186670

Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

186670
LawNet .vn

Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2009 về quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Số hiệu: 1284/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Văn Ninh
Ngày ban hành: 28/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1284/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Mai Văn Ninh
Ngày ban hành: 28/04/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1284/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 28 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “ QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về Quản lý kiến trúc đô thị;

Căn cứ Quyết định số 2180/QĐ-UBND ngày 21/7/2008 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế Quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá;

Căn cứ đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 84/QĐ-TTg, ngày 16/01/2009;

Theo đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá tại tờ trình số 126/TTr-UBND ngày 14/4/2009, của Sở Xây dựng số 753/SXD-QH ngày 20/4/2009 về việc xin phê duyệt Quy chế Quản lý Kiến trúc Quy hoạch đô thị theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế quản lý Kiến trúc Quy hoạch đô thị theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

Điều 2. Sở Xây dựng Thanh Hoá, UBND thành phố Thanh Hoá có trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và những Quy định trong “ Quy chế Quản lý Kiến trúc Quy hoạch đô thị theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” ban hành kèm theo quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hoá, Thủ trưởng các ngành, các cấp có liên quan và mọi tổ chức cá nhân có hoạt động xây dựng trong phạm vi thành phố Thanh Hoá chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Văn phòng CP;
- Bộ Xây dựng;
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CN (2).
(G09QD.Quyche QLKTQH TP thanh Hoa)

CHỦ TỊCH




Mai Văn Ninh

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ KIẾN TRÚC QUY HOẠCH ĐÔ THỊ THEO ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ THANH HOÁ, TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1284 /QĐ-UBND ngày 28/4/2009 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi áp dụng.

1. Bản Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch đô thị theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 này quy định việc sử dụng đất đai, cải tạo, xây dựng, bảo tồn, tôn tạo và sử dụng các công trình trong thành phố Thanh Hoá theo đúng Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt tại quyết định số 84/QĐ-TTg, ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Hồ sơ đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và các quy định tại bản Quy chế này là căn cứ để Sở Xây dựng Thanh Hoá, UBND thành phố Thanh Hoá giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch và thoả thuận các giải pháp kiến trúc, quy hoạch đảm bảo cho các công trình xây dựng trong thành phố Thanh Hoá theo đúng quy hoạch và pháp luật.

Điều 2. Ranh giới quy hoạch và Phân vùng quản lý quy hoạch.

Ranh giới Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hoá được xác định theo Quyết định 1778/QĐ-BXD ngày 15/11/2004 của Bộ Xây dựng về việc phê duyệt nhiệm vụ và xác định đơn vị thực hiện dự án, bao gồm 19 xã thuộc 04 huyện: Thiệu Hoá; Hoằng Hoá; Đông Sơn và huyện Quảng Xương.

Phạm vi nghiên cứu mở rộng có tính thêm đến Thị xã Sầm Sơn và các đô thị vệ tinh ( thị trấn Bút Sơn, Lưu Vệ, Rừng thông, Nghĩa Trang ) bán kính khoảng 10 - 15 km, diện tích khoảng 30.000 ha.

Có ranh giới địa lí được xác định như sau :

- Phía Bắc giáp: Huyện Hoằng Hoá;

- Phía Nam giáp: Huyện Đông Sơn, Quảng Xương;

- Phía Đông giáp: Huyện Hoằng Hoá, Quảng Xương;

- Phía Tây giáp: Huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá.

Tổng diện tích đất trong vùng quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên 15.500,0 ha, được phân thành các khu chức năng chủ yếu sau:

1. Đất xây dựng các khu dân cư đô thị: Quy mô khoảng 4.164 ha, bao gồm khu vực đô thị hiện hữu 1.531 ha, khu vực đô thị đang phát triển 1.168 ha, khu vực đô thị sẽ phát triển 1.465 ha;

2. Đất xây dựng công nghiệp: Xây dựng 04 khu chính với quy mô khoảng 495 ha, bao gồm khu công nghiệp Bắc sông Mã gắn với khu đô thị – công nghiệp Hoàng Long 200 ha, khu công nghiệp Tây Bắc Ga gắn với khu công nghiệp Đình Hương 146 ha, khu công nghiệp Vức 58 ha, khu công nghiệp Lễ Môn 86 ha và một số cơ sở công nghiệp phân tán trong nội thị 5 ha sẽ được di dời khi có điều kiện;

3. Đất các khu trung tâm khoảng 851 ha, bao gồm các trung tâm cấp đô thị 164 ha, các trung tâm chuyên ngành 542 ha, các trung tâm cấp khu vực 145 ha;

4. Đất các khu công viên cây xanh du lịch, hồ nước: Quy mô khoảng 1.464 ha, bao gồm các công viên cây xanh tập trung 727 ha, các công viên khu vực và cây xanh ven sông 524 ha, các khu vực cây xanh cách ly 213 ha;

5. Đất giao thông khoảng 950 ha, bao gồm giao thông đối ngoại khoảng 126 ha, giao thông nội thị khoảng 824 ha (trong đó giao thông tĩnh khoảng 45 ha);

6. Đất công trình đầu mối khoảng 241 ha, bao gồm các trạm cấp nước khoảng 69 ha, các trạm xử lý nước thải khoảng 70 ha, các bến xe đầu mối khoảng 35 ha và các nghĩa trang khoảng 67 ha.

7. Đất khu vực quốc phòng và tôn giáo khoảng 60 ha (trong đó đất quốc phòng 41 ha, đất tôn giáo 19 ha);

8. Đất canh tác, thảm xanh thực vật, sông hồ, đồi núi khoảng 6.701 ha;

9. Đất dự trữ phát triển: Quy mô khoảng 725 ha, trong đó phát triển dân cư và các khu chức năng khác khoảng 425 ha, phát triển công nghiệp khoảng 300 ha (chủ yếu cho khu công nghiệp phía Nam thành phố Thanh Hoá).

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Các khu công nghiệp, kho tàng.

1. Tên vị trí và quy mô, tính chất hoặc chức năng các khu công nghiệp.

Các khu công nghiệp trong thành phố Thanh Hoá được xây dựng với 04 khu chính. Có quy mô khoảng 495 ha

+ Xây mới khu công nghiệp Bắc sông Mã ( gắn với khu đô thị - công nghiệp Hoàng Long hiện nay) gắn với cao tốc vành đai 3. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, dệt may, điện tử, điện lạnh và lắp ráp ô tô, xe máy. Có quy mô khoảng 200 ha cho đợt đầu trên tổng diện tích 360 ha (dự kiến phát triển 160 ha).

+ Khu công nghiệp Tây Bắc Ga gắn với khu công nghiệp Đình Hương. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao như: Công nghệ phần mền, công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới. Có quy mô khoảng 146 ha

+ Khu công nghiệp Vức: Chủ yếu phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu đá xây dựng, đá hoa xuất khẩu. Có quy mô khoảng 58 ha.

+ Khu công nghiệp Lễ Môn: Tập trung cải tạo và phát triển thành khu công nghiệp chất lượng cao với các ngành công nghiệp nhẹ, có kỹ thuật tiên tiến, sạch, công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng và các dịch vụ công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Có quy mô khoảng 86 ha

+ Dành đất dự trữ phát triển xây dựng mới khu công nghiệp phía Nam thành phố Thanh Hoá khi có nhu cầu. Có quy mô khoảng 300 ha.

+ Ngoài ra diện tích các cơ sở công nghiệp phân tán trong nội thị sẽ được di dời khi có điều kiện, diện tích khoảng 5 ha.

2. Bảng tổng hợp các khu công nghiệp.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

II.

Các khu công nghiệp. Bao gồm:

1.069

 

 

 

 

 

2,1

Khu cn bắc sông mã

360

 

55

60

1

3

Lô 16

Công nghiệp (cn)

11,0

 

55

60

1

3

Lô 17

cn

27,8

 

55

60

1

3

Lô 18

cn

60,4

 

55

60

1

3

Lô 19

cn

31,5

 

55

60

1

3

Lô 20

cn

65,2

 

55

60

1

3

lô 1

Công nghiệp dự kiến (cndk)

59,6

 

55

60

1

3

lô 2

cndk

86

 

55

60

1

3

2,2

Khu cn tây bắc ga - đình h­ương

146

 

55

60

1

3

Lô 1

cn

11,5

 

55

60

1

3

Lô 2

cn

28,7

 

55

60

1

3

Lô 3

cn

23,9

 

55

60

1

3

Lô 4

cn

35,0

 

55

60

1

3

Lô 5

cn

26,6

 

55

60

1

3

lô 2

cn-kt

20,6

 

55

60

1

3

2,3

Khu cn vức

58

 

55

60

1

3

Lô 7

cn

8,9

 

55

60

1

3

Lô 8

cn

22,3

 

55

60

1

3

Lô 9

cn

27,3

 

55

60

1

3

2,4

Khu cn lễ môn

84

 

55

60

1

3

Lô 12

cn

33,5

 

55

60

1

3

Lô 13

cn

18,3

 

55

60

1

3

Lô 14

cn

4,8

 

55

60

1

3

Lô 15

cn

11,2

 

55

60

1

3

lô 4

Công nghiệp – kho tàng (cn-kt)

8,1

 

55

60

1

3

lô 5

cn-kt

7,9

 

55

60

1

3

2,5

Khu cn phía nam thành phố

405

 

55

60

1

3

Lô 10

cn

81,3

 

55

60

1

3

Lô 11

cn

13,2

 

55

60

1

3

lô 3

cndk

291,3

 

55

60

1

3

lô 3

cn-kt

19,8

 

55

60

1

3

2,6

Các cơ sở cn phân tán

5,0

 

55

60

1

3

3. Quy định chung về sử dụng đất đai.

3.1. Các công trình được phép xây dựng và các hoạt động cấm.

- Các công trình được phép xây dựng là các công trình được cấp phép xây dựng hoạt động trong khu công nghiệp phù hợp về chức năng, loại hình theo quyết định phê duyệt đối với chức năng công nghiệp như: Các công trình sản xuất, quản lý điều hành, giới thiệu quảng bá sản phẩm, chuyển giao công nghệ, công trình dịch vụ phụ vụ công nghiệp, y tế, cứu hoả… và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật phục vụ chung khu công nghiệp.

- Nghiêm cấm các hoạt động xây dựng gây nguy hiểm, không đảm bảo cho an toàn sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng về mĩ quan trong khu công nghiệp.

3.2. Tỷ lệ sử dụng đất đai.

a) Khu dành xây dựng nhà máy: 55 – 60%

b) Các khu khác : 30 – 45%

- Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, xí nghiệp, kho tàng là 60%.

- Mật độ xây dựng gộp (Brut-tô) tối đa trong toàn khu công nghiệp, kho tàng là 50%.

3.3. Chiều cao xây dựng nhà máy, xưởng sản xuất tối thiểu 1 tầng ; tối đa 3 tầng.

4. Các quy định về kiến trúc.

- Hình khối và màu sắc : Hình khối phải được chuẩn hoá theo mô đun nhà công nghiệp, màu sắc nhẹ nhàng, sử dụng gam màu lạnh và chỉ sử dụng các gam màu tương phản mạnh cho các khu vực gây sự chú ý và cảnh báo nguy hiểm.

- Không ảnh hưởng tới các công trình kề cận.

- Khoảng lùi : Khoảng lùi tối thiểu > 10 m so với hàng rào nhà máy.

- Sử lí không gian ngoại thất công trình : Cổng vào nhà máy, xí nghiệp phải có kiến trúc nhẹ nhàng, tường rào thông thoáng, màu sắc phải phù hợp gam màu với công trình, có không gian sân, vườn, thảm cỏ, cây xanh bóng mát trong nhà máy, xí nghiệp.

5. Bãi đỗ xe.

Ngoài các bãi đỗ xe tập trung cho toàn khu công nghiệp, đối với các nhà máy, xí nghiệp phải tổ chức các chỗ đỗ, đậu xe riêng, quy mô phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

6. Các quy định về chuẩn bị kỹ thuật đất đai và sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng.

a) San nền :

+ Khu công nghiệp : Xác định cao độ nền xây dựng hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu là + 3,0m. Đảm bảo không ngập lụt với tần xuất P = 10%.

b) Thoát nước mưa :

- Sử dụng hệ thống cống riêng, tự chảy.

- Hướng thoát chính: Ra sông, hồ, hệ thống thoát nước chung.

- Kết cấu cống: Kết cấu cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc cống hộp bê tông cốt thép, đậy nắp kín, riêng các cống qua đường dùng cống tròn đúc sẵn.

- Khống chế chiều sâu chôn cống:

+ Cống đi dưới lòng đường: hmin ≥ 0,7m tính từ đỉnh cống.

+ Cống đi trên hè: hmin ≥ 0,5m tính từ đỉnh cống.

+ Cống hộp BTCT đi trên vỉa hè: hmin ≥ 0,2m tính từ đỉnh cống.

+ Chiều sâu chôn cống tối đa cho các loại hmax ≤ 5,0m tính từ đáy cống.

c) Giao thông:

Phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế giao thông phù hợp với tính chất chức năng khu công nghiệp.

d) cấp điện:

- Nguồn cấp từ các trạm biến áp 110kv thành phố công suất 1x25MVA- 110/22kv; trạm biến áp 110kv Núi Một công suất 2x40MVA -110/35/22-11kv và máy biến áp 16 MVA-110/35/11kv.

- Hành lang cách ly các tuyến điện 110kv và 220kv cần phải tuân thủ Nghị định 106-CP về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

e) Thoát nước thải:

- Nước thải của các cơ sở sản xuất tại các khu công nghiệp phải được xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn loại B trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị.

+ Dự kiến xây dựng 05 trạm xử lý nước thải cho 05 khu công nghiệp:

- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Bắc sông Mã; công xuất 16.000 m3/ng.đ, diện tích 3,0 ha; nguồn tiếp nhận là sông Tào.

- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Tây Bắc Ga - Đình Hương; công xuất 20.000 m3/ng.đ, diện tích 5,0 ha; nguồn tiếp nhận là sông Hạc.

- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Lễ Môn (đã được xây dựng với công xuất khoảng 3500 m3/ng.đ), diện tích 1,5 ha; nguồn tiếp nhận là sông Quảng Châu.

- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Vức; công xuất 6.000 m3/ng.đ, diện tích 2,0 ha; nguồn tiếp nhận là sông Nhà Lê.

- Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp phía Nam thành phố; công xuất 6.000 m3/ngđ, diện tích 2,0 ha; nguồn tiếp nhận là sông Nhà Lê.

f/ Khu xử lý chất thải rắn:

- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn kèm theo trạm xử lý nước thải tại xã Đông Nam huyện Đông Sơn. Quy mô phù hợp với số lượng rác thải, công nghệ xử lý. Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo Luật Môi trường hiện hành.

7. Các quy định về vệ sinh môi trường.

- Nước thải khu công nghiệp phải được xử lý tại trạm xử lý tập trung đạt tiêu chuẩn loại B của tiêu chuẩn TCVN 5945 – 2005 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

- Các loại hình công nghiệp ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn... cần có các giải pháp công nghệ xử lý triệt để, giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

- Khoảng cách ly cho trạm xử lý nước thải từ 300 m – 400 m.

- Khoảng cách ly cho khu xử lý chất thải rắn: Gồm bãi chôn lấp và trạm ≥ 1.000 m.

Điều 4. Các khu ở.

1. Tên vị trí và quy mô, tính chất.

* Các khu ở của thành phố Thanh Hoá bao gồm: Các khu dân cư đô thị, quy mô khoảng 4.164 ha. Trong đó:

+ Khu vực đô thị hiện hữu: Các khu ở hiện trạng cải tạo; Khu vực đô thị đang phát triển: Các khu tái định cư và ổn định dân cư; Khu vực đô thị sẽ phát triển: Các khu đô thị mới.

2. Bảng tổng hợp các khu ở và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định trong khu ở.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

i.

Các khu dân cư đô thị.

4.164

 

 

 

 

 

Bao gồm:

 

 

 

 

1.1

Khu vực đô thị hiện hữu

1.531,0

220.000

40

60

3

7

( dân cư cải tạo )

 

 

 

 

lô 1

DCCT

36,5

5.615

40

60

3

7

lô 2

DCCT

10,3

1.585

40

60

3

7

lô 3

DCCT

47,8

7.354

40

60

3

7

lô 4

DCCT

20,3

3.123

40

60

3

7

lô 5

DCCT

11,1

1.708

40

60

3

7

lô 6

DCCT

12,0

1.846

40

60

3

7

lô 7

DCCT

8,1

1.246

40

60

3

7

lô 8

DCCT

5,1

785

40

60

3

7

lô 9

DCCT

14,5

2.231

40

60

3

7

lô 10

DCCT

26,0

4.000

40

60

3

7

lô 11

DCCT

6,4

985

40

60

3

7

lô 12

DCCT

21,3

3.277

40

60

3

7

lô 13

DCCT

32,2

4.954

40

60

3

7

lô 14

DCCT

15,7

2.415

40

60

3

7

lô 15

DCCT

21,4

3.292

40

60

3

7

lô 16

DCCT

55,0

8.462

40

60

3

7

lô 17

DCCT

14,0

2.154

40

60

3

7

lô 18

DCCT

58,6

9.015

40

60

3

7

lô 19

DCCT

52,3

8.046

40

60

3

7

lô 20

DCCT

3,4

523

40

60

3

7

lô 21

DCCT

18,7

2.877

40

60

3

7

lô 22

DCCT

5,5

846

40

60

3

7

lô 23

DCCT

17,7

2.723

40

60

3

7

lô 24

DCCT

9,2

1.415

40

60

3

7

lô 26

DCCT

6,7

1.031

40

60

3

7

lô 27

DCCT

15,3

2.354

40

60

3

7

lô 28

DCCT

26,7

4.108

40

60

3

7

lô 29

DCCT

12,1

1.862

40

60

3

7

lô 30

DCCT

14,4

2.215

40

60

3

7

lô 31

DCCT

6,6

1.015

40

60

3

7

lô 32

DCCT

18,2

2.800

40

60

3

7

lô 33

DCCT

47,4

7.292

40

60

3

7

lô 34

DCCT

4,0

615

40

60

3

7

lô 35

DCCT

50,5

7.769

40

60

3

7

lô 36

DCCT

4,5

692

40

60

3

7

lô 37

DCCT

6,7

1.031

40

60

3

7

lô 38

DCCT

10,1

1.554

40

60

3

7

lô 39

DCCT

15,2

2.338

40

60

3

7

lô 40

DCCT

9,7

1.492

40

60

3

7

lô 41

DCCT

20,0

3.077

40

60

3

7

lô 42

DCCT

16,2

2.492

40

60

3

7

lô 43

DCCT

13,1

2.015

40

60

3

7

lô 44

DCCT

10,2

1.569

40

60

3

7

lô 45

DCCT

18,6

2.862

40

60

3

7

lô 46

DCCT

6,0

923

40

60

3

7

lô 47

DCCT

7,4

1.138

40

60

3

7

lô 48

DCCT

26,6

4.092

40

60

3

7

lô 49

DCCT

28,6

4.400

40

60

3

7

lô 50

DCCT

18,2

2.800

40

60

3

7

lô 51

DCCT

24,2

3.723

40

60

3

7

lô 52

DCCT

26,9

4.138

40

60

3

7

lô 53

DCCT

11,0

1.692

40

60

3

7

lô 54

DCCT

32,8

5.046

40

60

3

7

lô 55

DCCT

20,7

3.185

40

60

3

7

lô 56

DCCT

44,0

6.769

40

60

3

7

lô 57

DCCT

52,2

8.031

40

60

3

7

lô 58

DCCT

50,1

7.708

40

60

3

7

lô 59

DCCT

86,8

13.354

40

60

3

7

lô 60

DCCT

6,6

1.015

40

60

3

7

lô 61

DCCT

10,5

1.615

40

60

3

7

lô 62

DCCT

8,2

1.262

40

60

3

7

lô 63

DCCT

8,5

1.308

40

60

3

7

lô 64

DCCT

33,0

5.077

40

60

3

7

lô 65

DCCT

10,7

1.646

40

60

3

7

lô 66

DCCT

16,8

2.585

40

60

3

7

lô 67

DCCT

18,1

2.785

40

60

3

7

lô 68

DCCT

6,0

923

40

60

3

7

lô 69

DCCT

6,0

923

40

60

3

7

lô 70

DCCT

15,0

2.308

40

60

3

7

lô 71

DCCT

5,3

815

40

60

3

7

lô 72

DCCT

24,6

3.785

40

60

3

7

lô 73

DCCT

8,4

1.292

40

60

3

7

lô 74

DCCT

16,8

2.585

40

60

3

7

lô 75

DCCT

36,5

5.615

40

60

3

7

lô 76

DCCT

37,0

5.692

40

60

3

7

lô 77

DCCT

25,5

3.923

40

60

3

7

lô 78

DCCT

65,4

10.062

40

60

3

7

1.2

Khu vực đô thị đang phát triển ( dân cƯ mới )

1.168

130.000

35

40

5

20

lô 1

DCm

48,3

9.660

35

40

5

20

lô 2

DCm

10,0

2.000

35

40

5

20

lô 4

DCm

15,8

3.160

35

40

5

25

lô 5

DCm

63,0

12.600

35

40

5

20

lô 6

DCm

36,9

7.380

35

40

5

20

lô 7

DCm

33,1

23.140

35

40

5

20

lô 8

DCm

13,0

1.600

35

40

5

20

lô 9

DCm

58,4

11.680

35

40

5

20

lô 10

DCm

35,3

7.060

35

40

5

20

lô 11

DCm

34,7

2.700

35

40

5

20

lô 12

DCm

14,3

2.860

35

40

5

20

lô 13

DCm

7,5

1.500

35

40

5

20

lô 14

DCm

6,8

1.360

35

40

5

20

lô 15

DCm

24,4

4.880

35

40

5

20

lô 16

DCm

22,7

4.540

35

40

5

20

lô 17

DCm

28,8

5.760

35

40

5

20

lô 18

DCm

12,0

2.400

35

40

5

20

lô 19

DCm

16,7

3.340

35

40

5

20

lô 20

DCm

12,6

2.520

35

40

5

20

lô 21

DCm

32,5

6.500

35

40

5

20

lô 22

DCm

12,7

2.540

35

40

5

20

lô 23

DCm

11,3

2.260

35

40

5

20

lô 24

DCm

11,9

2.380

35

40

5

20

lô 25

DCm

15,5

3.100

35

40

5

20

lô 26

DCm

106,1

1.220

35

40

5

20

lô 27

DCm

36,7

7.340

35

40

5

20

lô 28

DCm

53,8

8.967

35

40

5

20

lô 29

DCm

10,0

1.667

35

40

5

20

lô 30

DCm

52,1

8.683

35

40

5

20

lô 31

DCm

29,8

4.967

35

40

5

20

lô 32

DCm

30,1

5.017

35

40

5

20

lô 33

DCm

11,7

1.950

35

40

5

20

lô 34

DCm

6,4

1.067

35

40

5

20

lô 35

DCm

16,7

2.783

35

40

5

20

lô 36

DCm

8,3

1.383

35

40

5

20

lô 37

DCm

4,5

750

35

40

5

20

lô 38

DCm

18,5

3.700

35

40

5

20

lô 39

DCm

10,0

2.000

35

40

5

20

lô 40

DCm

35,5

7.100

35

40

5

20

lô 41

DCm

51,1

220

35

40

5

20

lô 42

DCm

23,2

4.640

35

40

5

20

lô 43

DCm

17,2

3.440

35

40

5

20

lô 44

Dcm

31,3

6.260

35

40

5

20

lô 45

DCm

29,4

5.880

35

40

5

20

lô 46

DCm

12,6

2.520

35

40

5

20

lô 47

DCm

12,6

2.520

35

40

5

20

1.3

Khu vực đô thị sẽ phát triển ( dân cư­ dự kiến )

1.465

 150.000

30

35

5

25

lô 1

DCdk

55,6

 

30

35

5

25

lô 2

dcdk

16,0

 

30

35

5

25

lô 3

DCdk

18,7

 

30

35

5

25

lô 4

DCdk

38,8

 

30

35

5

25

lô 5

DCdk

13,2

 

30

35

5

25

lô 6

DCdk

17,8

 

30

35

5

25

lô 7

dcdk

71,7

 

30

35

5

25

lô 8

dcdk

73,3

 

30

35

5

25

lô 9

DCdk

41,4

 

30

35

5

25

lô 10

dcdk

90,0

 

30

35

5

25

lô 11

dcdk

29,4

 

30

35

5

25

lô 12

dcdk

32,8

 

30

35

5

25

lô 13

dcdk

29,4

 

30

35

5

25

lô 14

dcdk

35,0

 

30

35

5

25

lô 15

dcdk

35,0

 

30

35

5

25

lô 16

dcdk

124,4

 

30

35

5

25

lô 17

DCdk

133,5

 

30

35

5

25

lô 18

dcdk

52,3

 

30

35

5

25

lô 19

dcdk

30,2

 

30

35

5

25

lô 20

dcdk

56,6

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 21

dcdk

195,3

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 22

dcdk

29,8

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 23

dcdk

45,4

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 25

dcdk

111,0

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 26

dcdk

53,0

 

30,0

35,0

5,0

25,0

lô 27

dcdk

56,6

 

30,0

35,0

5,0

25,0

3. Quy định về sử dụng đất đai.

3.1. Các công trình được phép xây dựng và các hoạt động cấm.

- Các công trình được phép xây dựng là các công trình nhà ở, công trình dịch vụ khu ở, các công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Nghiêm cấm xây dựng các công trình không thuộc các chức năng trên. Đặc biệt là các công trình gây ô nhiễm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường khu ở.

3.2. Tỷ lệ sử dụng đất.

a) Đất xây dựng nhà ở: 35 - 40%.

b) Đất xây dựng các công trình khác : 30 - 40%.

c) Đất giao thông : 25 - 30%.

3.3. Mật độ xây dựng gộp (Brut-tô) tối đa cho phép chung cho toàn khu: 40%

3.4. Chiều cao tối thiểu là 2 tầng; chiều cao trung bình 3-7 tầng; tối đa 25 tầng.

4. Các quy định về kiến trúc đô thị.

+ Hình thái kiến trúc và màu sắc:

- Đối với khu trung tâm đô thị, tập trung các công trình, tổ hợp công trình, có quy mô lớn và nhà cao tầng. Thường có hình thức kiến trúc hoàng tráng, phong phú, đa dạng, sinh động theo chức năng công trình, màu sắc công trình dùng gam màu ấm.

- Đối với khu ở mới: Tập trung phát triển với loại hình ở chung cư cao tầng, nhà ở theo lô phố, nhà ở có vườn. Màu sắc cần quy định theo tông màu cho từng khu vực, tránh sự hỗn tạp màu sắc trong phạm vi nhỏ, gây phản cảm ảnh hưởng tới không gian cảnh quan toàn khu.

- Đối với khu ở sinh thái: Chủ yếu là nhà thấp tầng, có sân vườn, hình thức kiến trúc công trình gần gũi với kiến trúc truyền thống và màu sắc hài hoà với tự nhiên.

- Đối với khu ở cải tạo: Hình thức kiến trúc, màu sắc công trình phải hài hoà giữa công trình xây mới và các công trình hiện hữu.

+ Chiều cao công trình:

- Đối với khu trung tâm đô thị: Chiều cao công trình tối thiểu 09 tầng; tối đa 35 tầng.

- Đối với khu ở mới:

+ Đối với khu ở chung cư: Chiều cao tối đa 25 tầng; tối thiểu 09 tầng.

+ Đối với khu ở theo lô phố: Chiều cao tối thiểu 04 tầng; tối đa 07 tầng (đối với vị trí có tầm nhìn quan trọng và là điểm nhấn cho đô thị).

+ Đối với khu ở nhà vườn: Chiều cao tối thiểu 02 tầng; tối đa 03 tầng.

+ Đối với khu ở sinh thái: Chiều cao tối thiểu 02 tầng; tối đa 03 tầng.

- Chiều cao tầng đối với nhà ở:

+ Cốt nền công trình so với cốt vỉa hè: 0,45m;

+ Cốt sàn tầng 1: Kể từ cos nền đến mặt trên sàn 3,9m;

+ Cốt sàn tầng 2 trở lên: Tối thiểu 3,3m; tối đa 3,6m.

- Chiều cao tầng đối với các công trình công cộng – Thương mại dịch vụ: Tuỳ theo chức năng cụ thể của từng dự án bố trí chiều cao nền, chiều cao tầng thích hợp không gây phản cảm và ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cảnh quan xung quanh.

- Khoảng lùi:

+ Đối với trục phố chính: Tuân thủ theo chỉ giới của quy hoạch chi tiết xây dựng (tuỳ theo tính chất từng đường phố cụ thể để bố trí khoảng lùi phù hợp).

+ Đối với công trình công cộng và cơ quan: Khoảng lùi tối thiểu 10,0m.

+ Đối với các nhà lô phố chỉ giới xây dựng có thể cho phép trùng với chỉ giới đường đỏ; ở khu vực trung tâm nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại, các trục phố khu nhà ở có vườn khoảng lùi tối thiểu 3,0m.

5. Sử lý không gian ngoài công trình: Cổng, tường rào, sân vườn.

+ Đối với các công trình công cộng nơi có lưu lượng người tập trung và hoạt động lớn cần phải có sân vườn, đảm bảo thông thoáng, năng lực thoát người nhanh chóng và đảm bảo mĩ quan cho đô thị.

+ Cổng có thiết kế đẹp, hài hoà không gian xung quanh công trình, không gây phản cảm kiến trúc. Tường rào cần thông thoáng, không cản trở tầm nhìn và ảnh hưởng tới không gian xung quanh.

6. Quy định bãi đỗ, đậu xe.

- Bãi đỗ, đậu xe phải được bố trí gần khu vực dân cư ở, đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m.

- Khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe dưới các toà nhà công cộng, các nhà chung cư cao tầng.

7. Các quy định về chuẩn bị kỹ thuật đất đai và sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng.

a) San nền :

+ Xác định cao độ nền xây dựng hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu là + 3,0m cho các khu vực xây dựng mới; các khu vực xen cư san lấp cục bộ giữ cao độ nền khu vực từ 2,8m trở lên. Đảm bảo hướng dốc đường phố về kênh, mương, ao hồ tiêu nước ≥ 0,1% .

b) Thoát nước mưa :

- Sử dụng hệ thống cống riêng, tự chảy.

- Hướng thoát chính: Ra sông Hạc, sông Nhà Lê, sông Quảng Châu, các ao, hồ, hệ thống thoát nước chung.

- Kết cấu cống: Kết cấu cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc cống hộp bê tông cốt thép, đậy nắp kín, riêng các cống qua đường dùng cống tròn đúc sẵn.

- Khống chế chiều sâu chôn cống:

+ Cống đi dưới lòng đường: hmin ≥ 0,7m tính từ đỉnh cống.

+ Cống đi trên hè: hmin ≥ 0,5m tính từ đỉnh cống.

+ Cống hộp BTCT đi trên vỉa hè: hmin ≥ 0,2m tính từ đỉnh cống.

+ Chiều sâu chôn cống tối đa cho các loại hmax ≤ 5,0m tính từ đáy cống.

c) Cấp nước:

- Đối với các hộ dân, không được lấy nước trực tiếp trên các tuyến ống truyền dẫn.

- Các hộ dùng nước phải được lắp đồng hồ đo lưu lượng nước để tránh thất thoát gây lãnh phí tài nguyên nước.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng mạng lưới, tránh lấy nước trái phép và rò rỉ trên đường ống.

d) Giao thông:

+ Phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế giao thông phù hợp với tính chất chức năng khu ở. Mỗi khu đô thị có từ 1 đến 2 trục đường chính, với mặt cắt ngang đường được thể hiện trên bản đồ quy hoạch giao thông.

+ Giao thông tĩnh: Bố trí các bãi đỗ, gửi xe trong khu ở, diện tích giao thông tĩnh phải đạt 3% tổng diện tích đất xây dựng khu đô thị.

e) cấp điện:

- Nguồn cấp từ các trạm biến áp 110kv thành phố công suất 1x25MVA- 110/22kv; trạm biến áp 110kv Núi Một công suất 2x40MVA -110/35/22-11kv và máy biến áp 16 MVA-110/35/11kv.

- Hành lang cách ly các tuyến điện 110kv và 220kv cần phải tuân thủ Nghị định 106-CP về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

7. Các quy định về vệ sinh môi trường.

- Thoát nước thải: Nước thải sinh hoạt được đưa về được đưa về 02 trạm xử lý nước thải tập trung:

+ Trạm xử lý số 1, bố trí tại xã Quảng phú – huyện Quảng Xương, công xuất 90.000 m3/ngđ, diện tích khoảng 10 ha. Nguồn tiếp nhận là sông Quảng Châu.

+ Trạm xử lý số 2, bố trí tại xã Đông Vinh – huyện Đông Sơn, công xuất 24.000 m3/ngđ. Nguồn tiếp nhận là sông Nhà Lê.

- Khoảng cách ly cho trạm xử lý nước thải từ 300 m – 400 m.

- Khu xử lý chất thải rắn bố trí tại xã Đông Nam – huyện Đông Sơn cách trung tâm thành phố khoảng 15 km.

- Nghĩa trang:

+ Dự kiến bố trí tại phía Bắc khu vực núi Voi thuộc địa giới xã Đông Cương, Đông Lĩnh huyện Đông Sơn, diện tích khoảng 30-40 ha.

+ Bố trí 01 nhà tang lễ kết hợp Đài hoá thân tại khu vực công viên cây xanh phía Nam thành phố, diện tích khoảng 30 – 35 ha.

+ Nghĩa trang Chợ Nhàng chỉ sử dụng trong những năm trước mắt với quy mô vừa phải.

- Bảo vệ môi trường:

+ Khoảng cách ly cho trạm xử lý nước thải từ 300 m – 400 m.

+ Khoảng cách ly cho khu xử lý chất thải rắn: Bao gồm bãi chôn lấp và trạm ≥ 1.000 m.

+ Khoảng cách ly cho khu nghĩa trang đến khu dân cư gần nhất là 1.000 m.

+ Chất lượng nước thải vào nguồn: Nước thải sinh hoạt xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222-2002 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Điều 5. Các khu hành chính, thương mại dịch vụ, trung tâm chuyên ngành, các khu cơ quan.

1. Tên, vị trí và quy mô, tính chất.

Xây dựng hệ thống đa cấp - đa trung tâm: Thành phố có trung tâm chính cấp đô thị, các trung tâm khu vực và các trung tâm chuyên ngành.

Trong đô thị thành phố Thanh Hoá bao gồm:

- Trung tâm hành chính các cấp đô thị;

- Các trung tâm thương mại dịch vụ;

- Các trung tâm tài chính;

- Trung tâm văn hoá, thể dục thể thao ;

- Các trung tâm công viên cây xanh;

- Các trung tâm giáo dục đào tạo, hướng nghiệp;

- Các trung tâm y tế;

- Các trung tâm chuyên ngành khác...

2. Bảng tổng hợp các khu trung tâm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định.

- Đất các khu trung tâm hành chính công cộng và dịch vụ đô thị có quy mô khoảng 851 ha. Bao gồm:

2.1. Trung tâm cấp đô thị: có quy mô khoảng 164 ha. Trong đó:

- Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh, thương mại dịch vụ cấp toàn đô thị bố trí trong khu thành cổ và dọc hai bên Đại lộ Lê Lợi, diện tích khoảng 76 ha.

- Trung tâm hành chính - chính trị của thành phố hợp khối, xây dựng cao tầng, kiến trúc hiện đại tại khu vực phía Đông Đại lộ Lê Lợi. Xây dựng một trung tâm thương mại, tài chính mới hiện đại , cao tầng, đạt tiêu chuẩn quốc tế trên đường Đại lộ Lê Lợi kéo dài đoạn từ đường tránh Thành phố hiện nay phát triển ra Sông Mã. Diện tích khoảng 88 ha.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

3,1

Các trung tâm cấp thành phố

164

 

30

45

5

35

3.1.1.

Trung tâm hành chính của tỉnh và th­ương mại dịch vụ cấp toàn đô thị

76

 

 

 

 

 

Lô 4

Trung tâm (tt)

10,7

 

30

40

5

35

Lô 5

tt

13,8

 

30

40

5

35

Lô 6

tt

14,5

 

30

40

5

35

Lô 7

tt

10,0

 

30

40

5

35

Lô 12

tt

16,9

 

30

45

5

35

Lô 14

tt

10,0

 

30

45

5

35

3.1.2

Trung tâm hành chính thành phố Trung tâm tài chính – th­ương mại đại lộ lê lợi và nam sông mã

88

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lô 7*

tt

10,0

 

30

40

5

35

Lô 8

tt

1,9

 

30

40

5

35

Lô 9

tt

1,4

 

30

40

5

35

Lô 10

tt

13,7

 

30

40

5

35

Lô 14*

tt

10,0

 

30

45

5

35

Lô 15

tt

10,5

 

30

45

5

35

Lô 16

tt

40,9

 

30

45

5

35

2.2. Các trung tâm chuyên ngành: có quy mô khoảng 542 ha. Trong đó:

- Khu trung tâm giáo dục đào tạo bố trí ở Quán Nam (khu vực Nam Thành phố) và khu vực ngã ba Môi; riêng khu giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và khu công nghiệp chất xám có thể tính đến phương án đa dạng hóa loại hình đào tạo và nâng quy mô tới khoảng 312 ha.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

3.2.1

Trung tâm giáo dục - đào tạo (GD)

312

 

30

40

3

15

Lô 1

gd

5,7

 

30

40

3

15

Lô 2

gd

10,0

 

30

40

3

15

Lô 3

gd

15,0

 

30

40

3

15

Lô 4

gd

64,5

 

30

40

3

15

Lô 5

gd

20,6

 

30

40

3

15

Lô 6

gd

16,7

 

30

40

3

15

Lô 7

gd

3,2

 

30

40

3

15

Lô 8

gd

33,2

 

30

40

3

15

Lô 9

gd

9,0

 

30

40

3

15

Lô 10

gd

8,2

 

30

40

3

15

Lô 12

gd

28,2

 

30

40

3

15

Lô 13

gd

98,3

 

30

40

3

15

- Trung tâm y tế bố trí ở khu vực đường Hải Thượng Lãn Ông – phường Đông Vệ (phía Tây Nam thành phố) có tính đến mở rộng về phía Đông giáp quốc lộ 1A diện tích khoảng 59 ha.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

3.2.2

Trung tâm y tế (YT)

59

 

30

45

3

15

lô 1

yt

3,7

 

30

45

3

15

lô 2

yt

4,8

 

30

45

3

15

lô 3

yt

9,0

 

30

40

3

15

lô 4

yt

17,0

 

30

40

3

15

lô 5

yt

19,1

 

30

40

3

15

lô 6

yt

5,2

 

30

40

3

15

- Các trung tâm khu vực: Có quy mô khoảng 145 ha, được bố trí tại trung tâm các phường hoặc liên phường bao gồm các công trình hành chính, dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế, thể thao ... Trung tâm phía Bắc (Tào Xuyên) có quy mô khoảng 25 ha; Trung tâm phía Nam (Quán Nam) có quy mô khoảng 42 ha; Trung tâm phía Đông (Môi) có quy mô khoảng 61 ha và Trung tâm phía Tây (Cầu Cao) có quy mô khoảng 17 ha.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

3,3

Các trung tâm cấp khu vực

145

 

 

 

 

 

3.3.1

Trung tâm phía bắc (tào xuyên)

25

 

 

 

 

 

Lô 36

tt

13,7

 

30

45

5

35

Lô 36*

tt

11,0

 

30

45

5

35

3.3.2

Trung tâm phía nam (quán nam)

42

 

 

 

 

 

Lô 26

tt

5,0

 

30

45

5

35

Lô 27

tt

5,2

 

30

45

5

35

Lô 28

tt

2,6

 

30

45

5

35

Lô 29

tt

3,6

 

30

45

5

35

Lô 34

tt

8,3

 

30

45

5

35

Lô 35

tt

12,2

 

30

45

5

35

Lô 41

tt

5,0

 

30

45

5

35

3.3.3

Trung tâm phía đông (môi)

61

 

 

 

 

 

Lô 1

tt

6,6

 

30

40

5

35

Lô 23

tt

8,1

 

30

45

5

35

Lô 24

tt

10,0

 

30

45

5

35

Lô 42

tt

9,3

 

30

45

5

35

Lô 43

tt

13,0

 

30

45

5

35

Lô 44

tt

7,1

 

30

45

5

35

3.3.4

Trung tâm phía tây (cầu cao)

17

 

 

 

 

 

Lô 32

tt

7,1

 

30

45

5

35

Lô 32*

tt

10,0

 

30

45

5

35

3. Quy định về sử dụng đất đai.

3.1. Các công trình được phép xây dựng và các hoạt động cấm.

- Các công trình được phép xây dựng là các công trình trụ sở, công trình dịch vụ thương mại, các công trình hạ tầng xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Nghiêm cấm xây dựng các công trình không thuộc các chức năng trên. Đặc biệt là các công trình gây ô nhiễm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường khu ở.

3.2. Tỷ lệ sử dụng đất:

a) Đất xây dựng các công trình: 30-45%.

b) Đất xây dựng khác: 50-70%.

3.3. Mật độ xây dựng gộp (Bruttô) tối đa cho phép chung toàn khu vực : 30%.

3.4. Chiều cao tối đa 35 tầng; chiều cao tối thiểu 5 tầng.

4. Các quy định về kiến trúc đô thị.

- Các công trình và toà nhà được xây dựng hợp khối, hiện đại, hài hoà với không gian xung quanh, có kiến trúc về cảnh quan nội, ngoại thất, màu sắc không gây đột biến phản cảm.

- Đối với các công trình trụ sở công quyền các cấp đô thị, các toà nhà dịch vụ thương mại, trung tâm văn hoá, thể thao được dành quỹ đất để bố trí quảng trường, khuôn viên cây xanh với quy mô phù hợp với từng chức năng công trình.

5. Quy định bãi đỗ, đậu xe.

- Các khu hành chính, trung tâm chuyên ngành có thể bố trí sân, bãi để xe tại các công trình, hoặc kết hợp với bãi đỗ, đậu xe tập trung của khu vực xung quanh bố trí đảm bảo bán kính phục vụ không quá 500m.

- Khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe ngầm dưới chân các toà nhà dịch vụ thương mại.

6. Các quy định về chuẩn bị kỹ thuật đất đai và sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng.

a) San nền :

+ Xác định cao độ nền xây dựng hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu là + 3,0m cho các khu vực xây dựng mới. Đảm bảo không ngập lụt với tần xuất P = 10%.

b) Thoát nước mưa :

- Sử dụng hệ thống cống riêng, tự chảy.

- Hướng thoát chính: Hệ thống thoát nước chung.

- Kết cấu cống: Kết cấu cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc cống hộp bê tông cốt thép, đậy nắp kín, riêng các cống qua đường dùng cống tròn đúc sẵn.

- Khống chế chiều sâu chôn cống:

+ Cống đi dưới lòng đường: hmin ≥ 0,7m tính từ đỉnh cống.

+ Cống đi trên hè: hmin ≥ 0,5m tính từ đỉnh cống.

+ Cống hộp BTCT đi trên vỉa hè: hmin ≥ 0,2m tính từ đỉnh cống.

+ Chiều sâu chôn cống tối đa cho các loại hmax ≤ 5,0m tính từ đáy cống.

c) Cấp nước:

- Nguồn nước sử dụng được cấp từ mạng lưới đường ống cấp nước đô thị.

- Các đối tượng dùng nước phải được lắp đồng hồ đo lưu lượng nước để tránh thất thoát gây lãnh phí tài nguyên nước.

- Đối với các công trình, toà nhà cao tầng cần có bể chứa và bơm tăng áp cục bộ.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng mạng lưới, tránh lấy nước trái phép và rò rỉ trên đường ống.

d) Giao thông:

+ Phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế giao thông phù hợp với tính chất chức năng khu ở. Mỗi khu đô thị có từ 1 đến 2 trục đường chính, với mặt cắt ngang đường được thể hiện trên bản đồ quy hoạch giao thông.

+ Giao thông tĩnh: Chỉ tính các bến xe trung tâm và các bến cho 03 cửa ngõ Bắc, Nam, Đông của thành phố có diện tích khoảng 35 ha, ngoài ra với từng khu chức năng cụ thể khi quy hoạch chi tiết cần tính toán và bố trí diện tích giao thông tĩnh phải đạt 3% tổng diện tích đất xây dựng khu đô thị.

e/ cấp điện:

- Nguồn cấp từ các trạm biến áp 110kv thành phố công suất 1x25MVA- 110/22kv; trạm biến áp 110kv Núi Một công suất 2x40MVA -110/35/22-11kv và máy biến áp 16 MVA-110/35/11kv.

- Hành lang cách ly các tuyến điện 110kv và 220kv cần phải tuân thủ Nghị định 106-CP về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.

7. Các quy định về vệ sinh môi trường.

- Chất thải rắn phải được thu gom phân loại sơ bộ trước khi chuyển về khu xử lý tập trung.

- Nước thải phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống chung và đưa về các trạm tiếp nhận số 1 và 2.

Điều 6. Các khu công viên cây xanh, danh lam thắng cảnh.

1. Tên, vị trí và quy mô, tính chất.

Đất các khu công viên cây xanh du lịch, hồ nước: quy mô khoảng 1.464 ha, bao gồm các công viên cây xanh tập trung 727 ha, các công viên khu vực và cây xanh ven sông 524 ha, các khu vực cây xanh cách ly 213 ha;

2. Bảng tổng hợp các khu cây xanh và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định.

STT

Tên lô chức năng

Diện tích (Ha)

Dân số

Mật độ xây dựng (%)

Tầng cao

Tối thiểu

Tối đa

Tối thiểu

Tối đa

iv.

Các khu công viên cây xanh du lịch – hồ nư­ớc. Bao gồm:

1.464

 

10

25

 

2

4.1

Công viên cây xanh tập trung

727

 

 

 

 

 

4.1.1

Khu du lịch văn hoá hàm rồng

537

 

 

 

 

 

lô 3

đn

380,0

 

 

 

 

 

lô 4

đn

47,1

 

 

 

 

 

LÔ 10

Cây xanh chuyên dùng (cxcd)

52,3

 

 

5

 

2

LÔ 12

cxcd

29,7

 

 

5

 

2

LÔ 13

cxcd

28,5

 

 

5

 

2

4.1.2

Công viên nư­ớc đông hương, công viên ba lít

53

 

 

 

 

 

lô 2

Cây xanh công cộng (cxcc)

35,1

 

10

25

 

2

lô 3

cxcc

18,0

 

10

25

 

2

4.1.3

Công viên du lịch núi nhồi

64

 

 

 

 

 

4.1.4

Công viên núi mật sơn

73

 

 

 

 

 

4.2

Công viên khu vực, Cây xanh dọc ven sông

524

 

 

 

 

 

lô 1

cxcd

21,4

 

 

5

 

2

LÔ 3

cxcd

14,0

 

 

5

 

2

LÔ 4

cxcd

30,0

 

 

5

 

2

LÔ 14

cxcd

67,7

 

 

5

 

2

LÔ 19

cxcd

30,3

 

 

5

 

2

lô 1

cxcc

10,3

 

10

25

 

2

lô 4

cxcc

28,9

 

 

 

 

 

LÔ 6

cxcc

44,0

 

10

25

 

2

LÔ 7

cxcc

24,1

 

10

25

 

2

LÔ 8

cxcc

80,0

 

10

25

 

2

LÔ 11

cxcc

19,0

 

10

25

 

2

LÔ 12

cxcc

13,0

 

10

25

 

2

LÔ 13

cxcc

13,5

 

10

25

 

2

LÔ 15

cxcc

36,3

 

10

25

 

2

LÔ 16

cxcc

24,0

 

10

25

 

2

LÔ 18

cxcc

24,6

 

10

25

 

2

LÔ 24

cxcc

30,2

 

10

25

 

2

LÔ 26

cxcc

23,8

 

10

25

 

2

4.3

Cây xanh cách ly

213

 

 

 

 

 

LÔ 5

cxcd

20,9

 

 

5

 

1

LÔ 15

cxcd

21,5

 

 

5

 

1

LÔ 23

cxcd

26,0

 

 

5

 

1

LÔ 25

cxcd

43,4

 

 

5

 

1

LÔ 27

cxcd

80,0

 

 

5

 

1

LÔ 28

cxcd

21,4

 

 

5

 

1

3. Quy định về sử dụng đất đai.

3.1. Các công trình được phép xây dựng và các hoạt động cấm.

- Các công trình được phép xây dựng là các công trình Cây xanh công viên vườn hoa. Cây xanh cảnh quan, sinh thái ven sông, hồ; Cây xanh phòng hộ, cách li và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Nghiêm cấm xây dựng các công trình không thuộc các chức năng trên. Đặc biệt là các công trình gây ô nhiễm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường khu công viên, cây xanh và danh lam thắng cảnh.

3.2. Tỷ lệ sử dụng đất:

a) Đất xây dựng các công trình: 1-5%.

b) Đất cây xanh – mặt nước: 75-80%.

c) Đất sân đường : 15-20%

3.3. Mật độ xây dựng chung: < 10%.

3.4. Chiều cao tối đa 02 tầng.

4. Các quy định về kiến trúc đô thị.

- Các công trình xây dựng trong các khu cây xanh phảicó kiến trúc hài hoà với không gian xung quanh, cảnh quan nội, ngoại thất, màu sắc mang tính nghệ thuật cao không gây đột biến phản cảm.

5. Quy định bãi đỗ, đậu xe.

- Đối với các công viên cây xanh phải tổ chức các bãi đỗ, gửi xe tập trung.

- Các vườn hoa nhỏ trong khu ở đô thị cần bố trí các khu vực giá không cố định để xe đạp.

Các loại hình trên phải đảm bảo mỹ quan với các công trình xung quanh, tạo thẩm mỹ cao, bán kính phục vụ không quá 500m.

6. Các quy định về chuẩn bị kỹ thuật đất đai và sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng.

a) San nền :

Xác định cao độ nền xây dựng hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu là + 3,0m cho các khu vực xây dựng mới. Đảm bảo không ngập lụt với tần xuất P = 10%.

b) Thoát nước mưa :

- Sử dụng hệ thống cống riêng, tự chảy.

- Hướng thoát chính: Hệ thống thoát nước chung.

- Kết cấu cống: Kết cấu cống hộp bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc cống hộp bê tông cốt thép, đậy nắp kín, riêng các cống qua đường dùng cống tròn đúc sẵn.

- Khống chế chiều sâu chôn cống:

+ Cống đi dưới lòng đường: hmin ≥ 0,7m tính từ đỉnh cống.

+ Cống đi trên hè: hmin ≥ 0,5m tính từ đỉnh cống.

+ Cống hộp BTCT đi trên vỉa hè: hmin ≥ 0,2m tính từ đỉnh cống.

+ Chiều sâu chôn cống tối đa cho các loại hmax ≤ 5,0m tính từ đáy cống.

c) Cấp nước:

- Nguồn nước sử dụng được cấp từ mạng lưới đường ống cấp nước đô thị.

- Các đối tượng dùng nước phải được lắp đồng hồ đo lưu lượng nước để tránh thất thoát gây lãnh phí tài nguyên nước.

- Đối với các công trình, toà nhà cao tầng cần có bể chứa và bơm tăng áp cục bộ.

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng mạng lưới, tránh lấy nước trái phép và rò rỉ trên đường ống.

d/ Giao thông:

+)Phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế giao thông phù hợp với tính chất chức năng.

7. Các quy định về vệ sinh môi trường.

- Chất thải rắn phải được thu gom phân loại sơ bộ trước khi chuyển về khu xử lý tập trung.

- Nước thải phải được xử lý cục bộ, đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống chung.

- Hệ thống thùng rác công cộng đựơc bố trí với khoảng cách tối thiểu 100m/thùng dọc các trục giao thông.

- Nhà vệ sinh công cộng được bố trí đối với khu vực cây xanh công viên có quy mô 1,0 ha, khoảng cách phục vụ tối đa 1.000m.

Điều 7. Khu quân sự trong đô thị.

1. Tên, vị trí và quy mô

Đất khu quân sự trong đô thị có diện tích khoảng 41 ha.

2. Các quy định về sử dụng đất

- Theo yêu cầu sử dụng đất về an ninh quốc phòng.

3. Các quy định về kiến trúc đô thị

- Ngoài các công trình an ninh quốc phòng theo thiết kế đặc thù phục vụ theo mục đích sử dụng thì các loại công trình khác tuân thủ theo quy định của kiến trúc đô thị thành phố Thanh Hoá.

4. Các quy định về sử dụng cơ sở hạ tầng

- Ngoài các yêu cầu riêng, đặc thù của các công trình thuộc khu quân sự, các quy định về sử dụng hạ tầng như các chức năng đô thị.

- Cần có các quy hoạch cụ thể các điểm đấu nối về hạ tầng theo đồ án quy hoạch chung xây dựng đã hoạch định.

5. Các quy định về vệ sinh môi trường.

- Rác thải phải được thu gom tập trung, chuyển về khu xử lý tập trung của đô thị.

- Nước thải phải được sử lí cục bộ, đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống chung của đô thị.

6. Các quy định khác.

- Các hoạt động xây dựng, thi công của khu quân sự nếu có vướng mắc theo quy định chung xây dựng của đô thị thành phố Thanh Hoá cần có sự trao đổi, thoả thuận với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Điều 8. Các đầu mối hạ tầng kỹ thuật: Đường thuỷ (cảng), ga đường sắt, sân bay, các công trình và tuyến kỹ thuật chính…

1. Đường thuỷ.

+ Nạo vét luồng lạch Sông Mã, nâng cao năng lực cảng Lễ Môn, xây dựng mới cảng hàng hoá phía hạ lưu sông Mã tại Quảng Thọ, Quảng Châu, xây dựng cảng hành khách tại Hàm Rồng – Nam Ngạn - Đông vệ phục vụ khách du lịch.

+ Nạo vét cải tạo các sông Cầu Hạc, sông Nhà Lê, Kênh Vinh, sông Quảng Châu phục vụ vận tải và tiêu thoát nước, hình thành các bến bốc xếp vật liệu xây dựng và lâm sản ở vị trí phù hợp.

2. Ga đường sắt.

+ Duy trì, cải tạo đoạn tuyến phía Bắc, nâng cấp tuyến đường sắt hiện có lên khổ 1435mm phục vụ dân sinh, kinh tế. Xây dựng nhà ga hành khách, ga hàng hoá, quảng trường ga đảm bảo tiêu chuẩn và mĩ quan.

+ Xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đi về phía Tây Thành phố theo qui hoạch của Bộ giao thông vận tải . Ga chính đặt tại phía Tây Nam núi Một.

3. Về hàng không :

+ Xây dựng sân bay dân dụng tại xã Quảng Nhân cách Thành phố 12km về phía Nam.

4. Công trình đầu mối về thoát nước mưa.

+ Nạo vét, khơi thông dòng chảy và hoàn thiện kè đê sông Mã và các sông, kênh, mương trong nội thành, đảm bảo tiêu thoát nước nhanh và chống xâm nhập mặn ăn sâu vào đất liền.

+ Kè sông, hồ tạo cảnh quan trong khu đô thị và chống sạt lở.

+ Kè ổn định nền tại các vùng ven núi, sông , suối có nguy cơ sạt lở trong mùa mưa lũ.

+ Có tính đến việc xây dựng một trạm bơm điện tại khu vực cống Quảng Châu để giải quyết triệt để nước mưa cho đô thị trong triều cường trên sông Mã không tiêu thoát được theo hệ thống tự chảy.

5. Công trình thoát nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang.

- Thoát nước thải:

+ Dự báo đến năm 2025 phải có biện pháp xử lý 200.000 m3/ ngày đêm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Bố trí hai khu xử lý nước thải tập trung tại khu vực xã Quảng Phú huyện Quảng Xương và xã Đông Vinh huyện Đông Sơn.

+ Tại các khu đô thị hiện hữu nước thải được thu gom xử lí theo dự án cải tạo môi trường đô thị miền trung do ADB tài trợ vay vốn đang thực hiện.

+ Tại các khu đô thị mới xây dựng hệ thống thu gom nước thải bằng hệ thống riêng để được đưa về trạm xử lí chung đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thì mới được đổ vào hệ thống tiêu thoát nước của thành phố.

- Khu xử lý CTR:

+ Đến năm 2010 giữ nguyên khu xử lý rác thải ở phường Phú Sơn.

+ Đến năm 2015 di chuyển khu sử lý rác đi vị trí mới.

+ Rác thải sinh hoạt được thu gom và sử lý tại khu sử lý rác thải.

+ Rác thải công nghiệp: Do các cơ sở sản xuất tự sử lý cục bộ, các chất thải vô cơ không sử lý hết, được đem chôn lấp tại khu chôn lấp rác thải của đô thị.

+ Thu gom 100% chất thải rắn về khu vực xử lí nằm trong thung lũng, xung quanh là núi đá tại xã Đông Nam huyện Đông Sơn cách trung tâm Thành phố 15km về phía Tây Nam.

+ Sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lí chất thải rắn.

- Nghĩa trang:

+ Đến năm 2010 vẫn sử dụng các nghĩa địa hiện tại.

+ Sau năm 2010 di chuyển về vị trí mới cách xa thành phố (dự kiến ở khu vực Bắc núi Voi xã Đông Cương - Đông Lĩnh – huyện Đông Sơn).

+ Ngừng chôn cất mới tại các nghĩa địa hiện có thuộc các xã phường. Từng bước di chuyển đưa vào khu nghĩa trang nhân dân theo quy hoạch.

+ Xây dựng mới nghĩa trang nhân dân kết hợp với nhà tang lễ và đài hoá thân hoàn vũ tại khu vực phía Bắc núi Voi xã Đông Cương - Đông Lĩnh – huyện Đông Sơn, với qui mô 30- 40 ha đất. Chỉ sử dụng nghĩa trang Chợ Nhàng trong những năm trước mắt với quy mô vừa phải. Tổng diện tích đất nghĩa trang khoảng 67 ha.

6. Công trình đầu mối và tuyến điện chính.

- Lưới điện 110kv :

+ Theo sơ đồ lưới điện cao thế 220-110KV tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 Dự kiến năm 2010 nâng cấp trạm biến áp 110kv thành phố từ quy mô 1x25MVA –110/22kv lên quy mô 2x25MVA-110/22kv

+ Dự kiến hoàn thành hiện đại hoá trạm biến áp 110KV theo dự án nâng cấp đã được phê duyệt.

+ Xây dựng mới 02 trạm biến áp 110KV công suất mỗi trạm 2x25MVA-110/22KV

- Lưới điện 22kv :

+ Dự kiến xây dựng thêm 7 lộ đường dây 22KV từ TBA 110KV thành phố cấp điện cho các trạm biến áp phụ tải, đưa vào vận hành đồng bộ các ngăn lộ 22kv của trạm biến áp 110kv Núi Một.

+ Dự kiến đưa vào vận hành 2 đường dây 22kv của trạm biến áp Núi Một nối mạch vòng với các đường dây 22kv trạm biến áp 110kv thành phố .

+ Xây dựng các mạch vòng giữa các đường dây 22kv của trạm biến áp 110kv thành phố.

- Lưới điện 10-6kv :

+ Sau khi đưa 2 lộ 22kv của trạm biến áp 110kv Núi I cấp điện cho Khu công nghiệp Tây Bắc ga, Khu đô thị Đông Bắc ga thì chuyển dần từ các trạm biến áp phụ tải của lộ 975, 977 trạm biến áp 110kv Núi Một, các trạm biến áp phụ tải lộ 671, 671, 673, 674, thành cấp 22kv.

- Lưới điện hạ thế :

+ Cải tạo, năng cấp các đường dây hạ áp chưa được thực hiện các dự án trong giai đoạn 2000-2005

- Các trạm biến áp 10/0.4kv thuộc đường dây 971 trung gian môi cấp điện cho các xã thuộc thành phố Thanh Hoá cần được cải tạo thành cấp điện áp 22kv có thể đấu với lộ 22kv trạm 110kv thành phố.

7. Công trình đầu mối cấp nước.

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt tại kênh Bắc và sông Chu như hiện nay. Bổ sung thêm nguồn nước sông Mã tại khu vực Hoằng Giang – Hoằng Hoá.

- Đầu tư, cải tạo, nâng cấp công xuất nhà máy nước Hàm Rồng lên 70.000m3/ngày đêm, nhà máy nước Mật Sơn lên 30.000m3/ngày đêm.

- Xây dựng nhà máy nước tại phía Bắc sông Mã công xuất 40.000m3/ngày đêm (xã Hoằng Anh) để cấp cho khu đô thị và công nghiệp phía Bắc thành phố, xây dựng nhà máy nước tại Quảng Cát có công xuất 60.000m3/ngày đêm.

8. Quy định về cách ly, vệ sinh môi trường.

- Khoảng cách ly cho trạm xử lý nước thải từ 300 m – 400 m.

- Khoảng cách ly khu xử lý chất thải rắn: Bao gồm bãi chôn lấp và trạm ≥ 1.000 m.

+ Khoảng cách ly bảo vệ nguồn nước: Đối với công trình thu nước sông: Cách thượng lưu 200m, hạ lưu 100m ; Đối với hồ cấp nước: Khoảng cách từ mép hồ đến tường rào mỗi phía là 100m; Đối với nhà máy nước: Tường rào nhà máy cách nhà ở, công trình công cộng 300m.

+ Khoảng cách ly cho nghĩa trang đến khu dân cư gần nhất khoảng 1000m.

Điều 9. Lộ giới và các vùng cấm xây dựng

1. Quy định lộ giới các tuyến đường:

- Giao thông đối ngoại: Hướng Bắc - Nam có ba tuyến đi qua Thành phố Thanh Hoá gồm :

+ Tuyến cao tốc Bắc Nam đi về phía Tây núi Rừng Thông có lộ giới 92,5m.

+ Tuyến Quốc lộ 1A: xây dựng đường tránh nội thành về phía Đông trung tâm Thành phố có lộ giới 76,0m.

+ Tuyến quốc lộ 10 đi về phía đông thành phố , gần ngã Ba Môi có lộ giới 44,0m.

- Theo hướng Đông - Tây có tuyến đi qua Thành phố Thanh Hoá bao gồm :

+ Đại lộ Nam Sông Mã có lộ giới 67,0m

+ Quốc lộ 47 và Quốc lộ 45 có lộ giới 44,0m

+ Tuyến mới phía Nam cách Quốc lộ 47 khoảng 2 km có lộ giới 33,0m và các đường vành đai 2 và đường vành đai 3 có lộ giới 52,0m.

- Giao thông nội thị :

+ Qui hoạch xây dựng mạng lưới đường đô thị theo các cấp đường đô thị: Cấp đô thị lộ giới khoảng 34 – 76m; cấp khu vực lộ giới khoảng 24 – 34m, cấp khu ở lộ giới khoảng 15 – 21m và theo từng loại đường: Trục chính đô thị , liên khu vực, trong nhóm nhà ở và đường đi xe đạp , đi bộ. Đảm bảo tiêu chuẩn bề rộng đường, khoảng cách hai đường, mật độ đường (5-6 km/ km2) theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

+ Bố trí tuyến xe điện phục vụ cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế theo lộ, tuyến từ các nơi quan trọng đến trung tâm thành phố và thị xã Sầm Sơn.

+ Diện tích đất dành cho giao thông đối nội bao gồm cả giao thông tĩnh, quảng trường giao thông chiếm khoảng 20 - 25 % diện tích đất xây dựng toàn Thành phố.

+ Mật độ mạng lưới đường dành cho giao thông công cộng (xe buýt, xe điện) đạt 2km/km2 đất xây dựng đô thị. Bố trí trạm đỗ xe buýt, xe điện trên đường thuận lợi cho người sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Bố trí hợp lý giao thông tĩnh bao gồm các bến xe, bãi đỗ, điểm đỗ xe cho Thành phố.

+ Từng bước nâng cấp cải tạo mở rộng các tuyến phố, các cầu hiện có theo đúng mặt cắt ngang của qui hoạch giao thông. Xây dựng mới các đường vành đai, đường giao thông đối ngoại và đường giao thông đối nội theo qui hoạch được duyệt.

Bảng mặt cắt ngang các đường phố chính

TT

Tên đường

Chiều dài

(m)

CGĐĐ

(m)

Lòng đường

(m)

Mặt cắt

1

Quốc lộ 45

4.402

27,0

15,0

9 – 9

2

Quốc lộ 1A

12.861

36,0

10,5 x 2; PC = 1,0

2 – 2

3

Đường tránh QL 1A

10.129

76,0

12x2; PC=3,0

11x2; PC = 9,0x2

1 – 1

4

Đại lộ Nam sông Mã

11.310

67,0

11,5x2; PC = 10,0

7x2; PC = 2x2,0

3 – 3

5

Đại lộ Lê Lợi

13.422

42,0

10x2; PC = 3,0

6 – 6

6

Quốc lộ 47

11.616

34,0

15,0

5 – 5

7

Trục cảnh quan TH-SS

10.258

27,0

15,0

9 – 9

8

Cao tốc TH-SS

7.299

44,0

12x2; PC = 5,0

7 – 7

9

Vành đai phía Tây

4.459

33,0

10,5x2 ; PC = 1,0

8 – 8

10

Vành đai phía Đông

9.049

24,0

12,0

11 – 11

11

Đường Lễ Môn

3.951

42,0

12x2 ; PC = 3,0

10 – 10

12

Đường Trường Thi

1.832

27,0

15,0

9 – 9

13

Đường Đình Hương

3.603

27,0

15,0

9 - 9

- Các công trình phục vụ giao thông (giao thông tĩnh):

+ Bến xe: Bố trí trong khu vực thành phố 04 bến xe đầu mối có diện tích khoảng 35 ha. Bao gồm: 01 bến xe trung tâm với quy mô 20 ha ở phía Tây tại khu vực phía Đông ga đường sắt cao tốc và 03 bến xe được phân bố tại các cửa ngõ phía Bắc ở khu vực Hoàng Long, phía Nam ở khu vực giao đường vành đai phía Tây - Quốc lộ 1A và phía Đông thành phố ở khu vực phía Nam giao Quốc lộ 47 - đường Quốc lộ 10; với quy mô khoảng 5,0 ha/bến; các bến hiện tại đang sử dụng nằm trong nội thành sẽ được sử dụng làm bãi đỗ xe . Khuyến khích xây dựng các bãi đỗ xe dưới các toà nhà công trình công cộng và các khu công viên cây xanh.

- Các điểm đậu, đỗ xe buýt: Hình thành và phân bố các điểm đậu, đỗ trên các tuyến giao thông liên kết với các điểm đô thị vệ tinh xung quanh thành phố. Có tổng diện tích khoảng 45 ha.

+ Các tuyến giao thông trong khu dân cư có diện tích khoảng 404 ha.

- Nút giao thông: Dành đủ diện tích đất xây dựng các nút giao thông khác cốt để kết nối hệ thống giao thông đối ngoại đường bộ với các tuyến đường chính trong đô thị. Bao gồm: Nút vượt đường sắt khu vực Hoằng Long; nút giao vượt đường sắt giữa đường tránh Quốc lộ 1A - đường vành đai phía Tây khu vực Đông Thọ; nút giao đường tránh Quốc lộ 1A - đường Trần Hưng Đạo phường Nam Ngạn; nút giao đường tránh Quốc lộ 1A – Quốc lộ 47 khu vực Quảng Thành; nút giao vượt đường sắt Đại lộ Lê Lợi khu vực Tân Sơn; nút giao vượt đường sắt cao tốc – Quốc lộ 45 khu vực Đông Tân.

- Giao thông công cộng: Bao gồm các tuyến Thanh Hoá - Sầm Sơn; Quán Nam – cầu Tào; Thanh Hoá - Triệu Sơn; Thanh Hoá - Bỉm Sơn; Thanh Hoá - Tĩnh Gia; Thanh Hoá - Yên Định. Dự kiến sẽ mở mới các tuyến từ TPTH đI Nông Cống, Hậu Lộc, Nga Sơn.

- Dự kiến xây dựng mới 04 cầu vượt sông: 03 cầu qua sông Mã là: Cầu Nguyệt Viên; cầu Lễ Môn; cầu Quảng Phú và cầu Thiệu Khánh qua sông Chu.

+ Về giao thông ngầm trong đô thị: Xác định các tuyến giao thông ngầm, các công trình ngầm phục vụ cho đô thị sẽ được xây dựng trong tương lai để quản lý.

2. Các vùng cấm xây dựng: Ven đê, hành lang bảo vệ điện, hành lang bảo vệ tuyến cáp thông tin Quốc gia, đường sắt Bắc Nam, hành lang bảo vệ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, phễu bay… theo quy định của pháp luật.

- Hành lang bảo vệ lưới điện:

+ Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh theo quy định trong bảng sau:

Điện áp

Đến 22 Kv

35 Kv

66-110 Kv

220 Kv

500 Kv

 

Dây bọc

Dây trần

Dây bọc

Dây trần

Dây trần

Khoảng cách

1,0m

2,0m

1,5m

3,0m

4,0m

6,0m

7,0m

- Khoảng cách ly bảo vệ nguồn nước:

+ Đối với công trình thu nước sông: Cách thượng lưu 200m, hạ lưu 100m ; Đối với hồ cấp nước: Khoảng cách từ mép hồ đến tường rào mỗi phía là 100m; Đối với nhà máy nước: Tường rào nhà máy cách nhà ở, công trình công cộng 300m.

- Nghiêm cấm:

+ Đào hố phân, rác, hố vôi.

+ Chăn nuôi, xả rác và nước thải sinh hoạt.

+ Bên trong tường rào không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.

Điều 10. Các khu dự trữ phát triển chưa sử dụng: ( đất nông nghiệp, đất trũng, bãi bồi, đất hoang hoá, đất có chứa khoáng sản).

1. Vị trí, diện tích.

- Diện tích đất dự trữ phát triển khu dân cư và các chức năng khác khoảng 425 ha nằm tại các khu vực Bắc sông Mã, phía Đông cao tốc sắt – bộ, khu vực xã Quảng Thắng, xã Quảng Thành và thị trấn Môi.

- Diện tích đất dự trữ phát triển KCN khoảng 300 ha chủ yếu tại vị trí phía Nam thành phố.

2. Quy định về sử dụng đất đai.

- Trong khu đất dự trữ phát triển chỉ được phép sử dụng đất vào các mục đích sản xuất, tạm thời có thời hạn theo phân đợt xây dựng của đồ án quy hoạch chung xây dựng.

3. Các quy định về xây dựng.

- Không cấp phép xây dựng các công trình thuộc các khu trên.

Điều 11. Thiết kế đô thị

1. Các vùng nghiên cứu kiến trúc cảnh quan.

Địa hình của Thành Phố Thanh Hoá đa dạng về địa hình, là sự phối kết hợp của địa hình vùng Trung du vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ, vùng Đồng Bằng Bắc Bộ tạo thành sinh cảnh thiên nhiên, cảnh quan phong phú đa dạng tạo được điểm nhấn không gian trong thiết kế cảnh quan cũng như phân khu chức năng đô thị.

Nghiên cứu địa hình khu vực thành Phố Thanh Hoá phân làm 03 dạng địa hình chính:

Vùng đồi núi: ( Sơn hệ Tây Bắc gồm dãy núi Hàm Rồng, Rừng Thông, núi Mật, núi Long, núi Nhồi…).

Vùng đất bằng: Bao gồm khu vực nội thành và toàn bộ minh đường từ cánh đồng Thọ Hạc đến Quảng Tâm ).

Vùng đất trũng: Bao gồm các khu vực ruộng trũng đầm hồ Tả hữu ngạn sông Mã.

* Gắn kết hệ thống cây xanh mặt nước, đồi núi, đồng bằng thành bộ khung thiên nhiên bảo vệ môi trường vững chắc kết hợp cùng cấu trúc không gian quy hoạch các khu chức năng. Tạo lập một thành phố hiện đại đồng bộ hài hòa cùng hệ khung tự nhiên, phát triển bền vững.

2. Các trục không gian cảnh quan chính.

a) Trục cảnh quan hướng Bắc Nam (tuyến quốc lộ 1A)

- Trục không gian chủ đạo hướng Bắc Nam: Kết nối từ cửa ngõ phía Bắc gắn kết với trục Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Bắc Nam nối liền các không gian các khu đô thị sinh thái – (khu du lịch núi Hàm Rồng, sông Mã) kết thúc trục là cổng chào phía Nam. Tại cổng phía Bắc tổ chức các cổng chào với hình thức kiến trúc mang tính biểu tượng đặc trưng của thành phố Thanh Hoá nói riêng và tỉnh Thanh Hoá nói chung với hình thức kiến trúc hoành tráng gây cảm giác, thị giác tốt cho người dân khi đi qua.

- Đây là trục không gian có những tổ hợp kiến trúc và cảnh quan với những tổ hợp kiến trúc công trình đa dạng bao gồm nhiều khu chức năng trong thành phố ( Khu dân cư; trung tâm hành chính; trung tâm dịch vụ thương mại; khu công nghiệp ( KCN Bắc sông Mã, KCN nam Thành phố, KCN Tây Bắc Ga..). Kiến trúc các công trình dịch vụ thương mại, nhà ở dân dụng, khách sạn thương mại hai bên trục bố trí có sự liên kết hài hoà. Ngoài ra về mặt thiết kế khí động lực học cũng tận dụng được sự lưu thông của gió tự nhiên từ biển thổi vào, và ánh sáng trực tiếp vào các công trình kiến trúc. Các công trình trên trục bố trí đăng đối hai bên trục tổ chức các khoảng lùi công trình để tạo không gian đóng tăng sự gắn kết các công trình bằng sự hợp khối kiến trúc, tạo không gian mở để tạo sự giao thoa với địa hình tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên.

b) Trục cảnh quan Đại lộ Lê lợi ; Đại lộ Đông Tây.

- Trục không gian Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Đông Tây có chức năng kết nối từ Đông sang Tây liên kết hệ thống tuyến đường vành đai và các tuyến đường nội đô của Thành phố. Trong đó Trục Đại lộ Lê Lợi là trục Trung tâm Hành chính, Thương mại dịch vụ, nơi có Quảng trường trung tâm, khu công viên nước. Đây được xác định tuyến cảnh quan cần thể hiện rõ hình ảnh đặc trưng của Thành phố qua hình thức kiến trúc khối công trình, quảng trường, cây xanh.

- Trên trục bố trí nhiều hướng mở ra hướng Bắc Nam để mạng giao thông chuyên dùng trong các khu chức năng thuận lợi vì đây là khu vực có mật độ giao thông cao.

- Tạo khoảng lùi các tổ hợp công trình để thiết lập các không gian quảng trường công cộng lớn, các không gian công cộng này liên kết các hệ thông giao thông như xe buýt, xe chuyên dùng. Tại các quảng trường công cộng tổ chức các khu công viên cây xanh vui chơi TDTT, phối kết các thảm xanh tạo thành không gian xanh, là lõi của khu chức năng. Đây là hình thức không gian đóng với trọng tâm là lõi xanh công viên. Các không gian này được liên kết lại thành hệ không gian với trọng tâm là lõi xanh và gắn kết lại bằng hệ thống các quảng trường công cộng, quảng trường giao thông và hệ thống trục giao thông.

- Hình thức, khối tích công trình phụ thuộc vào các yếu tổ công năng hoạt động của từng khu nhưng vẫn đảm bảo hài hoà với các tổ hợp kiến trúc xung quanh và tuân thủ nguyên tắc thiết kế các không gian quy hoạch có hướng mở ra phía Đông.

c. Trục cảnh quan du lịch núi Hàm Rồng - Sông Mã.

- Hình thành các trục cảnh quan du lịch núi Hàm Rồng, sông Mã, các không gian này tổ chức các công trình nhà ở sinh thái mái dốc 1-2 tầng theo địa hình tự nhiên phối kết các công trình dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí phục vụ du lịch, màu sắc công trình đa sắc tạo không gian sinh đông trong khu du lịch, bố trí các hệ thống bể phun nước, bể tràn theo các bậc thềm địa hình tạo không khí mát mẻ, trong lành để cân bằng với khí hậu hè nóng của vùng Bắc Trung Bộ – Tỉnh Thanh Hoá.

- Tổ chức các trục đi bộ xung quanh có các kiến trúc nhỏ như vườn tượng, trụ biểu, tiểu cảnh.v.v.. tổ chức các điểm du lịch núi, các điểm vọng cảnh trên các đỉnh núi kết nối với các trục đi bộ tạo thành một quần thể các điểm du lịch núi. Trên trục bố trí nhiều hướng tuyến kết nối với không gian mở xung quanh và kết trục đi bộ gắn kết các không gian chức năng khác của toàn khu.

d) Trục cảnh quan tuyến đường vành đai.

Là trục đường bao quanh nội thành, gắn kết các chức năng;

- Trên trục bố trí nhiều hướng mở ra hướng Bắc Nam để mạng giao thông chuyên dùng trong các khu chức năng thuận lợi vì đây là khu vực có mật độ giao thông cao, các phương tiện giao thông siêu trường, siêu trọng hoạt động.

- Tạo khoảng lùi các tổ hợp công trình để thiết lập các không gian quảng trường công cộng lớn, các không gian công cộng này liên kết các hệ thông giao thông như xe buýt, xe khách, xe chuyên dùng, xe đa năng.

- Tại các khu công cộng tổ chức các khu công viên cây xanh vui chơi TDTT, phối kết các thảm xanh tạo thành không gian xanh, là lõi của khu chức năng. Đây là hình thức không gian đóng với trọng tâm là lõi xanh công viên. Các không gian này được liên kết lại thành hệ không gian với trọng tâm là lõi xanh và gắn kết lại. Bằng hệ thống các quảng trường công cộng, quảng trường giao thông và hệ thống trục giao thông.

- Hình thức, khối tích công trình phụ thuộc vào các yếu tố công năng hoạt động của từng khu nhưng vẫn đảm bảo hài hoà với các tổ hợp kiến trúc xung quanh và tuân thủ nguyên tắc thiết kế các không gian quy hoạch có hướng mở ra sông Mã và chiều cao công trình từ thấp đến cao.

e) Trục cảnh quan hệ thống kênh, sông nội đô.

- Tôn trọng địa hình tự nhiên, hạn chế đào đắp san gạt. Lấy trục không gian chủ đạo là mặt sông Nhà Lê và sông Hạc, sông Quảng Châu đặc trưng của không gian mặt nước là nhịp điệu mặt nước, chỗ rộng, chỗ hẹp, không gian mở mặt nước phối kết cùng thảm cây xanh thực vật. Trục cảnh quan sông được gắn kết bằng các khu ở sinh thái, công viên cây xanh, khu du lịch thành một tổng thể hệ sinh thái đặc trưng khu vực Bắc Trung Bộ.

- Các công trình tại đây là các tiểu công trình kiến trúc 1– 3 tầng, hình thức kiến trúc mang đậm chất địa phương, linh hoạt trong cách bố trí công trình, theo địa hình tự nhiên. Phối kết các công trình linh hoạt theo từng nhóm, từng cụm, theo tuyến điểm , trục cảnh quan ven sông. Mỗi khu tạo được sản phẩm đặc trưng đem lại một nét riêng cho thành phố.

- Trục cảnh quan sông Nhà Lê, sông Hạc, kênh Bắc cũng là lõi xanh của toàn Thành phố, gắn kết các khu chức năng khác. Hệ thống cây xanh mặt nước cũng là lá phổi điều tiết về không khí và độ ẩm cần thiết cho toàn khu. Tạo lập một thành phố xanh, hiện đại phát triển bền vững.

- Trục không gian xanh gắn kết các quảng trường, các điểm nhấn trọng tâm, các khu vực cửa ngõ với cảnh quan tự nhiên, địa hình tự nhiên khu vực quy hoạch.

f) Khu du lịch sinh thái đồi núi.

- Khu vực công viên sinh thái ven núi: Quy hoạch theo độ dốc của núi, tránh san gạt phá vỡ địa hình, tạo lập các khu nhà nghỉ núi, khu lâm viên, công viên sinh thái, Chỉ nên bố trí trồng cây xanh, cây bụi, thảm cỏ và các tuyến đường du lịch giã ngoại. Tạo các điểm nhìn trên núi về các hướng có tầm nhìn đẹp.

g.)Các khu cây xanh, thể dục thể thao.

Các khu công viên cây xanh, công viên nước, khu trung tâm cây xanh, khu thể dục thể thao Bắc Miền Trung, khu cây xanh thảm thực vật phía Tây Thành Phố kéo dài từ núi Hàm Rồng qua núi Rừng Thông - núi Nhồi về núi Vức, khu cây xanh đồi núi kết hợp hồ nước phục vụ ngắm cảnh, nghỉ ngơi, và hệ thống cây xanh cách li của các khu công nghiệp.

h) Cấu trúc các khu ở:

- Quy hoạch chung Thành Phố Thanh Hoá: Cơ bản tuân thủ theo quy hoạch đã được duyệt có sự vi chỉnh lại khoảng cách li đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường với, điều chỉnh quy mô và giải pháp kiến trúc cho phù hợp với tính chất là khu ở.

- Các khu đô thị mới: Mỗi khu đô thị được quy hoạch gồm nhiều đơn vị ở (tương đương các phường). Các đơn vị ở được quy hoạch gồm các loại hình nhà ở cao tầng gắn với trung tâm các đô thị, các khu nhà ở vườn – biệt thự, các khu nhà ở thấp tầng. Khu dân cư thuộc các xã Đông Hương, Đông Hải, Quảng Thành .v.v... được tổ chức thành khu đô thị hiện đại.

- Các không gian công cộng đơn vị ở gắn với trục giao thông liên khu ở hoặc đường chính khu ở, nằm ở vị trí cửa ngõ các đơn vị ở. Trục đường chính dẫn đến các trung tâm đơn vị ở cần có thiết kế đặc biệt như lưu ý về chủng loại cây trồng, vật liệu lát vỉa hè, đèn chiếu sáng.

- Các không gian mở là những không gian xanh, mặt nước cần bố trí liên hệ trực tiếp với các nhóm nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng như: Trường học, sân chơi, sân tập thể dục hàng ngày của người dân trong đơn vị ở.... cố gắng tạo ra những cảm giác yên tĩnh, môi trường trong sạch. Ưu tiên xây dựng các công trình cao tầng. Hình thành trong lõi các khu đô thị mới các không gian mở với những kích thước đa dạng và các tuyến đi bộ tới khu trung tâm công cộng.

- Hình thành tuyến điểm công trình cao tầng tạo điểm nhấn cho khu vực. Dọc trên các tuyến đường chính xây dựng các công trình có chức năng sử dụng tổng hợp (nhà ở kết hợp với công cộng). Khoảng cách giữa các công trình cao tầng được thiết kế đảm bảo thông thoáng, đảm bảo diện đổ bóng nhiều nhất tạo không gian mát cho mùa hè. Tạo tính dẫn hướng đến các không gian mở hoặc không gian trung tâm công cộng.

- Xây dựng các khu vui chơi giải trí trong lõi các đơn vị ở, không bị tác động từ các ảnh hưởng của tuyến giao thông chính.

- Các công trình phục vụ công cộng đơn vị ở bố trí trong lõi khu đô thị mới, đảm bảo bán kính phục vụ theo tiêu chuẩn quy phạm.

- Các khu thấp tầng được xây dựng đồng bộ và thống nhất về ngoại thất kiến trúc phù hợp với địa hình và cảnh quan tự nhiên

- Xây dựng Khu đô thị sinh thái gắn với tại khu núi Hàm Rồng, khu ven sông Mã, khu đồi núi phía Tây kết hợp loại hình du lịch sinh thái vườn đồi gắn với mặt nước. Giữ lại cấu trúc làng sinh thái truyền thống với các yếu tố cơ bản cấu thành một làng truyền thống như đình, chùa, miếu, sân đình, ao, giếng nước, nhà thờ tổ (khu núi Hàm Rồng). Tạo ra mối liên kết bằng các tuyến không gian cây xanh, mặt nước hoặc tuyến giao thông. Các làng sinh thái truyền thống được gắn kết với nhau bằng các tuyến tham quan tạo ra không gian du lịch chuyên biệt. Tổ chức thêm các không gian đệm, các vành đai xanh bảo vệ không gian kiến trúc cho các làng truyền thống.

3. Quy định về mật độ xây dựng – tầng cao xây dựng.

a) Quy định đối với tầng cao xây dựng.

Đảm bảo những thiết kế mang lại hiệu quả dài hạn cho hình thái Thành phố Thanh Hoá, nghiên cứu về nhịp điệu tầng cao công trình vì vậy tại các khu đô thị hiện đại bố trí các chung cư cao tầng 15 - 25 tầng làm điểm nhấn trọng tâm.

Các công trình cửa ngõ phía Bắc, phía Nam, tổ chức các công trình hoành tráng, biểu hiện tính truyền thống đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá.

Nghiên cứu tạo sự tương phản về màu sắc, hình khối và các đặc trưng khác cho các khu xây dựng mới, hình dạng công trình phải hài hoà với các không gian xanh, không gian địa hình cảnh quan xung quanh.

Chiều cao các công trình phù hợp với mô hình tuyến trục toàn khu, phù hợp với chiều cao và các công trình xung quanh nó theo các quy chuẩn xây dựng.

b) Quy định đối với mật độ xây dựng.

Đề ra quy định mối quan hệ giữa kích thước xây dựng và hình khối công trình kiến trúc , giữa mật độ xây dựng với chiều cao để tạo hiệu quả cảnh quan kiến trúc và hình ảnh đặc trưng cho không gian thành phố. Công trình cao tầng, thấp tầng, trung bình kết nối và hợp khối tạo thành quần thể hài hoà, phù hợp không gian xung quanh, qua đó nâng cao hiệu quả tầm nhìn cho các tổ hợp công trình nghiên cứu.

Các khu chức năng có công trình to lớn đồ sộ như khu đô thị hiện đại, khu công nghiệp, khu trường giáo dục đào tạo v.v…có sự chuyển tiếp với các khu xây dựng thấp tầng mật độ cao ( khu du lịch, khu làng sinh thái , khu công viên TDTT ).

Tại các khu vực trọng tâm – trọng điểm đề nghị bố trí công trình cao tầng mang tính dẫn hướng, điểm nhấn trọng tâm. Các công trình thấp tầng tạo nên tạo sự đồng nhất cho các diện của các trục chủ đạo khu kinh tế, tạo sự hài hoà của tổng thể đô thị.

Các công trình tạo điểm nhấn đô thị, việc sử dụng màu sắc và độ tương phản rõ ràng tạo đặc trưng về màu sắc cho các khu chức năng.

+ Nghiên cứu đề ra quy định khoảng cách giữa các công trình cao tầng để đảm bảo thông thoáng cho các không gian đệm, đảm bảo diện đổ bóng nhiều nhất tạo không gian mát cho các khối tích và không gian công trình xung quanh.

+ Quy định trước các công trình cửa ngõ, công trình trọng tâm, phải có khoảng lùi tuỳ theo điều lệ quản lý xây dựng, các khoảng không gian này được gắn kết với quảng trường vườn hoa công viên liên hệ cùng hệ quảng trường công cộng.

+ Chú ý các vùng đệm là các nút giao thông cùng cốt, khác cốt có diện tích lớn, tại đây ngoài các không gian cây xanh, quảng trường cần nghiên cứu các công trình có hình thái kiến trúc ăn nhập uốn lượn kể cả về chiều cao và độ lớn phù hợp với không gian xung quanh, đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện tham gia giao thông.

4. Thiết chế về bảo vệ cảnh quan tự nhiên trong quy hoạch đô thị.

+ Bảo vệ cảnh quan đặc trưng cho các khu đô thị, các khu du lịch trong vùng cảnh quan sông Mã, sông Hạc, sông Nhà Lê, núi Hàm Rồng, núi Đọ, núi Rừng Thông.v.v… bằng quy định hạn chế san gạt địa hình tự nhiên, tôn tạo khu cây xanh, rừng trồng, cải tạo trồng mới cây xanh, thảm cỏ dọc các tuyến phố, quanh các khu ở, bảo vệ diện tích mặt nước sông, hồ, phát triển thảm thực vật bao quanh, khuyến khích tổ chức không gian vườn trong các khu ở, các hàng rào cây xanh trong từng công trình nhà ở, công trình công cộng, các trục giao thông đô thị. Hình thức kiến trúc hài hoà với thiên nhiên và môi trường tự nhiên hiện trang.

+ Nghiên cứu sử dụng các trang thiết bị kiến trúc, kỹ thuật phù hợp với môi trường cảnh quan xung quanh trong các thiết kế tạo cảnh quan đô thị

+ Tạo không gian mở và các khung cảnh, cảnh quan đô thị là điểm đón của các trục chủ đạo và là trung tâm cho các hoạt động

+ Tuân thủ bố trí các tuyến điểm đỗ xe, các bến đỗ hợp lý, an toàn, tiện lợi phục vụ cho các hoạt động sản xuất, các hoạt động sinh hoạt trong thành phố, các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động du lịch được nghiên cứu khi thiết kế đô thị giao thông.

+ Quy định các khoảng cách trồng cây ven đường, các diện tạo hàng rào cây xanh, các điểm đặt thiết bị trên đường phố, các khu vực quanh mặt nước cần đảm bảo độ che phủ của cây xanh và đảm bảo khoảng lùi và tầm nhìn đến các công trình và địa hình.

5. Quy định thiết kế cảnh quan xung quanh tổ hợp công trình chức năng.

+ Đảm bảo diện tích trồng xây xanh, tăng cường độ che phủ, bóng cây trong khoảng sân vườn bao quanh công trình và mặt trước công trình, tăng cường xây dựng các bể cảnh có phun hơi nước nhân tạo ( vì đây là khu vực nắng nóng thường xuyên) đạt 25-35% diện tích cây xanh.

+ Đối với các khoảng sân vườn dành cho trồng hoa, cây cảnh cần được thiết kế hài hòa về mầu sắc, hình khối với các không gian xung quanh. Các khoảng không gian thoáng, khoảng lùi của các công trình cần được bảo vệ theo quy chuẩn thiết kế. Các đường dạo, đường xe ra vào công trình cần được kết nối hợp lý với đường giao thông khu vực, đảm bảo tuân thủ theo mạng chung của thành phố.

+ Khu vực xung quanh mặt nước tự nhiên thường được gắn kết với không gian cây xanh là khu vực cảnh quan của đô thị. Đây là khu vực này cần được giữ gìn bảo vệ, tôn tạo, khuyến khích xây dựng tăng mật độ cây xanh 2 bên sông.

6. Bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa kiến trúc cũ và mới.

+ Xây dựng và phát triển hài hoà giữa các công trình cũ và mới trong đô thị. Tránh sự đối chọi về màu sắc, hình dáng và các đặc điểm khác khi xây dựng các công trình mới trong một quần thể thống nhất.

+ ở các vị trí đặc biệt trong đô thị chất lượng thiết kế các công trình kiến trúc phải đảm bảo tính thẩm mỹ cao gây được ấn tượng tốt đẹp, tự hào trong cộng đồng dân cư.

- Khi thiết kế các công trình kiến trúc phải chú trọng việc thiết kế hình dáng và chiều cao công trình sao cho hài hoà, thống nhất với cảnh quan trong khu vực.

- Khi thiết kế một quần thể công trình hay các cụm công trình phải chú trọng về tỷ lệ chiều cao chung của cả quần thể tránh sự tương phản, vượt trội.

7. Quy định về biển hiệu, biển quảng cáo:

- Bao gồm các hệ thống thông tin, hệ thống tín hiệu nhằm mục đích truyền đạt thông tin trong môi trường xã hội công cộng của thành phố đặc biệt là tại các tuyến giao thông, quảng trường v.vĐịnh hướng cho các hoạt động, sinh hoạt, cộng đồng, truyền bá thông tin, quảng cáo trong môi trường đô thị.

- Các biển hiệu, biển quảng cáo cần được bố trí bóng điện đặt âm bên trong hoặc đèn halogen chiếu, dọi bên ngoài để tạo màu sắc, ánh sáng về đêm cho đô thị (đối với các biển hiệu tên đường, phố, số nhà và các biển hiệu giao thông cần được phủ sơn phản quang để dễ nhận biết về đêm).

- Phân loại :

Việc phân loại không gian đô thị tạo cơ sở cho việc nghiên cứu các loại biển báo giúp cho việc thông tin thị giác trong đô thị đạt hiệu quả tốt về thẩm mỹ và phù hợp với các đối tượng khác nhau trong việc tiếp nhận các thông tin.

+ Không gian ngoại vi và cửa ngõ đô thị :

Đối với các quảng trường giao thông cửa ngõ đô thị, quảng trường đầu cầu, quảng trường trước ga, bến tàu, sân bay v.v... Đây là phần không gian ngoại thị, thường có các công trình giao thông đối ngoại của đô thị như sân bay, bến cảng v.v..., là cửa ngõ đón khách vào đô thị. Không gian này còn mang tính chất của khung cảnh thiên nhiên và các đường giao thông cao tốc nên các biển quảng cáo cần làm to, trình bày đơn giản rõ ràng, ở tầm nhìn thuận tiện đối với người lái xe. Các biển quảng cáo có thể có kích thước lớn nhưng không được lấn át các tín hiệu giao thông và không che khuất cảnh quan. Đối với quảng trường cửa ngõ vào thành phố cần được nghiên cứu chu đáo để tạo nên cảnh quan hấp dẫn, tạo ấn tượng tốt đối với khách vào thành phố.

+ Không gian lưu thông nội thị :

Đối với khu vực trung tâm thành phố: Đây là phần đi lại bên trong đô thị với các loại biển báo như tên phố, tên quảng trường, tên công trình; chiều và hướng giao thông, điểm đỗ xe và hàng loạt tín hiệu giao thông khác. Trong phạm vi nội thành có nhiều công trình xây dựng với hàng loạt chi tiết kiến trúc lớn nhỏ, các biển báo cần được trình bày với hình thức và màu sắc sao cho không lẫn với các chi tiết kiến trúc. Các biển quảng cáo ở khu vực này không được có kích thước quá lớn, không được che khuất các biển báo giao thông.

Gắn liền với hệ thống giao thông nội thị là các quảng trường với hai loại chủ yếu: quảng trường giao thông (tại nút giao thông, lối lên cầu, lối vào bến xe...) và quảng trường kiến trúc (trước các công trình kiến trúc quan trọng). Tại các quảng trường giao thông thì các biển báo giao thông là quan trọng nhất, được ưu tiên đặt tại các vị trí thích hợp, các biển quảng cáo không được phép đặt tại đây vì sẽ hạn chế tầm nhìn, dễ gây tai nạn giao thông. Tại các quảng trường kiến trúc, một loại không gian mang tính thẩm mỹ cao, các biển quảng cáo phải được đặt theo đồ án kiến trúc cảnh quan đã duyệt.

+ Không gian giao tiếp công cộng và nơi vui chơi giải trí:

- Đối với các trung tâm khu vực chức năng thành phố.

Không gian này là nơi sinh hoạt văn hoá, giao tiếp, mua bán và vui chơi giải trí. Hoạt động ở đây không quá nhanh nên con người có điều kiện để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các hình tượng kiến trúc cũng như các vật thể trang trí khác. Vì vậy, các loại biển báo đặt trong không gian này cần được nghiên cứu tỉ mỉ để có sự hài hoà nơi khung cảnh thẩm mĩ chung.

Các loại biển báo ở đây thường để chỉ dẫn tới các điểm phục vụ công cộng như nhà vệ sinh, bến đỗ xe, trạm y tế v.v... Do tính chất phổ biến của loại thông tin này nên thường được trình bày theo một dạng tạo hình nghệ thuật.

+ Không gian quảng trường khu ở:

Khu ở là không gian lớn nhất đô thị. Yêu cầu về thông tin ở đây chủ yếu để giúp cho người xa là dễ tìm một địa chỉ cần thiết. Vì thế, tại những lối vào chính rất cần có một sơ đồ chỉ dẫn về đường đi lối lại và vị trí của những cụm nhà chủ yếu được trình bày dưới dạng (phù điêu) với hình thức nghệ thuật thích hợp và những chỉ dẫn dễ hiểu, hình thức trang trí hấp dẫn mà vẫn thể hiện đầy đủ chức năng của tín hiệu thông tin.

Bảng quan hệ kiến trúc nhỏ với chức năng không gian

Hình thức kiến trúc nhỏ

Chức năng không gian

Hành Chính Chính trị

Văn hoá

Tưởng niệm

Tôn giáo

Thương mại

Đầu mối giao thông

Chòi hóng mát

9

5

ù

9

ù

5

kiốt điện thoại

9

5

ù

9

5

5

bể cảnh , vòi phun

9

5

5

5

9

5

bảng thông tin quảng cáo

9

ù

9

9

5

5

dàn hoa bồn hoa

9

5

5

5

ù

9

cổng hàng rào

9

ù

5

5

9

9

cột điện, cột đèn

5

5

5

ù

5

ù

cột cờ

5

9

ù

ù

5

9

bàn ghế ngoài trời

9

5

ù

ù

ù

5

nhà đợi xe

9

5

ù

9

5

5

9 - Không sử dụng ; ù - Sử dụng hạn chế ; 5 - Sử dụng nhiều

8. Khống chế cao độ xây dựng.

a) Chỉ định tầng cao xây dựng theo từng khu vực và cụ thể tại các điểm nhấn đô thị.

b) Khống chế cốt xây dựng theo khu vực xây dựng.

- Xác định cao độ nền xây dựng hợp lý cho từng khu vực, bảo đảm cao độ nền tối thiểu ≥ 3,0m.

Điều 12. Kiểm soát môi trường, chú trọng nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

- Bảo vệ khu vực dân cư không bị ô nhiễm tiếng ồn, không khí và sự an toàn trong giao thông. Tạo những khu vực vành đai cách ly cho dân cư để tránh tiếng ồn và tạo sự an toàn khi khu dân cư ở gần các đường giao thông cao tốc, đường sắt cao tốc, đường Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam. Sử dụng các giải pháp chống ồn như kính chắn, cây xanh.v.v...

- Cung cấp đủ ánh sáng cho các khu vực công cộng.

- Thiết kế các đường dành cho người đi bộ, các khu vực đậu đỗ xe để tránh nguy hiểm cho người đi bộ.

- Đảm bảo các đường giao thông thuận tiện, an toàn đến các khu vực công viên, nghỉ ngơi vui chơi.

- Khuyến khích phát triển và duy trì các khu vực cảnh quan xung quanh các hồ: Hồ Thành; hồ Kim Quy, hồ Máy Đèn, các hồ chứa điều hoà nước, ven các kênh, sông: Sông Mã; sông Nhà Lê; sông Hạc; sông Quảng Châu; Kênh Vinh, các công viên cây xanh mặt nước trong các khu dân cư.

- Khuyến khích trồng cây xanh trên vùng đồi núi, kết hợp hệ thống cây lâm nghiệp, cây xanh cách ly các khu công nghiệp, các công trình đầu mối xử lý nước thải, chất thải rắn…

- Tạo nhiều đường đi bộ an toàn và thuận tiện, tránh hoặc giảm tối thiểu các điểm đầu mối giao thông trong khu dân cư.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 13. Khen thưởng.

Đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng và chính quyền địa phương: Việc tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng theo đúng với quy chế đề ra sẽ là điều kiện để xét thi đua khen thưởng hàng năm của đơn vị.

Đối với các cá nhân và tập thể: Việc thực hiện tốt quy chế là căn cứ quan trọng để tuyên dương khen thưởng theo các quy định chung của chính quyền.

Đối với các nhà đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, thi công: Việc thực hiện tốt quy chế này sẽ là các căn cứ để biểu dương, khen thưởng, xem xét cho tiếp tục đầu tư, hành nghề trên địa bàn.

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và sử lý vi phạm.

- Các cơ quan quản lí chuyên ngành về xây dựng, đất đai và chính quyền địa phương có trách nhiệm thực hiện việc thanh tra các hoạt động quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai xây dựng trong phạm vi áp dụng quy chế quy hoạch xây dựng.

- Việc xử lý vi phạm thực hiện theo Nghị định số 23/2008/NĐ-CP ngày 27/02/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Các văn bản pháp luật khác hiện hành có liên quan.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Mọi tổ chức và cá nhân có hoạt động xây dựng trong phạm vi của thành phố Thanh Hoá có trách nhiệm thi hành nghiêm túc các quy định của quy chế này.

Mọi vi phạm của quy chế này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.

Điều 16. Giao cho Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá, UBND thành phố Thanh Hoá chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện quy chế và cùng với chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý xây dựng theo đúng các quy định trong quy chế này.

Điều 17. Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xây dựng thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và bản Quy chế này được ấn hành và lưu giữ tại:

- Bộ Xây dựng;

- UBND tỉnh Thanh Hoá;

- Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hoá;

- UBND thành phố Thanh Hoá.

Điều 18. Quy chế này có giá trị và được thi hành kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước đây trái với quy định tại bản Quy chế này đều bãi bỏ. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị phản ảnh về Sở Xây dựng để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét giải quyết./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác