Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 1261/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn | Người ký: | Nguyễn Long Hải |
Ngày ban hành: | 19/07/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1261/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Nguyễn Long Hải |
Ngày ban hành: | 19/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1261/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 19 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về kết quả giám sát và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 191/TTr-STNMT ngày 18/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Các Sở, ngành, địa phương có liên quan căn cứ theo chức năng nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện Đề án, nhằm đảm bảo đạt hiệu quả trong quản lý hoạt động khoáng sản, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh định kỳ 01 lần/năm về tình hình thực hiện Đề án; chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ QUY HOẠCH, THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, VẬN CHUYỂN,
TIÊU THỤ KHOÁNG SẢN, CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH TỪ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ
KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2017-2020
Sau 04 năm thực hiện “Đề án nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2017-2020” tại Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 22/6/2017 (gọi tắt là Đề án Quản lý khoáng sản giai đoạn 2017-2020), với sự tham gia phối hợp của các sở, ngành và địa phương liên quan, công tác quản lý khoáng sản đã có bước chuyển biến tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, nhất là trách nhiệm trong việc nộp ngân sách nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, địa phương trong công tác quản lý khoáng sản của tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể như sau:
1. Công tác quản lý quy hoạch khoáng sản
Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 05 Nghị quyết bổ sung 28 khu vực khoáng sản vào quy hoạch khoáng sản của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020, đồng thời ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 17/7/2020 cho phép kéo dài thời kỳ thực hiện quy hoạch khoáng sản của tỉnh đến thời điểm quy hoạch tỉnh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, quyết định theo Luật Quy hoạch. Ngoài ra, UBND tỉnh báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung 02 khu vực có tiềm năng khoáng sản và 03 dự án nhà máy chế biến khoáng sản vào quy hoạch, làm cơ sở để cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương và gia tăng giá trị công nghiệp cho tỉnh.
2. Công tác quản lý cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh đã cấp 13 giấy phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng tại 18 khu vực khoáng sản. Công tác tham mưu cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản được cơ quan chuyên môn thực hiện đảm bảo theo đúng quy hoạch, trình tự và thủ tục đảm bảo theo đúng quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong thời gian doanh nghiệp thi công thăm dò, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND cấp huyện và UBND cấp xã kiểm tra, giám sát thi công đề án (tối thiểu 02 lần/đề án). Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, các doanh nghiệp thực hiện tốt về công tác thăm dò khoáng sản theo đề án đã phê duyệt. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 16 giấy phép thăm dò còn hiệu lực, trong đó 09 giấy phép thăm dò khoáng sản do UBND tỉnh cấp và 07 giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (số liệu chi tiết tại Phụ lục số 01).
3. Công tác cấp phép khai thác khoáng sản; quản lý sản lượng khai thác
3.1. Công tác cấp phép:
Giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh cấp 17 giấy phép khai thác khoáng sản các loại. Công tác tham mưu cấp phép khai thác khoáng sản được thực hiện đảm bảo theo quy hoạch, trình tự và thủ tục quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 49 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực, trong đó 10 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và 39 giấy phép do UBND tỉnh cấp (số liệu chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo).
Thực hiện quy định của Luật Khoáng sản và Luật Đấu giá tài sản, UBND tỉnh phê duyệt 02 kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Đến nay, đã tổ chức đấu giá thành công 07 khu vực.
3.2. Công tác quản lý sản lượng:
Công tác quản lý sản lượng khoáng sản khai thác của các doanh nghiệp được cơ quan chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản. Đối với khoáng sản kim loại (tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Đồn), để quản lý, giám sát chặt chẽ, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án tại Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 giao Sở Công Thương và UBND huyện Chợ Đồn thực hiện. Bên cạnh đó, việc quản lý sản lượng khoáng sản khai thác còn được Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-BTNMT ngày 01/3/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng được cập nhật 6 tháng 01 lần. Thông qua hệ thống trạm cân điện tử và Camera đã giám sát khối lượng khoáng sản vận chuyển của các doanh nghiệp bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, hệ thống hoạt động tại một số mỏ chưa ổn định, chưa truyền tải đầy đủ thông tin về Trung tâm giám sát do ảnh hưởng của thời tiết, mất điện, thiếu nhân lực chuyên môn để vận hành, khắc phục.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Hàng năm, các cơ quan chuyên môn của tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm; bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương trong quá trình thực hiện, đảm bảo không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Để triển khai công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 344/KH-UBND ngày 13/9/2017 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 02/7/2012 và Kết luận số 10-KL/TU ngày 28/7/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây hủy hoại môi trường trên địa bàn tỉnh. Đến nay trên địa bàn tỉnh về cơ bản đã chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương xảy ra khai thác trái phép quy mô nhỏ lẻ, tại các vùng sâu xa, đi lại khó khăn. Kết quả kiểm tra, xử lý như sau: (1) Công an tỉnh đã thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý 85 vụ/93 đối tượng vi phạm về hoạt động khoáng sản. Trong đó phát hiện và xử lý 64 vụ/74 đối tượng vi phạm (khởi tố 02 vụ, 01 bị can về hành vi tàng trữ, vận chuyển vật liệu nổ trái phép để khai thác quặng tại huyện Chợ Đồn; xử lý vi phạm hành chính 30 vụ/41 đối tượng về hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép với số tiền phạt 77,2 triệu đồng, tịch thu 45,1m3 cát; xử lý vi phạm hành chính 02 vụ/02 đối tượng về hành vi không giao nộp và không thực hiện thủ tục nhập kho VLNCN để khai thác khoáng sản trái phép với số tiền 23 triệu đồng; xử lý vi phạm hành chính 30/30 đối tượng về hành vi vận chuyển khoáng sản quá tải với số tiền xử phạt 93,7 triệu đồng); chuyển cơ quan chức năng xử lý 21 vụ/19 tổ chức có hành vi vận chuyển tiêu thụ, cất giữ khoáng sản trái phép, tịch thu 2,033 tấn quặng ôxit kẽm, 486,17 tấn quặng sắt, 43,895 tấn than cacbon, 45,2m3 cát. (2) UBND các huyện, thành phố: Tổ chức kiểm tra hơn 200 lượt, phát hiện xử lý vi phạm hành chính 16 đối tượng; xử phạt 21,4 triệu đồng; thu giữ, tiêu hủy nhiều dụng cụ, máy móc thiết bị.
Kết quả thực hiện đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ các quy định trong hoạt động khoáng sản và ngăn ngừa, đẩy lùi được tình trạng khai thác khoáng sản trái pháp luật.
5. Công tác thu, nộp ngân sách
Giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh ban hành 25 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản với tổng số tiền 12,811 tỷ đồng (trong đó 16 quyết định phê duyệt đối với các giấy phép khai thác với số tiền 11,042 tỷ đồng; 09 quyết định đối với khai thác, thu hồi, sử dụng khoáng sản trong phạm vi công trình dự án với số tiền 1,768 tỷ đồng). Kết quả thu tiền cấp quyền từ năm 2017 đến nay được 36,571 tỷ đồng; thu phí bảo vệ môi trường là 184,057 tỷ đồng.
Nhằm tránh thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản, hàng năm UBND tỉnh phê duyệt đề án ấn định thuế, làm cơ sở cho cơ quan thuế đôn đốc thực hiện theo quy định. Theo đó, số thu từ khoáng sản đã tăng tỷ trọng từ 11% đến 16% trên tổng số thu, góp phần quan trọng vào hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước hằng năm.
6. Về thu hút đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản
Giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh ban hành quyết định chủ trương đầu tư cho 20 dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản với tổng số vốn đăng ký trên 354,86 tỷ đồng. Nhìn chung, các dự án cơ bản triển khai thực hiện đúng tiến độ so với cam kết, có 09/20 dự án được chấp thuận đã hoàn thành và đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục đầu tư. Một số dự án chậm tiến độ do thời gian hoàn thiện các thủ tục môi trường, đất đai, cấp phép khai thác, xây dựng kéo dài không ký kết được hợp đồng hợp tác đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã quyết định chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và 03 dự án do nhà đầu tư tự quyết định chấm dứt hoạt động.
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, UBND tỉnh đã quyết định cắt giảm thời gian thực hiện đối với thủ tục đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản từ 180 ngày xuống còn 150 ngày; thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ 90 ngày còn 50 ngày.
7. Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý chuyên ngành về khoáng sản
Hàng năm, UBND tỉnh thường xuyên kiện toàn các thành viên Hội đồng thẩm định Đề án, báo cáo thăm dò khoáng sản.
UBND tỉnh đã ban hành quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 50/2017/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 (thay thế Quyết định số 556/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh) và quy định công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 65/2017/QĐ-UBND ngày 30/12/2017.
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
Bên cạnh kết quả đạt được như đã nêu trên, Đề án Quản lý khoáng sản giai đoạn 2017 - 2020 còn một số mục tiêu chưa đạt được, cụ thể như:
1.1. Mục tiêu đến năm 2020 thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản đạt trên 200 tỷ đồng/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 3000 lao động; tải đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ nguồn thu khoáng sản chưa đạt được. Cụ thể:
Từ năm 2017-2020, tổng số thu nộp ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh là 490,023 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 1.900 ÷ 2.000 lao động. Trong đó:
- Năm 2017: số thu 103,250 tỷ đồng, tổng số lao động là 2.043 người.
- Năm 2018: số thu 135,394 tỷ đồng, tổng số lao động là 2.060 người;
- Năm 2019: số thu là 129.760 tỷ đồng, tổng số lao động là 1.806 người;
- Năm 2020: số thu là 121.619 tỷ đồng, tổng số lao động là 1.940 người.
1.2. Mục tiêu kết cấu hạ tầng, đời sống nhân dân, môi trường tại các khu vực có hoạt động khoáng sản phải được cải thiện, ổn định chưa đạt được như mong muốn, cụ thể:
Từ năm 2017 đến hết năm 2020, tổng số tiền các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã hỗ trợ sửa chữa kết cấu hạ tầng của địa phương; tham gia đóng góp, ủng hộ các công trình phúc lợi như xây nhà họp thôn, cải tạo đường giao thông là 19,669 tỷ đồng:
- Năm 2017: Hỗ trợ tổng số tiền 12,315 tỷ đồng; duy tu, cải tạo 700 m đường liên thôn.
- Năm 2018: Hỗ trợ số tiền 535 triệu đồng; duy tu, cải tạo 2,9km đường liên thôn; ủng hộ 200m3 cát sỏi để xây dựng nhà văn hóa; cải tạo đường dẫn nước;
- Năm 2019: Hỗ trợ số tiền 4,549 tỷ đồng;
- Năm 2020: Hỗ trợ số tiền 2,270 tỷ đồng.
Nhìn chung các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản đã chú trọng hơn đến công tác bảo vệ môi trường, tái đầu tư sửa chữa kết cấu hạ tầng của địa phương; tham gia đóng góp, ủng hộ các công trình phúc lợi như xây nhà họp thôn, cải tạo đường giao thông, quan tâm hơn đến đời sống, tạo việc làm cho người dân địa phương nơi có hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, vẫn còn đơn vị hoạt động gây ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân, gây bức xúc trong nhân dân, như mỏ chì kẽm Nà Tùm liên quan đến sụt lún đất sản xuất.
1.3. Các tồn tại hạn chế khác:
- Một số doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn chưa chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, quy mô hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ (hầu hết các nhà máy chế biến khoáng sản ở địa phương cơ bản còn lạc hậu).
- Một số nơi vẫn còn xảy ra hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép với quy mô nhỏ lẻ, chính quyền địa phương chưa có biện pháp xử lý triệt để tại một số nơi thuộc các huyện: Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì và Chợ Mới.
- Việc lắp đặt trạm cân, Camera để giám sát sản lượng khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường chưa được các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện mặc dù các cơ quan chuyên môn đã có nhiều văn bản đôn đốc. Đối với các mỏ khoáng sản kim loại (Đề án 24), hệ thống Camera hoạt động chưa ổn định, liên tục, thông suốt và chưa truyền tải được đầy đủ thông tin về Trung tâm giám sát.
- Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của một số doanh nghiệp chưa nghiêm túc theo Đề án ấn định và chưa nộp đầy đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định, như: Mỏ sắt Pù Ồ, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn của Công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico; mỏ đá vôi trăng Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể của Công ty TNHH Tuấn Ngân dừng khai thác lâu nên ảnh hưởng đến sản lượng công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản của tỉnh cũng như ảnh hưởng đến công tác thu nộp ngân sách nhà nước.
- Việc thăm dò khoáng sản do các doanh nghiệp đầu tư kinh phí nên chưa thực sự khách quan trong báo cáo kết quả thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
2.1. Nguyên nhân khách quan:
Trong giai đoạn vừa qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nói chung, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như: Về tài chính, vốn đầu tư; trong khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; một số mỏ khoáng sản có cấu trúc địa chất, địa chất thủy văn phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến công tác khai thác; một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho hoạt động sản xuất bị đình trệ, không tiêu thụ được sản phẩm, ảnh hưởng đến việc nộp ngân sách nhà nước và đời sống người lao động.
Một số văn bản pháp luật về hoạt động khoáng sản còn những bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, gây khó khăn cho công tác triển khai thực hiện như: Công tác thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tính hoàn trả tiền tài liệu điều tra đánh giá tiềm năng khoáng sản; bảo vệ môi trường trong gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản; lắp đặt trạm cân đối với các mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường; kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; chưa có cơ chế để địa phương bố trí kinh phí đầu tư thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá vôi, cát, sỏi, đất sét, đất san lập...) để thực hiện công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản...
2.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Năng lực của các doanh nghiệp hoạt động khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế (nhất là nhận thức về chính sách pháp luật, nguồn vốn, lao động chuyên môn về lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản) dẫn tới chậm đưa dự án vào hoạt động hoặc hoạt động sản xuất có hiệu quả thấp.
- Một số doanh nghiệp hoạt động khai khoáng trên địa bàn tỉnh còn hạn chế trong thực hiện pháp luật về khoáng sản, chưa chú trọng về công tác đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản.
- Công tác thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản của một số doanh nghiệp còn nhiều rủi ro, chưa đánh giá chính xác trữ lượng, chất lượng sản phẩm nên việc đầu tư khai thác gặp nhiều khó khăn cũng như tiêu thụ sản phẩm, hoạt động không hiệu quả.
- Một số địa phương chưa thật sự thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, xử lý nghiêm trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khoáng sản đôi khi chưa có các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực khoáng sản tham gia; việc tham gia góp ý của một số ngành, địa phương còn chung chung, chưa toàn diện...
- Nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác còn hạn chế, mặt khác đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, nên dễ bị các đối tượng khai thác trái phép dụ dỗ, lôi kéo tham gia khai thác khoáng sản trái phép.
NỘI DUNG ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2021-2025
Từ những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua, nhất là công tác quản lý sản lượng khai thác, gắn với chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản chưa được giám sát chặt chẽ, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Đóng góp từ hoạt động khai thác khoáng sản chưa tương xứng với tiềm năng khoáng sản của tỉnh. Việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn còn những hạn chế như chậm tiến độ, nhà máy có quy mô quá lớn, nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng, dẫn tới hiệu quả đầu tư còn thấp. Do vậy, cần thiết phải tiếp tục xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021 - 2025, nhằm quản lý tốt hơn trong lĩnh vực khoáng sản, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN
1. Căn cứ xây dựng Đề án
- Luật Khoáng sản năm 2010;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.
- Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
- Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (thay thế Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015);
- Nghị Quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 11/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX (kỳ họp thứ năm) thông qua kết quả giám sát và đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025
- Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Kạn về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh 5 năm 2021 - 2025.
2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện
- Đối tượng: Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, hoạt động khoáng sản và các cơ quan khác có liên quan; các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phạm vi: Bao gồm các hoạt động quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2021 - 2025.
1. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản nhằm đảm bảo sản lượng khoáng sản khai thác, vận chuyển, chế biến tiêu thụ trên địa bàn phải được quản lý chặt chẽ theo đứng quy định của pháp luật, không để thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách.
2. Đánh giá tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch, cấp phép; nhất là quặng chì kẽm phải được thăm dò, đánh giá được đầy đủ, trữ lượng để huy động tối đa phục vụ cho các nhà máy chế biến sâu tại tỉnh.
3. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo môi trường tại các khu vực có hoạt động khoáng sản.
4. Khuyến khích các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò, khai thác, chế biến sâu trên địa bàn tỉnh nhằm gia tăng giá trị khoáng sản.
5. Thực hiện tốt công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo đúng quy định pháp luật, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
6. Phấn đấu ít nhất có 06 nhà máy chế biến sâu khoáng sản xuất ra sản phẩm và hoạt động ổn định.
7. Phấn đấu đến năm 2025, thu ngân sách từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đạt trên 200 tỷ đồng/năm; thu hút khoảng 2.500 lao động (số liệu tại phụ lục số 5).
1. Về công tác quy hoạch khoáng sản
- Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền của tỉnh: Lập Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh để tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, trong đó đề xuất các khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có tiềm năng để đưa vào quy hoạch, cung cấp nguyên liệu cho các tuyến đường giao thông, công trình/dự án trọng điểm của tỉnh. Phương án phải đảm bảo tính khả thi, kế thừa quy hoạch khoáng sản giai đoạn trước; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường để có dữ liệu, tài liệu về đánh giá tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh phục vụ cho việc lập quy hoạch, đồng thời đưa các khu vực, điểm mỏ có tiềm năng về khoáng sản vào quy hoạch và rà soát đưa ra khỏi quy hoạch đối với các khu vực, điểm mỏ không phù hợp.
- Đối với quy hoạch thuộc thẩm quyền của Trung ương: Chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan để lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ tại Quyết định số 295/QĐ-TTg ngày 25/02/2020. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn điều tra đánh giá tiềm năng khoáng sản, làm cơ sở bổ sung quy hoạch, cấp phép theo quy định.
2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định hồ sơ cấp phép thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản
- Tiếp tục nâng cao chất lượng các Hội đồng thẩm định liên quan đến các hoạt động khoáng sản: Hội đồng thẩm định Đề án, báo cáo thăm dò khoáng sản, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (trong thành phần tham gia hội đồng có ít nhất 02 chuyên gia có chuyên môn sâu trong lĩnh vực khoáng sản, đầy đủ đại diện các sở, ngành liên quan); nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công trên cơ sở lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia, các tổ chức chính trị xã hội; các ngành, địa phương khi tham gia đóng góp ý kiến phải cụ thể, đánh giá toàn diện. Đánh giá trữ lượng, hàm lượng khoáng sản chính xác trước khi cấp phép khai thác, kiên quyết loại bỏ những hồ sơ không đảm bảo về số lượng, chất lượng.
- Đẩy mạnh công tác cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản theo hình thức đấu giá (trừ một số trường hợp đáp ứng tiêu chí không đấu giá); lựa chọn, ưu tiên cấp phép cho các đơn vị có năng lực tài chính, có cơ sở chế biến hoặc phục vụ cho cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh (trừ khi các cơ sở chế biến không sử dụng sản phẩm), đảm bảo hoạt động có hiệu quả sau khi cấp phép.
- Thẩm định báo cáo kết quả thăm dò chính xác và phê duyệt trữ lượng, làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư khai thác, tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
- Tăng cường kiểm tra giám sát quá trình thi công thăm dò theo giấy phép của các đơn vị được cấp phép.
3.1. Công tác cấp phép khai thác khoáng sản:
- Thực hiện quy trình cấp phép khai thác khoáng sản đảm bảo đúng quy định của Luật Khoáng sản. Việc cấp phép khai thác phải đảm bảo có sự đông thuận của địa phương nơi có khoáng sản (UBND cấp huyện, UBND cấp xã).
- Kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khi cấp phép khai thác khoáng sản ưu tiên các doanh nghiệp có tiềm năng về tài chính, cơ sở chế biến trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hoặc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh.
3.2. Quản lý sản lượng khai thác của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản:
- Đối với các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016: Yêu cầu đôn đốc các doanh nghiệp phải lắp đặt trạm cân điện tử và Camera giám sát tại mỏ, tín hiệu, dữ liệu được tích hợp và thông suốt với trung tâm quản lý của cơ quan nhà nước; ngoài ra bố trí lắp Camera giám sát tại vị trí vận chuyển chủ yếu của mỏ, sử dụng hệ thống điện chủ động của địa phương, đảm bảo thông tin truyền dữ liệu về trung tâm quản lý; các xe vận chuyển quặng ra khỏi mỏ phải có hóa đơn xuất hàng để kiểm soát trên đường vận chuyển. Lập các loại sổ, tài liệu, chứng từ theo dõi hoạt động của đơn vị gồm chứng từ theo dõi về kỹ thuật và chứng từ về tài chính chứng minh sản lượng khoáng sản đã khai thác. Lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng theo đúng quy định tại Thông tư số 17/2020/TT-BTNMT ngày 24/12/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thực hiện thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng được cập nhật thông tin tối thiểu 06 tháng 01 lần; bản file mềm gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý theo dõi.
- Khi phát hiện vận chuyển khoáng sản mà không có giấy tờ chứng minh hợp pháp, sẽ xem xét tịch thu và giao cho cơ quan chức năng tổ chức bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển khoáng sản vượt tải trọng theo quy định. Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện ký cam kết vận chuyển khoáng sản đúng tải trọng theo quy định.
- Xem xét thu hồi hoặc không gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với những doanh nghiệp không chấp hành đúng các quy định pháp luật, nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước.
4. Rà soát, đánh giá hiệu quả các giấy phép khai thác đã cấp; các dự án đầu tư chế biến khoáng sản
- Thực hiện hoặc đề xuất cơ quan cấp phép đình chỉ, thu hồi các giấy phép không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, nợ ngân sách kéo dài, vi phạm các quy định pháp luật.
- Các dự án khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản đã được cấp chứng nhận đầu tư, nhưng hoạt động không hiệu quả, kéo dài thời gian xây dựng, chậm đưa dự án vào hoạt động, không đáp ứng tiến độ theo chứng nhận đầu tư, kiến nghị xem xét thu hồi chứng nhận đầu tư; xem xét chuyển đổi dự án cho đơn vị khác có năng lực để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản.
- Các dự án thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án;
- Các cơ quan chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định các hồ sơ bảo vệ môi trường đối với hoạt động khoáng sản;
- Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự khai thác cát, sỏi lòng sông phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo Nghị định số 23/2020/NĐ-CP;
- Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành công tác bảo vệ môi trường đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.
Triển khai thực hiện tốt Đề án quản lý thuế hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn, đảm bảo các doanh nghiệp khai thác khoáng sản thực hiện đầy đủ nộp ngân sách nhà nước theo giấy phép được cấp.
Thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và các khoản thuế, phí, lệ phí trong lĩnh vực khoáng sản và xử lý vi phạm kịp thời, đúng quy định. Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng cam kết nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định thì không xem xét đề nghị gia hạn sau khi giấy phép hết hạn hoặc thu hồi giấy phép theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 58 Luật Khoáng sản.
7. Thu hút đầu tư; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
Công bố kịp thời, thường xuyên quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để thu hút các nhà đầu tư có năng lực để đầu tư trong lĩnh vực khoáng sản, nhất là chế biến sâu tại tỉnh nhằm gia tăng giá trị khoáng sản, phát huy lợi thế tiềm năng khoáng sản của địa phương. Hạn chế tối đa việc vận chuyển, xuất khoáng sản thô đối với các sản phẩm có khả năng, điều kiện chế biến được tại địa phương.
Các ngành, địa phương: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thuê đất, sử dụng đất đai; sử dụng tài nguyên nước, sử dụng hạ tầng kỹ thuật để phục vụ khai thác, chế biến khoáng sản. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi để giúp các doanh nghiệp có mỏ khoáng sản, nhà máy chế biến đang dừng hoạt động trên địa bàn sớm hoạt động trở lại hoặc sớm đưa vào hoạt động đối với các đơn vị mới được cấp phép khai thác, chế biến.
Thực hiện cơ chế một cửa liên thông, một cửa điện tử để đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp chứng nhận đầu tư, cấp phép xây dựng và giải quyết các thủ tục hành chính về thuế, tiền thu phí, lệ phí; liên thông trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính đối với đất đai.
Hàng năm, tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp ít nhất 01 lần, nhằm đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển.
- Khoáng sản chì kẽm: Duy trì 06 nhà máy và tạo điều kiện để các nhà máy chế biến sâu chì kẽm hoạt động ổn định, tiêu thụ tối đa sản lượng khoáng sản khai thác tại địa phương.
- Khoáng sản sắt: Đánh giá cụ thể, cải tạo nhà máy chế biến sắt xốp tại Khu công nghiệp Thanh Bình để sớm hoạt động trở lại; đề nghị Công ty MATEXIM xây dựng nhà máy chế biến sâu tại tỉnh, hạn chế thấp nhất xuất nguyên liệu khoáng sản thô ra ngoài tỉnh.
- Khoáng sản thạch anh: Tăng cường phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm xem xét quy hoạch, cấp phép đối với các điểm mỏ có tiềm năng về khoáng sản thạch anh trên địa bàn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy hiện có và nhà máy dự kiến xây dựng trong thời gian tới, với đầu ra là sản phẩm tinh.
9. Điều tra đánh giá xác định tiềm năng tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản chì kẽm và thạch anh hiện nay của tỉnh đang ở dạng tiềm năng, một số khu vực chưa được đánh giá thăm dò cụ thể, nên chưa có cơ sở để đưa vào quy hoạch. Vì vậy, cần thiết phải làm rõ tiềm năng khoáng sản để phục vụ cho công tác quy hoạch và cấp phép, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ tạo điều kiện để điều tra đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản của tỉnh, nhất là khoáng sản chì kẽm, để đưa vào quy hoạch, cấp phép phục vụ cho các nhà máy chế biến sâu trên địa bàn tỉnh. Xem xét bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để đánh giá tiềm năng và thăm dò khoáng sản phục vụ đấu giá quyền khai thác đảm bảo khách quan, trung thực.
10. Công tác thanh tra, kiểm tra
Các cơ quan chức năng phải phối hợp lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ phải được UBND tỉnh phê duyệt: Thực hiện không quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo, trùng lặp để không cản trở đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp; nội dung thanh tra, kiểm tra phải được giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; cơ quan chức năng chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm; không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung ngoài quyết định đã được duyệt.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần đảm bảo mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm kịp thời, đồng thời hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật. Đối với những đơn vị vi phạm nhiều lần, cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản cần kiên quyết kịp thời xử lý theo luật định, đặc biệt là tình trạng vận chuyển khoáng sản, chuyển nhượng mỏ trái phép trên địa bàn.
Các ngành chức năng có giải pháp hữu hiệu để đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện dứt điểm các khoản nợ tiền cấp quyền, thuế, phí quá hạn đối với ngân sách nhà nước. Trường hợp cố tình không chấp hành thì thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định, kiên quyết xử lý các đơn vị chưa thực hiện việc cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ theo quy định.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên môi trường.
11. Nâng cao năng lực và trách nhiệm quản lý chuyên ngành về khoáng sản từ cấp tỉnh đến cấp xã
Các sở, ngành, đơn vị địa phương chủ động quan tâm bố trí cán bộ công chức có trình độ, năng lực phù hợp, đáp ứng yêu cầu khi tham gia thực hiện nhiệm vụ; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khoáng sản.
Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, địa phương khi để xảy ra sai phạm trong quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định.
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC
Để thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác đạt hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương thực hiện các nội dung như sau:
1. Theo chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành công tác quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định. Tập trung thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các khu vực có tiềm năng về khoáng sản nhưng chưa cấp phép hoặc các khu vực tiềm ẩn xảy ra khai thác khoáng sản trái phép.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản đến cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tại các thôn, bản nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, ý thức về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
3. Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
3.1. Các sở ngành theo chức năng nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện các quy định bảo vệ khoáng sản; xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.
3.2. UBND các huyện, thành phố: Rà soát, bổ sung, tổng hợp các khu vực có nguy cơ xảy ra khai thác trái phép để tổ chức bảo vệ; lập kế hoạch thực hiện cụ thể; thành lập, duy trì tổ công tác liên ngành để kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản trái phép; nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép ngay khi mới phát sinh tại cơ sở.
3.3. Kiện toàn Tổ công tác liên ngành của tỉnh về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản trái phép; đảm bảo hoạt động có hiệu quả.
3.4. Các đơn vị được cấp phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm bảo vệ khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản.
4. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản; xét xử nghiêm minh các vụ vi phạm về khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép nhằm nâng cao tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.
5. Tiếp tục tăng cường củng cố hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở, gắn nhiệm vụ quản lý khoáng sản với trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên và tổ chức cơ sở đảng; trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý bảo vệ khoáng sản; kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao trong công tác quản lý khoáng sản.
6. Thực hiện nghiêm túc công tác báo cáo, sơ kết tình hình quản lý bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; kiến nghị, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý bảo vệ khoáng sản trên địa bàn.
(Các khu vực bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại Phụ lục số 04)
I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì tham mưu chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.
- Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các quy định của nhà nước về khoáng sản; trường hợp cần thiết, đề xuất UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản; kiểm tra các địa phương trong công tác tổ chức thực hiện quản lý khoáng sản trên địa bàn.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan Thuế, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương rà soát các giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp, tham mưu UBND tỉnh đình chỉ, thu hồi hay kiến nghị thu hồi các giấy phép không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, nợ ngân sách kéo dài, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra cụ thể, đối chiếu các tài liệu để xác định sản lượng đã khai thác, vận chuyển, tiêu thụ; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt.
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản hàng năm của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch; chủ trì phối hợp các cơ quan thẩm định báo cáo kết quả thăm dò chính xác và phê duyệt trữ lượng, làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư khai thác, tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản; theo dõi thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
- Phối hợp cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra giám sát quá trình thi công thăm dò, khai thác theo giấy phép của các đơn vị được cấp phép. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản; xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc ký quỹ phục hồi môi trường, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Tham mưu công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; lập, trình kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
- Rà soát, ban hành, điều chỉnh các quy định về quản lý khoáng sản của tỉnh phù hợp với quy định pháp luật và thực tế tại địa phương; triển khai thực hiện các văn bản quản lý, văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về khoáng sản theo hướng cải cách hành chính, đảm bảo phù hợp với pháp luật về khoáng sản và tình hình thực tế của tỉnh. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và cấp xã.
- Tham mưu cho UBND tỉnh, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng. Chính phủ về điều tra đánh giá tiềm năng một số loại khoáng sản chính của tỉnh, để phục vụ công tác quy hoạch, cấp phép.
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện Đề án, chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
2. Cục Thuế tỉnh
- Triển khai thực Đề án quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo Quyết định số 1006/QĐ-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về thuê, phí và lệ phí của các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác và các khoản thuế, phí, lệ phí trong lĩnh vực khoáng sản đúng quy định.
- Chủ động phối hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường, Công Thương thường xuyên đối chiếu các tài liệu liên quan để xác định sản lượng đã khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, đảm bảo sản lượng khoáng sản khai thác khi được vận chuyển, tiêu thụ phải được kiểm soát và nộp thuế đầy đủ. Trường hợp phát hiện vi phạm thi xử lý kịp thời theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư để tham mưu trình cấp có thẩm quyền xử lý đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép khai thác, thu hồi giấy phép đăng ký doanh nghiệp khi doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế, cố tình dây dưa nợ thuế kéo dài.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì kiểm tra việc sử dụng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ khai thác mỏ, kiểm tra các chứng từ, biên bản nghiệm thu sản phẩm, sổ theo dõi ca hoạt động của mỏ, số lượng vật liệu nổ công nghiệp sử dụng, nhiên liệu, điện năng tiêu thụ trên cơ sở đó so sánh với định mức, các giai đoạn khác nhau để xác định sản lượng đã khai thác; bản đồ, mặt cắt hiện trạng; kiểm tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, an toàn lao động trong khai thác, chế biến khoáng sản theo dự án đầu tư, thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; tham mưu cho UBND tỉnh tịch thu, xử lý khoáng sản vận chuyển trái quy định.
- Phối hợp kiểm tra giám sát quá trình khai thác theo giấy phép của các đơn vị được cấp phép.
- Tiếp tục nghiên cứu tham mưu triển khai tiếp Đề án lắp Camera giám sát quản lý sản lượng khoáng sản tại các mỏ khoáng sản kim loại trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh; cùng các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển khoáng sản, kịp thời đình chỉ, xử lý, kiến nghị xử lý khi phát hiện doanh nghiệp vi phạm trong việc vận chuyển khoáng sản.
- Tham mưu UBND tỉnh trong công tác điều tiết, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sâu đã đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh trong công tác quy hoạch, bổ sung các nhà máy chế biến sâu đối với một số loại khoáng sản tiềm năng.
4. Sở Xây dựng
- Phối hợp trong công tác lập phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Thẩm định thiết kế đối với các dự án đầu tư khai thác vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép khai thác của UBND tỉnh.
- Phối hợp kiểm tra giám sát quá trình khai thác, sản lượng khai thác đối với các giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) về lĩnh vực xây dựng trong hoạt động khoáng sản theo quy định.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì, thẩm định dự toán và tham mưu bố trí kinh phí: Bảo vệ khoáng sản, kinh phí đấu giá quyền khai thác khoáng sản và các nhiệm vụ của các ngành trong lĩnh vực khoáng sản; tham mưu cân đối, bố trí nguồn kinh phí để thực hiện.
- Hàng năm, chủ trì phối hợp với các ngành để tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, điều chỉnh bảng giá tính thuế tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ tính thuế.
- Tham mưu ban hành quy định về quản lý, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nơi có khoáng sản được khai thác.
- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh để đánh giá tiềm năng và thăm dò khoáng sản phục vụ đấu giá quyền khai thác.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình lập phương án bảo vệ, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh theo đúng định của Luật Quy hoạch.
- Chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan, rà soát đánh giá hiệu quả các dự án khoáng sản, chế biến khoáng sản đã được cấp chứng nhận đầu tư, nhưng hoạt động không hiệu quả, kéo dài thời gian xây dựng, chậm đưa dự án vào hoạt động, không đáp ứng tiến độ theo chứng nhận đầu tư, kiến nghị xem xét thu hồi chứng nhận đầu tư theo quy định pháp luật; xem xét tham mưu, đề xuất chuyển đổi dự án cho đơn vị khác có năng lực để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản.
7. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp các ngành chức năng kiểm tra tải trọng của các phương tiện vận chuyển khoáng sản tại các điểm mỏ, kho chứa hàng, bến bãi của các doanh nghiệp; phát hiện xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm vận chuyển khoáng sản quá tải trọng cho phép.
- Đề xuất phương án bảo trì đường bộ với các doanh nghiệp có khai thác mỏ và vận chuyển tại các tuyến đường trong phạm vi quản lý.
8. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và điều tra, xử lý các loại tội phạm trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định của pháp luật; kiểm tra vận chuyển, lưu giữ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản.
- Chỉ đạo Công an huyện, thành phố phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra việc khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép; xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; xử lý kịp thời các trường hợp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường.
- Phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải, xử lý các phương tiện vận chuyển khoáng sản trên đường giao thông mà không có giấy tờ đầy đủ.
- Kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động kháng sản theo đúng quy định.
9. Đoàn kiểm tra liên ngành về hoạt động vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh ban hành; kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.
- Đề xuất các biện pháp xử lý liên quan đến việc kiểm tra hoạt động vận chuyển khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
10. Sở Tư pháp
- Rà soát các văn bản pháp luật về khoáng sản, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp quy định.
- Phối hợp trong công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì rà soát quy hoạch 3 loại rừng theo quy định, nhằm phù hợp với thực tế đã cấp phép hoạt động khoáng sản tại địa phương; phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản đã được phê duyệt, nhất là đất quy hoạch rừng sản xuất có trạng thái rừng tự nhiên.
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò không ảnh hưởng đến đất mặt có rừng đảm bảo theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng; công tác quản lý công trình thủy lợi đối với hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông.
12. Các Sở: Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Theo chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đúng theo quy định của pháp luật, tham gia triển khai có hiệu quả Đề án này.
13. UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; phối hợp chặt chẽ thực hiện công tác quản lý hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn đúng theo quy định pháp luật.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản tại địa phương; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi-thăm dò, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn theo thẩm quyền; giám sát quá trình phục hồi môi trường khi đóng cửa mỏ.
- Trường hợp để xảy ra tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 42 Luật khoáng sản và quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 55 Luật Khoáng sản và quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chế biến, vận chuyển và tiêu thụ khoáng sản: Tổ chức, cá nhân chỉ được chế biến khoáng sản tại các nhà máy, cơ sở chế biến khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời đảm bảo thực hiện công tác bảo vệ môi trường theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt. Việc vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính trong vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản.
Các Sở, ban, ngành, địa phương có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, chủ động tham mưu kịp thời các công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh và trong Đề án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung cửa Đề án. Định kỳ 01 năm (trước 15/01 hàng năm) các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Đề án gửi số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
CÁC GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CÒN THỜI HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
1. Giấy phép do UBND tỉnh Bắc Kạn cấp: 39 Giấy phép
STT |
Số, ngày ký giấy phép |
Vị trí mỏ |
Tên khoáng sản chính và đi kèm |
Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép |
Thời hạn (năm) |
1 |
Số 3521/GP-UBND ngày 17/11/2009 |
Mỏ Lũng Váng, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Đá vôi |
Công ty TNHH MTV Khoáng sản và Thương mại Đồng Nam |
30 năm |
2 |
Số 961/GP-UBND ngày 09/6/2011 |
Mỏ Kẹm Trinh, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Đá vôi |
Công ty TNHH Hải Nam |
18,5 năm |
3 |
Số 962/GP-UBND ngày 09/6/2011 |
Mỏ Khau Trạt, xã Bình Văn, huyện Chợ Mới |
Đá vôi |
Hợp tác xã Thắng Lợi |
15 năm |
4 |
Số 963/GP-UBND ngày 09/6/2011 |
Mỏ Thôm Ỏ, xã Lam Sơn (nay là xã Sơn Thành, huyện Na Rì |
Đá vôi |
Công ty TNHH SH Sơn Hà |
12 năm |
5 |
Số 964/GP-UBND ngày 09/6/2011 Số 325/GP-UBND ngày 03/3/2020 (chuyển nhượng) Số 1932/GP-UBND ngày 29/10/2020 (gia hạn) |
Mỏ Phya Van, xã Hữu Thác (nay là xã Trần Phú), huyện Na Rì |
Đá vôi |
Công ty TNHH Tân Thịnh (chuyển nhượng sang Công ty Cổ phần HVT Bắc Kạn) |
Đến 30/10/2026 |
6 |
Số 968/GP-UBND ngày 09/6/2011 |
Mỏ Kéo Pựt, xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm |
Đá vôi |
Công ty TNHH Hải Nam |
15 năm |
7 |
Số 1053/GP-UBND ngày 20/6/2011 |
Mỏ Khua Trạng, xã Lam Sơn (nay là xã Sơn Thành), huyện Na Rì |
Đá vôi |
Công ty TNHH Bình Thanh |
30 năm |
8 |
Số 1064//GP-UBND ngày 20/6/2011 |
Mỏ Lủng Tráng, xã Cường Lợi, huyện Na Rì |
Đá vôi |
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng công trình 399 |
18 năm |
9 |
Số 1065/GP-UBND ngày 20/6/2011 |
Mỏ Lũng Mò, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Đá vôi |
DNTN Đồng Sơn |
30 năm |
10 |
Số 278/GP-UBND ngày 07/03/2013 |
Mỏ Lủng Điếc, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể |
Đá vôi |
DNTN Việt Anh |
30 năm |
11 |
Số 302/GP-UBND Ngày 11/3/2013 |
Mỏ Cốc Ngận, xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn |
Đá vôi |
Công ty cổ phần khoáng sản Việt Thắng |
30 năm |
12 |
Số 345/GP-UBND Ngày 18/3/2013 |
Mỏ Thanh Bình, huyện Chợ Mới |
Cát sỏi |
Công ty TNHH Phúc Lộc |
9,5 năm |
13 |
Số 460/GP-UBND ngày 05/4/2013 |
Mỏ đá vôi Nà Cà, xã Nguyên Phúc, huyện Bạch Thông |
Đá vôi |
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư phát triển hạ tầng |
26,5 năm |
14 |
Số 1522/GP-UBND ngày 19/9/2013 |
Mỏ đá vôi Bản Tặc, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn |
Đá vôi |
DNTN Cao Bắc |
17,5 năm |
15 |
Số 2258/GP-UBND ngày 13/12/2013 |
Mỏ cát sỏi sông Năng tại khu vực Dài Khao-Phiêng Chỉ đoạn qua các xã Cao Trĩ, xã Thượng Giáo và khu vực Phố Cũ-Cao Linh đoạn qua xã Thượng Giáo và thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể |
Cát sỏi |
Hợp tác xã Sông Năng |
14 năm |
16 |
Số 2430/GP-UBND ngày 30/12/2013 |
Mỏ đá vôi Lũng Ráo, xã Cư Lễ, huyện Na Rì |
Đá vôi |
Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng công trình 399 |
30 năm |
17 |
Số 1997/GP-UBND ngày 07/11/2014 |
Mỏ đá vôi Suối Viền, xã Xuất Hóa, thị xã Bắc Kạn |
Đá vôi |
Công ty Cổ phần Hồng Hà |
30 năm |
18 |
Số 452/GP-UBND ngày 13/4/2015 |
Mỏ đá vôi Bản Cạu, xã Yên Thịnh, huyện Chợ Đồn |
Đá vôi |
Công ty TNHH MTV KS&TM Đồng Nam |
23 năm |
19 |
Số 656/GP-UBND ngày 22/5/2015 |
Mỏ cát sỏi Pác Châm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể |
Cát sỏi |
DNTN Hà Giang |
07 năm |
20 |
Số 315/GP-UBND ngày 10/3/2016 |
K15, phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn |
Đá vôi |
Công ty TNHH Phúc Lộc |
16 năm |
21 |
Số 1557/GP-UBND ngày 30/9/2016 |
Mỏ Pù Quéng, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH TMDV Hoàng Nam |
13 năm 06 tháng |
22 |
Số 154/GP-UBND ngày 26/01/2018 |
Mỏ sắt Nà Nọi, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
Quặng sắt |
Công ty TNHH Vạn Lợi |
6,5 năm |
23 |
Số 358/GP-UBND ngày 07/3/2018 |
Mỏ vàng gốc Pác Lạng, xã Đức Vân và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Vàng gốc |
Công ty TNHH Tân Thịnh |
17 năm |
24 |
Số 615/GP-UBND ngày 19/4/2018 |
Mỏ đá vôi Lũng Cà, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Đá vôi |
Công ty TNHH Thắng Lợi |
30 năm |
25 |
Số 616/GP-UBND ngày 19/4/2018 |
Mỏ chì kẽm Nà Khắt, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH TMDV Hoàng Nam |
13 năm |
26 |
Số 678/GP-UBND ngày 27/4/2018 |
Mỏ chì kẽm Pác Ả, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Hoàng Giang |
10 năm |
27 |
Số 986/GP-UBND ngày 13/6/2018 |
Mỏ cát sỏi Nà Đeo, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới |
Cát sỏi |
Công ty TNHH Phúc Lộc |
05 năm |
28 |
Số 1181/GP-UBND ngày 09/7/2018 |
Mỏ cát sỏi Nà Ón, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
Cát sỏi |
Công ty TNHH Tiên Đàn |
05 năm |
29 |
Số 1182/GP-UBND ngày 09/7/2018 |
Mỏ chì kẽm Khuổi Giang, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH TMDV Hoàng Nam |
13 năm |
30 |
Số 345/GP-UBND ngày 06/3/2019 |
Mỏ cát sỏi Bản Luông, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông |
Cát sỏi |
Công ty TNHH SDTB |
03 năm |
31 |
Số 768/GP-UBND ngày 16/6/2019 |
Mỏ vàng gốc Khau Âu, xã Bình Văn, huyện Chợ Mới |
Vàng gốc |
Công ty TNHH Kim Ngân |
10 năm |
32 |
Số 1111/GP-UBND ngày 03/7/2019 |
Mỏ đá vôi Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể |
Đá vôi |
DNTN Việt Anh |
30 năm |
33 |
Số 2212/GP-UBND ngày 08/11/2019 (khai thác tận thu) |
Mỏ Hợp Thành - Hát Lài, xã Lam Sơn, huyện Na Rì |
Cát, cuội, sỏi |
Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Hiền Dung |
03 năm |
34 |
Số 2401/GP-UBND ngày 03/12/2019 |
Mỏ Nà Diệc, xã Lạng San và Nà Khon, xã Lương Thành, huyện Na Rì |
Cát, sỏi |
Công ty Cổ phần Bê tông và Vật liệu xây dựng An Bình |
05 năm |
35 |
Số 763/GP-UBND ngày 28/4/2020 |
Mỏ Sáo Sào, thị trấn Nà Phặc và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Chì kẽm và khoáng sản đi kèm |
Công ty TNHH MTV Ngân Sơn Bắc Kạn |
09 năm |
36 |
Số 1216/GP-UBND ngày 02/7/2020 |
Mỏ chì kẽm Nà Duồng, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn |
10 năm |
37 |
Số 1328/GP-UBND ngày 23/7/2020 |
Chì kẽm Nà Quản, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Đồng Tâm |
11 năm |
38 |
Số 1916/GP-UBND ngày 23/10/2020 |
Cát sỏi Pác Châm, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể |
Cát sỏi |
DNTN Hà Giang |
18 năm |
39 |
Số 800/GP-UBND ngày 03/6/2021 |
Chì kẽm và khoáng sản đi kèm Cốc Chặng, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
Chì kẽm |
Công ty Công ty cổ phần xây dựng cầu đường hạ tầng và khoáng sản Thăng Long |
15 năm |
2. Giấy phép do BTNMT cấp: 10 giấy phép.
STT |
Số, ngày ký giấy phép |
Vị trí mỏ |
Tên khoáng sản chính và đi kèm |
Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép |
Thời hạn (năm) |
1 |
Số 340-QĐ/KTM năm 1985 |
Mỏ chì kẽm Chợ Điền, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH NN MTV Kim loại màu Bắc Kạn |
Không thời hạn (đang thẩm định hồ sơ cấp lại giấy phép khai thác) |
2 |
Số 1675/GP-BNTMT ngày 22/10/2007 |
Mỏ Nà Hai, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể |
Đá hoa trắng |
DNTN Tuấn Ngân (nay là Công ty TNHH Tuấn Ngân) |
30 |
3 |
Số 929/GP-BTNMT ngày 02/5/2008 |
Mỏ Pù Ổ, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
Quặng sắt |
Tổng Công ty CP Khoáng sản Na Rì Hamico |
17,4 |
4 |
Số 1127/GP-BTNMT ngày 13/6/2011 |
Mỏ Bản Quân, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Quặng sắt |
Công ty Cổ Vật tư và Thiết bị Toàn bộ |
28 |
5 |
Số 2528/GP-BTNMT ngày 12/12/2013 |
Mỏ Nà Bốp - Pù Sáp, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty cổ phần khoáng sản Bắc Kạn |
16 |
6 |
Số 1363/GP-UBND ngày 10/7/2014 |
Mỏ Lũng Váng, xã Bằng Lãng và thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Việt Trung |
Hết năm 2020 (đang thẩm định thủ tục gia hạn) |
7 |
Số 2199/GP-BTNMT ngày 07/10/2014 |
Mỏ Nà Lẹng - Nà Cà, xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Khai khoáng Bắc Kạn |
14,5 năm |
8 |
Số 190/GP-BTNMT ngày 23/01/2018 (gia hạn Giấy phép số 1205/GP-BTNMT ngày 08/6/2005) |
Mỏ chì kẽm Nà Tùm, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Khai khoáng Bắc Kạn |
Đến 08/5/2025 |
9 |
Số 1374/GP-BTNMT ngày 31/5/2019 |
Mỏ chì kẽm Ba Bồ, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Chì kẽm |
Công ty TNHH Ngọc Linh |
15 năm |
10 |
Số 83/GP-BTNMT ngày 15/5/2020 |
Mỏ sắt Bản Phắng 1, xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn |
Quặng sắt |
Công ty Cổ phần Vương Anh |
17 năm |
CÁC GIẤY PHÉP THĂM DÒ KHOÁNG SẢN CÒN THỜI HẠN TRẬN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
I. Các giấy phép thăm dò do UBND tỉnh cấp:
STT |
Số, ngày ký giấy phép |
Tên tổ chức; cá nhân được cấp giấy phép |
Tên khoáng sản chính |
Thời hạn |
Tên, vị trí khu vực |
Ghi chú |
1 |
Số 1992/GP-UBND ngày 22/11/2018 |
Công ty TNHH TMDV Hoàng Nam |
Chì, kẽm |
48 tháng |
Bản Mòn A, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
2 |
Số 56/GP-UBND ngày 11/01/2019 |
Công ty CP khoáng sản Bắc Kận |
Chì, kẽm |
36 tháng |
Bó Nặm, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
3 |
Số 95/GP-UBND ngày 20/01/2020 |
Công ty CP Sơn Lộc |
Chì, kẽm |
48 tháng |
Nà Diếu, xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Đang thi công thăm dò |
4 |
Số 430/GP-UBND ngày 17/3/2020 |
Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn |
Chì, kẽm, sắt, mangan |
30 tháng |
Kéo Lếch, các xã Nghĩa Tá, Lương Bằng và Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
5 |
Số 474/GP-UBND ngày 24/3/2020 |
Công ty TNHH Hoàng Nam Bắc Kạn |
Chì kẽm |
36 tháng |
Bó Liều, xã Nam Cường và Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
6 |
Số 790/GP-UBND ngày 06/5/2020 |
Công ty CP tư vấn XD&MT Việt Hưng |
Chì kẽm |
24 tháng |
Cốc Lót, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
Đang thi công thăm dò |
7 |
Số 23 64/GP-UBND ngày 25/12/2020 |
Công ty TNHH sản xuất bê tông Bắc Kạn |
Cát sỏi |
12 tháng |
Nà Mố - Tổng Cổ, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới |
Đang thi công thăm dò |
8 |
Số 2366/GP-UBND ngày 25/12/2020 |
Công ty TNHH SDTB |
Cát sỏi |
12 tháng |
Đèo Vai, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới |
Đang thi công thăm dò |
9 |
Số 2399/GP-UBND ngày 25/12/2020 |
Công ty Cổ phần Bắc Hà |
Cát sỏi |
18 tháng |
Khu vực Vằng Chừn, xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới |
Đang thi công thăm dò |
II. Các giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp:
STT |
Số, ngày ký giấy phép |
Tên tổ chức, cá nhân |
Tên khoáng sản chính |
Thời hạn |
Tên, vị trí khu vực |
Ghi chú |
1 |
Số 2995/GP-BTNMT ngày 23/11/2015 |
Công ty CPKS Tây Giang Bắc Kạn |
Chì kẽm |
48 tháng |
Bành Tượng, xã Đồng Lạc và Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn |
Đã gia hạn |
2 |
Số 3520/GP-BTNMT ngày 25/12/2017 |
Công ty CP khoáng sản và luyện kim Việt Nam |
Quặng sắt |
48 tháng |
Lũng Viền, xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn |
Đang lập hồ sơ cấp phép khai thác |
3 |
Số 181/GP-BTNMT ngày 08/10/2020 |
Công ty TNHH TM DV Hoàng Nam |
Chì kẽm |
36 tháng |
Nà Bưa, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
4 |
Số 188/GP-BTNMT ngày 16/10/2020 |
Côngty TNHH TM DV Hoàng Nam |
Chì kẽm |
36 tháng |
Pù Chạng, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
5 |
Số 247/GP-BTNMT ngày 16/12/2020 |
Côngty TNHH TM DV Hoàng Nam |
Chì kẽm |
36 tháng |
Nậm Shi, xã Đồng Lạc, huyện Chợ Đồn |
Đang thi công thăm dò |
DANH SÁCH CÁC NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
STT |
Tên dự án |
Địa điểm |
Tên chủ đầu tư |
Tình hình hoạt động |
1 |
Xưởng luyện chì Cao Bắc 1.500 tấn/năm |
Xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn |
DNTN Cao Bắc |
Đang hoạt động |
2 |
Nhà máy tuyển luyện chì Ngân Sơn 5.000 tấn/năm |
Xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Công ty Cổ phần khoáng sản Na Rì Hamico |
Đang hoạt động |
3 |
Nhà máy luyện chì Chợ Đồn 5.000 tấn/nam |
Xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Công ty Cổ phần khoáng sản Bắc Kạn |
Đang hoạt động |
4 |
Dự án Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn 35.000 tấn/năm |
Đèo Khau Thăm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Công ty TNHH Ngọc Linh |
Đang vận hành thử nghiệm một số hạng mục đã lắp đặt xong |
5 |
Nhà máy luyện kim phi cốc công suất thiết kế 100.000 tấn sắt xốp/năm |
Khu Công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới |
Công ty Cổ phần vật tư và Thiết bị toàn bộ |
Dừng hoạt động từ đầu năm 2016 đến nay |
6 |
Nhà máy luyện chì công suất 5.000 tấn chì/năm |
Đèo Khau BoPo, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hoàng Nam |
Hoạt động từ ngày 22/10/2020 |
7 |
Nhà máy Gang Cẩm Giàng |
Xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông |
Công ty Cổ phần khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn |
Tạm dừng hoạt động từ cuối năm 2018 đến nay |
8 |
Dự án Nhà máy sản suất ferromangan 60.000 tấn/năm |
Tại huyện Chợ Đồn |
Công ty CP phát triển công nghiệp Bắc Kạn |
Đang thực hiện thủ tục chủ trương đầu tư |
9 |
Nhà máy luyện chì 20.000 tấn/năm |
Tại huyện Chợ Đồn |
Công ty Cổ phần Luyện kim màu Bắc Kạn |
Đang thực hiện thủ tục chủ trương đầu tư |
10 |
Nhà máy chế biến khoáng sản Thạch anh, công suất 24.000 tấn/năm |
Khu Công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới |
Công ty TNHH Kim An An |
Đang hoạt động |
11 |
Nhà máy chế biến bột đá carbonat |
Tổ Nà Hái, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông |
Công ty TNHH MTV PhiaBjoóc |
Dừng hoạt động từ năm 2016 |
CÁC KHU VỰC BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
1. Tại địa bàn huyện Chợ Đồn
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Khu rừng Lung Mạ thôn Nà Cà, xạ Yên Thượng |
Quặng chì kẽm |
|
Khu rừng Bó chít thuộc đất kho K380, xã Yên Thượng |
Quặng chì kẽm |
|
|
2 |
Khu vực Khuổi Chừn, thôn Bó Pia, xã Quảng Bạch |
Quặng chì kẽm |
|
Khu vực Khuổi Páp, thôn Bản Lác, xã Quảng Bạch |
Quặng chì kẽm |
|
|
3 |
Khu vực thôn Tủm Tó, xã Bằng Lãng |
Quặng chì kẽm |
|
Khu vực thôn Nà Khắt, xã Bằng Lãng |
Quặng chì kẽm |
|
|
Khu vực thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng |
Quặng chì kẽm |
|
|
4 |
Khu vực Lùng Duốc, tổ 16, thị trấn Bằng Lũng |
Quặng chì kẽm |
|
Khu vực Khuổi Ngoài, thôn Bản Tàn, thị trấn Bằng Lũng |
Quặng chì kẽm |
|
|
Khu vực Lũng Váng, tổ 17, thị trấn Bằng Lũng |
Quặng chì kẽm |
|
|
5 |
Khu vực thôn Phía Khao, tại các vị trí lò cũ, bãi thải, xã Bản Thi |
Quặng chì kẽm |
Công ty CP KLM Thái Nguyên đã khai thác |
Thôn Thâm Tàu, khu vực Bó Luông, giáp ranh với khu Hủm Tre của thôn Phia Khao, khu Bản Màn, xã Bản Thi |
Quặng chì kẽm |
|
|
Thôn Phiêng Lằm, khu vực Tài Lúc giáp ranh với thôn Hợp Tiến, xã Bản Thi |
Quặng chì kẽm |
|
|
Thôn Kéo Nàng, khu vực Lò Bắc Sơn cũ và khu vực Khuổi Lịa, xã Bản Thi |
Quặng chì kẽm |
|
2. Tại địa bàn huyện Pác Nặm:
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Khu vực thôn Lủng Pảng, xã Bộc Bố |
Chỉ kẽm |
Giáp khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành |
2 |
Khu vực Đông Hun thôn Nặm Lịa, xã Xuân La |
Chì kẽm |
|
3 |
Khu vực Khuổi Mạn, xã Bằng Thành |
Vàng gốc |
|
3. Tại địa bàn huyện Ngân Sơn:
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Bó Duống, thôn Liên Kết, xã Hiệp Lực |
Vàng sa khoáng |
|
2 |
Lũng Pu, thôn Nà Lạn, xã Hiệp Lực |
Vàng sa khoáng |
|
3 |
Thôm Luông thôn Bó Lếch, xã Hiệp Lực |
Đá vôi |
|
4 |
Cảng Cào, thôn Cảng Cào, xã Trung Hòa |
Chì, kẽm |
|
5 |
Khuổi ngoài, thôn Bản Phắng |
Đá thạch anh |
|
6 |
Mảy Van (giáp mỏ Sáo Sào), Tổ dân phố mảy van, thị trấn Nà Phặc |
Chì, kẽm |
|
8 |
(Phiêng Sân, Cốc Sâu, Phúc Sơn), thôn Đèo Gió, xã Vân Tùng |
Chì, kẽm |
|
9 |
Nà Đeng, thôn Tân ý II, xã Vân Tùng |
Chì, kẽm |
|
10 |
Tốc Lù, Khu II, xã Vân Tùng |
Chì, kẽm |
|
11 |
Sùng Hoang, thôn Khuổi Ngọa, xã Bằng Vân |
Vàng gốc |
|
12 |
Ke Lạnh, thôn Nặm Nộc, xã Bằng Vân |
Vàng gốc |
|
13 |
Mèo Đăm, Hai Pa, thôn Kinh Héo, xã Bằng Vân |
Vàng gốc |
|
14 |
Nà Phai, thôn Khau phoòng, xã Bằng Vân |
Vàng gốc |
|
15 |
Pác Nạn, thôn Pác Nạn, xã Bằng Vân |
Vàng gốc |
|
16 |
Nà Pò, thôn Khau thốc, xã Thuần Mang |
Vàng gốc |
|
17 |
Bản Nìm, thôn Bản Nìm, xã Thuần Mang |
Vàng gốc |
|
4. Tại địa bàn huyện Bạch Thông:
Stt |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Xứ đồng Nà Trùng, thôn Nà Búng, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
2 |
Xứ đồng Nà Càng, thôn Nà Búng, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
3 |
Khu Nà Cằng, Nà Dài, thôn Thôm Mò, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
4 |
Khu Nà Tràng, thôn Nà Lẹng, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
5 |
Khu Pác Cáp, thôn Nà Pò, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
6 |
Khu Nà Ngàng, thôn Nà Ngàng, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
7 |
Khu Pá Yếu, thôn Đoàn Kết, xã Quân Hà |
Cát sỏi |
|
8 |
Khu vực Phặc Pẻn, thôn Bản Luông, xã Mỹ Thanh |
Cát sỏi |
|
9 |
Khu vực Buốc Bon, thôn Khau Ca, xã Mỹ Thanh |
Cát sỏi |
|
5. Tại địa bàn huyện Ba Bể:
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Khu vực Nặm Pẻn, thôn Cốc Diển, xã Phúc Lộc |
Vàng sa khoáng |
|
9 |
Khu vực Cốc Bó, thôn Thiêng Điểm, xã Phúc Lộc |
Vàng sa khoáng |
|
3 |
Khu vực Nà Nộc, Tồm Làm, Nà Còi, hôn Nà Nộc, thôn Tổm Làm và thôn Nà Còi, xã Bành Trạch |
Vàng sa khoáng |
|
4 |
Khu vực Lẻo Keo, Lủng Quang, Thôn Lẻo Keo, thôn Lủng Quang, xã Quảng Khê, |
Cát, sỏi |
|
5 |
Khu vực bến xuồng, thôn Khuổi Tăng, xã Cao Thượng |
Cát, sỏi |
|
6 |
Khu vực Bản Lài, Nà Nao, hôn Bản Lài, Nà Nao, xã Chu Hương |
Cát, sỏi |
|
7 |
Khu vực Buốc Lốm, Bản Vài, thôn Nà Niểm và thôn Bản Vài, xã Khang Ninh |
Cát, sỏi |
|
8 |
Khu vực Đon Mang, thôn Nà Hin, xã Hà Hiệu |
Cát, sỏi |
|
|
Khu Cầu tràn đường Hà Hiệu - Chu Hương, thôn Vằng Kè, xã Hà Hiệu |
Cát, sỏi |
|
9 |
Khu vực Bản Cám, Pác Ngòi, thôn Bản Cám, thôn Pác Ngòi, xã Nam Mẫu |
Cát, sỏi |
|
11 |
Khu vực Nà Slải, thôn Nà Slải, xã Hoàng Trĩ |
Đá màu |
|
12 |
Khu vực Nà Cọ, thôn Nà Cọ, xã Hoàng Trĩ |
Đá Vôi |
|
13 |
Khu vực Khưa Quang, thôn Khưa Quang, xã Đồng Phúc |
Đá màu |
|
6. Tại địa bàn huyện Chợ Mới
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Khu vực bãi Mồ Côi, Thôn Khuôn Tắng, xã Bình Văn và giáp ranh với xã Yên Hân |
Vàng gốc |
|
2 |
Khu vực Khau Âu, Thôn Khuôn Tắng, xã Bình Văn và giáp ranh với xã Thần Xa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên |
Vàng gốc |
|
3 |
Khu vực Hang Thắm Làng, Thôn Nà Làng, xã Yên Hân |
Vàng gốc |
|
7. Tai địa bàn huyện Na Rì
STT |
Địa chỉ khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Hang Vằng lài, thôn Nà Dụ, xã Văn Minh |
Cát, sỏi |
|
2 |
Vằng Chủ, thôn Nà Dụ, xã Văn Minh |
Cát, sỏi |
|
3 |
Hát Ban, thôn Nà Deng - Nà Ngòa, xã Văn Minh |
Cát, sỏi |
|
4 |
Hát Ỏ, thôn Nà Piẹt, xã Văn Minh |
Cát, sỏi |
|
5 |
Khu vực Vằng Chín, thôn Khuổi Nộc, xã Lương Thượng |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
6 |
Khu vực Bó Mò, Slam Slẩu, thôn Vằng Khít, xã Lương Thượng |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
7 |
Khu vực hạ lưu cầu sắt xã Quang Phong |
Cát, sỏi |
|
8 |
Mạy Lịa, thôn Khuổi Tấy A, xã Liêm Thủy |
Vàng |
|
9 |
Xa Han, thôn Khuổi Tấy A, xã Liêm Thủy |
Vàng |
|
10 |
Khu Hát Luông - Vằng Cháng, thôn Đồng Tâm và thôn Hát Luông, xã Kim Lư |
Cát, sỏi |
|
11 |
Khu vực Khuổi Chòi, thôn Nà Lác, xã Kim Hỷ |
Vàng |
|
12 |
Khu Vực Tắc Ten, thôn Nà Lác, xã Kim Hỷ |
Vàng |
|
13 |
Nặm Ún, thôn Nà Ngoàn, xã Côn Minh |
Cát, sỏi |
|
14 |
Khu giáp To Đoóc (giáp xã Văn Lang), xã Sơn Thành |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
15 |
Khu vực Nà Én, thôn Hợp Thành, xã Sơn Thành |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
16 |
Khu vực đường vào Nặm Vòm, thôn Nà Cà, xã Dương Sơn |
Cát, sỏi |
|
17 |
Khu vực Vằng Dú, thôn Cảo Ỏi, xạ Dương Sơn |
Cát, sỏi |
|
18 |
Khu vực Ngiều Phiết, thôn Cảo Ỏi, xã Dương Sơn |
Cát, sỏi |
|
19 |
Khu vực Cốc Mìn, thôn Khung Xa, xã Dương Sơn |
Cát, sỏi |
|
20 |
Đoạn sông từ Pác Cham, thôn Khuổi Nạc đến đoạn Ngã 3 Pác Tấy, thôn Nặm Giàng, xã Đổng Xá |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
21 |
Khu Mỏ Vàng Tân An cũ, thôn Chợ Cũ, xã Văn Lang |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
22 |
Khu Soong Luông, thôn Chợ Mới, xã Văn Lang |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
23 |
Khu vực Hát Ngần - Thôm Quyền, thôn Nà Khon, thôn Soi Cải, xã Sơn Thành |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
.24 |
Khu Mỏ vàng Nà Làng, xã Lương Thượng |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
25 |
Khu Mỏ vàng Kim Mỹ Hưng, xã Lương Thượng |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
26 |
Khu Mỏ vàng Bản Giang, xã Lương Thượng |
Vàng sa khoáng, cát sỏi |
|
8. Tại địa bàn thành phố Bắc Kạn
STT |
Vị trí, khu vực |
Loại khoáng sản |
Ghi chú |
1 |
Khu vực thôn Bản Bung, thôn Nà Pài, thôn Bản Pẻn, thôn Nà Ỏi xã Dương Quang |
Cát sỏi |
|
2 |
Thôn Tổng Nẻng, thôn Khuổi Pái, phường Huyền Tụng |
Cát sỏi |
|
STT |
Tên mỏ, địa chỉ |
Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép |
Công suất (m3,tấn/năm) |
Dự kiến năm khai thác |
Nộp ngân sách nhà nước (triệu đồng) |
Số lao động |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|
|||||
Các mỏ đã cấp phép khai thác |
||||||||||
1 |
Mỏ đá vôi K15, phường Xuất Hóa, TP Bắc Kạn |
Công ty TNHH Phúc Lộc |
10,000 |
2022 |
Theo kế hoạch nộp ngân sách của tỉnh lĩnh vực khoáng sản năm 2021 là 138 tỷ |
95 |
152 |
152 |
152 |
10 |
2 |
Cát sỏi Pác Châm, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể |
DNTN Hà Giang |
5,500 |
2022 |
79 |
84 |
84 |
84 |
15 |
|
3 |
Mỏ đá vôi Kéo Lạc Mò, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể |
DNTN Việt Anh |
12,000 |
2021 |
114 |
182 |
182 |
182 |
10 |
|
4 |
Mỏ chì kẽm Sáo Sào, thị trấn Nà Phặc và xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn |
Công ty TNHH MTV Ngân Sơn Bắc Kạn |
3,800 |
2022 |
250 |
624 |
874 |
999 |
30 |
|
5 |
Chì kẽm Nà Quản, xã Lương Bằng, huyện Chợ Đồn |
Công ty TNHH Đồng Tâm |
5,000 |
2021 |
329 |
821 |
1,150 |
1,314 |
40 |
|
6 |
Mỏ chì kẽm Nà Khắt, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn |
Công ty TNHH TMDV Hoàng Nam |
3,000 |
2021 |
197 |
493 |
690 |
789 |
20 |
|
7 |
Chì kẽm và khoáng sản đi kèm Cốc Chặng, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
Công ty CP xây dựng cầu đường hạ tầng và khoáng sản Thăng Long |
3,000 |
2022 |
197 |
493 |
690 |
789 |
30 |
|
8 |
Mỏ chì kẽm Ba Bồ, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn |
Công ty TNHH Ngọc Linh |
90,000 |
2022 |
5,914 |
14,786 |
20,700 |
23,657 |
80 |
|
9 |
Mỏ sắt Bản Phắng 1, xã Trung Hòa, huyện Ngân Sơn |
Công ty Cổ phần Vương Anh |
150,000 |
2022 |
8,403 |
21,008 |
29,411 |
33,612 |
80 |
|
|
Cộng I |
|
|
|
|
15,578 |
38,643 |
53,932 |
61,577 |
315 |
Các mỏ đang lập hồ sơ khai thác |
||||||||||
2 |
Cát sỏi Pác Nghiên, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn |
Công ty CP Mạnh Dũng |
6,000 |
2022 |
|
|
86 |
138 |
138 |
15 |
2 |
Cát sỏi Bản Cầy-Nà Pán, TT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn |
Công ty TNHH SDTB |
4,300 |
2022 |
|
|
62 |
99 |
99 |
15 |
2 |
Cát sỏi Nà Mèng, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông |
Công ty TNHH SDTB |
9,000 |
2022 |
|
|
129 |
206 |
206 |
20 |
2 |
Cát sỏi Cốc Coóc Bản Pò, TT Yến Lạc, huyện Na Rì |
Công ty CP Sao Mai Bắc Kạn |
9,000 |
2022 |
|
|
129 |
206 |
206 |
20 |
|
Cộng II |
|
|
|
|
0 |
406 |
649 |
649 |
70 |
|
I+II |
|
|
|
138,000 |
15,578 |
39,048 |
54,581 |
62,226 |
385 |
Ghi chú
- Năm 2021, theo kế hoạch của tỉnh, lĩnh vực khoáng sản thu khoảng 138 tỉ đồng;
- Dự kiến công suất các mỏ đá, cát sỏi năm thứ nhất đạt 50% công suất, từ năm thứ 2 đạt 80% công suất thiết kế
- Dự kiến công suất các mỏ chì kẽm, sắt năm thứ nhất đạt 20% công suất, năm thứ 2 đạt 50%, năm thứ 3 đạt 70%, từ năm thứ 4 đạt 80% công suất thiết kế
- Ngoài các mỏ nêu trên, hiện nay còn 12 giấy phép thăm dò đang thăm dò, dự kiến cấp phép khai thác từ 2022-2025 Như vậy đến năm 2025, mục tiêu thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản đạt 200 tỉ đồng và 2500 lao động là khả thi;
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây