ I;
b) Từ 80m3/s đến 90m3/s đối với thời kỳ II;
c) Từ 55m3/s đến 65m3/s đối với thời kỳ III;
d) Từ 110m3/s đến 120m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
Hàng ngày, ngoài việc vận hành hệ thống cống lấy nước đầu kênh để bảo đảm cấp đủ nước trong hệ thống, phải tham gia điều tiết, xả nước liên tục cho hạ du sông Hiếu như sau:
1. Trường hợp mực nước hồ cao hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Không nhỏ hơn 30m3/s đối với thời kỳ I, II và thời kỳ III;
b) Không nhỏ hơn 40m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
2. Trường hợp mực nước hồ nằm trong khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Từ 25m3/s đến 30 m3/s đối với thời kỳ I, II và thời kỳ III;
b) Từ 35m3/s đến 40m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
3. Trường hợp mực nước hồ thấp hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III:
a) Từ 23m3/s đến 25m3/s đối với thời kỳ I, II và thời kỳ III;
b) Từ 30m3/s đến 35m3/s đối với thời kỳ IV và thời kỳ V.
Hàng ngày, căn cứ kế hoạch vận hành xả nước của hồ Bản Vẽ, mực nước hồ và diễn biến lưu lượng đến hồ, Chủ hồ phải chủ động cân đối nguồn nước, xây dựng kế hoạch vận hành hàng ngày để đảm bảo xả nước về hạ du liên tục (24 giờ/ngày) theo quy định như sau:
1. Đối với các thời kỳ II, IV và thời kỳ V:
a) Vận hành xả nước liên tục về hạ du không ít hơn 13 giờ/ngày và phải bảo đảm lưu lượng xả như sau:
- Từ 100m3/s đến 120m3/s đối với thời kỳ II;
- Từ 165m3/s đến 185m3/s đối với thời kỳ IV;
- Từ 210m3/s đến 230m3/s đối với thời kỳ V.
b) Ngoài thời gian vận hành theo quy định tại Điểm a Khoản này, vận hành xả nước liên tục về hạ du với lưu lượng không nhỏ hơn 95,5m3/s.
2. Đối với thời kỳ I và thời kỳ III:
Vận hành xả nước liên tục (24 giờ/ngày) về hạ du với lưu lượng không nhỏ hơn 95,5m3/s.
3. Trong quá trình vận hành theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, trường hợp mực nước hồ Khe Bố đạt 65,0m mà lưu lượng đến hồ vẫn tăng thì được phép điều chỉnh tăng lưu lượng xả hoặc thời gian xả cho phù hợp để duy trì mực nước hồ không vượt quá 65,0m.
Điều 24. Vận hành đối với các hồ Ngàn Trươi, Nậm Nơn, Chi Khê, Nậm Mô, Bản Ang, Châu Thắng, Nhạn Hạc A và Hố Hô
Hàng ngày, các hồ phải thực hiện vận hành xả nước về hạ du để bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu sau đập theo quy định và bảo đảm việc vận hành cấp nước như sau:
1. Đối với hồ Ngàn Trươi: Ngoài việc vận hành bảo đảm cấp đủ nước cho cống lấy nước đầu kênh tưới Hương Sơn, Vũ Quang và kênh chính Ngàn Trươi, phải tham gia điều tiết, cấp nước cho hạ du nếu mực nước hồ nằm trong hoặc cao hơn khoảng mực nước quy định tại Phụ lục III của Quy trình này.
2. Đối với hồ Chi Khê: Khi hồ Khe Bố vận hành xả nước, vận hành hồ xả nước liên tục về hạ du với tổng lưu lượng xả tương đương với lưu lượng đến hồ (với sai số cho phép +/- 10%).
3. Đối với các hồ Nậm Nơn, Nậm Mô, Bản Ang, Châu Thắng, Nhạn Hạc A và Hố Hô: Phải vận hành xả nước về hạ du, bảo đảm tổng lưu lượng xả trung bình ngày tương đương với lưu lượng đến hồ (với sai số cho phép +/-10%).
QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC VẬN HÀNH CÁC HỒ CHỨA VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 25. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
1. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An
a) Trong mùa lũ:
- Tổ chức xây dựng giải pháp lưu trữ, cập nhật các thông tin, số liệu khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa và công cụ tính toán, hỗ trợ tham mưu chỉ đạo điều hành việc vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
- Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;
- Chỉ đạo thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ khi ban hành lệnh vận hành hồ; đồng thời thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai bằng các hình thức phù hợp;
- Khi nhận được thông báo lệnh vận hành hồ từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ, đồng thời phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An.
b) Trong mùa cạn:
Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền trong trường hợp bất thường theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 của Quy trình này, đồng thời báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An để chỉ đạo, xử lý.
2. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh
a) Trong mùa lũ:
- Tổ chức xây dựng giải pháp lưu trữ, cập nhật các thông tin, số liệu khí tượng thủy văn, vận hành hồ chứa và công cụ tính toán, hỗ trợ tham mưu chỉ đạo điều hành việc vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
- Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
- Tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định các phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành các hồ theo quy định. Việc ban hành lệnh vận hành hồ phải trước ít nhất 04 giờ tính đến thời điểm mở cửa xả đầu tiên, trừ các trường hợp khẩn cấp, bất thường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện lệnh vận hành hồ; chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi các hồ xả nước;
- Chỉ đạo thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ khi ban hành lệnh vận hành hồ; đồng thời phải thông báo cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai bằng các hình thức phù hợp. Ngoài ra, khi ban hành lệnh vận hành đối với hồ Hố Hô, còn phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình;
- Khi nhận được thông báo lệnh vận hành hồ từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh.
b) Trong mùa cạn:
Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền trong trường hợp bất thường theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 của Quy trình này, đồng thời báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh để chỉ đạo, xử lý.
3. Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình
a) Khi nhận được thông báo lệnh vận hành đối với hồ Hố Hô từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trên địa bàn có khả năng bị lũ, lụt do vận hành hồ, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình;
b) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý các tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi hồ Hố Hô xả nước.
4. Khi nhận được thông báo lệnh vận hành từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện phải thông báo ngay đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực hạ du bị ảnh hưởng, đồng thời chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thông báo để nhân dân biết và triển khai các biện pháp ứng phó.
5. Việc thông báo các lệnh vận hành tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại Khoản 4 Điều này được thực hiện bằng một trong các hình thức sau: văn bản, điện thoại, tin nhắn hoặc thông báo trực tiếp bằng các hình thức phù hợp khác. Trường hợp không thực hiện thông báo lệnh vận hành bằng văn bản, thì người nhận được thông báo phải thông báo lại bằng văn bản và lưu trữ để phục vụ việc kiểm tra, giám sát.
Điều 26. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước;
b) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình này đối với đơn vị quản lý, vận hành các hồ trên địa bàn theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
c) Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 20 của Quy trình này;
d) Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và hạn hán trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại; chỉ đạo việc bảo đảm an toàn cho công trình có liên quan theo thẩm quyền;
đ) Chỉ đạo thực hiện việc thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
e) Chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Cả theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
g) Chỉ đạo đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi Đô Lương, Nam Đàn và các công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vận hành của các hồ chứa theo quy định tại Quy trình này;
h) Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch, thời vụ gieo trồng và kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này;
i) Chỉ đạo các Chủ hồ theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này lắp đặt camera, thiết bị quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ và truyền dữ liệu về các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 của Quy trình này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước;
b) Chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy trình này đối với đơn vị quản lý, vận hành hồ trên địa bàn theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
c) Quyết định vận hành các hồ theo thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
d) Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và hạn hán trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn cho công trình có liên quan theo thẩm quyền;
đ) Chỉ đạo thực hiện việc thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
e) Chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống hồ chứa trên lưu vực sông Cả theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;
g) Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thực hiện việc lấy nước phù hợp với thời gian, lịch vận hành của các hồ chứa theo quy định tại Quy trình này;
h) Chỉ đạo các địa phương điều chỉnh lịch thời vụ gieo trồng và kế hoạch sử dụng nước phù hợp với quy định của Quy trình này;
i) Chỉ đạo các Chủ hồ theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này lắp đặt camera, thiết bị quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ và truyền dữ liệu về các cơ quan, đơn vị theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 của Quy trình này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình:
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giải thích công khai Quy trình này trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh ở địa phương để các cơ quan và nhân dân trên địa bàn hiểu, chủ động phòng ngừa, ứng phó, hạn chế thiệt hại do lũ, lụt và chủ động bố trí kế hoạch sản xuất, lấy nước phù hợp với chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước;
b) Chỉ đạo xây dựng phương án chủ động phòng, chống lũ, lụt, hạn hán và tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó với các tình huống lũ, lụt và hạn hán trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dân cư, hạn chế thiệt hại khi hồ Hố Hô vận hành xả nước bảo đảm an toàn công trình hoặc vận hành trong các tình huống bất thường.
Điều 27. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó với tình huống lũ, lụt, hạn hán ở hạ du theo quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai và pháp luật về thủy lợi.
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương
1. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ hồ thực hiện việc đảm bảo an toàn các hồ thủy điện.
2. Chỉ đạo, đôn đốc các hồ thủy điện thực hiện vận hành giảm lũ và vận hành điều tiết nước cho hạ du theo quy định của Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp số liệu, thông tin cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Quy trình này; lắp đặt hệ thống báo động, thông tin đến các hộ dân vùng hạ lưu nhận biết các tín hiệu khi các hồ chứa tiến hành xả lũ.
3. Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia chỉ thực hiện huy động điện của các nhà máy thủy điện vào hệ thống điện quốc gia nếu phù hợp với yêu cầu về vận hành giảm lũ cho hạ du trong mùa lũ, bảo đảm tích nước cuối mùa lũ và các yêu cầu về thời gian, lưu lượng xả của từng hồ trong mùa cạn theo quy định của Quy trình này, trừ trường hợp bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy định.
4. Chỉ đạo việc xem xét, tách ra ngoài thị trường điện cạnh tranh theo quy định của pháp luật về điện lực khi các hồ chứa phải điều chỉnh chế độ vận hành theo quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 20 của Quy trình này.
5. Chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy điện trên lưu vực sông Cả theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
Điều 29. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trong mùa lũ:
a) Chỉ đạo việc bảo đảm an toàn cho công trình đê điều và các công trình thủy lợi có liên quan theo thẩm quyền;
b) Chỉ đạo xử lý các tình huống xả lũ khẩn cấp và ứng phó các sự cố khẩn cấp đối với hệ thống công trình thủy lợi trên lưu vực sông Cả theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
2. Trong mùa cạn:
a) Chỉ đạo địa phương, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra, sẵn sàng cho việc lấy nước khi các hồ xả nước, đảm bảo không gây lãng phí nước;
b) Chỉ đạo địa phương và các cơ quan có liên quan chủ động điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước cho nông nghiệp phù hợp với khả năng nguồn nước trong những trường hợp cần thiết.
3. Chỉ đạo, đôn đốc các Chủ hồ Bản Mồng và Ngàn Trươi thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn hồ chứa, vận hành giảm lũ và điều tiết cấp nước cho hạ du theo quy định của Quy trình này; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của Quy trình này.
Điều 30. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Tổ chức công bố, hướng dẫn, tập huấn thực hiện Quy trình. Chỉ đạo Cục Quản lý tài nguyên nước và các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc vận hành các hồ theo Quy trình này và tổ chức xây dựng công cụ giám sát, tính toán, hỗ trợ tham mưu chỉ đạo điều hành việc vận hành các hồ theo thẩm quyền.
2. Chỉ đạo Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức thực hiện việc quan trắc, dự báo, cảnh báo và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của Quy trình này.
3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quyết định việc điều chỉnh lưu lượng, thời gian vận hành các hồ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Quy trình này.
4. Tổ chức xây dựng hệ thống trao đổi thông tin, dữ liệu vận hành các hồ và các thông tin, số liệu có liên quan thống nhất trên toàn lưu vực.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả khi cần thiết.
Điều 31. Trách nhiệm của Bộ trưởng các Bộ, ngành liên quan
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo bảo đảm an toàn các công trình, kết cấu hạ tầng và các hoạt động khác có liên quan đến khai thác, sử dụng nước trên sông, suối thuộc phạm vi quản lý.
2. Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc, các cơ quan có liên quan xây dựng biện pháp xử lý các sự cố do lũ gây ra và lập kế hoạch sử dụng nước phù hợp với Quy trình này.
Điều 32. Trách nhiệm của Chủ hồ
1. Thực hiện vận hành hồ chứa theo quy định của Quy trình này.
2. Theo dõi tình hình khí tượng, thủy văn; thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Quy trình này.
3. Lắp đặt camera, thiết bị quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của hồ chứa; truyền dữ liệu về Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Cục Quản lý tài nguyên nước và về hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các hồ chứa theo quy định; đối với các hồ thủy điện còn phải truyền dữ liệu về Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Điều tiết điện lực; đối với các hồ thủy lợi còn phải truyền dữ liệu về Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đối với hồ Hố Hô còn phải truyền dữ liệu về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
4. Việc truyền dữ liệu vận hành hồ về hệ thống thông tin, giám sát việc vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và Cục Điều tiết điện lực, Tổng cục Thủy lợi theo quy định tại Khoản 3 Điều này phải được thực hiện hàng ngày.
5. Thực hiện việc thông báo, cảnh báo để bảo đảm an toàn cho người dân và các hoạt động có liên quan trên sông suối ở khu vực hạ lưu đập, nhà máy trước khi vận hành xả lũ qua tràn, bắt đầu xả nước phát điện hoặc các trường hợp gia tăng đột ngột lưu lượng xả về hạ du.
6. Trong mùa lũ:
a) Trách nhiệm thực hiện lệnh vận hành được quy định như sau:
- Thực hiện lệnh vận hành hồ của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này;
- Trường hợp xảy ra tình huống bất thường, không thực hiện được theo đúng lệnh vận hành, Chủ hồ phải báo cáo ngay với người ra lệnh vận hành.
b) Khi thực hiện lệnh vận hành các cửa xả, Chủ hồ phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Chủ hồ bậc dưới liền kề. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô còn phải thông báo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Bình;
c) Thực hiện việc vận hành bảo đảm an toàn công trình theo quy định tại Điều 14 của Quy trình này. Khi vận hành bảo đảm an toàn công trình, phải báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này; Bộ Công Thương đối với các hồ thủy điện; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hồ thủy lợi. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô phải báo cáo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình;
d) Việc thông báo tới các cơ quan quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này được gửi qua fax hoặc chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại hoặc bằng máy thông tin vô tuyến điện, sau đó văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý;
đ) Khi xuất hiện các trường hợp bất thường quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này, phải báo cáo ngay và kèm theo phương án đề xuất để xem xét, quyết định việc vận hành hồ tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô còn phải thông báo ngay và kèm theo phương án đề xuất tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
7. Trong mùa cạn:
a) Tổ chức vận hành hồ với lưu lượng, thời gian xả theo đúng quy định của Quy trình này; bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm cấp nước an toàn đến cuối mùa cạn, đầu mùa lũ; chỉ được chào bán điện năng lên thị trường điện phù hợp với yêu cầu về thời gian, lưu lượng xả theo quy định của Quy trình này;
b) Đề xuất phương án, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo thẩm quyền và Bộ Tài nguyên và Môi trường để thống nhất phương án điều tiết nước cho hạ du nếu xảy ra sự cố mà không thể vận hành hồ theo quy định của Quy trình này;
c) Đề xuất phương án, báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 để xem xét, quyết định việc vận hành nếu xảy ra các tình huống bất thường quy định tại Khoản 5 Điều 20 của Quy trình này;
d) Đề xuất phương án, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh chế độ vận hành nếu xảy ra các tình huống thiếu nước hoặc hạn hán theo quy định tại Điều 20 của Quy trình này;
đ) Hàng ngày, hồ bậc trên phải thông báo kế hoạch xả nước tới hồ bậc dưới liền kề; các hồ Khe Bố, Bản Mồng phải thông báo kế hoạch xả nước tới Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi Đô Lương, Nam Đàn.
Điều 33. Trách nhiệm của Giám đốc đơn vị quản lý, vận hành nhà máy thủy điện Bản Mồng và Ngàn Trươi
1. Giám đốc đơn vị quản lý vận hành nhà máy thủy điện Bản Mồng và Ngàn Trươi phải thực hiện theo lệnh vận hành của chủ hồ Bản Mồng và Ngàn Trươi bảo đảm xả nước về hạ du theo quy định của Quy trình này.
2. Lắp đặt camera giám sát việc xả nước sau nhà máy và truyền tín hiệu hình ảnh về Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và Cục Quản lý tài nguyên nước; xây dựng, lắp đặt hệ thống giám sát tự động, trực tuyến việc vận hành xả nước của các nhà máy theo quy định.
3. Hàng ngày, cung cấp số liệu vận hành nhà máy về hệ thống thông tin, giám sát việc vận hành hồ của Cục Quản lý tài nguyên nước và Cục Điều tiết điện lực theo yêu cầu.
Điều 34. Trách nhiệm của Giám đốc đơn vị quản lý vận hành hệ thống thủy lợi Đô Lương, Nam Đàn
Chỉ đạo việc vận hành các công trình lấy nước đầu kênh của các hệ thống thủy lợi Đô Lương, Nam Đàn để đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng nước thực tế trong hệ thống, tránh lãng phí.
Điều 35. Trách nhiệm về an toàn các công trình
1. Lệnh vận hành các hồ điều tiết lũ trái với các quy định trong Quy trình này dẫn đến công trình đầu mối, công trình đê điều, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Việc thực hiện sai lệnh vận hành dẫn đến công trình đầu mối, công trình đê điều, hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông và dân sinh ở hạ du bị mất an toàn thì Chủ hồ có liên quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Trong quá trình vận hành công trình nếu phát hiện có nguy cơ xảy ra sự cố công trình đầu mối, đòi hỏi phải điều chỉnh tức thời thì Chủ hồ có trách nhiệm báo cáo sự cố, đề xuất phương án khắc phục với Bộ Công Thương đối với các hồ thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với các hồ thủy lợi để chỉ đạo xử lý, khắc phục sự cố; đồng thời báo cáo ngay tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này để chỉ đạo công tác phòng, chống lũ cho hạ du. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô còn phải báo cáo ngay tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
4. Nếu phát hiện sự cố công trình đê điều và các công trình thủy lợi ở hạ du thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm báo cáo và đề xuất phương án khắc phục với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xử lý, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
5. Hàng năm, phải thực hiện tổng kiểm tra trước mùa lũ theo quy định. Chủ hồ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra các trang thiết bị, các hạng mục công trình và tiến hành sửa chữa để đảm bảo vận hành theo chế độ làm việc quy định; đồng thời báo cáo tới Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Bộ Công Thương đối với các hồ thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với hồ thủy lợi để theo dõi, chỉ đạo. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô còn phải báo cáo tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
6. Trường hợp có sự cố công trình và trang thiết bị, không thể sửa chữa xong trước ngày 30 tháng 6, Chủ hồ phải báo cáo ngay tới các cơ quan quy định tại Khoản 5 Điều này để chỉ đạo xử lý.
Điều 36. Chế độ quan trắc, dự báo trong mùa lũ
1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa, lũ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Chủ hồ phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo như sau:
a) Hàng ngày, Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc thực hiện 01 bản tin dự báo tại các Trạm thủy văn Thạch Giám, Con Cuông, Nghĩa Khánh, Linh Cảm, Chu Lễ và Chợ Tràng vào 15 giờ;
b) Hàng ngày, Chủ hồ phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:
- Tổ chức quan trắc lượng mưa theo quy định; quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy, qua cống lấy nước đầu kênh (đối với hồ chứa thủy lợi) ít nhất 04 lần/ngày vào các thời điểm: 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ;
- Thực hiện bản tin dự báo 01 lần vào 9 giờ. Nội dung bản tin dự báo phải bao gồm lưu lượng đến hồ, mực nước hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ và 24 giờ tới.
2. Khi dự báo có mưa, lũ hoặc xuất hiện lũ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Chủ hồ phải thực hiện chế độ quan trắc, dự báo và duy trì cho đến khi kết thúc đợt lũ như sau:
a) Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc:
- Thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết nguy hiểm gây mưa, lũ lớn. Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai (sau đây gọi tắt là quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai);
- Thực hiện việc thu thập số liệu quan trắc mưa, mực nước tại các trạm quan trắc khí tượng, thủy văn thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trên hệ thống sông Cả theo quy định;
- Thực hiện các bản tin dự báo, cảnh báo lũ, lũ khẩn cấp tại các Trạm thủy văn Thạch Giám, Con Cuông, Nghĩa Khánh, Chu Lễ, Linh Cảm và Chợ Tràng. Tần suất thực hiện bản tin dự báo, cảnh báo theo quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
- Theo dõi, dự báo và phát hiện thời điểm mực nước tại các Trạm thủy văn Thạch Giám, Con Cuông, Nghĩa Khánh, Linh Cảm, Chu Lễ và Chợ Tràng đạt mực nước tương ứng với các chế độ vận hành của các hồ theo quy định của Quy trình này.
b) Chủ hồ phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:
- Tổ chức quan trắc lượng mưa theo quy định; quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, qua nhà máy, qua cống lấy nước đầu kênh (đối với hồ chứa thủy lợi) ít nhất 15 phút một lần;
- Thực hiện bản tin dự báo lũ đến hồ định kỳ 03 giờ 01 lần. Nội dung bản tin dự báo gồm mực nước hồ, lưu lượng đến hồ thời điểm hiện tại và các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới, trong đó phải dự báo thời gian xuất hiện đỉnh lũ đến hồ; dự kiến tổng lưu lượng xả tại các thời điểm 06 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 24 giờ tới;
- Đối với các hồ Bản Vẽ, Bản Mồng, Ngàn Trươi và Hố Hô còn phải theo dõi và phát hiện thời điểm lưu lượng đến hồ đạt các giá trị tương ứng với các chế độ vận hành của hồ theo quy định của Quy trình này và báo cáo tới Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này.
3. Hàng năm, trước thời gian bắt đầu được phép tích nước quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 7 của Quy trình này, Tổng cục Khí tượng Thủy văn phải thực hiện bản tin dự báo diễn biến thời tiết, thủy văn trong 10 ngày tới trên lưu vực sông Cả để phục vụ việc điều hành vận hành các hồ theo quy định tại Điều 15 của Quy trình này.
Điều 37. Trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo trong mùa lũ
1. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khi chưa xuất hiện tình huống thời tiết có khả năng gây mưa, lũ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Chủ hồ phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:
a) Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp bản tin dự báo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, các đơn vị quản lý, vận hành hồ trước 16 giờ hàng ngày;
b) Chủ hồ phải cung cấp bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và các Chủ hồ bậc dưới liền kề trước 10 giờ hàng ngày; Riêng Chủ hồ Hố Hô phải cung cấp thêm bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
2. Khi dự báo có mưa, lũ hoặc xuất hiện lũ, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Chủ hồ phải thực hiện việc cung cấp số liệu, thông tin như sau:
a) Tổng cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp ngay và liên tục bản tin dự báo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi đối với hồ thủy lợi, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với hồ thủy điện; Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh và các Chủ hồ.
Khi mực nước tại các Trạm thủy văn Thạch Giám, Con Cuông, Nghĩa Khánh, Linh Cảm, Chu Lễ và Chợ Tràng đạt mực nước tương ứng với các chế độ vận hành của hồ theo quy định của Quy trình này thì phải thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, các Chủ hồ Bản Vẽ, Bản Mồng, Ngàn Trươi, Hố Hô và Khe Bố.
b) Chủ hồ phải cung cấp ngay bản tin dự báo kèm theo số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, đồng thời phải cung cấp cho Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và các Chủ hồ bậc dưới liền kề. Riêng Chủ hồ Hố Hô phải cung cấp thêm bản tin dự báo và số liệu quan trắc, tính toán quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 của Quy trình này cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình.
3. Trách nhiệm báo cáo:
Các Chủ hồ có trách nhiệm báo cáo kết quả vận hành giảm lũ và trạng thái làm việc của công trình, việc báo cáo được thực hiện như sau:
a) Chậm nhất 02 ngày sau khi kết thúc đợt lũ, các Chủ hồ phải báo cáo kết quả vận hành giảm lũ, trạng thái làm việc sau đợt lũ của hồ và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Công Thương và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với các hồ thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi đối với các hồ thủy lợi để theo dõi, chỉ đạo. Riêng đối với Chủ hồ Hố Hô còn phải báo cáo Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình;
b) Hàng năm, chậm nhất sau 15 ngày khi kết thúc mùa lũ quy định tại Điều 2 của Quy trình này, Chủ hồ phải báo cáo kết quả vận hành trong mùa lũ, trạng thái làm việc trong mùa lũ của hồ, các đề xuất, kiến nghị và các thông tin có liên quan đến Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ Công Thương và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia đối với các hồ thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi đối với các hồ thủy lợi để theo dõi, chỉ đạo.
4. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:
Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Bằng fax;
b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;
c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;
d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;
đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện;
e) Các hình thức thông tin, liên lạc khác
Điều 38. Chế độ quan trắc, dự báo và trách nhiệm cung cấp thông tin báo cáo trong mùa cạn
1. Trách nhiệm tổ chức quan trắc, dự báo:
a) Tổng cục Khí tượng Thủy văn có trách nhiệm chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc:
- Tổ chức đo đạc, quan trắc các trị số khí tượng thủy văn: số liệu mưa, mực nước của toàn bộ mạng quan trắc thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Khí tượng Thủy văn trên hệ thống sông Cả;
- Nhận định xu thế diễn biến thời tiết, thủy văn trong tháng tới trên lưu vực sông Cả vào ngày 02 hàng tháng.
b) Chủ hồ phải thực hiện việc quan trắc, dự báo như sau:
- Tổ chức đo đạc, quan trắc lượng mưa theo quy định; quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy, qua cống lấy nước đầu kênh (đối với hồ chứa thủy lợi), mực nước thượng, hạ lưu hồ ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ;
- Đối với các hồ Bản Vẽ và Bản Mồng còn phải tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 10 ngày tới vào các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;
- Đối với hồ Ngàn Trươi còn phải tổ chức dự báo lưu lượng đến hồ, mực nước hồ 30 ngày tới vào các ngày 01 hàng tháng.
c) Đơn vị quản lý vận hành nhà máy thủy điện Bản Mồng và Ngàn Trươi phải tổ chức quan trắc lưu lượng qua nhà máy ít nhất 02 lần một ngày vào lúc 07 giờ và 19 giờ.
2. Trách nhiệm cung cấp thông tin, số liệu:
a) Tổng cục Khí tượng Thủy văn: chỉ đạo, phân công các đơn vị trực thuộc cung cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia và các Chủ hồ: Bản Vẽ, Bản Mồng, Khe Bố, Ngàn Trươi các số liệu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trong 10 ngày qua trước 16 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;
b) Các Chủ hồ Bản Vẽ và Bản Mồng cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Cục Quản lý tài nguyên nước,Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia các số liệu:
- Mực nước thượng lưu, mực nước hạ lưu các hồ; lượng mưa, lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du thực tế 10 ngày qua trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng;
- Lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 10 ngày tới trước 11 giờ các ngày 01, 11 và 21 hàng tháng.
c) Chủ hồ Ngàn Trươi cung cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Tổng cục Thủy lợi số liệu lưu lượng đến hồ, tổng lưu lượng xả về hạ du dự kiến 30 ngày tới trước ngày 01 hàng tháng;
c) Hàng ngày, các Chủ hồ: Khe Bố, Nậm Mô, Nậm Nơn, Bản Ang, Chi Khê, Hố Hô, Nhạn Hạc A và Châu Thắng cung cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phạm vi thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 của Quy trình này, Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ và Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia các số liệu quan trắc lưu lượng đến hồ, lưu lượng qua đập tràn, qua nhà máy, mực nước thượng và hạ lưu hồ;
d) Hàng ngày, Đơn vị quản lý vận hành nhà máy thủy điện Bản Mồng và Ngàn Trươi cung cấp cho Cục Quản lý tài nguyên nước, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ số liệu quan trắc lưu lượng qua nhà máy.
3. Phương thức cung cấp thông tin, số liệu:
Việc cung cấp các thông tin, số liệu cho các cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này được thực hiện theo một trong các phương thức sau:
a) Bằng fax;
b) Chuyển bản tin bằng liên lạc;
c) Chuyển bản tin bằng mạng vi tính;
d) Thông tin trực tiếp qua điện thoại;
đ) Liên lạc bằng máy thông tin vô tuyến điện;
e) Các hình thức thông tin, liên lạc khác.
Điều 39. Trong quá trình thực hiện Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả, nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan kiến nghị bằng văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây