364660

Quyết định 1443/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

364660
LawNet .vn

Quyết định 1443/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu: 1443/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 19/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1443/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Phạm Duy Hưng
Ngày ban hành: 19/09/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1443/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 19 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ ý kiến thẩm định của Ủy ban Dân tộc tại Công văn số 926/UBDT-CSDT ngày 08 tháng 9 năm 2017;

Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tại Tờ trình số 355/TTr-BDT ngày 18 tháng 9 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Căn cứ nội dung Đề án được duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc) theo quy định.

Ban Dân tộc tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Trung ương theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
Gửi bản điện tử:
- Ủy ban Dân tộc;
- TT.Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Các Sở: XD, Tài chính, NN&PTNT, TN&MT, Lao động - TB&XH;
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu: VT, Huệ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Duy Hưng

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Phần thứ nhất

CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN VÀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ LẬP ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

a) Các văn bản của Trung ương

- Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017 - 2020;

- Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017 - 2020;

- Hướng dẫn số 2925/NHCS-TDNN ngày 03 tháng 7 năm 2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng dẫn nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020;

- Văn bản số 468/UBDT-CSDT ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai xây dựng Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.

b) Các văn bản của tỉnh

- Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016;

- Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định một số nội dung cụ thể trong công tác quản lý nhà nước về đất đai áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

- Quyết định số 1243/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn quy định định mức bình quân diện tích đất sản xuất để thực hiện hỗ trợ các hộ nghèo thiếu đất sản xuất theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017 - 2020.

2. Cơ sở thực tiễn

Bắc Kạn là tỉnh vùng cao, có tỷ lệ hộ nghèo cao, đặc biệt là hộ nghèo người dân tộc thiểu số. Theo số liệu điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo thời điểm năm 2016, tổng dân số toàn tỉnh là 78.200 hộ, số hộ nghèo là 20.809 hộ, chiếm 26,61%; trong đó số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 17.866/20.809 hộ, chiếm 94,66%.

Nguyên nhân nghèo chủ yếu là do: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất… Các hộ nghèo bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, trong đó số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh không có nước sinh hoạt là 3.879/20.809 hộ, chiếm tỷ lệ 18,64%.

Việc xây dựng Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm các chính sách: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; chính sách tín dụng, ưu đãi và chính sách bố trí sắp xếp ổn định dân cư sẽ góp phần giải quyết các nhu cầu thiết yếu, cải thiện, nâng cao điều kiện sống cho người dân trên địa bàn tỉnh, từng bước giảm nghèo bền vững.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng áp dụng chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo mức bình quân của tỉnh; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Riêng các hộ đã được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020 thì không được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất và chuyển đổi nghề.

2. Đối tượng áp dụng chính sách tín dụng, ưu đãi

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí hộ nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản xuất theo hạn mức đất bình quân chung do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề.

Đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Đối với những hộ đã được hưởng chính sách theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì không được hưởng chính sách hỗ trợ đất sản xuất và vay vốn ưu đãi theo Quyết định này.

* Lưu ý: Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì chỉ được hưởng chính sách cao nhất.

Phần thứ hai

THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO VÀ HỘ NGHÈO Ở CÁC XÃ, THÔN, BẢN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 755/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, nhiều chương trình, chính sách an sinh xã hội đã được đầu tư, hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trong đó có Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; qua đó đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, tạo điều kiện cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1113/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2014 về việc phê duyệt Đề án thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; trong đó nhu cầu hỗ trợ về đất ở là 99 hộ; đất sản xuất 1.801 hộ; nước sinh hoạt 3.636 hộ.

Trong 03 năm, từ 2014 - 2016, ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh Bắc Kạn 28.000 triệu đồng; trong đó: Đất sản xuất 8.756,90 triệu đồng, chuyển đổi ngành nghề 2.655,00 triệu đồng, nước sinh hoạt phân tán 3.588,10 triệu đồng và nước nước sinh hoạt tập trung là 13.000 triệu đồng. Kết quả giải ngân được 21.355,631 triệu đồng, trong đó đất sản xuất 5.352,29 triệu đồng; nước sinh hoạt phân tán 2.572,453 triệu đồng; nước sinh hoạt tập trung 11.213,61 triệu đồng; mua sắm máy móc nông cụ 2.217,28 triệu đồng.

Sau 03 năm triển khai thực hiện, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ đất sản xuất và hỗ trợ mua sắm máy móc nông cụ cho 1.368 hộ thiếu đất sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 2.709 hộ; đầu tư xây dựng được 11 công trình nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên kết quả thực hiện mới đáp ứng được 75,96% số hộ thiếu đất sản xuất và 74,5 % số hộ thiếu nước sinh hoạt.

Đối với nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh giải ngân phần vốn vay tín dụng ưu đãi cho các đối tượng thiếu đất sản xuất theo quy định. Nguồn vốn cho vay về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, trong quá trình triển khai cho vay vốn không có vướng mắc phát sinh.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Mặt được

Đạt được những kết quả trên là do có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, sự đồng thuận tham gia thực hiện của nhân dân. Chương trình đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, được người dân đồng tình ủng hộ và tích cực hưởng ứng; giải quyết được một phần tình trạng đất sản xuất, giúp cho người dân chủ động hơn về nguồn nước sạch trong sinh hoạt; góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Khó khăn, tồn tại

Bên cạnh những mặt được, trong quá trình triển khai thực hiện tại các địa phương vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cụ thể là:

- Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành về mục tiêu, ý nghĩa của chính sách chưa được thường xuyên, liên tục;

- Công tác khảo sát, thống kê nhu cầu của người dân từ cơ sở chưa sát với tình hình thực tế; sự phối hợp giữa các ngành chuyên môn và địa phương chưa chặt chẽ nên phải điều chỉnh, bổ sung một số nội dung thực hiện so với Đề án;

- Định mức hỗ trợ các nội dung thấp so với tình hình thực tế giá cả; trong khi đó nhu cầu của người dân lớn, khác nhau, đối tượng được hỗ trợ thuộc hộ nghèo không có khả năng đóng góp thêm nên rất khó thực hiện, vì vậy việc triển khai thực hiện ở hầu hết các huyện, thành phố còn lúng túng, chậm so với kế hoạch;

- Nguồn vốn phân bổ hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu thực hiện Đề án; nguồn vốn đầu tư huy động từ ngân sách trung ương, nguồn vốn địa phương chưa huy động được nên việc giải ngân vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội gặp nhiều khó khăn; có nhiều nội dung hỗ trợ chưa thực hiện được do thiếu vốn, vì vậy, chưa đạt được mục tiêu của Đề án;

- Địa bàn rộng, các xã chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, nhất là các xã đặc biệt khó khăn, hộ dân sống phân tán nên công tác kiểm tra, đôn đốc chưa được toàn diện; chưa nắm bắt được tình hình thực hiện cụ thể ở các địa phương để kịp thời tham mưu, đề xuất chỉ đạo quyết các khó khăn, vướng mắt trong quá trình thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất;

- Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương ban hành còn thiếu đồng bộ và chưa kịp thời nên khi xây dựng Đề án, kế hoạch các địa phương phải chỉnh sửa bổ sung nhiều lần, dẫn đến việc phê duyệt Đề án chậm tiến độ đề ra.

Phần thứ ba

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017-2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Từng bước giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất. Từ đó cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, ở vùng đặc biệt khó khăn từ 1,5 - 2,5%/năm;

- Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn;

- Tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn có phương án sản xuất vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đối với đất ở

Các huyện, thành phố tự cân đối quỹ đất hoặc bố trí ngân sách của địa phương để tạo quỹ đất, giao đất ở cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg.

2. Đối với đất sản xuất

a) Hỗ trợ đất sản xuất

Căn cứ mức diện tích đất bình quân của một hộ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định để làm cơ sở hỗ trợ phần diện tích đất còn thiếu của hộ. Mức hỗ trợ gồm: Ngân sách hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ, vay tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ; thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất được, không cần phải thực hiện cải tạo đất thì Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, thực hiện giao đất hỗ trợ cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất. Các hộ này không được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước và không được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất. Trường hợp giao đất cho hộ chưa đủ diện tích so với mức bình quân chung thì phần diện tích đất còn thiếu được hỗ trợ để khai hoang, phục hóa, cải tạo đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất được: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các hộ trực tiếp khai hoang, phục hóa, cải tạo đất hoặc tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để giao đất sản xuất cho hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách, đồng thời phối hợp nghiệm thu phần diện tích hộ tự khai hoang, lập hồ sơ gồm danh sách các hộ tự khai hoang, biên bản nghiệm thu và giấy đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo phòng chuyên môn kiểm tra và quyết định mức hỗ trợ cho hộ. Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ làm hồ sơ vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội để được vay số vốn theo quy định.

Trường hợp các hộ có nhu cầu tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sản xuất: Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn chuyển nhượng đất giữa các hộ theo quy định của Luật Đất đai và chỉ đạo lập hồ sơ thanh toán kinh phí hỗ trợ cho hộ theo thực tế nhưng không được hỗ trợ vượt quá số diện tích còn thiếu theo quy định của hộ. Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn sẽ làm hồ sơ vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội để được vay số vốn theo quy định. Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát và cấp vốn hỗ trợ theo chính sách cho các hộ đã được phê duyệt, đồng thời thông báo với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện giải ngân phần vốn vay.

b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Đối với những địa phương không còn quỹ đất sản xuất để giao, Ủy ban nhân dân xã căn cứ danh sách đăng ký hưởng chính sách để thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề thay thế đất sản xuất.

Căn cứ Đề án đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách các hộ có nhu cầu vốn để chuyển đổi nghề (như mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán,...) để tạo thu nhập ổn định, lâu dài thay thế thu nhập từ đất sản xuất. Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát và cấp vốn hỗ trợ theo chính sách cho các hộ đã được phê duyệt, đồng thời thông báo với Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện giải ngân phần vốn vay. Kinh phí hỗ trợ gồm: Ngân sách hỗ trợ 5 triệu đồng/hộ, các hộ làm hồ sơ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ; thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ.

3. Đối với nước sinh hoạt

Trên cơ sở đăng ký của các hộ, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách và phân loại theo từng phương thức thực hiện của các hộ, báo cáo Phòng Dân tộc để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phê duyệt danh sách, mức hỗ trợ cho từng hộ dân, mức thanh toán không vượt quá 1,5 triệu đồng/hộ. Căn cứ danh sách được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã tuyên truyền, vận động các hộ thực hiện theo nội dung đăng ký phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình, đồng thời chỉ đạo công tác giám sát, nghiệm thu và cấp kinh phí cho hộ hưởng lợi. Ủy ban nhân dân cấp xã giám sát và cấp vốn hỗ trợ theo chính sách cho các hộ đã được phê duyệt. Định mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ để đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước; xây dựng những công trình sử dụng chung đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình. Đối với nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.

4. Đối với vay tín dụng ưu đãi

Căn cứ Hướng dẫn số 2925/NHCS-TDNN của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam: Hộ thuộc đối tượng được hỗ trợ phải lập giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay và gửi tổ tiết kiệm và vay vốn nơi cư trú. Tổ Tiết kiệm và vay vốn sẽ tổ chức họp bình xét cho vay có sự tham gia của hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã và sự giám sát của trưởng thôn để đối chiếu đối tượng vay vốn đúng với quy định, xem xét tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay của từng hộ gia đình, kiểm tra các yếu tố trong hồ sơ đề nghị vay vốn, nếu chưa đúng thì hướng dẫn người vay làm lại thủ tục hoặc bổ sung phần thiếu; đồng thời lập danh sách hộ vay vốn và trình Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận. Sau khi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, gửi bộ hồ sơ vay vốn về Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh để thực hiện cho vay vốn theo quy định.

Mức cho vay không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ; thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay và có thể ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Hộ được vay vốn là thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn.

Đối tượng được vay với các nội dung theo Quyết định này không phải dùng tài sản để đảm bảo tiền vay, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.

IV. NHU CẦU KINH PHÍ

1. Nhu cầu kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Đề án là 288.821,03 triệu đồng, trong đó:

 - Vốn đầu tư hỗ trợ của Nhà nước là 33.639,03 triệu đồng;

 - Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội là 255.182 triệu đồng.

2. Số hộ hưởng lợi

Tổng số hộ được hưởng lợi là 14.358 hộ, cụ thể như sau:

a) Chính sách hỗ trợ đất sản xuất:

- Tổng số hộ: 2.932 hộ;

- Tổng vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ: 20.146,03 triệu đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 1.752 hộ; diện tích 220,1023 ha; kinh phí 14.421,03 triệu đồng.

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 1.180 hộ; kinh phí 5.725 triệu đồng.

b) Chính sách hỗ trợ đất ở:

 - Tổng số hộ: 355 hộ;

 - Diện tích: 10,157 ha.

c) Hỗ trợ nước sinh hoạt:

 - Tổng số hộ: 7.073 hộ;

 - Tổng kinh phí: 13.366,5 triệu đồng.

d. Hỗ trợ tín dụng ưu đãi:

- Tổng kinh phí: 255.182 triệu đồng, trong đó:

+ Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 36.912 triệu đồng;

+ Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 27.259 triệu đồng;

+ Vốn vay tín dụng ưu đãi cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh: 191.011 triệu đồng.

(Có biểu tổng hợp chi tiết các nội dung kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá, định kỳ báo cáo việc thực hiện chính sách theo quy định.

2. Sở Tài chính

Xem xét, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc bố trí ngân sách chi quản lý các hoạt động kiểm tra, giám sát, tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án cho Ban Dân tộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán vốn theo quy định.

3. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

Hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện; tổ chức thực hiện cho vay kịp thời, đúng quy định, định kỳ 6 tháng và hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện gửi Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách theo Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn; đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Chính sách.

- Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát và thực hiện chế độ báo cáo về tiến độ, kết quả thực hiện; quyết toán nguồn vốn hàng năm theo quy định, báo cáo Ban Dân tộc và các sở, ngành ở tỉnh.

- Quyết định phê duyệt danh sách chi tiết hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg làm cơ sở để tổ chức thực hiện Chính sách.

Trên đây là Đề án thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác