176142

Quyết định 1579/QĐ-UBND ban hành đề án phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015

176142
LawNet .vn

Quyết định 1579/QĐ-UBND ban hành đề án phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015

Số hiệu: 1579/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Phạm Văn Đấu
Ngày ban hành: 29/06/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1579/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Phạm Văn Đấu
Ngày ban hành: 29/06/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1579/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 29 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2015

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003, về xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;

Căn cứ Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Căn cứ Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại tờ trình số: 1147/SXD-QHKT ngày 02/12/2009,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 (Kèm Đề án).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng tỉnh liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Đấu

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1579/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần I

MỞ ĐẦU

A. Đặt vấn đề về đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn, giao thông đô thị và thông tin liên lạc, năng lượng, chiếu sáng công cộng,....Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đô thị, góp phần to lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của chính đô thị đó, của vùng và của tỉnh.

Trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác, sử dụng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị có một số đặc điểm chủ yếu sau:

- Việc đầu tư xây dựng đòi hỏi lượng vốn lớn, địa bàn rộng, có tác động lớn đến cộng đồng dân cư đô thị.

- Quá trình đầu tư xây dựng chịu tác động của nhiều yếu tố: đất đai, con người,...

- Một số lĩnh vực có yêu cầu công nghệ phức tạp, xử lý kỹ thuật khó khăn trong quá trình đầu tư xây dựng như hệ thống đường đô thị, xử lý nước thải,....

- Phần lớn hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư do sản phẩm, dịch vụ mang tính chất phục vụ chung.

- Quá trình khai thác, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng đòi hỏi lượng vốn lớn.

Hiện nay, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chủ yếu do Nhà nước đầu tư, khả năng đáp ứng của Ngân sách có hạn, nhu cầu phát triển đô thị đòi hỏi việc đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ theo tiến trình phát triển đô thị nhưng nhu cầu vốn lớn và chưa thu hút, kêu gọi các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư vì đây là sản phẩm mang tính chất phục vụ công cộng.

B. Sự cần thiết xây dựng đề án.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 2008, dân số cả tỉnh ước khoảng 1,069 triệu người, chỉ có khoảng 0,16 triệu người sống ở các đô thị, chiếm 15,2% dân số cả tỉnh. Dự kiến đến năm 2015 dân số đô thị tăng khoảng 0,2 triệu người, chiếm 17,5% dân số cả tỉnh (ước khoảng 1,145 triệu người). Dân số sống tại đô thị có xu thế sẽ ngày càng tăng cao trong khi hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng được trong điều kiện hiện nay.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị rất yếu và thiếu trong đó đặc biệt là hệ thống giao thông, mật độ đường chính đô thị thấp, ước tính tại thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3) chỉ đạt 4km/km2. Tại các đô thị còn lại con số này chỉ bằng 2/3. Bên cạnh đó, mạng lưới đường này lại phân bố không đều, thiếu sự liên thông. Đường phố ngắn, lộ giới hẹp, chất lượng xấu nhưng lại nhiều giao cắt, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh quá thấp dẫn đến việc thiếu bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe tại các khu thương mại, chợ, cũng như các bến xe liên tỉnh, huyện. Ước tính, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị bình quân cả tỉnh chỉ mới đạt khoảng 10% (thành phố Vĩnh Long 18%, các đô thị còn lại từ 8-10%) so với đất xây dựng đô thị trong khi tỷ lệ cần thiết phải là 16-19%.

Bên cạnh đó, hệ thống cấp nước đô thị cũng chưa phủ kín đô thị, trong các năm gần đây đầu tư mới một số nhà máy cấp nước: Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh, hệ thống cấp nước đô thị mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của 60% dân số đô thị với mức tiêu thụ bình quân 80 lít/người/ ngày đêm (thành phố Vĩnh Long khu vực nội thị đạt 120 lít/người/ngày đêm).

Về thoát nước và vệ sinh môi trường, hệ thống thoát nước còn lạc hậu và thiếu sự đồng bộ cần thiết, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phần lớn hệ thống chung cho thoát nước mưa và cả nước thải, được xây dựng trên địa hình tự nhiên, nước tự chảy và độ dốc thủy lực thấp. Cho đến nay, chưa đô thị nào có được trạm xử lý nước thải sinh hoạt. hệ quả tất yếu là tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ xây dựng tăng mạnh, tình trạng lấn chiếm lấp sông rạch, thiếu quy hoạch chiều cao cho từng đô thị, số điểm và thời gian ngập úng cũng kéo dài 2-3 tiếng đồng hồ vào mùa mưa, triều cường dâng cao.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt thu gom chưa phủ kín, chỉ tập trung các khu trung tâm, dân cư 2 bên các đường giao thông chính, khu vực, các ngõ hẻm chưa có kế hoạch thu gom vẫn còn tự chôn lấp vườn nhà, vất rác trên sông rạch, tại thành phố Vĩnh Long, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên lượng rác thải phát sinh dao động từ 60-70% trong khi các đô thị nhỏ chỉ là 20-40%.

Để khắc phục tình trạng trên, cần có những dự án nhằm phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, để làm tốt cần ưu tiên vốn cho công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Trên cơ sở đó, triển khai những dự án liên quan đảm bảo phù hợp với quy hoạch; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh hệ thống hạ tầng kỹ thuật; xây dựng hệ thống giao thông đô thị đồng thời với xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người dân được nâng cao, nhu cầu về vật chất và tinh thần đòi hỏi cao, ngoài cơ sở vật chất nhà ở, công trình hạ tầng xã hội, thì yếu tố tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, chất lượng là yếu tố quan trọng, do đó việc đầu tư xây dựng phát triển đô thị ngày càng văn minh, hiện đại đáp ứng nhu cầu người dân đô thị là rất cần thiết. Chủ trương của tỉnh là phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các đô thị Vĩnh Long ngày càng đồng bộ là phù hợp các phát triển hạ tầng khác, với yêu cầu đó, để từng bước thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đáp ứng tốc độ phát triển, mang tính khoa học, bền vững, thì cần phải xây dựng đề án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho các đô thị Vĩnh Long trong giai đoạn đầu từ nay đến 2015, trong đó xây dựng kế hoạch ưu tiên, cơ chế chính sách và giải pháp thực hiện, giao cho các Ban ngành, địa phương căn cứ tổ chức thực hiện.

C. Cơ sở pháp lý.

- Luật Xây dựng

- Nghị định số 41/2007/NĐ-CP ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21-5-2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28-5-2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.

- Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang.

- Quy chuẩn xây dựng kỹ thuật Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008.

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị; Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

- Các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch, thiết kế hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Phần II

NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

A. Đặc điểm vị trí và liên hệ vùng.

I. Đặc điểm vị trí địa lý.

Vĩnh Long nằm ở tọa độ địa lý từ 9052’45” đến 10019’50” vĩ độ Bắc và từ 104041’25” đến 106017’00” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre và Tiền Giang qua sông Tiền Giang và sông Cổ Chiên.

- Phía Nam giáp tỉnh Cần Thơ qua sông Hậu Giang.

- Phía Đông giáp tỉnh Trà vinh.

- Phía Tây giáp tỉnh Đồng tháp.

Vị trí Vĩnh Long nằm trong khu vực trung tâm vùng ĐBSCL cách T.P Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Nam theo quốc lộ 1, giữa 2 con sông lớn của vùng là sông Cổ Chiên (1 nhánh sông Tiền) và sông Hậu. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.475,19 km2 và dân số 1.068.000 người (năm 2008). Hiện có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc (bổ sung 1 đơn vị vào tháng 7 năm 2007) gồm: thành phố Vĩnh Long với 7 phường, 4 xã, 7 huyện còn lại là Long Hồ, Mang Thít, Bình Minh, Bình Tân, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, (có 6 thị trấn huyện lỵ và 90 xã, huyện Bình Tân chưa thành lập thị trấn huyện lỵ).

II. Liên hệ vùng.

Theo định hướng phát triển quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt theo Quyết định số 1581/QĐ-TTg ngày 09/10/2009, ngoài vùng đô thị trung tâm gồm đô thị hạt nhân là thành phố Cần Thơ, thì Vĩnh Long là một trong các đô thị vệ tinh độc lập cùng với các đô thị khác là An Giang, Đồng Tháp. Các đô thị này kết hợp với nhau thành một vùng đô thị vừa nằm trung tâm vùng ĐBSCL vừa là đầu mối giao thông với điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội phát triển.

B. Thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đô thị.

I. Hiện trạng phát triển hệ thống đô thị và quy hoạch xây dựng đô thị.

Hệ thống đô thị Vĩnh Long gồm 7 đô thị: thành phố Vĩnh Long là tỉnh lỵ, 6 thị trấn là huyện lỵ các huyện Long Hồ, Bình Minh, Cái Nhum, Trà Ôn, Tam Bình, Vũng Liêm. Các đô thị đều đã được lập và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch chi tiết các phường, khu đô thị mới, trên địa bàn tỉnh.

- Thành phố Vĩnh Long là đô thị loại 3, đã được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2020 tại quyết định số 1723/QĐ.UB ngày 16/6/2004 với quy mô mở rộng ra các xã Thanh Đức, Tân Hạnh, Phước Hậu thuộc huyện Long Hồ; Quy hoạch chi tiết các Phường đã được phê duyệt: Phường 4 được duyệt năm 2003, Phường 1, 2, 8, 5 được duyệt năm 2007, Phường 3,9 được duyệt năm 2008, quy hoạch chi tiết khu đô thị Mỹ Thuận được duyệt năm 2007.

- Các thị trấn còn lại: Thị trấn Cái Vồn (huyện Bình Minh) đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị năm 2004, dự kiến trở thành thị xã đô thị loại 4 thuộc tỉnh quy mô 40.000 người vào năm 2010; Quy hoạch chung thị trấn Trà Ôn đã được phê duyệt năm 2003, đã được duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 năm 2003 và điều chỉnh chi tiết năm 2008; Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Cái Nhum đã được phê duyệt 2004; Quy hoạch chung thị trấn Tam Bình đã được phê duyệt năm 2007; Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Long Hồ đã được phê duyệt 2008; Thị trấn Vũng Liêm đang hoàn chỉnh trình duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị đến năm 2025.

II. Hiện trạng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

1. Hiện trạng giao thông.

Mạng lưới giao thông của tỉnh bao gồm đường bộ, đường thủy, phương tiện, bến bãi, trạm phục vụ trong toàn tỉnh và trong các đô thị.

+ Mạng lưới đường thủy: Như các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Vĩnh Long có mạng lưới kênh, sông, rạch dày đặc và rất thuận tiện trong lưu thông hàng hóa, trong đó có mạng lưới đường sông do Trung ương quản lý như sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Hậu, sông Mang Thít,...

+ Hệ thống Cảng: có các cảng sông địa phương quản lý như cảng Vĩnh Thái, An Phước, Bình Minh.

+ Giao thông đường bộ:

Đường giao thông đối ngoại:

Gồm các tuyến Quốc lộ đi qua các đô thị như: QL1, QL53, QL57, QL54, QL80.

Đường giao thông đối nội:

Đường đô thị: Đường nội ô thành phố Vĩnh Long đã được tráng bê tông nhựa, và các thị trấn cũng đã được tráng nhựa bán thâm nhập. Đến năm 2008 có khoảng 80km đường, bình quân 54m/km2.

Hệ thống bến xe: gồm bến xe tỉnh tại TPVL, và các bến xe huyện. Có tổng diện tích khoảng 5ha.

* Giao thông: Tỉ lệ đất giao thông tại các đô thị còn thấp: TPVL khoảng 18%, các thị trấn: 8-10%;

Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư từ Trung ương và điạ phương các năm gần đây, nhiều công trình giao thông đã được khôi phục, nâng cấp. Trong đó, Trung ương đã đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến Quốc lộ qua các đô thị Vĩnh Long: QL53 nối dài, QL1, QL80, QL57. Về phía tỉnh và huyện, thành phố đã hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp được 20km đường đô thị, làm mới 05 cầu; xây dựng mới cảng Bình Minh (cho đô thị Bình Minh phát triển tương lai theo định hướng quy hoạch chung), nhiều công trìnhh đã đi vào khai thác và phát huy hiệu quả.

2. Hiện trạng cấp thoát nước và vệ sinh môi trường:

a. Hiện trạng cấp nước:

Nguồn nước: Hiện nay, việc cấp nước cho sinh hoạt của các đô thị và nông thôn được lấy từ 2 nguồn nước ngầm (hạn chế) và nước mặt từ các sông lớn, và từ các kênh sông rạch nhỏ từ các sông lớn chảy vào.

* Cấp nước đô thị: Tỉnh đã có hệ thống cấp nước tập trung, cung cấp nước sạch cho 80% dân đô thị (tại TPVL đạt 92%, các thị trấn 66,7%), tỉ lệ thất thoát, thất thu nước: đô thị hiện có 27,5%. Hiện nay các nơi đã có nhà máy nước là: TPVL (công suất tổng 26.000m3/ngày), Trà Ôn (công suất 1.500m3/ngày), Vũng Liêm (công suất 1.500m3/ngày), Tam Bình (công suất 1.500m3/ngày), Bình Minh (công suất 5.000m3/ngày), Mang Thít: công suất 240m3/ngày.

b. Hiện trạng thoát nước và vệ sinh môi trường:

* Hệ thống thoát nước: Hiện nay trên toàn tỉnh, tại thành phố Vĩnh Long, thị trấn Huyện lỵ có hệ thống thoát nước mưa chung với nước thải, tuy nhiên vẫn chưa hoàn chỉnh và đầy đủ, đối với khu vực nông thôn, tại các cụm dân cư vượt lũ đã được đầu tư hệ thống thoát nước, còn lại hầu hết dân ở bám theo các trục giao thông thủy, bộ thoát nước trực tiếp ra sông và ao, hồ.

* Thoát nước: tỉ lệ chung rất thấp khoảng 6,5% trên tổng hộ dân, chỉ hoàn chỉnh ở các tuyến đường xây dựng mới và tập trung ở khu vực nội thị, chưa tách riêng nước mưa và nước thải sinh hoạt.

* Vệ sinh môi trường: Chỉ có TPVL và một số huyện lỵ là có tổ chức thu gom, vận chuyển rác đến bãi chôn lấp.

Xử lý rác thải: Tại các nội thị chủ yếu thu gom ở các chợ, trục đường chính, các tuyến phố; khu vực nông thôn chủ yếu thu gom ở khu vực chợ, chưa có quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung ở các huyện.

Nhà vệ sinh công cộng: Chủ yếu xây dựng ở các chợ, trường học, nhà văn hoá.

Nghĩa địa nhân dân, lò thiêu: Đã xây dựng 02 lò thiêu ở Tam Bình và Vũng Liêm (thành phố Vĩnh Long đã xây dựng nhưng không hoạt động)

Theo số liệu thu thập đến hiện nay, tỉ lệ thu gom rác thải đô thị đạt khoảng 70,6% (theo chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh năm 2009 là 75%).

* Về nghĩa trang, nghĩa địa nhân dân: TPVL và 06 huyện đều có nghĩa trang liệt sĩ, về nghĩa địa nhân dân tập trung chỉ có ở TPVL, hầu hết còn lại đều chôn tại đất nhà.

c. Hiện trạng cấp điện:

Hiện Vĩnh Long có các trạm nguồn sau:

1. Trạm 220/110kv - 1 x 125MVA Vĩnh Long.

2. Trạm 110/22/15kv - 25MVA Vĩnh Long.

3. Trạm 110/22kv - 25MVA Trà Ôn.

4. Trạm 110/22kv - 1 x 25MVA KCN Mỹ Thuận.

5. Trạm 110/22/15kv 25MVA Vũng Liêm.

Nguồn cung cấp điện của tỉnh lấy từ lưới điện quốc gia, tỉ lệ dân số đô thị được cấp điện sinh hoạt 98%, chiếu sáng công cộng đường chính đô thị: các đường phố chính ở thành phố và các thị trấn đã được xây dựng hệ thống chiếu sáng, một số đoạn của QL 1 qua thành phố Vĩnh Long, Long Hồ, Tam Bình, Bình Minh. Nhìn chung, công tác phủ điện đến thành phố, các thị trấn huyện lỵ đã hoàn thành, một số tuyến dân ở thưa thớt phân tán nên gây trở ngại cho việc thực hiện nhiệm vụ 100% hộ được dùng điện.

III. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị:

1. Những thuận lợi:

Tỉnh Vĩnh Long với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, ít chịu ảnh hưởng của lũ lớn, đây là lợi thế về thiên nhiên.

Bên cạnh, tỉnh, huyện, thành phố và các ban ngành tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển đô thị, cơ sở hạ tầng, nhất là 02 đô thị Vĩnh Long, Bình Minh đã có bộ mặt khang trang hơn, và hiện nay đang tập trung cho xã Tân Quới nơi dự kiến xây dựng lên đô thị loại 5 để thành lập thị trấn huyện lỵ cho huyên Bình Tân (huyện mới tách) nằm trong chương trình Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 27/5/2003 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Vĩnh Long về phát triển thị xã Vĩnh Long thành thành phố thuộc tỉnh và thị trấn Cái Vồn thành Thị xã, các địa phương còn lại cũng đã tập trung đầu tư khá nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị để cơ bản hoàn chỉnh theo chỉ tiêu của đô thị loại 5.

2. Những khó khăn, thách thức:

Tốc độ đô thị hóa của tỉnh trong những năm qua còn thấp, chỉ mới 15%, hệ thống đô thị, các khu chức năng đô thị về dịch vụ - thương mại, phát triển nhà ở chưa được đầu tư tập trung, chưa trở thành động lực cho phát triển. Lao động dân cư đô thị còn phân tán về các khu, cụm công nghiệp, hoặc các thành phố lớn, nên tỉ lệ đô thị hoá các năm qua không tăng.

Các dự án trong những năm vừa qua đều mới chỉ tập trung vào việc khôi phục, nâng cấp là chính, còn ít công trình dự án xây dựng mới. Nhìn chung, cơ sở HTKT cũng như các dịch vụ vận tải vẫn còn trong trình trạng yếu kém, thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ sở hạ tầng có quy mô nhỏ bé, hầu hết chưa đạt cấp kỹ thuật, trang thiết bị, chưa có sự kết nối giữa các hệ thống HTKT, còn chấp vá,...

Nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém trên chủ yếu là do hệ thống HTKT thực chất mới chỉ được tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp từ những năm đầu thập kỷ 90; thiếu vốn để cải tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng; trình độ tổ chức quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu; chậm đổi mới về cơ chế, chính sách phát triển cơ sở HTKT.

Giao thông: Giao thông nội thị chủ yếu tập trung cải tạo, nâng cấp đường hiện có nên tỉ lệ đất giao thông không đạt, việc đầu tư xây dựng các trục giao thông mới còn chậm, dự án kéo dài...do vốn XDCB hàng năm bố trí còn thấp, chưa tập trung.

Vệ sinh môi trường, thoát nước: Chưa được quan tâm đầu tư hệ thống xử lý thoát nước thải, biện pháp xử lý rác thải khu vực ngoại thị, vùng nông thôn, còn tình trạng thả rác trên sông rạch, chôn lấp trong vườn gây ô nhiễm môi trường, các địa phương thiếu quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung, nghĩa địa nhân dân tập trung từng đô thị còn thiếu, chưa được đầu tư đúng mức, còn tình trạng chôn người chết trong đất vườn nhà tại các vùng ngoại thị và nông thôn.

Cấp nước, cấp điện: Tỉ lệ cao ở các khu vực trung tâm đô thị, vùng ven còn hạn chế do dân cư sống rãi rác việc cung cấp điện nước đến từng hộ chi phí rất cao so với các khu vực tập trung mật độ cao.

B. Quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống HTKT đô thị.

I. Quan điểm phát triển:

1. Quan điểm chung:

- Cơ sở HTKT đô thị phải được ưu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành kết cấu hạ tầng đô thị hợp lý, hoàn chỉnh, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế- xã hội của các đô thị.

- Phát triển dựa trên nguyên tắc: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống HTKT mới, công trình đầu mối theo hướng phát triển không gian các đô thị, sử dụng nguồn thu được từ phát triển khu mới để nâng cấp cải tạo khu đô thị cũ.

2. Quan điểm cụ thể:

- Đối với thành phố Vĩnh Long: Đầu tư phát triển hệ thống HTKT đạt cấp đô thị loại 3.

- Đối với thị trấn Cái Vồn: Đầu tư phát triển hệ thống HTKT đạt cấp đô thị loại 4 để được công nhận và tiến hành lập đề án nâng lên thị xã.

- Đối với các thị trấn còn lại: Đầu tư phát triển hệ thống HTKT đạt tối thiểu cấp đô thị loại 5, trong đó tập trung nguồn lực giai đoạn đầu cho xã Tân Quới, huyện Bình Tân để thành lập thị trấn huyện lỵ.

II. Mục tiêu phát triển:

1. Mục tiêu chung.

a) Thực hiện chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh qua các chương trình, kế hoạch.

b) Thực hiện quy hoạch chung, chi tiết xây dựng các đô thị bằng các dự án đầu tư xây dựng.

c) Hình thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn kết thuận lợi hệ thống dân cư, đô thị trên toàn tỉnh, kiểm soát môi trường, các đầu mối xử lý chất thải, nghĩa trang, nguồn nước sạch, năng lượng, kiểm soát lũ tại vùng kết hợp giải pháp giảm thiểu các thay đổi bất thường của thiên nhiên đối với các đô thị ven sông, để bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững.

d) Hình thành các chương trình, dự án chiến lược thúc đẩy sự phát triển cho các đô thị.

e) Các đô thị đều được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, thu gom vận chuyển rác thải, nhà vệ sinh riêng trong từng hộ dân, xác định địa điểm, quy hoạch và xây dựng các nghĩa địa nhân dân tập trung, bãi rác tập trung tại các huyện, thành phố, xây dựng lò thiêu công nghệ cao cho tỉnh, trong đó:

- Thành phố Vĩnh Long:

+ Khu vực nội thành: Được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh.

+ Khu vực ngoại thành: Được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ, mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng.

- Thị trấn Cái Vồn:

+ Khu vực nội thành: Đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh;

+ Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ.

- Các thị trấn còn lại:

Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị: Từng mặt đã hoặc đang được xây dựng tiến tới đồng bộ.

2. Mục tiêu cụ thể.

a) Giao thông đô thị: Tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông chính, giao thông khu vực các đô thị, trong đó tỉ lệ đất giao thông thành phố Vĩnh Long #19%, các thị trấn 16-17%.

b) Cấp nước: Hoàn thành chỉ tiêu cung cấp nước sạch phủ kín các đô thị, xây dựng mới, mở rộng nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung tại các địa phương: Tân Quới (hình thành thị trấn huyện lỵ Bình Tân), Cái Ngang (dự kiến thị trấn thứ 2 của huyện Tam Bình), Phú Quới (dự kiến thị trấn thứ 2 của huyện Long Hồ).

c) Cấp điện: Phấn đấu dân số tại các đô thị được cung cấp điện sinh hoạt đạt tỉ lệ 100%, cung cấp đủ điện chiếu sáng công cộng cho các đô thị.

d) Thông tin liên lạc thông suốt, phát triển ngành bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại, đảm bảo cung cấp đường truyền Internet tốc độ cao cho thành phố Vĩnh Long, đến các thị trấn.

e) Vệ sinh môi trường:

+ Xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung trước mắt cho 02 đô thị Vĩnh Long, Bình Minh, đảm bảo tỉ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý, thành phố Vĩnh Long tối thiểu 50%, thị trấn Cái Vồn tối thiểu 35%, các thị trấn còn lại tối thiểu 20%; mật độ đường cống thoát nước chính: thành phố Vĩnh Long cho nội thành tối thiểu 4km/km2, thị trấn Cái Vồn cho nội thị tối thiểu 3,5km/km2, các thị trấn còn lại tối thiểu 3km/km2.

+ Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh đưa vào khai thác sử dụng Nhà máy xử lý rác thành phân compost tại Hòa Phú công suất 200T/ngày.

+ Thu gom và xử lý hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị đạt 80-90%.

+ Quy hoạch xây dựng nghĩa địa nhân dân thành phố Vĩnh Long có lò hỏa táng tại xã Tân Hòa quy mô diện tích đất 8-10ha, đầu tư xây dựng nhà tang lễ Thành phố tối thiểu diện tích đất 10.000m2.

+ Lựa chọn địa điểm xây dựng nghĩa địa nhân dân cho các huyện còn lại theo hướng mỗi huyện một khu nghĩa địa nhân dân.

C. Kế hoạch phát triển HTKT đô thị giai đoạn 2010 - 2015.

I. Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của cơ sở hạ tầng: (theo QCXDVN 01:2008, TT34/2009/TT-BXD)

1. Chỉ tiêu về giao thông:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3):

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: ³19%.

Mật độ đường khu vực nội thị (tính đến đường có chỉ giới đường đỏ tối thiểu 11,5m): ³10km/km2.

Diện tích đất giao thông trên dân số nội thị: ³ 11m2/người.

- Thị trấn Cái Vồn (theo tiêu chuẩn đô thị loại 4):

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: ³17%.

Mật độ đường khu vực nội thị (tính đến đường có chỉgiới đường đỏ tối thiểu 11,5m): ³ 8km/km2.

Diện tích đất giao thông trên dân số nội thị: ³9m2.

- Các đô thị còn lại (đô thị loại 5):

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: ³16%.

Mật độ đường khu vực nội thị (tính đến đường có chỉgiới đường đỏ tối thiểu 11,5m): 8km/km2.

Diện tích đất giao thông trên dân số nội thị: ³7m2.

2. Chỉ tiêu về cấp nước:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3):

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: ³110lít/người/ng.đ.

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch: ³75%

- Thị trấn Cái Vồn (theo tiêu chuẩn đô thị loại 4):

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: ³ 100lít/người/ng.đ.

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch tối thiểu: ³ 65%.

- Các đô thị còn lại (đô thị loại 5):

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt: ³ 90 lít/người/ng.đ.

Tỷ lệ dân số được cấp nước sạch: ³ 55%.

3. Chỉ tiêu về cấp điện:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3):

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: ³ 700Kwh/người/năm.

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng: 100%.

Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng: 80%.

- Thị trấn Cái Vồn (theo tiêu chuẩn đô thị loại 4):

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: ³ 500Kwh/người/năm.

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng: ³ 95%.

Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng: 70%.

- Các đô thị còn lại (đô thị loại 5):

Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: ³ 350Kwh/người/năm.

Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng: ³ 90%.

Tỷ lệ ngõ hẻm được chiếu sáng: 70%.

4. Chỉ tiêu về thoát nước thải:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3):

Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực: ³4 km/km2.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý: ³50%.

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải: 100%.

- Thị trấn Cái Vồn (theo tiêu chuẩn đô thị loại 4):

Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực: ³3,5 km/km2.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý: ³35%

Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải: ³80%.

- Các đô thị còn lại (đô thị loại 4,5):

Mật độ đường cống thoát nước chính khu vực: ³3 km/km2.

Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý: ³20%.

Tỉ lệ các cơ sở sản xuất mới xây dựng có trạm xử lý nước thải: ³60%.

5. Chỉ tiêu về rác thải:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3):

Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 0,9kg/ng.ng

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom: ³90%.

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt): ³80%.

- Thị trấn Cái Vồn (theo tiêu chuẩn đô thị loại 4):

Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 0,9kg/ng.ng

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom: ³80%.

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt): ³70%.

- Các đô thị còn lại (đô thị loại 5):

Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 0,8kg/ng.ng

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom: ³70%.

Tỷ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được xử lý (chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế, công nghệ đốt): ³ 65%.

6. Chỉ tiêu về thông tin liên lạc:

- Thành phố Vĩnh Long (đô thị loại 3): Bình quân số thuê bao điện thoại trên số dân: 20 máy/100dân.

- Các đô thị còn lại: thị trấn Cái Vồn 14 máy/100dân, các thị trấn khác 8 máy/100dân.

II. Kế hoạch xây dựng phát triển hệ thống HTKT đô thị 2010-2015:

Trên cơ sở cải tạo, nâng cấp hệ thống HTKT hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác để hình thành mạng lưới HTKT hiện đại, liên hoàn, liên kết được các hệ thống chung đô thị. Kế hoạch phát triển hệ thống HTKT từ nay đến năm 2015 như sau:

1. Giao thông đô thị:

Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông chính tại các đô thị đạt 100% tỉ lệ theo yêu cầu của mục tiêu nêu trên.

Tập trung triển khai các dự án trọng tâm tác động đến phát triển đô thị:

- Quốc lộ qua đô thị: nâng cấp đoạn QL53 từ cầu Ông Me đến ngã 3 Cái Nhum, nâng cấp mở rộng QL54 và các cầu trên QL54 qua Bình Minh, Bình Tân;

- Đường chính đô thị: đường 2 tháng 9 nối dài giai đoạn 2 (nối Mậu Thân đến QL1A) tại thành phố Vĩnh Long; đường trục trung tâm từ QL1A đi KCN Bình Minh nối đô thị cũ và mới của huyện Bình Minh; xây dựng đường Chòm Yên đoạn từ đường Thành Đông giao QL54 ra sông Hậu, đào kênh Chú Bèn ra sông Hậu của trung tâm xã Tân Quới kết hợp đường giao thông để hình thành thị trấn mới.

2. Cấp nước:

Xây dựng mới, mở rộng nâng cấp hệ thống cấp nước tập trung tại các địa phương: Tân Quới (hình thành thị trấn huyện lỵ Bình Tân), Cái Ngang (dự kiến thị trấn thứ 2 của huyện Tam Bình), Phú Quới (dự kiến thị trấn thứ 2 của huyện Long Hồ).

3. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải sinh hoạt: Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới thoát nước các đường chính, liên khu vực các đô thị.

- Chất thải rắn sinh hoạt: xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn tại bãi rác Hoà Phú công suất tối thiểu 200tấn/ngày.

4. Danh mục dự án đầu tư:

TT

Hạng mục

Chiều dài (Km)

Lộ giới (m)

Kinh phí (Tỷ đồng)

2010-2012

2013-2015

A

XD mới (HTKT đồng bộ)

 

Thành phố Vĩnh Long

01

2 tháng 9 nối dài (gđ2)

- Đoạn P.3&2

- Đoạn Trường An - Tân Ngãi

1

4

30

42

500

 

50

-

-

450

02

Hưng Đạo Vương nối dài

2,8

22

250

150

-

100

03

Bạch đàn (gđ2)

0,8

18

41

41

-

04

Bờ kênh P.3

2,2

26

187

-

187

05

Đường vào Khu HC tỉnh

0,7

42

20

-

20

06

Đường vào trường ĐH XDMT P.3

0,5

24

40

40

-

07

Đường vào khu sinh thái Trường An

2,1

17

114

 

44

70

08

Kè sông Cổ Chiên Đoạn P.2

Đoạn P.9 - cầu Mỹ Thuận

0,68

8,395

 

1.317

 

100

-

-

1.217

09

Kè sông Kinh Cụt

1,1

 

40

40

-

10

Nhà tang lễ

 

1ctr

5

5

-

11

Trạm xử lý nước thải (gđ1)

02

2.000m3/

trạm

60

 

30

-

-

30

 

Thị trấn Cái Vồn

01

Đường Khóm 2-3

0,86

15

32

32

-

02

Trục trung tâm - đi KCN

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

 

0,6

2,5

 

42

42

158 

 

58

-

 

-

100

03

Đường từ QL54 đi sông Hậu

2,7

32

243

-

243

04

Đường dọc sông Hậu

3,1

30

71

71

-

05

Kè sông Tắc Từ Tải

4,2

 

320

100

-

-

220

06

Bến xe đô thị

 

2ha

45

45

 

07

Trạm xử lý nước thải

01

2.000m3

30

-

30

 

Tân Quới, huyện Bình Tân

01

Đường Chòm Yên

0,7

24

45

45

-

02

Đào kênh Chú Bèn và đường

1

24

164,7

164,7

-

03

Đường vào Bệnh viện mới

0,26

15

10

10

-

04

Đường qua Khu VH-TDTT ra QL54

1,356

24

81

-

81

05

Hệ thống cấp nước Tân Quới

 

1.500m3

20

20

-

06

Bến xe đô thị

 

2,07ha

45

-

45

 

Thị trấn Vũng Liêm

01

Đường tỉnh 907

2,5

18

70

70

-

02

Đường Rạch Trúc ra QL53 (MR)

1,38

24

43

43

-

03

Đường Phong Thới (MR)

1,54

24

48

-

48

04

Đường ngang số 1,4 (XDM)

1,48

24

89

-

89

05

Bến xe

 

0,425ha

9,5

9,5

-

 

Thị trấn Long Hồ

01

Đường song song QL53

1,86

21

98

-

98

02

Bến xe đô thị

 

0,25ha

5,6

-

5,6

03

Kè sông thị trấn

0,975

 

62,4

62,4

-

 

Thị trấn Cái Nhum

01

Đường tỉnh 907

1

24

40

40

-

 

Thị trấn Trà Ôn

01

Đường trục trung tâm

1,1

0,24

36

24

113,4

 

-

14,4

99

 

Thị trấn Tam Bình

01

Đường trục chính ra ĐT904

1,32

32

105,6

-

105,6

02

Bến xe đô thị

 

1,1ha

22,5

-

22,5

B

Cải tạo - nâng cấp (tập trung cho 3 đô thị: thành phố Vĩnh Long, Cái Vồn, Tân Quới)

 

Thành phố Vĩnh Long

01

Đường Phó Cơ Điều P.3, 4&8

4

 

26

 

135

135

-

02

Mở rộng đường, hè, thoát nước:

- Trưng Nữ Vương

- Nguyễn Chí Thanh

 

0,37

0,54

0,64

 

17,5

20,5

14

 

47,8

 

-

-

25 

 

8,4

14,4

-

03

Mở rộng, nối dài đường, hè, thoát nước Nguyễn Thị út và cầu qua sông Cầu Lộ

0,385

0,165

18

18

9

4

-

-

9

4

04

Vỉa hè, thoát nước đường nội TPVL

 

 

100

40

-

-

60

 

Thị trấn Cái Vồn

01

QL 54 qua đô thị (4,7Km)

0,7

4

30

36

27,3

187,2

27,3

-

-

187,2

02

Mở rộng đường, hè, thoát nước Phan Văn Năm từ Ngô Quyền ra QL1

1,7

32

71

-

71

 

Tân Quới - huyện Bình Tân

01

Mở rộng đường, hè, thoát nước đường Thành Đông - Thành Trung

0,6

24

19

-

19

02

Nâng cấp QL54

1,4

36

65,5

65,5

-

 * Ước kinh phí một số trục giao thông đô thị: xây dựng mới 2,5Tr/m2, cải tạo mở rộng 1,3Tr/m2.

II/. Nhu cầu vốn đầu tư cho HTKT đô thị đến năm 2015

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Hạng mục

Giai đoạn 2010-2012

Giai đoạn 2012-2015

Tổng GĐ 2010-2015

BQ/năm GĐ 2010-2015

1

Xây dựng mới

1.285

3.260,7

4.545,7

757,61

2

Cải tạo nâng cấp

292,8

373

665,8

110,97

 

Tổng cộng

1.577,8

3.633,7

5.211,5

868,58

III. Cơ cầu vốn đầu tư cho HTKT đô thị đến năm 2015

1. Ngân sách địa phương (cải tạo, nâng cấp): 30%.

2. Vốn trái phiếu Chính phủ (Kè, đường tỉnh): 28%.

3. Vốn khắc phục lũ lụt (kè chống sạt lở): 7%.

4. Vốn Trung ương đầu tư (dự án quốc lộ qua đô thị): 5%.

5. Vốn huy động và vốn khác từ hình thức đầu tư BT (XLNT, CN, đường sinh lợi): 30%

D. Các giải pháp, chính sách chủ yếu.

I. Các giải pháp, chính sách tạo vốn phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (CSHTKT) đô thị:

Tăng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị bằng ngân sách Nhà nước đạt 3-3,5% GDP.

Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị dưới nhiều hình thức: phát hành trái phiếu, Đầu tư - Khai thác- Chuyển giao (BOT); Đầu tư - Chuyển giao (BT); Đầu tư - Thu phí hoàn trả, đổi đất lấy CSHT,...phấn đấu đảm bảo được 40-50% tổng nhu cầu cần đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phù hợp để giảm chi phí đầu tư.

Các ưu đãi, hỗ trợ về hạ tầng và đất đai đối với lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở xử lý nước thải sinh hoạt. Đối với lĩnh vực cấp nước, đề xuất mở rộng chính sách ưu đãi về đất đai trong hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án, ưu tiên bố trí quỹ đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, giảm tiền sử dụng đất.

Giải pháp kỹ thuật về mạng lưới cơ sở hạ tầng:

- Giao thông, cấp - thoát nước: các đô thị lập kế hoạch xác định các trục giao thông chính mang tính chất tạo động lực phát triển cho địa phương để tập trung đầu tư. Hệ thống giao thông xây dựng phải đồng bộ các đường ống kỹ thuật: điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc,... Đầu tư phát triển giao thông đô thị theo hướng đa dạng hóa phương thức vận tải. Trong giai đoạn trước mắt, tập trung xây dựng hệ thống giao thông công cộng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt (bến đỗ, luồng tuyến, làn xe buýt, các thiết bị bảo vệ và đào tạo thuận lợi cho hành khách đi xe buýt...).

- Vệ sinh môi trường: ưu tiên nguồn vốn để đầu tư hệ thống thoát nước thải cho các đô thị, khu dân cư đông đúc; tăng cường tổ chức mô hình xã hội hóa thực hiện công tác này. Có biện pháp vận động tuyên truyền trong nhân dân các tác hại về ô nhiểm vệ sinh môi trường, huy động người dân tự xây dựng hầm vệ sinh riêng, nghiêm cấm đổ rác thải trên sông rạch,...Các địa phương cần tổ chức các khu nghĩa địa nhân dân, bãi rác tập trung và xa khu dân cư; riêng TPVL lựa chọn địa điểm nghĩa địa nhân dân mới có lò hoả táng công nghệ hiện đại và ngưng việc chôn lấp tại khu nghĩa địa hiện nay khi xây dựng hoàn thành khu mới.

II. Các giải pháp, chính sách phát triển

1. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia

2. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia, nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng.

3. Lựa chọn đề xuất các mô hình đầu tư:

Phối hợp giữa Nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, thực hiện theo các mô hình sau:

a) Mô hình nhà đầu tư trực tiếp đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh, Nhà nước hỗ trợ trong quá trình đầu tư xây dựng bằng các cơ chế ưu đãi cụ thể. Mô hình này áp dụng cho các lĩnh vực cấp nước, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, giao thông đô thị.

b) Mô hình nhà đầu tư trực tiếp đầu tư xây dựng và chuyển giao cho nhà nước khai thác vận hành hoặc Nhà nước ký hợp đồng thuê khai thác vận hành, Nhà nước hỗ trợ một phần vốn trong quá trình đầu tư xây dựng. Nhà nước trả dần vốn đầu tư xây dựng của nhà đầu tư theo lãi suất, thời gian hoàn trả vốn trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư trong hợp đồng. Mô hình này áp dụng cho các lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt và giao thông đô thị. Trường hợp Nhà nước thuê khai thác vận hành thì Nhà nước chi trả chi phí khai thác vận hành theo thỏa thuận.

III. Các giải pháp khác

Xây dựng và phê duyệt sớm quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật các đô thị, trong đó đặc biệt ưu tiên dành đủ quỹ đất để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị phải kết hợp chặt chẽ với việc cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng các khu dân cư.

Lập và công bố thông tin về danh mục các dự án theo thứ tự ưu tiên và các thông tin về dự án gồm các chỉ tiêu chủ yếu, các chính sách ưu đãi khác của địa phương đối với dự án trên hệ thống mạng thông tin về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Xây dựng cơ chế đảm bảo sự ổn định lâu dài của các cam kết của Nhà nước đối với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Tuyên truyền, phổ biến về cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

IV. Các chính sách áp dụng khoa học- công nghệ mới

Khuyến khích áp dụng công nghệ mới, vật liệu mới.

Từng bước hiện đại hóa phương tiện vận tải, áp dụng các công nghệ và phương thức vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức.

áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành, quản lý.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A. Phân cấp quản lý

I. Sở Xây dựng: là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng các công trình HTKT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

II. UBND cấp huyện (huyện, thành phố): là cơ quan trực tiếp quản lý chung về xây dựng đồng bộ các công trình HTKT trên phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

III. UBND phường, thị trấn: tham gia, phối hợp quản lý các nội dung liên quan theo sự phân công của UBND cấp huyện.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ nêu trên chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về quản lý xây dựng đồng bộ công trình HTKT theo quy định.

Các cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Công thương) chịu trách nhiệm quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan về HTKT theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và chịu trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định.

B. Tổ chức thực hiện

Giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan, Ban ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng Đề án này.

Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án này. Phối hợp Sở Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Công ty công trình công cộng, các đơn vị cung cấp nước, điện, bưu chính viễn thông, UBND cấp huyện hàng năm xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách, phương án vốn cụ thể trình UBND tỉnh xem xét quyết định.

Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm rà soát, cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật (HTKT) đô thị hàng năm hợp lý, tập trung.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm phối hợp các địa phương hàng năm xây dựng danh mục đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông đô thị, và phối hợp các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư thống nhất danh mục ưu tiên trình UBND tỉnh quyết định.

Giao Giám đốc Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện Đề án này. Định kỳ 3-6 tháng có sơ kết đánh giá báo cáo về UBND tỉnh./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác