Quyết định 123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 123/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 123/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/01/2010 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/02/2010 | Số công báo: | 63-64 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 123/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/01/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 01/02/2010 |
Số công báo: | 63-64 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 123/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
năm 2001;
Căn cứ Luật Luật sư năm 2006;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2007/NQ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ
4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để
nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020” với các nội dung cơ bản như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xây dựng và phát triển đủ số lượng luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư để đáp ứng nhu cầu tư vấn và tham gia tranh tụng các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có cơ quan Chính phủ, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
Đến năm 2015, số lượng luật sư được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư là 400 người; năm 2020 số lượng này là 1.000 người; số luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế là 150 người, bao gồm cả những người được đào tạo hoặc tự đào tạo nhưng được thu hút theo chính sách của Đề án.
Đến năm 2015, bảo đảm mỗi tập đoàn kinh tế của Nhà nước có ít nhất từ 2 đến 3 cán bộ pháp chế được đào tạo theo Đề án này.
2.2. Phát triển các tổ chức hành nghề luật sư theo hướng hình thành các công ty luật chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30 tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
2.3. Tập trung nâng cao năng lực đào tạo trong nước đối với luật sư theo các chương trình chuẩn quốc tế và khu vực; phấn đấu đến năm 2011 đưa vào hoạt động Trung tâm đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế liên kết với nước ngoài; đến năm 2020 các Trung tâm này đủ năng lực để mở rộng đào tạo luật sư đạt tiêu chuẩn quốc tế cho một số nước trong khu vực.
1. Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
1.1. Nâng cao năng lực đào tạo trong nước luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1. Chuẩn bị điều kiện để đào tạo trong nước luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
a) Nghiên cứu, xây dựng Đề án thành lập thí điểm Trung tâm đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế liên kết với các cơ sở đào tạo nghề, tổ chức xã hội nghề nghiệp của các nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Úc …. (sau đây gọi tắt là Trung tâm đào tạo liên kết) tại cơ sở đào tạo nghề luật sư của Bộ Tư pháp; hướng dẫn việc thành lập Trung tâm đào tạo liên kết của Liên đoàn luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư có đủ năng lực tham gia đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian thực hiện: 2010
b) Xây dựng Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở Chương trình chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới, phù hợp với yêu cầu, điều kiện của Việt Nam, áp dụng thống nhất cho các Trung tâm đào tạo liên kết.
Thời gian thực hiện: 2010
c) Xây dựng, hoàn thiện Bộ giáo trình, tài liệu để sử dụng thống nhất trong công tác đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian thực hiện:
- Xây dựng Bộ giáo trình, tài liệu đào tạo: 2010;
- Hoàn thiện Bộ giáo trình, tài liệu đào tạo: 2011 – 2015.
d) Xây dựng Bộ khung giảng viên thực hiện việc đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Giảng viên tham gia đào tạo là các luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài có kinh nghiệm và uy tín hành nghề trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại; các chuyên gia pháp luật trong nước và nước ngoài có kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu pháp luật. Đào tạo tiếng Anh chủ yếu sẽ do các giáo viên nước ngoài đảm nhiệm.
Thời gian thực hiện: 2010
1.1.2. Thành lập thí điểm Trung tâm đào tạo liên kết và tổ chức đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế:
a) Thành lập Trung tâm đào tạo liên kết:
Việc thành lập Trung tâm đào tạo liên kết do Bộ Tư pháp cho phép thành lập, sau khi thống nhất ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thời gian thực hiện:
- 2010 – 2011: thành lập Trung tâm đào tạo liên kết tại Học viện Tư pháp;
- 2015 – 2020: thành lập Trung tâm đào tạo liên kết tại Liên đoàn luật sư Việt Nam;
- Đối với các tổ chức hành nghề luật sư có đủ năng lực, khuyến khích thành lập Trung tâm đào tạo liên kết trong toàn bộ thời gian thực hiện Đề án.
b) Tổ chức đào tạo tại các Trung tâm đào tạo liên kết
- Đối tượng đào tạo: Luật sư đang hành nghề tại các tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp, người tập sự hành nghề luật sư, các giảng viên của các cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo nghề luật sư và sinh viên luật xuất sắc, thạc sỹ luật, tiến sỹ luật, các đối tượng khác đáp ứng điều kiện tuyển chọn, nếu được một tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài hoặc một tập đoàn kinh tế của Nhà nước tuyển.
- Điều kiện tuyển chọn:
+ Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;
+ Có lập trường chính trị vững vàng;
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh tương đương với IELTS đạt 5,0 điểm;
+ Có kinh nghiệm trong việc tư vấn cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, có khả năng và triển vọng phát triển tốt trong nghề luật sư.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo tập trung theo các giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: Đào tạo tại Trung tâm đào tạo liên kết theo Chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế quy định tại điểm 1.1.1b mục II, Điều 1 của Quyết định (sau đây gọi tắt là Chương trình đào tạo chuyên sâu).
Giai đoạn 2: Thực hành nghề nghiệp tại các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại hoặc các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc các tổ chức hành nghề luật sư ở nước ngoài.
- Nội dung đào tạo: Kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, nhất là kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, tư vấn pháp luật trong các giao dịch thương mại quốc tế; kiến thức pháp luật về kinh doanh, thương mại quốc tế; đạo đức nghề nghiệp của luật sư; kỹ năng quản lý công việc; tiếng Anh pháp lý.
- Kết thúc khóa học, học viên phải qua kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. Hội đồng kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo gồm: đại diện của Trung tâm đào tạo liên kết, đại diện Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Liên đoàn luật sư Việt Nam và một số luật sư có năng lực, uy tín. Người đạt yêu cầu kiểm tra được Trung tâm đào tạo liên kết cấp Chứng chỉ đã qua chương trình đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian thực hiện: 2011 - 2020
1.1.3. Xây dựng chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực đào tạo của các Trung tâm đào tạo liên kết. Các Trung tâm đào tạo liên kết được xem xét để hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật.
1.2. Đẩy mạnh việc lựa chọn, gửi luật sư đi đào tạo mũi nhọn ở nước ngoài theo quy định của Đề án đào tạo chuyên gia pháp luật và luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2008 – 2010 được phê duyệt tại Quyết định số 544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Đề án 544); khuyến khích việc luật sư tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.1. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả việc gửi luật sư đi đào tạo tại các nước có nền tư pháp và pháp luật phát triển để hình thành đội ngũ luật sư nòng cốt phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quy định của Đề án 544.
Sửa đổi Đề án 544 theo hướng điều chỉnh kinh phí Nhà nước cấp cho việc đào tạo luật sư, chuyên gia pháp luật ở nước ngoài phù hợp với thực tiễn để gửi học viên tham gia đào tạo tại các cơ sở đào tạo với thời gian thích hợp, đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho luật sư tham gia đào tạo theo Đề án 544 và kéo dài thời gian thực hiện Đề án đến năm 2015.
Thời gian thực hiện: 2010
1.2.2. Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí đào tạo đối với những người tự đào tạo ở nước ngoài, đáp ứng tiêu chí luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của Đề án này để ký hợp đồng làm việc thường xuyên hoặc theo vụ việc cho một số bộ, ngành, chính quyền địa phương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
1.3. Tăng cường bồi dưỡng thường xuyên kiến thức, kỹ năng hành nghề luật sư nhằm đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hành nghề luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đa dạng hóa hình thức tổ chức bồi dưỡng cho luật sư; phát triển hình thức bồi dưỡng từ xa cho luật sư.
Thời gian thực hiện: 2010.
1.3.2. Biên soạn và phát hành các tài liệu về hội nhập kinh tế quốc tế cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Hỗ trợ tài liệu cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp và lý luận chính trị cho luật sư.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.
1.3.3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý, tiếng Anh thương mại cho luật sư, người tập sự hành nghề luật sư.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
1.3.4. Gửi luật sư ra nước ngoài tham dự khóa bồi dưỡng về kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp cho luật sư theo các chương trình hợp tác pháp luật nước ngoài.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
1.4. Tạo nguồn để phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
1.4.1. Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút công dân Việt Nam có Chứng chỉ hành nghề luật sư của nước ngoài trở thành luật sư Việt Nam; chính sách thu hút người Việt Nam ở nước ngoài là luật sư tham gia vào các hoạt động tư vấn, tranh tụng thương mại quốc tế của Việt Nam.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
14.2. Đổi mới chương trình đào tạo cử nhân luật theo hướng tiếp cận với chương trình đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Bổ sung thời lượng đào tạo hướng nghiệp cho sinh viên luật năm cuối, chú trọng định hướng nghề luật sư về thương mại quốc tế cho sinh viên luật.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
1.4.3. Thí điểm việc đào tạo liên thông trở thành luật sư đáp ứng yêu cầu về hội nhập kinh tế quốc tế cho các sinh viên luật xuất sắc.
Lựa chọn các sinh viên ưu tú để xây dựng lớp cử nhân tài năng và thí điểm việc đào tạo bằng tiếng Anh, kết hợp với việc gửi đi thực tập tại các cơ sở hành nghề luật sư chuyên về thương mại, thương mại quốc tế ở trong và ngoài nước. Sau khi tốt nghiệp đại học, những sinh viên này được chuyển tiếp sang đào tạo tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề luật sư cho những cử nhân tài năng.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
2. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
2.1. Hàng năm, rà soát, đánh giá, phân loại tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam có xu hướng phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
2.2. Xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư quy mô nhỏ và vừa thành các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn, chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.
2.3. Thu hút các luật sư được đào tạo theo Đề án vào làm việc tại các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế tại các tổ chức hành nghề luật sư.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
2.4. Đề xuất và thực hiện chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức hành nghề luật sư nhận học viên thực tập của các Trung tâm đào tạo liên kết theo giải pháp quy định tại điểm 1.1.2 Mục II, Điều 1 của Quyết định này.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2012.
2.5. Tạo điều kiện phát triển các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thông qua việc thực hiện chính sách giao cho các tổ chức này thực hiện các giao dịch, dự án lớn của Chính phủ, huy động sự tham gia của luật sư nước ngoài trong trường hợp cần thiết.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.
2.6. Xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam cung cấp dịch vụ qua biên giới.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.
3. Sử dụng đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế
3.1. Rà soát các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến luật sư, hành nghề luật sư, nhất là các quy định tạo môi trường pháp lý cho việc phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, ban hành mới các văn bản pháp luật, chính sách, cơ chế tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy hoạt động tư vấn pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm mở rộng hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, bồi dưỡng luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2015.
3.2. Xây dựng cơ chế sử dụng đội ngũ luật sư được đào tạo, thu hút theo Đề án này trong các việc dưới đây:
- Tư vấn hoặc tham gia tranh tụng các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho Chính phủ, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; ký hợp đồng làm việc thường xuyên hoặc theo vụ việc cho các tập đoàn kinh tế của Nhà nước, các doanh nghiệp lớn, một số cơ quan của Chính phủ và một số Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp quốc tế khi Chính phủ yêu cầu;
- Tham gia việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại và hội nhập kinh tế, quốc tế;
- Tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo luật, đặc biệt là trong việc đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho luật sư và cho doanh nghiệp.
3.3. Thành lập Câu lạc bộ luật sư, chuyên gia pháp luật phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế gồm những người được đào tạo theo Đề án 544 và những người được đào tạo, bồi dưỡng, phát triển theo Đề án này, những luật sư đã và đang hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại quốc tế để thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ luật sư đã được đào tạo và tự đào tạo theo Đề án.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2011.
1. Phân công trách nhiệm
1.1. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức thực hiện Đề án, thực hiện các giải pháp quy định tại điểm 1.1.1, 1.1.2, 1.2.1, 1.4.1, 1.4.3, 2.1, 2.2, 2.6, 3.1, 3.2, 3.3 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
Chủ trì, phối hợp với Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan tạo cơ chế để luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án này.
1.2. Liên đoàn luật sư Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện các giải pháp quy định tại điểm 1.3.1, 1.3.2, 1.3.3, 1.3.4, 2.3 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện các giải pháp liên quan đến đào tạo luật sư theo quy định tại điểm 1.1.2 mục II, Điều 1 của Quyết định này khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu và năng lực đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện Đề án.
1.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong việc thực hiện giải pháp quy định tại điểm 1.4.2 Mục II, Điều 1 của Quyết định này.
1.4. Bộ Tài chính có trách nhiệm bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho việc thực hiện Đề án theo quy định của Luật ngân sách nhà nước; chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các giải pháp quy định tại điểm 1.1.3, 1.2.2, 2.4 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp của Bộ Công Thương trong việc thực hiện giải pháp quy định tại điểm 3.1, 3.3 mục II của Quyết định này.
1.5. Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc triển khai giải pháp quy định tại điểm 3.1 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
1.6. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện giải pháp quy định tại điểm 1.4.1 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
1.7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai giải pháp quy định tại điểm 2.5 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
1.8. Các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư trong giao dịch liên quan đến ngành mình quản lý theo quy định tại điểm 3.1 mục II của Quyết định này và phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc triển khai Đề án.
1.9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương; xây dựng và thực hiện các phương án thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ luật sư đáp ứng tiêu chí hội nhập kinh tế quốc tế theo giải pháp quy định tại điểm 3.2 mục II, Điều 1 của Quyết định này; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức tại địa phương tăng cường sử dụng dịch vụ luật sư trong các giao dịch, đặc biệt là trong các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, dự án của Chính phủ.
1.10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tập đoàn kinh tế của Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, Liên đoàn luật sư Việt Nam trong việc triển khai các giải pháp quy định tại mục II, Điều 1 của Quyết định này. Các tập đoàn kinh tế nhà nước có trách nhiệm rà soát cán bộ pháp chế của tập đoàn kinh tế và cử cán bộ có đủ điều kiện tham gia đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định tại điểm 1.1 và 1.2 mục II, Điều 1 của Quyết định này.
1.11. Khuyến khích các luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư, các doanh nghiệp tham gia thực hiện Đề án này.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
2.1. Kinh phí triển khai thực hiện Đề án được bảo đảm thực hiện bằng ngân sách nhà nước.
Ước tính kinh phí triển khai một số nhiệm vụ của Đề án là 168 tỷ đồng, trong đó, kinh phí hỗ trợ học phí cho học viên tham gia đào tạo ước tính là 108 tỷ đồng được tính toán trên cơ sở nguyên tắc:
- Đối với học viên tham gia khóa học để làm việc cho cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương thì sẽ được Nhà nước hỗ trợ 100% học phí;
- Đối với các học viên có cam kết của tổ chức hành nghề luật sư về việc phục vụ yêu cầu của Chính phủ được Nhà nước hỗ trợ 50% học phí;
- Đối với học viên do doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế Nhà nước cử tham gia khóa học thì doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đó phải đóng góp 100% học phí;
- Đối với các học viên khác thì tự túc hoàn toàn kinh phí.
Kinh phí thực hiện các giải pháp khác trong Đề án được cấp theo dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2.2. Thu hút, huy động sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trong việc thực hiện Đề án.
3. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết.
Hàng năm, từng giai đoạn tiến hành sơ kết, tổng kết những việc đã thực hiện và đúc rút bài học kinh nghiệm tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu mà Đề án đặt ra.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây