Quyết định 1533/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
Quyết định 1533/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: | 1533/2011/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 26/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1533/2011/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang |
Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 26/07/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1533/2011/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 26 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kiểm lâm ở địa phương;
Căn cứ Quyết định số 3094/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông báo số 88/TB-UBND ngày 12/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang thông báo Kết luận phiên họp tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang (có Quy định kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 3192/QĐ-UBND ngày 30/9/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm lâm tỉnh Hà Giang.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC
KIỂM LÂM TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH
Mục 1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
1. Chi cục Kiểm lâm là cơ quan chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng bảo vệ rừng, tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
2. Chi cục Kiểm lâm có tư cách pháp nhân, có trụ sở và con dấu riêng, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
1. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương:
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương;
c) Huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban hành; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương;
2. Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng ở địa phương
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;
b) Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
c) Quản lý hệ thống rừng đặc dụng trên địa bàn; trực tiếp tổ chức và bảo vệ các khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý;
d) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
3. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương
a) Kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;
b) Chỉ đạo và tổ chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lượng kiểm lâm địa phương và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại.
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
5. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm
a) Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương;
c) Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động của Kiểm lâm địa phương.
7. Quản lý tổ chức, cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật.
8. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
Mục 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH
Gồm có Chi cục Trưởng và các Phó Chi cục Trưởng. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chi cục Trưởng và Phó Chi cục Trưởng thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh;
Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục;
Phó Chi cục Trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục Trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
1. Bộ máy giúp việc Chi cục Trưởng
a) Phòng Hành chính, tổng hợp;
b) Phòng Quản lý, bảo vệ rừng;
c) Phòng Thanh tra, pháp chế;
d) Phòng Bảo tồn thiên nhiên.
2. Các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh
a) Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố;
b) Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng;
c) Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng số I và số II;
d) Các Ban quản lý rừng đặc dụng.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH
Mục 1. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HẠT KIỂM LÂM CẤP HUYỆN
Hạt Kiểm lâm cấp huyện là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và đảm bảo chấp hành pháp luật và bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
Hạt Kiểm lâm cấp huyện có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài sản và con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
1. Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn.
a) Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
b) Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn;
c) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
d) Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng;
đ) Phối hợp với Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng trong công tác bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
3. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động nghiệp vụ
a) Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.
b) Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp;
c) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm;
d) Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo Hạt: Gồm Hạt trưởng, các Phó Hạt trưởng.
2. Bộ máy giúp việc gồm:
a) Tổ Hành chính, tổng hợp;
b) Tổ Quản lý, bảo vệ rừng;
c) Tổ Thanh tra, pháp chế;
d) Tổ Bảo tồn thiên nhiên;
e) Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
g) Các Trạm Kiểm lâm địa bàn;
h) Các Trạm Kiểm lâm cửa rừng.
Mục 2. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HẠT KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG
1. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm;
2. Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước.
1. Tổ chức bảo vệ tài nguyên rừng, chống chặt phá rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng ở khu rừng đặc dụng hoặc khu rừng phòng hộ.
2. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật.
3. Phổ biến, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng.
4. Tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn. Trong những trường hợp cần thiết thì phối hợp với Hạt Kiểm lâm cấp huyện sở tại tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện huy động lực lượng vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để chữa cháy rừng, phòng, chống chặt phá rừng trái phép.
5. Quản lý tổ chức, biên chế kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý các Trạm Kiểm lâm ở khu rừng đặc dụng hoặc khu rừng phòng hộ.
7. Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh giao.
8. Thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và phát triển rừng trong phạm vi khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
1. Lãnh đạo: Có Hạt trưởng, các Phó Hạt trưởng.
2. Bộ máy giúp việc gồm:
a) Tổ Hành chính, tổng hợp;
b) Tổ Quản lý, bảo vệ rừng;
c) Tổ Bảo tồn thiên nhiên;
d) Tổ Thanh tra, pháp chế;
e) Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
g) Trạm Kiểm lâm cửa rừng.
Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; là lực lượng trực tiếp, nòng cốt phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành;
Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo quy định hiện hành của nhà nước và chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
2. Phối hợp với các đơn vị có liên quan trong các hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc thẩm quyền Chi cục Kiểm lâm;
3. Phối hợp, hỗ trợ các Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, giải quyết những điểm nóng về chặt phá rừng, vận chuyển, kinh doanh trái phép lâm sản theo yêu cầu của Hạt Kiểm lâm và chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm;
4. Tuần tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đối với các chủ rừng; hoạt động của các tổ chức, cá nhân về rừng; các cơ sở chế biến, kinh doanh lâm sản;
5. Kiểm tra ngăn chặn việc vận chuyển lâm sản trái phép trên các tuyến đường bộ và đường thủy;
6. Thực hiện các nhiệm vụ của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành của Chi cục Kiểm lâm;
7. Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng phân công.
Điều 13. Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Lãnh đạo: Gồm có Đội trưởng và các Phó Đội trưởng.
2. Bộ máy giúp việc gồm:
a) Tổ Hành chính Tổng hợp;
b) Tổ Thanh tra, pháp chế;
c) Tổ tuần tra và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Mục 4. QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC KIỂM LÂM, KIỂM LÂM ĐỊA BÀN XÃ VÀ CỘNG TÁC VIÊN KIỂM LÂM
Điều 14. Quyền hạn, trách nhiệm của công chức kiểm lâm khi thi hành công vụ
1. Quyền hạn
a) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, các cơ sở chế biến lâm sản, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
b) Được dừng phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy khi có căn cứ là trong phương tiện đó có vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép để kiểm soát; kiểm tra lâm sản, động vật hoang dã tại các nhà ga đường sắt, nhà ga đường hàng không, cảng biển theo quy định của pháp luật;
c) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
d) Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng có thẩm quyền khởi tố, thực hiện hoạt động điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về rừng theo quy định của pháp luật;
đ) Sử dụng vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ, chó nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm
a) Chấp hành đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định này và pháp luật về cán bộ công chức;
b) Thực hiện đúng chức năng, quyền hạn được giao; mặc đồng phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu khi thi hành nhiệm vụ;
c) Công chức kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Nhiệm vụ của Kiểm lâm địa bàn cấp xã
1. Kiểm lâm địa bàn cấp xã là công chức nhà nước thuộc biên chế của Hạt Kiểm lâm huyện phân công về công tác tại địa bàn xã, phường, thị trấn có rừng, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Số lượng cán bộ kiểm lâm ở xã phụ thuộc vào quy mô diện tích rừng và tính chất công tác bảo vệ rừng.
2. Kiểm lâm địa bàn cấp xã có quyền hạn, trách nhiệm theo quy định tại Điều 14 của Quy định này và có những nhiệm vụ sau đây:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp; xây dựng các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu hại rừng; xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi phương án được phê duyệt; huy động lực lượng dân quân tự vệ, các lực lương và phương tiện khác trong việc phòng cháy rừng, phòng chống chặt, phá rừng trái phép.
b) Thống kê, kiểm kê rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn được phân công; kiểm tra việc sử dụng rừng của các chủ rừng trên địa bàn; xác nhận về nguồn gốc lâm sản hợp pháp theo đề nghị của chủ rừng trên địa bàn;
c) Phối hợp với các lực lượng bảo vệ rừng trên địa bàn trong việc bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn và giám sát các chủ rừng trong việc bảo vệ và phát triển rừng;
d) Hướng dẫn, vận động cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại địa bàn;
đ) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
e) Tổ chức kiểm tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; xử lý các vi phạm hành chính theo thẩm quyền và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
g) Trong hoạt động của mình, kiểm lâm địa bàn xã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm cấp huyện, cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và sự kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp theo sự phân công của Hạt trưởng Hạt kiểm lâm cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 16. Cộng tác viên của Kiểm lâm
1. Cộng tác viên của kiểm lâm là công dân Việt Nam có quan hệ cung cấp thông tin cơ sở, hỗ trợ các hoạt động của Kiểm lâm theo quy định của pháp luật, được cơ quan kiểm lâm các cấp công nhận.
2. Cộng tác viên được cơ quan kiểm lâm thanh toán các chi phí hoạt động và được hưởng chế độ về cung cấp tin báo theo quy định của Nhà nước; được đảm bảo bí mật về nguồn tin cung cấp; được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM LÂM
Điều 17. Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm
1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị kiểm lâm cùng cấp quy định tại Điều 21 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và thẩm quyền sau:
a) Quy định chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, phân bổ biên chế cho các đơn vị Kiểm lâm địa phương;
b) Chỉ đạo hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự của lực lượng kiểm lâm địa phương; quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp vượt quá thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo sự phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn;
d) Bảo đảm kinh phí hoạt động, trang cấp trang thiết bị, phương tiện chuyên ngành cho lực lượng Kiểm lâm đại phương theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định tại Điều 22 của Nghị định 119/2006/NĐ-CP và các nhiệm vụ và thẩm quyền sau:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm địa phương theo quy định;
b) Tổ chức việc phối hợp hoạt động của lực lượng kiểm lâm với các cơ quan nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn;
c) Phân công, phân cấp việc quản lý kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chi cục Kiểm lâm rõ ràng tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật.
d) Chỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm lâm địa phương trong sạch vững mạnh.
1. Về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh cán bộ quản lý
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động luân chuyển các chức danh cán bộ quản lý trong hệ thống kiểm lâm thực hiện theo Thông tư số 22/2007/TTLT-BNN-BNV của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ:
a) Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh cấp trưởng, cấp phó của các phòng, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm sau khi thống nhất và được sự nhất trí bằng văn bản của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tổ chức quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức Kiểm lâm thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp hiện hành về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh.
2. Về quản lý tổ chức bộ máy
Việc quyết định thành lập, sát nhập, giải thể bộ máy giúp việc trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, các Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, các đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.
3. Về biên chế
Biên chế của Chi cục Kiểm lâm là biên chế hành chính sự nghiệp nằm trong tổng biên chế được UBND tỉnh giao hàng năm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Về quản lý tài chính, tài sản
Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt Trưởng các Hạt Kiểm lâm, các đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được nhà nước trang bị theo quy định của pháp luật.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng quy chế làm việc; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành cho các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.
Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, phát sinh, Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm phải báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây