284485

Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do tỉnh Kon Tum ban hành

284485
LawNet .vn

Quyết định 1240/QĐ-UBND năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu: 1240/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 26/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1240/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Nguyễn Văn Hùng
Ngày ban hành: 26/11/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KONTUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1240/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 26 tháng 11 năm 2014.

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP NGÀY 10/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1314/TT-SCT ngày 06/10/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của UBND tỉnh Kon Tum thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

Điều 2. Giao Sở Công Thương - Thành viên thường trực Ban Chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thành viên Ban chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh; Giám đốc các Sở, ban ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Văn phòng Chính phủ (B/c)
- Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao; (B/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (B/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH KON TUM

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 49/NQ-CP NGÀY 10/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 26/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

I. MỤC TIÊU

Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Chương trình hành động này được xây dựng nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh Kon Tum với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Tiếp tục thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X), trong đó trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập và thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả quá trình hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhằm phát triển tỉnh Kon Tum toàn diện, bền vững và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ - kỹ thuật, đối ngoại, giáo dục, y tế, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh quốc phòng.

- Xây dựng các chương trình, nội dung công việc cụ thể cần triển khai thực hiện trong từng lĩnh vực nhằm hoàn thành các nhiệm vụ lớn, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và bền vững khi Việt nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách thủ tục hành chính

a) Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; kiên quyết loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; tham mưu ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế của tỉnh.

b) Xây dựng và hoàn thiện các chương trình hành động, kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh từ nay đến năm 2020.

c) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu, thuế; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành.

d) Thường xuyên cập nhật và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể trên các Trang thông tin của các Bộ, ngành chủ quản và cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các chính sách phát triển kinh tế xã hội do HĐND và UBND tỉnh ban hành. Công bố công khai, minh bạch các chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công để các doanh nghiệp và người dân biết, giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm

a) Triển khai hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2013 - 2020 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các ngành, sản phẩm có lợi thế của tỉnh, nâng cao năng suất lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh.

b) Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư của tỉnh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực mà địa phương chưa có nguồn thực hiện; bố trí nguồn ngân sách hợp lý phù hợp với địa phương để thực hiện đối ứng, thực hiện các chương trình dự án; thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và quản lý nợ công.

c) Tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm tỉnh Kon Tum; chương trình hành động, đề án định hướng hội nhập quốc tế của tỉnh đến năm 2020... Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá đầu tư, cung cấp thông tin, tài liệu về tiềm năng thế mạnh của tỉnh đến các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Triển khai có hiệu quả giữa phát triển thương mại điện tử với các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu tư trong và ngoài nước.

d) Xây dựng Chương trình hành động về tạo thuận lợi cho thương mại, tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại; tích cực thực hiện hiệu quả Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

đ) Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững; thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của tỉnh Kon Tum trong thương mại quốc tế.

e) Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vốn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ và thị trường; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm ưu tiên của quốc gia và của vùng.

g) Triển khai Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đến năm 2020. Tiếp tục đẩy mạnh và triển khai các dự án công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, áp dụng vào thực tế; nâng cao năng lực lựa chọn và làm chủ các công nghệ nhập khẩu để góp phần cải thiện năng suất và chất lượng của sản phẩm.

3. Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường

a) Xây dựng và triển khai các cơ chế, hệ thống quản lý, các phương thức giao dịch hiện đại nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tính pháp lý và giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch trên thị trường.

b) Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng các chuyên đề về nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Kon Tum (Ban chỉ đạo 389 tỉnh); kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, đầu cơ, găm hàng, thao túng thị trường, giá cả nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

c) Ưu tiên thu hút vốn đầu tư các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao; đổi mới công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, khai thác, chế biến khoáng sản; lĩnh vực du lịch, dịch vụ cao cấp; các dự án đầu tư công ưu tiên cho lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; các lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia và lồng ghép các nguồn vốn trên, bảo đảm hiệu quả đầu tư và quản lý sử dụng sau đầu tư; tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích cho đầu tư sáng tạo, phát triển đổi mới công nghệ, đặc biệt là công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.

d) Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp điều tiết cung, cầu lao động trên thị trường lao động nhằm đảm bảo sự ổn định, cân bằng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và người lao động.

4. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn

a) Tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Kế hoạch số 76-KH/TU ngày 14/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện NQTW 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

b) Tiến hành tổng kết, đánh giá tổng thể các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang thực hiện trên địa bàn tỉnh; đề xuất hướng đổi mới, phát triển trong thời gian tới; tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

d) Triển khai, xây dựng, thực hiện các đề án, dự án phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ, phát triển sản xuất với quy mô hợp lý, bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản.

đ) Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế; đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản; xúc tiến đẩy mạnh việc đàm phán ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

5. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng

a) Kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện, xã theo hướng nâng cao năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

b) Tiếp tục cụ thể hóa các cơ chế chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường; giải quyết triệt để các điểm nóng, điểm đến về môi trường. Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm các quy định về xử lý rác thải, chất thải, khai thác khoáng sản.

c) Xây dựng cơ chế hữu hiệu để đánh giá, thẩm định các vấn đề về môi trường đối với các dự án đầu tư; nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp.

d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thu gom, phân loại rác nhằm góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

đ) Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế và tranh thủ hỗ trợ của các đối tác trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên.

e) Xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn dân linh hoạt và hiệu quả, tiếp tục giữ vững định hướng đảm bảo phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân.

g) Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ tự tạo việc làm, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, cung cấp các dịch vụ tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động để giúp người lao động bị mất việc làm.

h) Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, định hướng cho công tác quy phát triển kinh tế xã hội

6. Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

a) Triển khai có hiệu quả Kế hoạch 2288/KH-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ và Chương trình số 67-CTr/TU ngày 29/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XIV thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

b) Triển khai có hiệu quả Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực trong tỉnh, tiến tới tiếp cận với trình độ trong khu vực và thế giới, đưa nhân lực thành lợi thế của địa phương để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế và ổn định xã hội. Mở rộng quan hệ, hợp tác trong nước và quốc tế trong đào tạo phát triển nhân lực, đặc biệt coi trọng xây dựng, phát triển nhân lực có trình độ cao của các ngành, lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh.

c) Triển khai cải cách, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, thực hiện giáo dục toàn diện trong các cấp học từ mầm non đến hết trung học phổ thông theo chương trình chung của Quốc gia và phù hợp với đặc điểm của tỉnh, đảm bảo phát triển con người toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ; thực hiện phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp trong các trường học cấp trung học. Gắn học tập với thực hành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán sản xuất của từng địa phương trong tỉnh.

d) Đẩy mạnh đào tạo và duy trì nguồn nhân lực cho hội nhập kinh tế quốc tế, có trình độ, có kinh nghiệm và đảm bảo tính kế thừa; xây dựng và triển khai các Chương trình đào tạo riêng cho các cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế quốc tế.

e) Triển khai Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới dạy nghề đến năm 2020 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của tỉnh đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước, xuất khẩu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động.

7. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá

a) Các sở, ban ngành, Ban chỉ đạo Hội nhập quốc tế tỉnh tăng cường nghiên cứu, dự báo và cung cấp thông tin về hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế kinh tế quốc tế cho UBND tỉnh và doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế, các Cục, Vụ thuộc các Bộ ngành liên quan và các Tham tán Việt Nam ở nước ngoài để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về công tác phân tích, dự báo, đánh giá trong kiểm soát, điều hành chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô.

b) Các sở, ban ngành, các địa phương trong tỉnh tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu và cơ quan hoạch định, thực thi chính sách trong việc cung cấp thông tin, tham gia góp ý, thảo luận về dự báo đánh giá và nhu cầu của các dự thảo khi trình ký ban hành đối với các Quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý nhằm nâng cao độ tin cậy và tính khả thi trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch.

c) Đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trên các lĩnh vực kinh tế -xã hội của tỉnh Kon Tum trong thời gian qua; đánh giá mức độ chính xác các kết quả dự báo đã đưa ra nhằm rút kinh nghiệm, khắc phục hoặc phát huy các phương pháp, tiêu chuẩn dự báo đã sử dụng, đồng thời tham mưu đề xuất bổ sung, sửa đổi để phù hợp với quy định trong cam kết quốc tế.

8. Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế

a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về luật pháp quốc tế của các ngành, các cấp để tham mưu và tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại. Xây dựng quy chế trong từng ngành, từng địa phương, cơ quan đơn vị, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao các cơ quan, đơn vị xây dựng quy chế phối hợp liên ngành để đảm bảo quản lý đồng bộ các hoạt động đối ngoại. Giải quyết nhanh, chính xác, kịp thời, hiệu quả các vụ việc có yếu tố nước ngoài theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

b) Các sở, ban ngành, huyện, thành phố chủ động quan hệ chặt chẽ với các cơ quan phụ trách hợp tác quốc tế của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương để nắm bắt cơ hội hợp tác; đa dạng hóa trong hợp tác như: Khai thác các nguồn lực của Chính phủ, phi Chính phủ (NGO), các tổ chức quốc tế, trường đại học và nghiên cứu, hãng/thông tin, công ty, cá nhân...; luôn đảm bảo chữ tín trong quan hệ hợp tác, cam kết và thực hiện cam kết theo nội dung, kế hoạch đã ký kết.

c) Tham gia hiệu quả các hoạt động hội nhập theo chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh; tiếp tục thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và huy động các nguồn tài chính quốc tế cho các lĩnh vực ưu tiên của Ngành. Xây dựng các định hướng, chiến lược, kế hoạch hợp tác quốc tế gắn với các chiến lược phát triển ngành nhằm cụ thể hóa từng bước các mục tiêu phát triển và hội nhập của ngành.

d) Rà soát, khắc phục sự chồng chéo giữa các sở, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; xác định rõ vai trò và trách nhiệm của các bên trong việc xây dựng và triển khai các chiến lược, đề án, chương trình hành động phát triển kinh tế... có liên quan và tác động đến nhiều sở, ngành và địa phương.

đ) Thường xuyên chú trọng việc đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình về hội nhập kinh tế quốc tế để kịp thời nắm bắt những vấn đề phát sinh và đề xuất phương hướng giải quyết.

9. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

a) Tiếp tục đổi mới cả nội dung và hình thức trong công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt rộng rãi sâu rộng, đến từng cán bộ đảng viên, các tổ chức đảng, chính quyền các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nội dung Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về ban hành một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới nhằm có nhận thức đầy đủ, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kon Tum.

b) Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thăm dò và đánh giá về nhận thức, hiểu biết của doanh nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước, nhân dân về hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế để xác định nội dung, cần tuyên truyền, đảm bảo thiết thực, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

c) Xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế giữa các địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp nhằm bảo đảm việc chia sẻ thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân dễ tiếp cận và nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình hội nhập trong nước và quốc tế.

d) Tăng cường và đa dạng hóa phương thức cung cấp thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cho các địa phương và doanh nghiệp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị mình để triển khai thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không phải triển khai theo các đề án, chương trình cần tổ chức triển khai ngay để đảm bảo thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Chương trình hành động.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, các cơ quan, đơn vị, địa phương xét thấy có nội dung, vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình thì chủ động phối hợp Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, quyết định.

4. Giao Giám đốc Sở Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này, định kỳ tổng hợp, báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh và các biện pháp cần thiết, bảo đảm chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.

 

DANH MỤC

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 49/NQ-CP
(Ban hành kèm Quyết định số 1240/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Kon Tum)

TT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời hạn hoàn thành

I

Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính

1

Rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL hiện hành để tham mưu cấp có thẩm quyền về công nghiệp, thương mại và Hội nhập kinh tế quốc tế.

Sở Công Thương

Các Sở, ngành liên quan

Quyết định, VB QPPL

Thường xuyên

2

Tham mưu UBND tỉnh rà soát và bãi bỏ các văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành trái với các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết WTO.

Sở Tư pháp

Sở Công Thương và các Sở, ngành liên quan

Quyết định, VB QPPL

Thường xuyên

3

Xây dựng và triển khai Đề án Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đến năm 2020

Sở Công Thương

Các Sở, ngành liên quan

Đề án, Báo cáo tình hình triển khai

Quý I/2015

4

Đề án Hội nhập thống kê ASEAN đến năm 2015

Cục Thống kê

Sở KH&ĐT, các sở, ngành, địa phương

Đề án, Quyết định

Tháng 01/2015

5

Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở, ngành

Sở Tư pháp

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo kết quả triển khai

Hàng năm

6

Xây dựng và hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu, phù hợp với cam kết và quy định quốc tế

Sở Công Thương, Sở KH&CN, Sở Y tế (theo chức năng, nhiệm vụ)

Các sở, ngành, cơ quan liên quan

Các Quyết định

Quý II/2016

7

Rà soát, sửa đổi các văn bản QPPL về đầu tư.

Sở KH&ĐT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Thường xuyên

8

Rà soát, sửa đổi các văn bản QPPL về du lịch

Sở VHTT&DL

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Thường xuyên

9

Tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản QPPL về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; rà soát, kịp thời tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL đã ban hành

Sở TN&MT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo

Thường xuyên

II

Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm

1

Triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020

Sở KH&ĐT

Các sở, ngành liên quan

Đề án, Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

2

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành TW, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương triển khai hiệu quả Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án định hướng hội nhập quốc tế tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tập trung các nội dung hội nhập quốc tế về kinh tế theo lộ trình đã đề ra, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và xuyên suốt trên phạm vi toàn tỉnh.

Sở Ngoại vụ

Các sở Công Thương, Sở KH&ĐT và sở ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

3

Triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030

Sở Công Thương

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

4

Đề án nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và quản lý nợ công

Sở KH&ĐT

Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan

Đề án, Quyết định, Báo cáo

Quý I/2016

5

Triển khai Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2014 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới

Sở KH&ĐT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

6

Triển khai Đề án Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định phê duyệt số 12/2011/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ

Sở Công Thương

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

7

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, công nghệ và thị trường

Sở KH&ĐT

Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Sở Công Thương, Sở KH&CN

Quyết định

Quý II/2015

8

Xây dựng Đề án "Quảng bá sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài"

Sở TT&TT

Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan, các ĐP, Hội doanh nghiệp tỉnh

Đề án, Quyết định, Báo cáo tình hình

Quý I/2015

9

Triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014 - 2020

Sở Công Thương

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

10

Đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 05/6/2013 của UBND tỉnh về Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2016, định hướng đến năm 2020”; tiếp tục xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt dự án giai đoạn 2017-2020 để triển khai thực hiện.

Sở KH&CN

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

11

Triển khai Đề án “Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế thực hiện thắng lợi đột phá phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải”

Sở GTVT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

12

Triển khai Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Sở TT&TT

Sở KH&ĐT; các đơn vị liên quan

Kế hoạch hành động

Quý I/2015

III

Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường

 

 

 

 

1

Triển khai Quyết định số 734/QĐ-NHNN ngày 18/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015.

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kon Tum

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

2

Triển khai thực hiện Đề án cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng một số công trình kinh tế - xã hội thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2014 - 2020 đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 991/QĐ-UBND ngày 03/10/2014.

UBND các huyện, thành phố

Các sở, ngành liên quan

Kế hoạch, chương trình, Báo cáo tình hình

Thường xuyên

IV

Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

 

 

 

1

Xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Sở NN&PTNT

Các sở, ngành, địa phương

Quyết định, Báo cáo tình hình

Quý I/2015

2

Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 27- 7-2011 của Tỉnh ủy Kon Tum về xây dựng, phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực.

Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT (theo chức năng nhiệm vụ)

UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình

Thường xuyên

3

Đề án phát triển công nghệ bảo quản, chế biến và giảm tổn thất sau thu hoạch cho các loại nông, thủy sản

Sở NN&PTNT

UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan, Hội doanh nghiệp tỉnh

Đề án, Quyết định, Báo cáo tình hình

Quý III/2015

4

Tăng cường giám sát phòng chống dịch bệnh, quản lý sử dụng hóa chất, thú y trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; chế biến và bảo quản các sản phẩm có nguồn gốc động vật

Sở NN&PTNT

Các địa phương, sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

5

Đảm bảo thực hiện đạt các mục tiêu của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh, ban hành theo Quyết định số 209/QĐ-UBND ngày 10/3/2011 của UBND tỉnh Kon Tum.

Sở LĐTB&XH

UBND các huyện, thành phố, các sở, ngành, liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

V

Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng

1

Triển khai Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 01/7/2011 của Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh về Phê duyệt Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2015.

Sở NN&PTNT

Sở KHĐT, Sở Tài chính, Sở TNMT; UBND các huyện, thành phố, đơn vị có liên quan

Chương trình, kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện

Thường xuyên

2

Triển khai Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 22/11/2013 về việc ban hành Phương án giải quyết đất giao chồng lấn, đất lấn chiếm nằm trong lâm phần các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Sở NN&PTNT

Sở TNMT, UBND các huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng

Phương án, Kế hoạch, Báo cáo tình hình

Thường xuyên

3

Triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Thông báo 395/TB-VPCP ngày 03/10/2014 của Văn phòng Chính phủ

Sở NN&PTNT

Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

Báo cáo

Quý II năm 2015

4

Tham mưu UBND tỉnh về Chiến lược bảo vệ môi trường theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Sở TN&MT

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

5

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

Sở TN&MT

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

6

Thực hiện Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu Ngành Giao thông Vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1159/QĐ-UBND ngày 31/10/2014.

Sở GTVT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Thường xuyên

7

Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, các đơn vị liên quan triển khai Đề án "Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020"

Sở Y tế

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

8

Xây dựng Phương án triển khai khu kinh tế quốc phòng theo quy hoạch đã được phê duyệt gắn với xây dựng làng thanh niên lập nghiệp và sắp xếp, ổn định dân cư biên giới theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Thông báo số 48/TB-VPCP ngày 25/01/2014 của Văn phòng Chính phủ.

Các sở, ngành, địa phương (theo chức năng, nhiệm vụ)

Các sở, ngành, địa phương

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

VI

Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực

1

Thực hiện Quyết định số 1111/QĐ-UBND ngày 19/11/2011 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND tỉnh về Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025.

Sở GD&ĐT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

2

Triển khai Kế hoạch số 2288/KH-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Sở GD&ĐT

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Định kỳ hàng Quý

3

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình số 2490/CTr-UBND ngày 01/10/2014 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Sở LĐTB&XH Sở KHĐT, Sở Nội vụ (theo chức năng, nhiệm vụ)

Các sở, ngành, địa phương có liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Thường xuyên

4

Tổ chức triển khai có hiệu quả Quyết định số 658/QĐ-UBND ngày 19/7/2011 của UBND tỉnh về Đề án xuất khẩu lao động tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015

Sở LĐTBXH

Các sở ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố

Báo cáo kết quả thực hiện

Thường xuyên

5

Phối hợp với các cơ quan của Bộ ngoại giao tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức đối ngoại cho cán bộ, công chức của tỉnh trong đó chú trọng các nội dung liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, ngoại giao kinh tế, ngoại ngữ.

Sở Ngoại vụ

Các sở, ngành, địa phương

Các chương trình đào tạo

Thường xuyên

VII

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đánh giá

1

Định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO

Sở Công Thương

Các sở, ngành liên quan

Báo cáo tình hình triển khai

Hàng năm

VIII

Củng cố, tăng cường cơ chế phối hợp, giám sát triển khai công tác hội nhập kinh tế quốc tế

1

Đề án đổi mới và phát huy vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề, tổ chức chính trị, xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách quản lý của nhà nước

Sở Nội vụ

Các sở, ngành, hiệp hội liên quan

Quyết định, Đề án

Quý II/2015

IX

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

 

 

 

 

1

Tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho các cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Sở Công Thương

Các sở, ngành, địa phương

Các lớp đào tạo, tập huấn

Thường xuyên

2

Xây dựng chuyên mục và các chương trình chuyên sâu về hội nhập kinh tế quốc tế trên các phương tiện thông tin và truyền thông

Sở TT&TT

Các sở, ngành, địa phương

Chuyên mục, Bản tin,

Hàng năm

3

Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020

Sở Công Thương

Các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp,

Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm

Thường xuyên

4

Đề án thông tin tuyên truyền đến năm 2020 về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam trở thành thành viên WTO

Sở TT&TT

Các sở, ngành liên quan

Đề án, Quyết định, Báo cáo

Quý I/2015

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác