Quyết định 1344/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Quyết định 1344/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 1344/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa | Người ký: | Nguyễn Đức Quyền |
Ngày ban hành: | 09/05/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1344/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Nguyễn Đức Quyền |
Ngày ban hành: | 09/05/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1344/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 09 tháng 05 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bồ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008; Thông tư số 01/2012/TT-BKH ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 489/QĐ-UBND ngày 22/02/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh mục kế hoạch quy hoạch năm 2012 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 64/TTr-SNN&PTNT ngày 16/4/2012; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 851/SKHĐT-QH ngày 27/4/2012 về việc báo cáo kết quả thẩm định đề cương quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính như sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
II. Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
III. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa.
Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp; xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là cơ sở cho việc đầu tư phát triển từng lĩnh vực nông nghiệp. Trên cơ sở xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại, bền vững, hiệu quả cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xuất khẩu, gắn tạo việc làm với đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn nước và nguồn vốn, đảm bảo an sinh xã hội,… và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
1. Về không gian: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa.
2. Về nội dung: Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp toàn quốc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
VI. Nội dung nghiên cứu xây dựng quy hoạch
1. Phần thứ nhất: Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội tác động đến phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
1.1. Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên trên địa bàn tỉnh (tài nguyên đất, khoáng sản, nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, du lịch, nhân văn,….) phục vụ phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ quy hoạch.
1.2. Đánh giá các yếu tố nguồn lực giai đoạn 2006 – 2011: Chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số và lao động; đặc điểm phân bố, đời sống dân cư; văn hóa –xã hội; tập quán sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp,… phân tích khả năng huy động các nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011 tác động đến phát triển nông nghiệp.
a) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 -2010 và năm 2011, phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm; thu nhập bình quân đầu người; giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích; giá trị xuất khẩu; vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, làm cơ sở để xác định quy mô, cơ cấu vốn đầu tư cho thời kỳ quy hoạch.
b) Về xã hội: Thực trạng dân số, lao động nông nghiệp, nông thôn, tập quán sinh hoạt và sản xuất; trình độ lao động nông nghiệp,…
c) Về môi trường: Độ che phủ rừng; số hộ dùng nước hợp vệ sinh; số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường;…
d) Đánh giá tổng quát những thuận lợi, khó khăn, những lợi thế, hạn chế về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2006 – 2011 làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp thời gian tới.
1.4. Đánh giá chung đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực và kinh tế - xã hội tác động đến phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ quy hoạch: Thuận lợi, khó khăn, thách thức.
2. Phần thứ hai: Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (tại Quyết định số 1190/QĐ-UBND ngày 23/4/2007 về quy hoạch tổng thể nông nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 về quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020).
2.1. Vị trí, vai trò của nông nghiệp:
- Vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp (khả năng cung cấp lương thực, thực phẩm và mức độ an toàn của sản phẩm nông nghiệp; sử dụng và cung cấp lao động cho các ngành kinh tế; cung cấp nguyên liệu, hàng hóa nông sản cho thị trường và công nghiệp chế biến).
- Mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp với các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thực trạng phát triển nông nghiệp theo vùng lãnh thổ trên địa bàn tỉnh:
- Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011.
- Thực trạng phát triển nông nghiệp theo vùng lãnh thổ: vùng đồng bằng, ven biển và miền núi.
2.3. Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp: Tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh.
a) Trồng trọt: Tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng chủ yếu như: lúa, ngô, mía, sắn, cói, đay, cao su, lạc, rau đậu các loại…; công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật; công tác cơ giới hóa; công tác bảo quản và chế biến các sản phẩm; dịch vụ nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá tồn tại, nguyên nhân chủ yếu.
b) Chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Quy mô đàn gia súc, gia cầm; công tác thú y; công tác bảo quản và chế biến các sản phẩm; dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá tồn tại, nguyên nhân chủ yếu.
c) Lâm nghiệp: Tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng đất lâm nghiệp và đất có rừng: phân theo 3 loại rừng, chủ rừng quản lý, rừng tự nhiên, rừng trồng, trữ lượng rừng, độ che phủ rừng. Thực trạng bảo vệ và phát triển rừng (kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp, công tác giao đất, giao rừng, hoạt động các dự án lâm nghiệp, khai thác lâm sản như gỗ, tre, luồng, nứa nguyên liệu, củi,…). Đánh giá tồn tại, nguyên nhân chủ yếu.
d) Thủy sản: Tổng giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Nuôi trồng thủy sản: Diện tích, năng suất, sản lượng các đối tượng nuôi trồng: nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
- Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tổng sản lượng khai thác, trong đó sản lượng khai thác của từng loại nghề; tổng số lượng tàu thuyền, tổng công suất, phân theo nhóm công suất và các huyện, thị; tình hình thực hiện các dự án khai thác thủy sản; công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm chế biến thủy sản: sản phẩm thủy sản đông lạnh, thủy sản khô; các cơ sở chế biến xuất khẩu, chế biến nội địa.
- Hạ tầng dịch vụ nghề cá: Hệ thống âu trú bão, cảng cá, bến cá, chợ cá; các cơ sở sản xuất giống; cơ sở sản xuất nước đá; tàu dịch vụ nghề cá.
- Đánh giá về khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.
e) Diêm nghiệp: Số xã làm muối; diện tích, năng suất, sản lượng; lao động đang làm việc trong diêm nghiệp; tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tình hình thực hiện dự án đồng muối (đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ chính sách, đào tạo nghề). Đánh giá về khó khăn, tồn tại và nguyên nhân.
2.4. Các hình thức tổ chức sản xuất: Hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp, hộ nông nghiệp và các hình thức khác.
2.5. Tình hình ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ: Các biện pháp kỹ thuật đã ứng dụng; công tác khuyến nông, lâm, ngư nghiệp; công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.6. Tình hình xuất khẩu nông sản, thủy sản: Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 và năm 2011, tỷ trọng xuất khẩu nông sản, thủy sản trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu; thị trường xuất khẩu (trong nước, ngoài nước); đánh giá về khó khăn và hạn chế trong việc cạnh tranh xuất khẩu.
2.7. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp;
a) Đánh giá về năng lực phục vụ của hệ thống các công trình:
- Hệ thống hạ tầng các công trình thủy lợi, đê điều;
- Hệ thống hạ tầng các công trình giao thông nói chung (đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ, tỉnh lộ) và giao thông nông thôn nói riêng; hệ thống hạ tầng điện;
- Hệ thống hạ tầng lâm nghiệp (đường lâm nghiệp, đường ranh cản lửa, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, trạm bảo vệ rừng,…);
- Hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản (cảng cá, âu tránh trú bão, chợ đầu mối,…);
- Hệ thống dịch vụ nông nghiệp (trạm trại nghiên cứu, sản xuất, dịch vụ và cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh).
b) Đánh giá chung về thực trạng cơ sở hạ tầng và những vấn đề tồn tại.
2.8. Các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp: Chính sách của Trung ương, tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp.
2.9. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp: Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện các mục tiêu quy hoạch; những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
3. Phần thứ ba: Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3.1. Các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp thời kỳ 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030.
a) Yếu tố tác động bên ngoài:
- Tác động từ tình hình kinh tế thế giới, khu vực (toàn cầu hóa, suy thoái kinh tế,…).
- Tác động từ các yếu tố trong nước: các chiến lược phát triển (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020; chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020,…); các quy hoạch ngành, sản phẩm cả nước có liên quan.
- Tác động từ các yếu tố trong tỉnh (các quy hoạch phát triển, chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và các chương trình trọng tâm, đề án phát triển của tỉnh).
b) Yếu tố tác động từ bên trong (nội lực nền kinh tế): Điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, nguồn vốn đầu tư, môi trường đầu tư, biến đổi khí hậu, khoa học kỹ thuật,…
c) Một số dự báo, định hướng liên quan đến phát triển nông nghiệp: Thị trường và tác động cạnh tranh (thế giới, các tỉnh trong nước); dân số, lao động; tiến bộ khoa học công nghệ; dự báo về biến đổi khí hậu toàn cầu,….
3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
a) Luận chứng các quan điểm phát triển.
b) Luận chứng các mục tiêu phát triển cho từng lĩnh vực, phân theo giai đoạn: 2012 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2030; các chỉ tiêu chính về sản phẩm trong từng lĩnh vực nông nghiệp.
c) Luận chứng các phương án và lựa chọn phương án phát triển nông nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
d) Luận chứng quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, phân theo giai đoạn: 2012 – 2015, 2016 – 2020, 2021 – 2030.
d.1) Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp: bố trí sử dụng đất, cân đối đất và giải pháp khai thác sử dụng đất cho từng lĩnh vực ngành nông nghiệp.
d.2) Định hướng quy hoạch nông nghiệp theo ngành, sản phẩm:
- Trồng trọt;
+ Định hướng và mục tiêu phát triển;
+ Quy mô sản xuất cây lương thực (lúa, ngô, sắn); cây công nghiệp (lạc, đậu tương, mía, cói, cao su,…); cây rau thực phẩm (đậu các loại, rau thực phẩm); cây ăn quả (vải, nhãn, cam,…) về diện tích, năng suất, sản lượng;
+ Xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; trong đó vùng sản xuất lúa (gạo) hàng hóa chất lượng, vùng sản xuất ngô hàng hóa, vùng nguyên liệu (mía, sắn, cao su) phục vụ cho công nghiệp chế biến, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất lạc xuất khẩu;…
+ Chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác.
- Chăn nuôi:
+ Định hướng và mục tiêu phát triển;
+ Quy mô vật nuôi bố trí theo lợi thế của từng vùng trên địa bàn tỉnh, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm (phân theo vùng trên địa bàn tỉnh);
+ Xây dựng phát triển trang trại chăn nuôi tập trung: bò sữa, bò thịt, lợn, gia cầm;
+ Xây dựng các cơ sở sản xuất giống, thức ăn, giết mổ gia súc, gia cầm; thị trường tiêu thụ sản phẩm; công tác thú y và các dịch vụ khác.
- Lâm nghiệp: Kế thừa quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011; đồng thời bổ sung các mục tiêu phát triển định hướng đến năm 2030.
- Thủy sản:
+ Định hướng và mục tiêu phát triển;
+ Diện tích, năng suất sản lượng các đối tượng nuôi trồng thủy sản: nước mặn, nước lợ, nước ngọt (phân theo vùng trên địa bàn tỉnh);
+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: xa bờ, ven bờ và khai thác thủy sản nội địa (nước lợ, nước ngọt);
+ Xây dựng cơ sở sản xuất giống và cơ sở hậu cần phục vụ thủy sản;
+ Chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm; công tác khuyến ngư và các dịch vụ khác.
- Diêm nghiệp:
+ Định hướng và mục tiêu phát triển;
+ Bố trí quy hoạch sản xuất diêm nghiệp đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với tất cả các chỉ tiêu chính của sản xuất và tiêu thụ muối như: Diện tích, năng suất, sản lượng muối, thu nhập của diêm dân, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản phẩm muối, chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
e) Luận chứng phát triển nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ: Đồng bằng, ven biển, miền núi.
f) Các chương trình phát triển và dự án ưu tiêu đầu tư phân theo giai đoạn: 2012 – 2015 , 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Phần thứ tư: Các giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Vốn và huy động các nguồn vốn đầu tư;
4.2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp: thủy lợi, đê điều, hạ tầng thủy sản, hạ tầng lâm nghiệp, giao thông nông thôn, điện sinh hoạt và sản xuất;
4.3. Thị trường và xúc tiến thương mại;
4.4. Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp;
4.5. Khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực;
4.6. Quản lý và chính sách về đất đai;
4.7. Cơ giới hóa nông nghiệp;
4.8. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Báo cáo thuyết minh quy hoạch, báo cáo tóm tắt quy hoạch (kèm theo các loại bản đồ A3 và hệ thống bảng biểu).
2. Bản đồ hiện trạng, quy hoạch tỷ lệ 1/100.000; mỗi loại 3 bộ.
3. Đĩa CD thể hiện nội dung báo cáo quy hoạch, số liệu, bảng biểu và các loại bản đồ.
VIII. Thời gian hoàn thành: 8 tháng, sau khi đề cương được phê duyệt.
Điều 2. Trách nhiệm của các sở
1. Sở Nông nghiệp và PTNT (chủ đầu tư) có trách nhiệm lập dự toán kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; triển khai nhiệm vụ lập quy hoạch theo đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1, Quyết định này và các quyết định hiện hành của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Tài chính căn cứ đề cương phê duyệt tại Quyết định này, thẩm định dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trình duyệt theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây