196676

Quyết định 16/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở do tỉnh Đồng Tháp ban hành

196676
LawNet .vn

Quyết định 16/2009/QĐ-UBND về quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Số hiệu: 16/2009/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trương Ngọc Hân
Ngày ban hành: 18/08/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 16/2009/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
Người ký: Trương Ngọc Hân
Ngày ban hành: 18/08/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2009/QĐ-UBND

Thành phố Cao Lãnh, ngày 18 tháng 08 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh về Tchức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày 25 tháng 12 năm 1998;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Giao Giám đốc Sở Tư pháp tchức trin khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- Chủ tịch, P.Chủ tịch UBND Tỉnh;
- Đoàn đại biu Quốc hội Tỉnh;
- Các Ban Đảng, Đoàn th Tnh;
- LĐVP UBND Tỉnh;
- Công báo Tỉnh;
- Lưu: VT, NC/NC (HGi).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Ngọc Hân

 

QUY CHẾ

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 16/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 08 năm 2009 của UBND tnh Đồng Tháp)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Quy chế này quy định về tổ chức của T hòa giải; về tiêu chun, nhiệm vụ, quyền lợi của các Tổ hòa giải, hòa giải viên và hoạt động hòa giải tại khóm, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư; trách nhiệm ca các cơ quan, tchức trong công tác hòa giải ở cơ sở;

Hòa giải viên trong quy chế này bao gồm những người làm công tác hòa gii ở cơ sở được quy định tại Pháp lệnh vtổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ s ngày 25/12/1998 và được y ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.

Điều 2. Phạm vi, nguyên tắc hòa giải tại khóm, ấp, cụm dân cư

Các Tổ hòa giải, hòa giải viên được tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư; đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hòa giải có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh ở địa phương, T hòa giải, hòa giải viên có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xem xét, giải quyết;

Việc tiến hành hòa giải phải tuân theo các nguyên tắc, phương thức quy định tại Pháp lệnh v tchức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, Nghị định s 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều ca Pháp lệnh vtổ chức và hoạt động hòa gii ở cơ sở.

Chương 2.

TỔ HÒA GIẢI VÀ HÒA GIẢI VIÊN

Điều 3. Tổ hòa giải

Thòa giải là tchức tự qun ca nhân dân được thành lập ở khóm, ấp, tdân phố, cụm dân đthực hiện hoặc tchức thực hiện hòa gii;

Mỗi Thòa giải có Ttrưởng, T phó và từ 3 đến 7 hòa giải viên, tùy theo sdân cư và tình hình cụ thtại địa bàn.

Điều 4. Tổ trưởng, Tổ phó Tổ hòa giải

1. Tiêu chuẩn

- Phải là tviên Tổ hòa giải;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản thân và gia đình nghiêm chỉnh chp hành chtrương, chính sách của Đảng, pháp luật ca Nhà nước, quy ước của khóm, ấp ở địa phương;

- Có uy tín trong nhân dân nơi cư trú;

- Có hiểu biết pháp luật, kiến thức xã hội, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật;

- Có tinh thần trách nhiệm, tự nguyện, nhiệt tình tham gia công tác hòa giải ở cơ sở;

- Có khả năng phụ trách Thòa giải, phối hợp với các tchức và đoàn thcó liên quan để tổ chức thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.

2. Nhiệm vụ

- Phụ trách Thòa giải, phân công nhiệm vụ cho các hòa giải viên, phi hợp với các Tổ hòa giải khác đthực hiện nhiệm vụ của mình;

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên;

- Lập kế hoạch và tchức thực hiện các hoạt động ca Thòa giải; tchức các cuộc họp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất để rút kinh nghiệm v công tác hòa giải trên địa bàn; đồng thời tchức thực hiện các công tác có liên quan do cấp trên đ ra;

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hòa giải với Ban Tư pháp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Ủy ban Mặt trận Tquốc cùng cấp; đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải;

- Đại diện cho Tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng Ban nhân dân khóm, ấp, cụm dân cư và với các cơ quan nhà nước, tchức chính trị - xã hội ở cơ sở.

Điều 5. Hòa giải viên

1. Tiêu chuẩn

- Có phẩm chất đạo đức tốt, bản thân và gia đình nghiêm chnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy ước của khóm, ấp, cụm dân cư;

- Có uy tín với nhân dân nơi cư trú;

- Có hiu biết pháp luật, kiến thức xã hội, có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật;

- Có tinh thần trách nhiệm, tự nguyện, nhiệt tình tham gia công tác hòa gii ở cơ sở.

2. Nhiệm vụ

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên khi có sự phân công của Tổ trưởng Thòa giải;

- Thông qua công tác hòa giải thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật; vận động nhân dân chấp hành pháp luật;

- Báo cáo kịp thời với Ttrưởng Tổ hòa gii đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hòa giải có thgây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an ninh tại địa phương;

- Đề xuất với Tổ trưởng Tổ hòa giải hoặc Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn về các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hòa giải với các hòa giải viên khác.

Điều 6. Tổ hòa giải và hòa giải viên có quyền

- Được tham gia các lớp bồi dưng, tập huấn vkiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Ủy ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chuyên môn tổ chức;

- Được cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết vpháp luật đphục vụ công tác hòa giải ở cơ sở;

- Được hưởng thù lao theo quy định của y ban nhân dân Tnh.

Điều 7. Thủ tục công nhận, miễn nhiệm Tổ hòa giải, Tổ trưởng, Tổ phó và hòa giải viên

1. Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ biên bn bầu t viên Thòa giải trong các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ, biên bn kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ và biên bản bầu Ttrưởng Tổ hòa giải của nhân dân ở khóm, ấp, tổ dân ph, cụm dân cư nơi thòa giải hoạt động để xem xét, ra quyết định công nhận Thòa giải, Tổ trưởng và hòa gii viên;

2. Chtịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ biên bản hp nhân dân, họp chủ hộ (hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ) khóm, ấp, tdân phố, cụm dân cư và đề nghị bằng văn bản của Ban Tư pháp xã nơi thòa giải hoạt động vviệc miễn nhiệm tviên Tổ hòa giải để xem xét, ra quyết định miễn nhiệm hòa giải viên.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ

Điều 8. Lề lối làm việc của tổ hòa giải

Tổ hòa giải làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập thbàn bạc thống nhất. Phân công người phụ trách từng khu vực dân cư trong địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các mâu thun, xích mích và báo cáo với Ttrưởng những vụ việc phức tạp để đưa ra tthảo luận, thng nhất biện pháp hòa gii;

T viên thòa giải không được tiến hành hòa gii nếu t viên đó là người có liên quan đến vụ việc cn được hòa giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thbảo đảm hòa giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Điều 9. Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải

Việc hòa giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cu hoặc theo sáng kiến của tổ viên Thòa giải. Hòa giải viên sắp xếp thời gian thuận lợi để các bên tranh chấp có thể tham gia đầy đủ;

Việc hòa giải có thế tiến hành ngay tại thời điểm xy ra tranh chấp nếu tviên Tổ hòa giải là người chứng kiến và xét thấy cần thiết hòa giải ngay. Địa điểm hòa giải có thtiến hành ngay tại nơi xảy ra tranh chấp, tại trụ sở Ban nhân dân khóm, ấp hoặc tại nhà ca một trong các bên tranh chấp hoặc tại nơi thường tổ chức họp nhân dân. Không hòa giải nơi tụ tập đông người, gây mt trật tự.

Điều 10. Phương thức hòa giải

1. Bằng lời nói;

2. Tùy từng trường hợp cụ th, t viên Thòa giải có thể tiến hành việc hòa giải bằng cách gặp gỡ từng bên đthuyết phục rồi sau đó tổ chức cho các bên gặp nhau ở địa đim thuận tiện hoặc có th tchức cho 2 bên gặp nhau để thỏa thuận ngay từ đầu;

3. Sau khi tìm hiu sự việc, nguyên nhân phát sinh mâu thun, tranh chấp, tham khảo ý kiến của cá nhân, cơ quan, tchức hữu quan lắng nghe ý kiến của các bên, t viên Tổ hòa giải vận dụng những kiến thức pháp luật và hiu biết về đạo lý đphân tích, thuyết phục các bên đạt được sự tha thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân và động viên các bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Điều 11. Biên bản hòa giải

Biên bản hòa giải là việc ghi lại sự thỏa thuận của các bên, mang ý nghĩa đạo lý, danh dự và tạo nên sự ràng buộc vmặt đạo lý và tâm lý giữa các bên. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của người tiến hành hòa giải và của các bên tranh chấp.

Biên bản hòa giải gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Thời gian, địa điểm hòa giải;

- Thành phần tham dự: Hòa giải viên, các bên tranh chấp, người có liên quan, người được mời tham gia hòa giải;

- Tóm tắt nội dung sự việc tranh chấp, yêu cầu của các bên;

- Quá trình hòa giải: ý kiến ca các bên tranh chấp, hướng hòa giải;

- Kết quhòa giải.

Biên bản hòa giải phải được giao cho các bên tranh chấp, mi bên một bản.

Điều 12. Hòa giải tranh chấp mà các bên ở các cụm dân cư khác nhau

Khi các bên tranh chấp ở các nơi có thòa giải khác nhau, thì các thòa giải phi có sự phối hợp để cùng thực hiện việc hòa giải.

Việc phối hợp hòa giải do Tổ trưởng hoặc người được T trưng phân công thực hiện. Tviên cũng có thchủ động phối hợp nhưng phải báo ngay với ttrưởng về sự phối hợp đó.

Điều 13. Kết thúc hòa giải

- Việc hòa giải được kết thúc và được coi là hòa giải thành khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

Trường hợp các bên đã đạt được thỏa thuận nhưng lại không tự nguyện thực hiện tha thuận thì tổ viên Tổ hòa giải động viên, thuyết phục các bên thực hin thỏa thuận và có thể đnghị Trưởng Ban nhân dân ấp, khóm hoặc kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện đcác bên tự nguyện thực hiện thỏa thuận.

- Việc hòa giải không thành khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa gii không thđạt kết quả thì t viên thòa giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.

Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thun giữa các bên gay gt, có thgây hậu quảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tviên Tổ hòa giải kịp thời báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hòa gii để kiến nghcơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Điều 14. Ghi chép sổ sách về công tác hòa giải

Các vụ việc hòa giải đều phi mở s ghi chép đầy đủ nội dung tranh chấp và nội dung hòa giải, kết quả hòa giải vào s theo dõi công tác hòa gii ở cơ s đphục vụ cho thống kê, báo cáo, việc tổ chức họp trao đổi kinh nghiệm hòa giải, tng kết công tác hòa giải.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện Quy chế

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm tchức bi dưỡng nghiệp vụ, theo dõi, kim tra việc thực hiện Quy chế này, định kỳ tng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh. Chủ trì, phối hợp đánh giá chất lượng hoạt dộng hòa giải đkịp thời khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân Tỉnh; Bộ Tư pháp khen thưng những tập th và cá nhân có thành tích trong công tác hòa giải ở cơ sở;

2. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo việc lập dự toán, quyết toán kinh phí phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định;

3. Đnghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh hướng dẫn các đoàn thể, tổ chức thành viên phối hợp tham gia và giám sát thực hiện các quy định của pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở và việc thực hiện Quy chế;

4. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức tốt hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật và Quy chế này;

5. Các Thòa giải, hòa giải viên trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về công tác hòa giải và Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các ngành, địa phương kịp thời phản ánh, đề xuất y ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác