Quyết định 1461/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định 1461/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 1461/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Nguyễn Văn Hòa |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1461/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum |
Người ký: | Nguyễn Văn Hòa |
Ngày ban hành: | 28/12/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1461/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 28 tháng 12 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Viễn thông số 41/2009/QH12, ngày 23/11/2009;
Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, ngày 23/11/2009;
Căn cứ Luật Bưu chính số 49/2010/QH12, ngày 17/6/2010;
Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng số 86/2015/QH13, ngày 19/11/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg, ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển bưu chính - viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2451/QĐ-TTg, ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT, ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND, ngày 30/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành quy định một số nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1512/TTr-STTTT, ngày 28/11/2018; ý kiến của Hội đồng thẩm định quy hoạch tại Báo cáo thẩm định số 03/BCTĐ-HĐTĐ, ngày 30/11/2018 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2274/SKHĐT-TH, ngày 05/12/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
- Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Kon Tum phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh Kon Tum và các quy hoạch khác có liên quan; góp phần vào việc hoàn thành thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển Bưu chính, Viễn thông theo hướng tự động hóa, tin học hóa hiện đại, chất lượng cao, đảm bảo kết nối với các hệ thống bưu chính và hệ thống thông tin quốc gia, quốc tế thông suốt, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển bưu chính, viễn thông.
- Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông đồng bộ theo hướng hội tụ với công nghệ thông tin và truyền thông, có công nghệ hiện đại, bao phủ rộng khắp, tốc độ nhanh, chất lượng cao, đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển nền hành chính điện tử của tỉnh, Chính quyền điện tử tỉnh đến năm 2030.
- Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển bưu chính, viễn thông cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với những chính sách thích hợp. Phát triển nhanh, chiếm lĩnh và đứng vững ở thị trường trong nước, đồng thời chủ động vươn ra hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế.
2.1. Mục tiêu chung
2.1.1 Lĩnh vực Bưu chính
- Xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính tỉnh Kon Tum đến năm 2020 đạt mặt bằng chung so với các tĩnh trong khu vực Tây Nguyên và đến năm 2025 đạt mức trung bình của cả nước. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển các khu vực thuộc 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia chuyển phát đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi người sử dụng dịch vụ.
- Xây dựng mạng lưới bưu chính của tỉnh phát triển theo hướng công nghệ hiện đại, triển khai ứng dụng các công nghệ mới vào khai thác bưu chính; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và phục vụ tốt công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của tỉnh; tiếp tục công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng đổi mới công nghệ.
- Phổ cập các dịch vụ bưu chính, dịch vụ tài chính, dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin đến cấp xã; cung cấp đa dạng các dịch vụ với chất lượng tốt
2.1.2 Lĩnh vực Viễn thông
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn, dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý; tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông; Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển thị trường viễn thông bền vững; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an toàn, an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tỉnh và thương mại điện tử.
2.2. Các chỉ tiêu cụ thể
2.2.1 Lĩnh vực Bưu chính
* Giai đoạn 2018 - 2020:
- Bảo đảm 90% xã, phường, thị trấn có báo Đảng đến trong ngày.
- Phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ bưu chính đến 50% mạng điểm phục vụ hiện tại; đảm bảo 90% xã có điểm Bưu điện Văn hóa xã.
- Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích tại tất cả các điểm phục vụ. Cải tiến, đổi mới quy trình cung cấp dịch vụ, nhất là việc chuẩn hóa các quy trình cung cấp dịch vụ bưu chính phục vụ hành chính công.
* Giai đoạn 2021-2025:
- Đến năm 2025, xây dựng hệ thống điểm phục vụ bưu chính tối thiểu 168 điểm, số dân phục vụ dưới 3.347 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ dưới 4,28 km/điểm phục vụ; tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính công ích.
- 100% xã, phường, thị trấn có thư, báo đến trong ngày; 100% nhu cầu về dịch vụ bưu chính của người dân được đáp ứng; bảo đảm các xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí về điểm phục vụ bưu chính.
- Đổi mới hệ thống quản lý, khai thác (ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng mã vạch trong việc chia chọn, các hệ thống truy tìm, định vị và tra cứu bưu gửi...) và xem xét phát triển các điểm giao dịch tự động, cung cấp các dịch vụ tài chính bưu chính cá nhân; 100% các điểm Bưu điện Văn hóa xã là các điểm đa dịch vụ về bưu chính, có cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng.
2.2.2. Lĩnh vực Viễn thông
* Giai đoạn 2018 - 2020:
- Phấn đấu ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới. Tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi đạt từ 7 - 10% (chỉ tính các tuyên quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường đô thị).
- Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, cột viễn thông) tại khu vực, tuyến đường, phố chính tại thành phố Kon Tum, trung tâm các huyện và các khu du lịch, khu di tích.
- Tăng tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động giữa các doanh nghiệp đạt 15 - 20%.
- Mật độ thuê bao điện thoại đạt 70 thuê bao/100 dân (trong đó mật độ thuê bao điện thoại cố định là 1,5 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao điện thoại di động là 68,5 thuê bao/100 dân).
- Phát triển mới 07 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ và 04 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ.
* Giai đoạn 2021 - 2025:
- Ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới. Tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi đạt từ 15 - 20% (chỉ tính các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường đô thị).
- Tăng tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động giữa các doanh nghiệp đạt trên 20%.
- Mật độ thuê bao điện thoại đạt 83,4 thuê bao/100 dân (trong đó mật độ thuê bao điện thoại cố định là 1,4 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao điện thoại di động là 82 thuê bao/100 dân).
- 100% số xã xây dựng nông thôn mới đạt tiêu chí về dịch vụ viễn thông; nâng cao chất lượng dịch vụ Internet băng rộng tới 100% các xã.
III. Định hướng phát triển Bưu chính, Viễn thông đến năm 2025
3.1. Định hướng phát triển Bưu chính
3.1.1. Phát triển mạng lưới
- Đến năm 2025, duy trì số lượng các bưu cục hiện tại và phát triển thêm ít nhất 06 đại lý cấp bưu cục tại các huyện Tu Mơ Rông, Sa Thầy, Kon Plong, Kon Rẫy, Đăk Glei và Ia H’Drai.
- Đến năm 2020, phát triển thêm 02 điểm Bưu điện Văn hóa xã; nâng cấp bưu cục cấp III tại huyện la H’Drai lên thành bưu cục cấp II.
- Xem xét bổ sung thêm phương tiện vận chuyển cho các huyện để đảm bảo cho việc vận chuyển đường thư cấp III; Tăng tần suất lên 2 - 3 chuyến/ngày đối với một số tuyến đường thư cấp 2 có sản lượng lớn; xây dựng mạng vận chuyển bưu chính dùng chung giữa các doanh nghiệp bưu chính và kết hợp sử dụng phương tiện vận chuyển xe bưu chính với sử dụng các phương tiện vận chuyển xã hội nhằm giảm chi phí vận chuyển, đảm bảo thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ.
3.1.2. Phát triển dịch vụ bưu chính
- Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính cơ bản, phổ cập nhanh các dịch vụ cộng thêm, phát triển các dịch vụ mới tại các điểm phục vụ và hoàn thiện tiếp các dịch vụ đang thử nghiệm.
- Đẩy mạnh thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; phát triển dịch vụ công trực tuyến, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính trên môi trường mạng là một trong những dịch vụ cốt lõi của ngành bưu chính.
- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, ngân hàng, bảo hiểm, trả lương hưu, nhờ thu, chuyển phát cho các doanh nghiệp đến bưu cục cấp III; tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông thông qua các hình thức bán lại dịch vụ, đại lý cho doanh nghiệp viễn thông.
- Xây dựng và kiện toàn tủ sách lại các điểm Bưu điện Văn hóa xã, bổ sung các đầu sách, báo có nội dung, hình thức phù hợp, phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu, ứng dụng vào sản xuất và đời sống tại từng địa phương.
- Phát triển mạng chuyển phát an toàn, tiện lợi và văn minh; nâng cao dịch vụ kho bãi, dịch vụ quản lý chu trình cung cấp hàng hóa; rút ngắn thời gian phát bưu phẩm, bưu kiện, báo và công văn.
3.1.3 Phát triển công nghệ
- Tại hệ thống điềm phục vụ: Hiện đại hóa mạng bưu cục, trang bị máy tính và kết nối mạng đến các điểm phục vụ và cung cấp thêm các dịch vụ từ hệ thống mạng bưu chính; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bưu chính phục vụ việc định vị và truy tìm bưu phẩm, bưu kiện...; Ứng dụng công nghệ đổi mới hệ thống quản lý, khai thác.
- Tại hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã: Triển khai cung cấp các dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và khai thác hiệu quả hệ thống điểm Bưu điện Văn hóa xã; nâng cao tốc độ đường truyền Internet tại các điểm Bưu điện Văn hóa xã đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
3.1.4. Phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ quản lý nhà nước về lĩnh vực Bưu chính.
- Tăng tỷ lệ nguồn nhân lực trình độ kỹ thuật, giảm dần tỷ lệ lao động phổ thông trong tổng cơ cấu nguồn nhân lực; đối với khu vực các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, duy trì cơ cấu lao động phổ thông nhất định để ưu tiên thu hút lao động tại địa phương; đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, nhất là đối với các dịch vụ mới và kỹ năng sử dụng thành thạo Internet để phục vụ việc phổ cập tại 100% các điểm Bưu điện Văn hóa xã.
3.2. Phát triển Viễn thông
3.2.1. Phát triển mạng truyền số liệu chuyên dùng
* Giai đoạn 2018 - 2020: Nâng cấp dung lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng và bảo vệ hạ tầng các tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh, kết nối thông suốt, bảo đảm chất lượng phục vụ mạng truyền số liệu chuyên dùng từ địa phương (cấp xã) đến Trung ương và ngược lại; xây dựng các tuyến truyền dẫn cáp quang nối vòng Ring giữa các huyện, thành phố đảm bảo an toàn an ninh thông tin, đảm bảo an toàn thông tin khi thiên tai xảy ra; tăng cường chất lượng truy nhập đa dịch vụ tại trụ sở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn các huyện, thành phố.
* Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục phát triển và bảo vệ hạ tầng các tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh; nâng cấp các tuyến truyền dẫn cáp quang; đẩy mạnh kết nối thông suốt, nâng cao tốc độ, dung lượng đường truyền, chất lượng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến xã và từ xã đến Trung ương nhằm phục vụ tốt cho việc xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tỉnh.
3.2.2. Phát triển hạ tầng viễn thông
- Mạng chuyển mạch: Giai đoạn 2018 - 2020, tăng hiệu suất sử dụng mạng chuyển mạch; cung cấp các dịch vụ gia tăng cho các thuê bao thông qua các hệ thống chuyển mạch đa dịch vụ. Giai đoạn 2021 - 2025, lắp đặt các thiết bị chuyển mạch mới đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao. Cung cấp đa dịch vụ trên hạ tầng mạng NGN: IPTV, Voice Conference, Video Conference, VoD, Mạng riêng ảo... cùng các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin khác theo hướng hiện đại, hiệu quả.
- Mạng truyền dẫn: Giai đoạn 2018 - 2020, xây dựng, phát triển mạng truyền dẫn cáp quang đảm bảo độ bao phủ tới 30% các thôn, làng trong xã. Giai đoạn 2021 - 2025, phát triển mạng truy nhập quang theo mô hình mạng đa dịch vụ. Xây dựng, phát triển mạng truyền dẫn cáp quang đảm bảo độ bao phủ tới 50% các thôn, làng trong xã; nâng cấp dung lượng, tốc độ mạng tuyến truyền dẫn.
- Mạng ngoại vi: Giai đoạn 2018 - 2020, chỉnh trang, cải tạo 100% hạ tầng mạng cáp trên các tuyến đường, tuyến phố chính, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan tại khu vực đô thị, thân thiện với môi trường. Phát triển mới hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với tổng chiều dài tối thiểu là 50 km. Đến năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh đạt từ 07 - 10%. Giai đoạn 2021 - 2025, ngầm hóa 100% hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới. Phát triển mới công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với tổng chiều dài tối thiểu là 100 km. Đến năm 2025, tỷ lệ ngầm hóa mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đạt từ 15 - 20%.
- Mạng di động: Giai đoạn 2018 - 2020, phủ sóng thông tin di động đến tất cả các xã, đồn biên phòng, tuyến đường biên giới quốc gia. Cải tạo, di dời cột ăng ten hiện hữu không phù hợp Quy hoạch. Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động đạt 15%. Giai đoạn 2021- 2025, khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ di động công nghệ 5G. Đảm bảo đến năm 2025, phủ sóng thông tin di động đến 100% các thôn, làng, khu vực dân cư và mỗi xã được phủ sóng thông tin di động của tối thiểu 02 nhà mạng; tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động đạt 20%, tiếp tục cải tạo, di dời cột ăng ten hiện hữu không phù hợp Quy hoạch.
- Mạng truy nhập Internet: Bổ sung, nâng cấp hạ tầng hệ thống mạng Internet, nâng cao tốc độ truy nhập, nâng cao chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ; triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao bằng cáp quang đến thuê bao (FTTx: FTTH, FTTB; tiếp tục cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tới trường học, hỗ trợ phát triển giáo dục; nâng cao chất lượng hệ thống truy nhập DSLAM đến khu vực các xã trên địa bàn các huyện, đặc biệt là các huyện khu vực vùng sâu, vùng xa; đến năm 2025, cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tốc độ cao tới 100% các xã.
3.2.3. Phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng
- Giai đoạn 2018 - 2020: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (phát triển mới 07 điểm tại các huyện); Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (phát triển mới 04 điểm).
- Giai đoạn 2021 - 2025: Phát triển mạng vô tuyến băng rộng tốc độ cao; Có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp viễn thông tham gia phát triển điểm phát sóng internet không dây trên địa bàn tỉnh.
3.2.4. Phát triển truyền dẫn phát sóng
- Truyền dẫn, phát sóng phát thanh mặt đất: Đầu tư mới, nâng cấp, cải tạo hệ thống đài truyền thanh cơ sở cấp xã. Đến năm 2020, hệ thống truyền thanh được đưa đến hầu hết các xã; chuyển đổi phương thức truyền thanh có dây sang truyền thanh không dây FM; xem xét triển khai phương án truyền dẫn tín hiệu phát thanh qua Internet.
- Truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất: Trước ngày 31/12/2020, hoàn thành cơ bản việc hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định; kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum; kết hợp số hóa truyền hình mặt đất với truyền hình số vệ tỉnh tại địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp: Phát triển mạng truyền hình cáp theo hướng tăng cường sử dụng cáp sợi quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm; Sử dụng mạng lưới truyền hình cáp để cung cấp thêm các dịch vụ viễn thông và Internet; đến năm 2025, phát triển dịch vụ truyền hình cáp đến hầu hết xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối phát triển.
- Truyền dẫn, phát sóng qua mạng viễn thông và Internet: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, ngầm hóa hạ tầng mạng cáp thuê bao; phát triển hạ tầng, mở rộng phát sóng qua mạng viễn thông và Internet phạm vi toàn tỉnh; từng bước thực hiện phát sóng các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Kon Tum trên mạng Internet; đồng thời, lưu trữ các chương trình trên mạng Internet để khán giả có thể tìm kiếm, xem lại chương trình.
3.2.5. Phát triển dịch vụ viễn thông
- Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ; phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các vùng công ích và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ; bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh.
- Giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hợp lý; từng bước điều chỉnh giá cước một số dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời, đúng quy định.
3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực
- Xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông có đạo đức, trình độ năng lực chuyên môn cao, chuyên sâu, có số lượng và cơ cấu hợp lý; người lao động trong lĩnh vực viễn thông phải có kiến thức, am hiểu về đặc thù của ngành, về sản xuất, kinh doanh dịch vụ viễn thông, có kiến thức, trình độ tin học, ngoại ngữ để phục vụ, đáp ứng nhiệm vụ công tác, cũng như sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng chuyên ngày viễn thông.
- Đến năm 2025, nguồn nhân lực có trình độ trên đại học chiếm trên 5,0% tổng số lao động; trình độ đại học chiếm trên 50%; trình độ cao đẳng, trung cấp chiếm trên 30%; 100% lao động đều qua đào tạo.
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển mạng viễn thông
- Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông trên nền tảng mạng lõi thế hệ sau, mạng truy nhập băng rộng, mạng Internet IPv6, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ viễn thông thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để đáp ứng các yêu cầu của biến đổi khí hậu toàn cầu.
3.2.8. Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2020
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi toàn tỉnh, trong đó ưu tiên tập trung đầu tư cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới.
- Phổ cập dịch vụ viễn thông công ích; thực hiện hỗ trợ việc sử dụng dịch vụ viễn thông công ích và đầu thu truyền hình số cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và một số đối tượng chính sách xã hội theo quy định của Nhà nước.
- Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai; cung cấp cho mọi người dân khả năng truy nhập miễn giá cước đến các dịch vụ viễn thông bắt buộc; bảo đảm các trường học, bệnh viện, UBND cấp xã trên toàn tỉnh khả năng sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet băng rộng.
IV. Định hướng phát triển đến năm 2030
4.1. Định hướng phát triển Bưu chính
- Định hướng phát triển công nghệ: Ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và tin học hóa các công đoạn bưu chính; Triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh, khâu chia chọn được tự động hóa trong toàn tỉnh do trung tâm chia chọn tự động thực hiện. Hoàn thiện việc tin học hóa đến toàn bộ hệ thống mạng điểm phục vụ.
- Định hướng phát triển hạ tầng, mạng lưới: Định hướng đến năm 2030, phát triển thêm 12 điểm Bưu điện Văn hóa xã để đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có điểm phục vụ bưu chính (có người phục vụ); phát triển hệ thống đại lý đa dịch vụ.
- Định hướng phát triển dịch vụ: Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử; Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới, dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Giảm tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ truyền thống có giá trị gia tăng thấp.
4.2. Định hướng phát triển Viễn thông đến năm 2030
- Định hướng phát triển công nghệ: Xây dựng mạng chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ cao, các thiết bị chuyển mạch đa dịch vụ (Multi-service Switch) với công nghệ chuyển mạch theo các giao thức IP và ATM sẽ thay thế mạng chuyển mạch kênh truyền thống; Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức đối với mọi khách hàng; ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong xây dựng phát triển mạng ngoại vi.
- Định hướng phát triển hạ tầng, mạng lưới: Thực hiện chuyển hoàn toàn sang mạng thế hệ mới; khuyến khích doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng di động công nghệ 5G và các thế hệ công nghệ tiếp theo; ưu tiên phát triển mạng truyền dẫn tốc độ cao kết nối giữa các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị trên cơ sở chia sẻ sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật; hoàn thiện mạng ngoại vi theo hướng thay thế cáp đồng bằng cáp quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm, cải thiện chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị; phát triển mạng lưới các trụ đỡ, dây cáp viễn thông phù hợp với hạ tầng hiện trạng và phù hợp với quy hoạch các ngành khác có liên quan (đặc biệt là ngành điện); phát triển mạng viễn thông nông thôn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngang bằng với khu vực thành thị; đẩy mạnh phát triển mạng truy nhập băng rộng, phát triển các ứng dụng trên mạng băng rộng: Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tỉnh, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa....
- Định hướng phát triển dịch vụ: Phát triển các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông, xu hướng hội tụ dịch vụ viễn thông cố định với viễn thông di động: phát triển các dịch vụ gia tăng, dịch vụ nội dung trên mạng thông tin di động: thanh toán, tra cứu, Mobile TV...; phát triển các dịch vụ mạng băng rộng: thoại hội nghị, video theo yêu cầu...; phát triển các dịch vụ thuê kênh riêng, dịch vụ mạng riêng ảo (VPN); duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích.
V. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
- Dự án 1: Đầu tư phát triển mạng điểm phục vụ. Tổng nguồn vốn: 8.000 triệu đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, hỗ trợ của địa phương (cấp đất, cho thuê đất, hỗ trợ kinh phí, cho mượn trụ sở...).
- Dự án 2: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Tổng nguồn vốn: 1.000 triệu đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, xã hội hóa.
- Dự án 3: Ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính. Tổng nguồn vốn: 3.360 triệu đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, xã hội hóa.
- Dự án 4: Đầu tư, nâng cấp, sửa chữa điểm phục vụ bưu chính (điểm Bưu điện Văn hóa xã). Tổng nguồn vốn: 2.130 triệu đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, xã hội hóa.
- Dự án 5: Mạng di động. Tổng nguồn vốn: 52.398 triệu đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, xã hội hóa.
- Dự án 6: Trạm thu phát sóng di động thân thiện môi trường. Tổng nguồn vốn: 8.400 tỷ đồng; nguồn kinh phí: doanh nghiệp, xã hội hóa.
- Dự án 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Tổng kinh phí đầu tư: 32 triệu đồng; nguồn kinh phí: ngân sách tỉnh (nguồn vốn sự nghiệp).
VI. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
6.1. Phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện cơ chế, biện pháp thu hút nhân tài và lao động nói chung, nhân tài trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông nói riêng đến công tác và làm việc tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
- Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng, thực hiện các chính sách nhằm tạo lập, phát triển đội ngũ chuyên gia quản lý, kinh tế, kỹ thuật giỏi. Liên kết đào tạo với các trường đại học trong và ngoài nước để đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, thúc đẩy các hoạt động hướng nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông; điều chỉnh cơ cấu lao động theo hướng giảm số lượng lao động hợp đồng dài hạn, tăng cường sử dụng lao động qua các hình thức đại lý, bán lại dịch vụ, thuê mướn thời vụ để tận dụng lực lượng lao động xã hội và tăng năng suất lao động.
6.2. Phát triển khoa học công nghệ
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động bưu chính như: Sử dụng thiết bị bán hàng tự động, trang bị hệ thống phần mềm quản lý các dịch vụ bưu chính; đẩy mạnh sử dụng công nghệ điện toán đám mây, kết nối Internet vạn vật IoT, dữ liệu lớn trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin..;
- Sử dụng các trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới (như RFID...) để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Áp dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan định hướng...
- Thúc đẩy, khuyến khích, mở rộng hợp tác khoa học công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong việc thử nghiệm, triển khai áp dụng công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới bưu chính và viễn thông.
6.3. Phát triển cơ sở hạ tầng
- Khuyến khích, tạo điều kiện và thực hiện nhất quán các cam kết, ưu đãi của địa phương đối các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng mạng, điểm phục vụ... tại khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp.
- Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới hiện đại theo hướng cáp quang hóa mạng ngoại vi, ngầm hóa mạng cáp, ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường và đảm bảo mỹ quan đô thị; tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, điện lực, truyền hình, giao thông vận tải và các ngành cơ sở hạ tầng khác trên địa bàn tỉnh.
6.4. Cơ chế, chính sách
- Ban hành các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước; khuyến khích các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch, trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước. Ban hành quy định về an toàn, an ninh thông tin; đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp... sử dụng các dịch vụ hành chính công được cung cấp trên cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bưu chính, viễn thông phát triển bền vững; chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cơ chế cùng đầu tư, đóng góp và chia sẻ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công ích.
6.5. Huy động vốn đầu tư
- Nguồn lực đầu tư: Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư, trọng tâm là các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nguồn đầu tư nước ngoài.
- Hình thức đầu tư: Ngoài các hình thức đầu tư truyền thống từ vốn huy động trong nước, vốn huy động nước ngoài, đẩy mạnh triển khai đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
6.6. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định, chính sách về phát triển bưu chính, viễn thông; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các hoạt động bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh; giám sát việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong cung cấp dịch vụ, giá cước; giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí và cước phí đối với các nhiệm vụ liên quan đến an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập Hội Doanh nghiệp Bưu chính - Viễn thông tạo diễn đàn thông tin, tư vấn và bảo vệ lợi ích chung của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng gắn kết chặt chẽ với công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; triển khai áp dụng hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cấp các phần mềm hiện có và bổ sung, xây dựng đầy đủ các phần mềm nền tảng phục vụ Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tỉnh và xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý hạ tầng viễn thông.
6.7. An toàn, an ninh thông tin
- Gắn kết chặt chẽ việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin với việc bảo đảm an toàn, an ninh và bảo mật thông tin; tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các hạ tầng thông tin trọng yếu; tăng cường sử dụng các phần mềm, hệ điều hành, ứng dụng... có bản quyền nhằm tránh nguy cơ nhiễm virut, mã độc, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh thông tin.
- Xây dựng tiềm lực về công nghệ, cơ sở vật chất và nhân lực đủ khả năng đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; tăng cường khả năng phòng, chống và ứng cứu các sự cố về an toàn, an ninh thông tin; định kỳ kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn, an ninh thông tin cho cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng của tỉnh.
6.8. Phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông tại 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh
- Tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông tại 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh; đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư; tăng cường ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị tại 03 vùng kinh tế động lực.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì công bố Quy hoạch và phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch, đảm bảo các mục tiêu, định hướng Quy hoạch đã đề ra và định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành văn bản, quy định thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bưu chính, viễn thông theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; là đầu mối phối hợp, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.
- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nội dung quy định quản lý về bưu chính, viễn thông nhằm nâng cao nhận thức người dân trong việc xây dựng, bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng, mạng lưới bưu chính, viễn thông.
2. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp, theo dõi, quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Quy hoạch.
3. Các doanh nghiệp
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong việc triển khai xây dựng hạ tầng, cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh và theo Quy hoạch này.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị chức năng liên quan và các doanh nghiệp khác nhằm thỏa thuận, cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn, kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
- Định kỳ báo cáo việc thực hiện Quy hoạch và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
Điều 3. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây