Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 148/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 19/04/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 148/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang |
Người ký: | Nguyễn Văn Sơn |
Ngày ban hành: | 19/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 19 tháng 4 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang số 19/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 ban hành quy định chế độ chi công tác phí, chế độ chi hội nghị, chế độ chi tiếp khách áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 05/9/2020 quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;
Căn cứ Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông báo số 01/HĐTĐ-TB ngày 02/3/2021 của Hội đồng Thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kết luận số 170-KL/TU ngày 17/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ họp thứ 7, nhiệm kỳ 2020-2025);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 42/TTr-SNN ngày 09/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025, kèm theo Quyết định này.
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung Chương trình Khuyến nông; lồng ghép nội dung, nhiệm vụ Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025 vào Đề án Tái cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới và các Đề án, Chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn để tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KHUYẾN NÔNG TỈNH
TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 148/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
- Xây dựng Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025 gồm tập hợp các nhiệm vụ khuyến nông, trong đó tập trung vào hướng dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các ngành hàng, sản phẩm nông lâm nghiệp chủ lực và đặc sản của tỉnh đồng thời đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, làm căn cứ đề xuất kế hoạch khuyến nông, dự toán kinh phí hàng năm và chủ động trong việc bố trí nguồn lực triển khai thực hiện.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, làm giàu, thích ứng với các điều kiện canh tác, khí hậu, thị trường và gắn với phát triển du lịch sinh thái. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Tổ chức 70 lớp đào tạo, tập huấn cho 2.100 lượt cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân điển hình…Nội dung về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành; tập huấn (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, công tác tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị; nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công tác sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi.
2.2. Về thông tin tuyên truyền
- Thông tin tuyên truyền: Thực hiện và phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền Chương trình Khuyến nông; tuyên truyền các chủ trương, chính sách của trung ương và của tỉnh về nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, để người dân nắm bắt nhanh, chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất.
+ Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên Quang thực hiện 180 Chuyên mục khuyến nông trên truyền hình tỉnh.
+ Xuất bản tài liệu khuyến nông: 50.000 tờ hướng dẫn sử dụng giống và thời vụ; 400.000 tờ hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; 6.000 quyển Bản tin khuyến nông và thị trường, 500 quyển sổ tay khuyến nông.
+ Tăng cường phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin của trung ương.
- Tổ chức 47 hội nghị, tọa đàm, diễn đàn khuyến nông, học tập kinh nghiệm (35 hội nghị tổng kết nhân rộng mô hình; 04 cuộc toạ đàm; 03 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp; 05 chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm).
2.3. Về xây dựng Dự án, mô hình khuyến nông
Xây dựng Dự án, mô hình khuyến nông ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo cầu nối gắn kết nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Với tổng số 03 dự án và 57 mô hình1 khuyến nông tập trung vào các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP; sản phẩm có thế mạnh của địa phương trong tỉnh, mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP; sản xuất nông nghiệp hữu cơ; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mô hình sản xuất hiệu quả bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Tư vấn, hướng dẫn ít nhất 10 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; hướng dẫn 5 hợp tác xã/tổ hợp tác trở lên thực hiện dịch vụ trọn gói từ cung ứng dịch vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra; tổ chức 10 hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh; đẩy mạnh tư vấn, hướng dẫn hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, diễn đàn... đẩy mạnh liên kết “5 nhà” 2; khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn…
Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông, chủ động mời gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu, các trường đại học... tham gia vào các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh. Trọng tâm hợp tác về đào tạo tập huấn kiến thức khoa học công nghệ mới, triển khai các mô hình, đề tài, dự án khuyến nông phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Triển khai thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn toàn tỉnh. Căn cứ vào danh mục Chương trình được phê duyệt, hàng năm tiến hành khảo sát chọn địa điểm, xây dựng thuyết minh dự án, mô hình, kế hoạch dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo theo các quy định hiện hành của Nhà nước, làm căn cứ triển khai thực hiện.
2. Đối tượng: Là các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Căn cứ nhu cầu sản xuất, thị trường và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, bám sát vào các ngành hàng, sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản, lựa chọn một số nội dung đào tạo tập huấn về kiến thức mới, phù hợp và đáp ứng yêu cầu sản xuất của tỉnh, đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức các khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành. Trong giai đoạn 2021-2025, tổ chức 70 lớp tập huấn cho 2.100 lượt người tham gia (30 người/lớp), cụ thể:
1.1. Tổ chức 05 lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông... tham gia.
1.2. Tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sản xuất VietGAP, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc gia cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ sản xuất, cá nhân tham gia sản xuất hữu cơ.
1.3. Tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản cho cán bộ khuyến nông, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp và nông dân sản xuất.
1.4. Tổ chức 05 lớp đào tạo tập huấn tiểu giáo viên (TOT) về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực (cây cam, cây bưởi, cây chè) cho cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp.
1.5. Tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh cho cán bộ kỹ thuật chuyên ngành của ngành nông nghiệp.
1.6. Tổ chức 10 lớp tập huấn công tác tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo chuỗi giá trị cho nông dân, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh.
1.7. Tổ chức 35 lớp tập huấn về sản xuất hàng hoá đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở.
2.1. Thông tin truyền thông
- Xuất bản 500 quyển sổ tay khuyến nông; in ấn 50.000 tờ hướng dẫn cơ cấu giống và thời vụ; 400.000 tờ gấp hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; 6.000 quyển Bản tin khuyến nông và thị trường.
- Xây dựng 180 Chuyên mục khuyến nông trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Phối hợp với Báo Tuyên Quang xây dựng 360 tin bài tuyên truyền các mô hình có hiệu quả, hộ sản xuất điển hình, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới, các tin tức sự kiện của ngành nông nghiệp tỉnh...
- Hàng năm phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh trên các phương tiện thông tin của trung ương như: Cơ quan báo, đài, Bản tin Khuyến nông, Website của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia...
2.2. Tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm, diễn đàn khuyến nông, hội nghị, tọa đàm
- Tổ chức 05 chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình ứng dụng công nghệ cao; xây dựng nông thôn mới nâng cao để áp dụng vào sản xuất.
- Tổ chức 03 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp về thực trạng và giải pháp phát triển một số sản phẩm chủ lực, sản phẩm thế mạnh của tỉnh hoặc các giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
- Tổ chức 35 hội nghị tổng kết đánh giá các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đạt hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng tại các huyện, thành phố.
- Tổ chức 04 cuộc toạ đàm về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh.
3. Về xây dựng Dự án, mô hình Khuyến nông
Xây dựng các dự án, mô hình trình diễn khuyến nông ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo cầu nối gắn kết nông dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giai đoạn 2021-2025, xây dựng 03 dự án và 57 mô hình khuyến nông về các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản.
3.1. Về xây dựng Dự án Khuyến nông (03 dự án)
- Dự án sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thực hiện cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất, chế biến, quy mô 24 ha/3 năm tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, giai đoạn 2022-2024.
- Dự án liên kết chăn nuôi gà lông mầu (Ri lai, Mía Lai...) bán chăn thả hướng tới xây dựng thương hiệu, quy mô 24.000 con/3 năm thực hiện tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang, giai đoạn 2022-2024.
- Dự án liên kết chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa, theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 240 con (40 lợn đực, 200 lợn cái hậu bị)/2 năm tại 2 huyện: Yên Sơn, Lâm Bình, giai đoạn 2022-2023.
3.2. Về xây dựng mô hình Khuyến nông (57 mô hình)
3.2.1. Về lĩnh vực trồng trọt (xây dựng 20 mô hình):
- 04 mô hình liên kết sản xuất giống lúa chất lượng theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 40 ha/4 năm tại các huyện.
- 03 mô hình trồng tre Lục trúc lấy măng gắn với phát triển du lịch sinh thái, quy mô 9 ha/3 năm tại các huyện: Chiêm Hoá, Na Hang, Lâm Bình.
- 02 mô hình ứng dụng công nghệ tưới, kết hợp sử dụng bón phân qua hệ thống tưới tự động trên cây (chè, cam...), quy mô 04 ha/2 năm tại 2 huyện: Yên Sơn, Hàm Yên.
- 03 mô hình liên kết sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ trong nhà lưới gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 2.000 m2 nhà lưới/2 năm tại các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
- 03 mô hình liên kết sản xuất cây Gai xanh lấy sợi gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 15 ha/2 năm tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa.
- 01 mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hái bảo quản sản phẩm cây Lê gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, quy mô ha (03 ha trồng mới và 10 ha chăm sóc)/2 năm tại huyện Na Hang.
- 04 mô hình trồng một số giống mới (cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu...)/3 năm tại các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Na Hang, Lâm Bình.
3.2.2. Về lĩnh vực lâm nghiệp (xây dựng 14 mô hình):
- 06 mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn sử dụng giống mới chất lượng cao (Keo lai nuôi cấy mô, Keo tai tượng nhập ngoại, Lát hoa...), quy mô 220 ha/2 năm tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa.
- 08 mô hình trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu (cây Dổi ghép, cây Sa nhân tím, cây Khôi nhung...), quy mô 14 ha/3 năm tại các huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Lâm Bình.
3.2.3. Về lĩnh vực chăn nuôi (xây dựng 15 mô hình):
- 02 mô hình cải tạo đàn dê (sử dụng giống dê đực Bore, dê cái lai Bách thảo) theo hướng nâng cao giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 220 con (20 con dê đực và 200 con dê cái)/2 năm tại 2 huyện: Na Hang, Lâm Bình.
- 04 mô hình ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn trâu địa phương, quy mô 1.280 liều tinh trâu ngoại (trâu Murrah) để phối giống cho 320 con trâu cái /4 năm tại các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang.
- 04 mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt Bầu đất) theo hướng an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm, quy mô 12.000 con/4 năm tại các huyện: Yên Sơn, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình.
- 04 mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 300 con/4 năm tại các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên, Yên Sơn.
- 01 mô hình cải tạo, nâng cấp để mở rộng sản xuất, chế biến, bảo quản thịt trâu khô trong chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò vỗ béo của Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Tiến Thành - Tuyên Quang, quy mô 100 m2 nhà sơ chế và các thiết bị chế biến thịt trâu khô.
3.2.4. Về lĩnh vực thủy sản (xây dựng 8 mô hình):
- 04 mô hình nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông nước tĩnh, hồ thuỷ điện gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, quy mô 20 lồng cá (108 m3/lồng) tại các huyện.
- 04 mô hình nuôi cá chép ruộng, quy mô 02 ha tại 2 huyện: Na Hang, Chiêm Hóa hoặc Sơn Dương.
Đẩy mạnh hướng dẫn liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị là một trong các giải pháp then chốt để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Tư vấn, hướng dẫn ít nhất 10 doanh nghiệp xây dựng Chương trình liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn nông dân ký hợp đồng, tổ chức sản xuất các sản phẩm đảm bảo an toàn, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời kiểm tra, giám sát các bên tham gia liên kết thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
- Hướng dẫn củng cố, đổi mới hoạt động từ 5 hợp tác xã/tổ hợp tác trở lên theo hình thức dịch vụ trọn gói từ cung ứng dịch vụ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, cánh đồng lớn…
- Tổ chức 10 hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, cải tiến bao bì sản phẩm để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm; thực hiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh trên báo, đài trung ương, địa phương, các hội nghị, hội thảo, toạ đàm, diễn đàn...
- Hàng năm phối hợp tổ chức ít nhất 01 hội thảo cấp tỉnh về trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đưa tiến bộ kỹ thuật, các giống vật nuôi, giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
- Phối hợp với các trường đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học để triển khai các mô hình, dự án thuộc nguồn vốn khuyến nông trung ương, vốn của các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn của tỉnh.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đề xuất triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(Chi tiết tại phụ biểu 1 kèm theo)
IV. CƠ CHẾ HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Cơ chế hỗ trợ: Áp dụng theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông và các văn bản của Trung ương, của tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện
Nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2025 là 37.810.580.000 đồng (Bằng chữ: Ba mươi bảy tỷ, tám trăm mười triệu, năm trăm tám mươi nghìn đồng).
Trong đó:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 30.761.170.000 đồng (Bằng chữ: Ba mươi tỷ, bảy trăm sáu mươi mốt triệu, một trăm bảy mươi nghìn đồng). Bao gồm: Dự kiến Ngân sách Trung ương: 2.356.670.000 đồng; ngân sách tỉnh: 28.404.500.000 đồng.
- Vốn đối ứng của người dân, doanh nghiệp đóng góp: 7.049.410.000 đồng (Bằng chữ: Bảy tỷ, không trăm bốn mươi chín triệu, bốn trăm mười nghìn đồng).
3. Kinh phí phân theo tiến độ thực hiện
ĐVT: tr. đồng
TT |
Nguồn kinh phí |
Giai đoạn 2021-2025 |
Năm thực hiện |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Ngân sách nhà nước |
30.761,17 |
2.761,10 |
9.988,45 |
8.508,09 |
6.678,50 |
2.825,03 |
2 |
Đối ứng của người dân, doanh nghiệp |
7.049,41 |
178,13 |
2.610,51 |
2.109,26 |
1.596,11 |
555,40 |
|
Tổng cộng |
37.810,58 |
2.939,23 |
12.598,96 |
10.617,35 |
8.274,61 |
3.380,43 |
(Chi tiết phân kỳ kinh phí tại phụ biểu 02)
1. Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp tập huấn tại hiện trường; phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, ứng dụng công nghệ thông tin trình chiếu các hình ảnh, hoạt động khuyến nông…để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động khuyến nông của tỉnh.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố. Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa Trung tâm Khuyến nông với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện chương trình.
2. Giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Kịp thời ứng dụng vào sản xuất kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án khoa học công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá hiệu quả và bền vững.
- Đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất. Áp dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chế biến, bảo quản để nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
- Mỗi cán bộ khuyến nông phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tế; kiến thức về thị trường để vừa chuyển giao khoa học kỹ thuật vừa làm cầu nối gắn kết người dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị. Hàng năm mỗi cán bộ khuyến nông phải xây dựng và thực hiện được ít nhất một mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả hơn hẳn so với mô hình của nông dân để tuyên truyền nhân rộng ra sản xuất. Ưu tiên triển khai thực hiện các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản xuất hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm và có truy xuất nguồn gốc; mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại; mô hình giảm nghèo bền vững cho các đối tượng ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng dẫn cho nông dân và các tổ chức sản xuất về chính sách, pháp luật trong nông nghiệp, nông thôn; hướng dẫn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh; tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đảm bảo hiệu quả; hướng dẫn trình tự hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện tốt hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.
- Phối hợp chặt chẽ giữa “5 nhà” trong việc hướng dẫn, tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường các hoạt động liên kết vùng để đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ lực.
- Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị… để tạo đầu ra ổn định, bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập cao cho nông dân.
- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị thông qua các hội nghị, hội thảo, hội chợ, diễn đàn @ nông nghiệp... Chú trọng xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, dán tem truy xuất nguồn gốc; thiết kế, cải tiến mẫu mã, nhãn mác bao bì để nâng cao giá trị sản phẩm.
4. Giải pháp về công tác thông tin tuyên truyền
- Tích cực đổi mới nội dung, phương pháp thông tin tuyên truyền khuyến nông, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và của tỉnh để thông tin về các mô hình hiệu quả, các tiến bộ kỹ thuật mới, giá cả thị trường nông sản, liên kết sản xuất và thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị để nông dân học tập và làm theo…
- Đẩy mạnh tuyên truyền nhân rộng các mô hình khuyến nông đạt hiệu quả, nhất là mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới với các giải pháp đột phá về năng suất, chất lượng, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hữu cơ, VietGAP để tạo ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập cho nông dân.
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh thông qua: Đài Phát thanh và truyền hình, báo, diễn đàn , Bản tin Khuyến nông, Website của Trung ương và địa phương.
- Huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện Chương trình trên cơ sở kế hoạch, dự toán hàng năm được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Tranh thủ các nguồn lực từ liên kết, phối hợp với các Viện nghiên cứu, Trường đại học, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học... Thực hiện lồng ghép và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi, Chương trình giảm nghèo, vốn nghiên cứu khoa học, vốn từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông, huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác khuyến nông để đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản của tỉnh.
6. Giải pháp về hợp tác khuyến nông
- Đẩy mạnh hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật, các giống vật nuôi, giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh.
- Phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao khoa học để triển khai các mô hình, dự án thuộc nguồn vốn khuyến nông trung ương, nguồn vốn của tỉnh.
- Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ đề xuất với Bộ Khoa học Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để thực hiện trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2025; nghiên cứu tích hợp, lồng ghép nội dung Chương trình Khuyến nông vào nội dung cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và các đề án, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn để triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
- Căn cứ Chương trình được phê duyệt và nhu cầu thực tiễn sản xuất, kế hoạch khuyến nông hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư đề xuất nội dung, dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn: Căn cứ Chương trình và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường để xây dựng, đề xuất kế hoạch khuyến nông hàng năm và dự toán kinh phí gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng kỳ với xây dựng dự toán ngân sách hàng năm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện; thường xuyên giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ, kết quả thực hiện Chương trình Khuyến nông đảm bảo hiệu quả.
- Hàng năm, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo qui định.
- Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển nông lâm nghiệp của tỉnh và nhu cầu thực tiễn sản xuất; tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung, điều chỉnh Chương trình Khuyến nông nhằm đảm bảo thiết thực, hiệu quả và phù hợp với nhu cầu, thực tiễn sản xuất của nông dân.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các sở, ngành liên quan thẩm định dự toán, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán và cấp kinh phí thực hiện Chương trình Khuyến nông hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện.
Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong Chương trình Khuyến nông trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình thuộc nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh và cấp Bộ hàng năm để triển khai thực hiện Chương trình.
5. Các sở, ban ngành liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung Chương trình Khuyến nông.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Huy động nguồn kinh phí sự nghiệp, sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu được phân bổ để lồng ghép thực hiện Chương trình Khuyến nông trên địa bàn huyện, thành phố.
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện tốt Chương trình Khuyến nông trên địa bàn.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân
Cam kết và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình về tổ chức hoạt động sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra theo đúng hợp đồng ký kết, cùng nhau bàn bạc và giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng liên kết.
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ và nội dung được giao chủ động phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Trong quá trình thực hiện Chương trình, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
CHI TIẾT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Kèm theo Chương trình Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2021 - 2025 )
TT |
Tên chương trình/mô hình |
Mục tiêu tổng quát |
Nội dung hoạt động |
Địa bàn thực hiện |
Kết quả dự kiến |
Cơ quan chủ trì |
Kinh phí (Triệu đồng) |
|||
Tổng số |
NN hỗ trợ |
Đối ứng |
||||||||
NSTW |
NS tỉnh |
|||||||||
|
Tổng kinh phí thực hiện |
|
|
|
|
37.810,58 |
2.356,67 |
28.404,50 |
7.049,41 |
|
|
|
|
|
6.788,70 |
550,00 |
6.238,70 |
- |
|||
I |
Đào tạo, tập huấn |
|
|
|
|
|
3.318,00 |
250,00 |
3.068,00 |
- |
1 |
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông, hợp tác xã |
Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về phương pháp, kỹ năng trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất |
Tổ chức 05 lớp (30 học viên/lớp) nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
150 lượt cán bộ kỹ thuật được nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
250 |
50 |
200 |
|
2 |
Nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp hữu cơ. |
Nâng cao kiến thức cho nông dân về sản xuất an toàn, hữu cơ |
Tổ chức 05 lớp (30 học viên/lớp về sản xuất nông nghiệp hữu cơ |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
150 lượt học viên là các HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ sản xuất, cá nhân tham gia sản xuất hữu cơ được tập huấn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
250 |
50 |
200 |
|
3 |
Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh 4.0 trong sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. |
Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp thông minh để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. |
Tổ chức 05 lớp (30 học viên/lớp về quản lý dịch hại tổng hợp (TOT) trên cây lúa, cây rau, cây ăn quả. |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
150 lượt đối tượng chuyển giao được nâng cao trình độ về nông nghiệp công nghệ cao; nông nghiệp thông minh để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
250 |
50 |
200 |
|
4 |
Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao (cây cam, cây bưởi, cây chè). |
Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về quản lý dịch hại cây trồng |
Tổ chức 05 lớp (30 học viên/lớp về quản lý dịch hại tổng hợp (TOT) trên cây trồng chủ lực. |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
150 học viên được đào tạo về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) về quản lý dịch hại trên cây cây cam, cây bưởi, cây chè. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
250 |
50 |
200 |
|
5 |
Tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất và chọn giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh. |
Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về chọn giống cây trồng, vật nuôi. |
Tổ chức 05 lớp (30 học viên/lớp về chọn giống cây trồng vật nuôi |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
150 cán bộ kỹ thuật được đào tạo nâng cao kiến thức về sản xuất và chọn giống. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
250 |
50 |
200 |
|
6 |
Tiếp cận thị trường và liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông lâm nghiệp và thủy sản theo chuỗi giá trị. |
Nâng cao kiến thức cho nông dân về tổ chức thực hiện theo chuỗi giá trị gắn với bao tiêu sản phẩm. |
Tổ chức 10 lớp (30 học viên/lớp về liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
Các huyện, Các huyện, thành phố |
300 học viên được tập huấn về kỹ thuật và quản lý sản xuất, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
500 |
0 |
500 |
|
7 |
Nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ về sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở. |
Nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật về phương pháp, kỹ năng trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất |
Tổ chức 35 lớp (30 học viên/lớp về về sản xuất hàng hóa đối với cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản của từng địa phương |
Các huyện,TP Tuyên Quang |
1.050 lượt cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cơ sở được nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1568 |
|
1.568 |
|
II |
Thông tin tuyên truyền |
|
|
|
|
3.470,7 |
300,0 |
3.170,7 |
- |
|
1 |
In sổ tay khuyến nông |
Tuyên truyền, cập nhật các chủ trương, chính sách của nhà nước và khoa học kỹ thuật mới về nông nghiệp. |
Biên soạn, in và phát hành tài liệu về sản xuất nông nghiệp |
Các huyện, thành phố trong tỉnh |
Xuất bản 500 cuốn sổ tay khuyến nông về các chủ trương chính sách và các hướng dẫn kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp phát cho cán bộ khuyến nông, cán bộ nông lâm nghiệp xã. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
50 |
|
50 |
|
2 |
In tài liệu kỹ thuật |
Chuyển giao cho nông dân các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất. |
Biên soạn, in và phát hành tài liệu hướng dẫn sử dụng giống và thời vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, nuôi trồng thủy sản bền vững. |
Các huyện, thành phố trong tỉnh |
Phát hành 50.000 tờ hướng dẫn sử dụng giống và thời vụ; 400.000 tờ hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, nuôi trồng thủy sản bền vững đến bà con nông dân. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
820 |
|
820 |
|
3 |
Bản tin Khuyến nông và Thị trường |
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước; các tiến bộ kỹ thuật mới, mô hình sản xuất hiệu quả và giá cả thị trường đến với người dân. |
Biên tập và phát hành đến các xã và các đơn vị có liên quan trong tỉnh. |
Các huyện, thành phố trong tỉnh |
Xuất bản 6.000 cuốn phát đến các xã và các đơn vị có liên quan trong tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
334,2 |
|
334,2 |
|
4 |
Chuyên mục Khuyến nông trên Đài Phát thanh và Truyền hình |
Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. |
Thực hiện hướng dẫn kỹ thuật trên truyền hình về sản xuất nông lâm nghiệp để nông dân học tập làm theo |
Các huyện, thành phố trong tỉnh |
Thực hiện 180 chuyên mục Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật về nông lâm nghiệp và thủy sản. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
325,5 |
|
325,5 |
|
5 |
Chi phí Báo, Đài |
Phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền các hoạt động về ngành nông nghiệp, hoạt động khuyến nông, các mô hình đạt kết quả, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới phục vụ sản xuất |
|
|
Phát sóng 180 chuyên mục, 360 tin, bài tuyên truyền các hoạt động về ngành nông nghiệp, hoạt động khuyến nông, các mô hình đạt kết quả, tiến bộ khoa … |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
280 |
|
280 |
|
6 |
Mua sắm trang thiết bị phục vụ tuyên truyền |
Phục vụ công tác thông tin tuyên truyền |
Mua máy quay, máy ảnh, loa... |
|
Phục vụ công tác thông tin tuyên truyền |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
130 |
|
130 |
|
7 |
Học tập kinh nghiệm xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm |
Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân sản xuất đi học tập để tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, đồng thời tạo mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. |
Tổ chức 5 chuyến khảo sát học tập kinh nghiệm (1 cuộc/năm) nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm thực hiện mô hình theo chuỗi giá trị và kết nối doanh nghiệp |
|
150 đại biểu được đi học tập, trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
287,6 |
|
287,6 |
|
8 |
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp |
Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, Hợp tác xã, Trang trại, đối tượng chuyển giao và nông dân có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả |
Tổ chức 03 diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp về các giải pháp liên doanh liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. |
TP Tuyên Quang |
750 đại biểu trong và ngoài tỉnh được trao đổi, giải đáp những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong liên doanh liên kết gắn với bao tiêu sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
450 |
300 |
150 |
|
9 |
Hội nghị tổng kết |
Giới thiệu đến nông dân kết quả các mô hình hiệu quả để nhân dân áp dụng nhân rộng ra sản xuất. |
Tổ chức 35 hội nghị tổng kết nhằm đánh giá kết quả các mô hình khuyến nông để nhân ra diện rộng |
|
- 1.500 lượt đại biểu tham dự hội hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả các mô hình sản xuất NLN để áp dụng nhân rộng ra sản xuất |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
393,4 |
|
393,4 |
|
10 |
Tổ chức tọa đàm |
Tạo điều kiện cho người sản xuất có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả |
Tổ chức 04 cuộc tọa đàm về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. |
|
480 đại biểu được trao đổi, giải đáp những vấn đề khó khăn, vướng mắc về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
400 |
|
400 |
|
|
|
|
|
31.021,88 |
1.806,67 |
22.165,80 |
7.049,41 |
|||
I |
Xây dựng Dự án |
|
|
|
|
|
6.551,39 |
- |
4.959,38 |
1.592,02 |
1 |
Dự án sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thực hiện cơ giới hóa một số khâu trong sản xuất chế biến. |
- Thay đổi tư duy và cách thức sản xuất nâng cao chất an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái |
1. Xây dựng 01 mô hình/1 huyện/năm, thực hiện trong 3 năm, sản xuất chè VIETGAP, hữu cơ. |
Các huyện: Sơn Dương, Hàm Yên, Na Hang, Yên Sơn. |
- Xây dựng 4 mô hình quy mô 24 ha/3 năm (6 ha/ mô hình) trồng sản xuất chè VIETGAP, hữu cơ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2.347,95 |
|
1.864,40 |
483,55 |
- Nâng cao chất lượng sản phẩm chè và thúc đẩy liên kết chặt chẽ, đồng bộ trong chuỗi sản xuất chè. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Tăng hiệu quả kinh tế tăng từ 10% so sản xuất thông thường. |
||||||||
3. Tổ chức hoạt động liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. |
|||||||||
2 |
Dự án liên kết chăn nuôi gà lông mầu (Ri lai, Mía Lai) bán chăn thả hướng tới xây dựng thương hiệu. |
Áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thịt gia cầm, tăng giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường; |
- Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông mầu (Ri lai, Mía Lai) bán chăn thả hướng tới thương hiệu. |
Các huyện: Sơn Dương, Yên Sơn và Thành phố Tuyên Quang. |
1. Xây dựng được 6 mô hình chăn nuôi gà lông mầu (Ri lai, Mía Lai...) bán chăn thả. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2.250,00 |
|
1.680,00 |
570,00 |
- Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn. |
Quy mô 24.000 con. Các chỉ tiêu kỹ thuật 14 tuần tuổi: tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg/con, tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng ≤ 2,9 kg. |
|||||||||
2 |
Dự án liên kết chăn nuôi gà lông mầu (Ri lai, Mía Lai) bán chăn thả hướng tới xây dựng thương hiệu. |
- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị |
- Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nâng cao kỹ thuật chăn nuôi cho người chăn nuôi. |
|
3. Xây dựng 1 liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
- Nâng cao kiến thức chăn nuôi cho người dân |
- Tổ chức hoạt động liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. |
|
4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% |
|||||||
3 |
Dự án liên kết chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. |
- Phát triển chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa an toàn sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm |
1. Xây dựng 1 mô hình nuôi lợn sinh sản/1 huyện/1 năm, thực hiện trong 2 năm |
huyện Yên Sơn, huyện Lâm Bình. |
- Xây dựng 2 mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng hữu cơ. Quy mô 240 con (40 con đực, 200 con cái), số hộ tham gia 40 hộ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1953,44 |
|
1414,976 |
538,464 |
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh; |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Hiệu quả kinh tế tăng 10% |
||||||||
- Xây dựng thương hiệu lợn bản địa và liên kết sản xuất chăn nuôi lợn an toàn |
3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm |
||||||||
II |
Xây dựng mô hình |
|
|
|
|
|
24.470,49 |
1.806,67 |
17.206,42 |
5.457,40 |
2.1 |
Lĩnh vực trồng trọt |
|
|
|
|
|
10.361,71 |
524,66 |
6.742,58 |
3.094,47 |
- |
Mô hình liên kết sản xuất giống lúa chất lượng theo tiêu chuẩn hữu cơ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
- Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất lúa cơ hữu, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người sản xuất. |
1. Xây dựng 01 mô hình/1 huyện/năm, thực hiện trong 4 năm sản xuất giống lúa chất lượng theo tiêu chuẩn hữu cơ làm điểm trình diễn. |
Các huyện trên địa bàn tỉnh |
- Xây dựng 4 mô hình quy mô 40 ha/4 năm (10 ha/ mô hình/ 50 hộ tham gia) sản xuất giống lúa chất lượng theo tiêu chuẩn hữu cơ. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.182,28 |
|
777,12 |
405,16 |
- Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, hướng tới nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
|||||||||
|
3. Tổ chức hoạt động liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. |
||||||||
- |
Mô hình trồng tre lục trúc lấy măng gắn với phát triển du lịch sinh thái |
Phát triển trồng tre lục trúc lấy măng tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch phù hợp với vùng miền. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. |
1. Xây dựng 01 mô hình/1 huyện/năm, thực hiện trong 3 năm, trồng tre lục trúc lấy măng, tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch. |
Huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa, huyện Lâm Bình. |
Xây dựng 3 mô hình quy mô 9 ha (03 ha/ mô hình/huyện) trồng tre lục trúc lấy măng. Tăng hiệu quả kinh tế 10% so với cây trồng khác. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
2.449,029 |
|
1.406,14 |
1.042,89 |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Tạo môi trường sinh thái phát triển khu du lịch. |
|||||||||
- |
Mô hình ứng dụng công nghệ tưới, kết hợp sử dụng bón phân qua hệ thống tưới tự động trên cây (chè, cam). |
Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tưới nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người sản xuất |
- Xây dựng mô hình thực hiện trong 02 năm với hệ thống tưới kết hợp sử dụng phân bón qua hệ thống tưới tự động trên cây (chè, cam). |
Huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn |
- Xây dựng 2 mô hình quy mô 4 ha tưới kết hợp sử dụng phân bón qua hệ thống tưới tự động trên cây chè, cam. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
594,26 |
|
456,86 |
137,40 |
- Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan tổng kết, thông tin tuyên truyền. |
- Tiết kiệm được 30-50% lượng nước tưới so với tưới thủ công truyền thống - Năng suất cây trồng tăng từ 10- 15% - Hiệu quả kinh tế tăng 10-20% |
|||||||||
- |
Mô hình liên kết sản xuất rau an toàn theo hướng hữu cơ trong nhà lưới gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. |
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất rau an toàn, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Tiến tới hình thành vùng sản xuất rau hàng hóa. |
Xây dựng mô hình sản xuất các loại rau ăn lá, củ, quả (mùa hè và mùa đông) tại các hộ gia đình |
Huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, Thành phố Tuyên Quang. |
- Xây dựng 03 mô hình quy mô 2.000 m2 nhà lưới. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.424,15 |
524,66 |
524,66 |
374,82 |
3. Tổ chức tập huấn, hội nghị tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. |
|||||||||
4. Tổ chức hoạt động liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
- Hiệu quả kinh tế tăng từ 10% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình |
|||||||||
- |
Mô hình liên kết sản xuất cây gai xanh lấy sợi gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển cây trồng mới (cây gai xanh lấy sợi) trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân |
1. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây gai xanh gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân trên đơn vị diện tích canh tác. |
Các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hóa |
1. Xây dựng được 03 mô hình, quy mô 05 ha/mô hình. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.447,38 |
|
1.090,80 |
356,58 |
|
Mô hình liên kết sản xuất cây gai xanh lấy sợi gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
- Hình thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm |
2. Hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch cây gai xanh cho người nông dân, hỗ trợ người dân áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất |
|
2. Có ký hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
3. Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả mô hình, tuyên truyền nhân rộng. |
|
3. Tổ chức 03 hội nghị tổng kết đánh giá tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển và năng suất của cây gai xanh; tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
|
|
|
|
||||
- |
Mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hái bảo quản sản phẩm lê gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, |
Đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, thâm canh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hái, bảo quản sản phẩm lê để nâng cao giá trị chất lượng, giá trị sản phẩm và hướng tới phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương |
1. Xây dựng 01 mô hình/1 huyện/thực hiện trong 2 năm, trồng, thâm canh chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái bảo quản sản phẩm lê, tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái |
Huyện Na Hang |
Xây dựng 01 mô hình quy mô 13 ha (03 ha trồng mới và 10 ha thâm canh). Nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Tăng hiệu quả kinh tế 10- 20% so với cây trồng khác. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.664,62 |
|
1.207,00 |
457,62 |
|
Mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hái bảo quản sản phẩm lê gắn với phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, |
Đẩy nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng, thâm canh chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hái, bảo quản sản phẩm lê để nâng cao giá trị chất lượng, giá trị sản phẩm và hướng tới phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
|
Tạo môi trường sinh thái phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh |
|
|
|
|
|
- |
Mô hình trồng một số giống mới (cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu...) |
Chuyển giao một số giống mới, kỹ thuật mới có giá trị kinh tế cao để tăng thu nhập cho người nông dân. |
- Xây dựng mô hình trồng một số giống mới (cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu...) |
Huyện Lâm Bình, huyện Hàm Yên, huyện Sơn Dương, huyện Na Hang. |
- Xây dựng được 4 mô hình trồng một số giống mới (cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu) |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.600,00 |
|
1.280,00 |
320,00 |
- Tập huấn kỹ thuật, tổng kết đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình |
- Dự kiến tạo ra các sản phẩm hàng hóa, có giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập cho người sản xuất. |
|||||||||
2.2 |
Lĩnh vực Lâm nghiệp |
|
|
|
3.748,60 |
554,85 |
2.364,16 |
829,59 |
||
- |
Mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn sử dụng giống mới chất lượng cao (Keo lai nuôi cấy mô, Lát hoa). |
- Chuyển giao các giống mới và tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn |
1. Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo lai nuôi cấy mô (BV10, BV16, BV32, lát hoa) |
Huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên |
- Xây dựng 04 mô hình quy mô 160 ha/4 năm (mỗi năm 40 ha), mật độ trồng 1.330 cây/ha; tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >90%, cây sinh trưởng và phát triển tốt |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.468 |
554,85 |
554,85 |
358,30 |
- Nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng sản xuất |
2. Tập huấn kỹ thuật |
|
||||||||
- Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng |
3. Tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình |
- Hiệu quả kinh tế cao hơn trồng rừng gỗ nhỏ 15- 20% |
||||||||
- |
Mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn sử dụng giống mới chất lượng cao (Keo lai tai tượng nhập ngoại). |
- Chuyển giao các giống mới và tiến bộ kỹ thuật về lâm sinh để phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn |
1. Xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn bằng giống keo lai tai tượng nhập ngoại |
Huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên |
- Xây dựng 02 mô hình quy mô 60 ha/2 năm (mỗi năm 30 ha), mật độ trồng 1.660 cây/ha; tỷ lệ cây sống sau trồng đạt >90%, cây sinh trưởng và phát triển tốt |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
472,00 |
|
371,30 |
100,70 |
- Nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng sản xuất |
2. Tập huấn kỹ thuật |
|||||||||
- Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng |
3. Tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình |
- Hiệu quả kinh tế cao hơn trồng rừng gỗ nhỏ 15- 20% |
||||||||
- |
Mô hình trồng thâm canh cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu (cây Dổi ghép, cây Sa nhân tím, cây Khôi nhung...) |
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm có giá trị kinh tế cao để làm giầu rừng trồng và tăng thu nhập cho người nông dân miền núi. |
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh cây dổi ghép, cây sa nhân tím, cây khôi nhung... |
Huyện Yên Sơn, Lâm Bình, Hàm Yên, Sơn Dương, Chiêm Hóa. |
- Xây dựng 8 mô hình quy mô 14 ha, tỷ lệ cây sống sau trồng đạt > 90%, cây sinh trưởng và phát triển tốt |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.808,60 |
|
1.438,01 |
370,59 |
- Tập huấn kỹ thuật, tổng kết đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình |
- Năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng đại trà 10-15% |
|||||||||
2.3 |
Lĩnh vực chăn nuôi |
|
|
|
|
7.610,20 |
361,56 |
6.402,80 |
845,84 |
|
- |
Mô hình cải tạo đàn dê (sử dụng giống dê đực Bore, dê cái lai Bách thảo) theo hướng nâng cao giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm |
- Ứng dụng và chuyển giao quy trình chăn nuôi gia súc ăn cỏ, ưu tiên cải tạo giống, đưa giống mới và sử dụng thức ăn sẵn có, hình thức chăn nuôi bán chăn thả và thâm canh nhằm khắc phục hiện tượng cận huyết, nâng cao tầm vóc, chất lượng sản phẩm đàn dê |
1. Xây dựng 1 mô hình/1 huyện. Mỗi mô hình thực hiện trong 01 năm với giống dê đực Bo.., cái lai Bách thảo.... |
Huyện Na Hang, huyện Lâm Bình |
1. Xây dựng được 02 mô hình với qui mô 20 dê đực và 200 dê cái giống được chọn lọc đạt tiêu chuẩn chất lượng giống. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.000 |
|
1.000 |
|
- Số hộ tham gia 10 hộ/mô hình |
||||||||||
|
Mô hình cải tạo đàn dê (sử dụng giống dê đực Bore, dê cái lai Bách thảo) theo hướng nâng cao giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm |
- Ứng dụng và chuyển giao quy trình chăn nuôi gia súc ăn cỏ, ưu tiên cải tạo giống, đưa giống mới và sử dụng thức ăn sẵn có, hình thức chăn nuôi bán chăn thả và thâm canh nhằm khắc phục hiện tượng cận huyết, nâng cao tầm vóc, chất lượng sản phẩm đàn dê |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
Huyện Na Hang, huyên Lâm Bình |
- Khối lượng sơ sinh ≥ 1,7kg/con |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
|
|
|
3. Tổ chức hoạt động liên kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm |
- Tỷ lệ nuôi sống 3 tháng tuổi ≥ 80% |
|
|
|
||||||
|
2. Hiệu quả kinh tế tăng 10% |
|
|
|
||||||
- |
Mô hình ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn trâu địa phương. |
- Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao tổng đàn trên địa bàn tỉnh; |
1. Phối 1.280 liều tinh trâu ngoại cho đàn trâu cái của 04 huyện trong tỉnh; Mô hình thực hiện 4 năm, mỗi huyện 01 mô hình/ năm; |
Huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa. |
- Xây dựng 04 mô hình/4 huyện, quy mô 1.280 liều tinh trâu ngoại được phối cho trâu cái, số hộ tham gia dự kiến 320 hộ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.028,24 |
|
840,00 |
188,24 |
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong công tác giống nhằm nâng cao tầm vóc, thể trạng đàn trâu. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
- Tỷ lệ phối chửa ≥ 60%, khối lượng nghé sơ sinh ≥ 40 kg/con. |
||||||||
- |
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt Bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thịt vịt đặc sản, tăng giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường; |
1. Xây dựng 1 mô hình/1 huyện/1 năm |
Huyện Yên Sơn, huyện Hàm Yên, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình |
- Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm trên suối, hồ thủy điện quy mô 12.000 con/40 hộ tham gia. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.953,84 |
361,56 |
1.084,68 |
507,60 |
|
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt Bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
|
- Hiệu quả kinh tế tăng 15% |
|
|
|
|
|
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi vịt đặc sản an toàn |
3. Theo dõi đánh giá cấp chứng nhận cho hộ chăn nuôi đủ điều kiện vệ sinh thú y |
|
- Sau khi kết thúc mô hình > 80% các hộ tham gia mô hình được cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y |
|
|
|
|
|
||
- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị |
4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm |
|
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
|
|
|
|
|
||
- |
Mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. |
- Phát triển chăn thả lợn rừng sinh sản an toàn sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm |
1. Xây dựng được 4 mô hình nuôi lợn rừng sinh sản/4 huyện/1 năm, thực hiện trong 4 năm (mỗi huyện 01 mô hình) |
Huyện Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn. |
- Xây dựng 4 mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học. Quy mô 300 con (60 con đực, 240 con cái). Số hộ tham gia 60 hộ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
3.028,12 |
|
3.028,12 |
|
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh; |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Hiệu quả kinh tế tăng 10% |
||||||||
- |
Mô hình ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn trâu địa phương. |
- Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao tổng đàn trên địa bàn tỉnh; |
1. Phối 1.280 liều tinh trâu ngoại cho đàn trâu cái của 04 huyện trong tỉnh; Mô hình thực hiện 4 năm, mỗi huyện 01 mô hình/ năm; |
Huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, huyên Na Hang, huyện Chiêm Hóa. |
- Xây dựng 04 mô hình/4 huyện, quy mô 1.280 liều tinh trâu ngoại được phối cho trâu cái, số hộ tham gia dự kiến 320 hộ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.028,24 |
|
840,00 |
188,24 |
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong công tác giống nhằm nâng cao tầm vóc, thể trạng đàn trâu. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
- Tỷ lệ phối chửa ≥ 60%, khối lượng nghé sơ sinh ≥ 40 kg/con. |
||||||||
- |
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thịt vịt đặc sản, tăng giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường; |
1. Xây dựng 1 mô hình/1 huyện/ 1 năm |
Huyện Yên Sơn, huyện Hàm Yên, huyện Na Hang, huyện Lâm Bình |
- Xây dựng 4 mô hình chăn nuôi vịt thương phẩm trên suối, hồ thủy điện quy mô 12.000 con/40 hộ tham gia. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.953,84 |
361,56 |
1.084,68 |
507,60 |
|
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
Mô hình nuôi vịt thương phẩm (vịt bầu đất) an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
|
- Hiệu quả kinh tế tăng 15% |
|
|
|
|
|
- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi vịt đặc sản an toàn |
3. Theo dõi đánh giá cấp chứng nhận cho hộ chăn nuôi đủ điều kiện vệ sinh thú y |
|
- Sau khi kết thúc mô hình > 80% các hộ tham gia mô hình được cấp chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y |
|
|
|
|
|
||
- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị |
4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm |
|
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
|
|
|
|
|
||
- |
Mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. |
- Phát triển chăn thả lợn rừng sinh sản an toàn sinh học, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm |
1. Xây dựng được 4 mô hình nuôi lợn rừng sinh sản/4 huyện/1 năm, thực hiện trong 4 năm (mỗi huyện 01 mô hình) |
Huyện Lâm Bình, Na Hang, Hàm Yên, Yên Sơn. |
- Xây dựng 4 mô hình chăn thả lợn rừng sinh sản theo hướng an toàn sinh học. Quy mô 300 con (60 con đực, 240 con cái), số hộ tham gia 60 hộ |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
3.028,12 |
|
3.028,12 |
|
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh; |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
- Hiệu quả kinh tế tăng 10% |
||||||||
- Xây dựng thương hiệu lợn rừng đặc sản và liên kết tiêu thụ sản phẩm lợn rừng an toàn. |
3. Liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp, HTX tiêu thụ sản phẩm |
||||||||
- |
Mô hình cải tạo, nâng cấp để mở rộng sản xuất, chế biến, bảo quản thịt trâu khô trong chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò vỗ béo |
Ứng dụng công nghệ thiết bị bảo quản chế biến thịt trâu khô để nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò vỗ béo góp phần phát triển mở rộng chuỗi liên kết trên địa bàn tỉnh |
Xây dựng 01 mô hình cải tạo, nâng cấp để mở rộng sản xuất, chế biến, bảo quản thịt trâu khô thực hiện 01 năm tại thành phố Tuyên Quang. |
Thành phố Tuyên Quang |
Xây dựng được 01 mô hình cải tạo, nâng cấp để mờ rộng sản xuất, chế biến, bảo quản thịt trâu khô, quy mô 100 m2 thực hiện trong 01 năm, tại thành phố Tuyên Quang |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
600,00 |
|
450,00 |
150,0 |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
Chất lượng, giá trị sản phẩm được nâng cao, giá bán sản phẩm thịt trâu khô tăng 10 lần so với sản phẩm thịt trâu tươi. Hiệu quả kinh tế tăng trên 10%. |
|||||||||
2.4 |
Lĩnh vực thủy sản |
|
|
|
|
2.749,98 |
365,60 |
1.696,88 |
687,50 |
|
- |
Mô hình nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông nước tĩnh, hồ thủy điện gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
- Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cá đặc sản, tăng giá trị có sức cạnh tranh trên thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. |
1. Xây dựng 1 mô hình/1 huyện/ 1 năm, nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông nước tĩnh, hồ thủy điện. |
Các huyện trên địa bàn tỉnh |
- Xây dựng 4 mô hình nuôi cá đặc sản trong lồng trên sông, hồ quy mô 20 lồng (108m3/lồng). |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
1.949,98 |
365,60 |
1.096,88 |
487,50 |
2. Tổ chức tập huấn, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm nhân rộng kết quả của mô hình. |
- Hiệu quả kinh tế tăng 15% |
|||||||||
- Tổ chức mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị |
4. Liên kết tiêu thụ sản phẩm |
- Có hợp đồng với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm |
||||||||
- |
Mô hình nuôi cá chép ruộng |
Chuyển đổi phương thức chăn nuôi (kết hợp nuôi cá trong diện tích trồng lúa) |
- Xây dựng mô hình trình diễn |
Huyện Na Hang, huyện Chiêm Hóa hoặc huyện Sơn Dương |
- Tỷ lệ sống ≥ 80%; trọng lượng trung bình khi thu đạt ≥ 0,5kg/con; |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
800 |
|
600 |
200 |
Nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân |
- Tổ chức tập huấn, hội thảo, tổng kết nhằm tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình |
- Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây