Quyết định 144/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 144/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 144/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/01/2014 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/02/2014 | Số công báo: | 163-164 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 144/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/01/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/02/2014 |
Số công báo: | 163-164 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 144/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN TẠI VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu chung
Hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện nhằm xây dựng hệ thống hưu trí đa trụ cột tại Việt Nam, góp phần đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị; đồng thời khuyến khích tiết kiệm, mở rộng cơ sở nhà đầu tư vốn dài hạn trên thị trường vốn theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020.
b) Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2020, có khoảng 400 - 500 doanh nghiệp với khoảng 150 nghìn người tham gia mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí hoặc đóng góp vào các quỹ hưu trí tự nguyện theo hình thức ủy thác đầu tư.
- Đến năm 2020, doanh số tích lũy của các quỹ hưu trí tự nguyện để đầu tư trở lại nền kinh tế, trong đó có thị trường vốn, chứng khoán khoảng 10-12 nghìn tỷ đồng.
Khuyến khích đối tượng tham gia chương trình hưu trí tự nguyện là người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) có ký kết hợp đồng lao động. Người lao động và doanh nghiệp chỉ được tham gia và hưởng các chính sách ưu đãi đối với chương trình hưu trí tự nguyện khi đã tham gia đầy đủ các chương trình bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
3. Chính sách khuyến khích chương trình hưu trí tự nguyện
Nhà nước khuyến khích người lao động và doanh nghiệp tham gia chương trình hưu trí tự nguyện theo các hình thức sản phẩm của chương trình và có các chính sách ưu đãi về thuế đối với các khoản đóng góp, lợi nhuận đầu tư và các khoản chi trả cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu. Điều kiện được hưởng và mức ưu đãi thuế cụ thể thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn.
a) Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
- Xây dựng Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện theo mô hình ủy thác theo hướng quy định rõ cơ chế đăng ký thành lập quỹ; những quy định khung về mô hình tổ chức và hoạt động; cơ chế đóng góp, chi trả, giới hạn đầu tư của quỹ, đảm bảo an toàn của quỹ hưu trí tự nguyện; và cơ chế thông tin, báo cáo, giám sát quỹ. Thời gian hoàn thành trình Chính phủ trong năm 2014.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quỹ đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư trên thị trường chứng khoán theo hướng mở rộng, đa dạng hóa các loại sản phẩm đầu tư trên thị trường vốn, củng cố hệ thống nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các Luật thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng cụ thể hóa những chính sách ưu đãi đối với chương trình hưu trí tự nguyện đã được quy định tại luật. Các văn bản hướng dẫn quy định rõ đối tượng, mức và điều kiện được tính vào chi phí, được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế hoặc miễn/giảm thuế đối với các khoản đóng góp vào, lợi nhuận đầu tư và các khoản chi trả từ chương trình hưu trí tự nguyện. Thời gian hoàn thành trong năm 2014.
b) Phát triển các sản phẩm hưu trí tự nguyện
- Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí, người lao động và doanh nghiệp thực hiện ký hợp đồng với công ty bảo hiểm nhân thọ để triển khai cơ chế đóng góp phí bảo hiểm, theo dõi tài khoản cá nhân và chi trả cho người lao động tham gia chương trình hưu trí tự nguyện theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn luật.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm quỹ hưu trí tự nguyện với sự tham gia đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động (doanh nghiệp) theo mô hình thành lập, hoạt động, quản lý, giám sát phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm góp phần bảo đảm an sinh xã hội, mở rộng cơ sở nhà đầu tư vốn dài hạn trên thị trường vốn.
c) Cơ chế quản lý nhà nước
- Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí, Nhà nước quản lý, giám sát việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 61/2010/QH12 và các văn bản hướng dẫn luật.
- Đối với sản phẩm hưu trí tự nguyện theo mô hình quỹ, Nhà nước quản lý, giám sát việc đăng ký thành lập và triển khai thực hiện chương trình hưu trí tự nguyện tại doanh nghiệp, trong đó nêu rõ đối tượng tham gia; các nội dung cơ bản của chương trình (cơ chế đóng góp, đầu tư, chi trả cho người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu). Việc quản lý, giám sát được thực hiện thông qua các quy định khung về mô hình tổ chức và hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện, quy định về giới hạn đầu tư và cơ chế thông tin, báo cáo, giám sát đối với các quỹ hưu trí tự nguyện.
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Chủ trì nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện theo mô hình ủy thác.
b) Chủ trì nghiên cứu và trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý về quỹ đầu tư chứng khoán, ủy thác đầu tư trên thị trường chứng khoán theo hướng mở rộng, đa dạng hóa các loại sản phẩm đầu tư trên thị trường vốn, củng cố hệ thống nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường.
c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát triển chương trình hưu trí tự nguyện và thực hiện vai trò quản lý nhà nước theo trách nhiệm, quyền hạn được giao.
d) Chủ trì tổ chức tổng kết, đánh giá việc triển khai chương trình hưu trí tự nguyện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
a) Chủ trì nghiên cứu cơ chế, chính sách phát triển bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc nhằm đa dạng hóa các hình thức tham gia bảo hiểm xã hội.
b) Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu Nghị định về Quỹ hưu trí tự nguyện theo mô hình ủy thác.
c) Thực hiện vai trò quản lý nhà nước liên quan theo trách nhiệm, quyền hạn được giao.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ TƯỚNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây