405989

Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

405989
LawNet .vn

Quyết định 121/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 121/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/02/2019 Số công báo: 169-170
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 121/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 24/01/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 11/02/2019
Số công báo: 169-170
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 121/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 ngày 09 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện có liên quan;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tquốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ
TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (3b). HQ

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP)
(Kèm theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hoá và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản dưới đây:

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

a) Tăng cường phổ biến về Hiệp định CPTPP cho các đối tượng có liên quan (nhân dân, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ) thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

b) Chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, hải quan, mua sắm ca Chính phủ, phòng vệ thương mi, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường... về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thc thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

c) Thiết lập Đầu mối thông tin về Hiệp định CPTPP nói riêng các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung tại Bộ Công Thương để cung cấp thông tin, hướng dẫn và làm rõ các nội dung cam kết và các vấn đề có liên quan đến Hiệp định CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia.

d) Củng cố mạng lưới, tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước của các cơ quan nhà nước có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư để các doanh nghiệp Việt Nam có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung, cũng như dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả các cam kết và nghĩa vụ khác của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP.

b) Tổ chức áp dụng trực tiếp các cam kết đã đủ rõ, đủ chi tiết được quy định trong Phụ lục 2 của Nghị quyết số 72/2018/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan.

c) Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo đúng với lộ trình đã quy định của Hiệp định CPTPP. Trong trường hợp cần thiết để thực hiện các cam kết đúng thời hạn, áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn hoặc trình Quốc hội quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong vic ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

d) Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiệp định CPTPP.

đ) Đảm bảo việc thực hiện cơ chế tham vấn, lấy ý kiến các đối tượng có liên quan trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật.

e) Tiếp tục phối hợp với các nước thành viên CPTPP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực thi Hiệp định (như thành lập và hoạt động của Hội đồng, các Ủy ban chuyên môn, Nhóm công tác, các thiết chế về giải quyết tranh chấp...)

g) Chỉ định và thông báo về cơ quan đầu mối của Việt Nam tham gia Hội đồng CPTPP, các Ủy ban chuyên môn, các nhóm công tác theo từng Chương của Hiệp định; thông tin liên lạc; thực thi Hiệp định; đàm phán kết nạp thành viên mới; và điều phối việc tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài trong quá trình thực thi Hiệp định.

h) Kiện toàn, củng cố các cơ quan phụ trách việc thực thi Hiệp định CPTPP tại các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước địa phương để phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối quốc gia về thực thi Hiệp định, đảm bảo việc thực thi được hiệu quả và đầy đủ.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

a) Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ biến động thị trường quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

b) Đẩy mạnh việc dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp; và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

c) Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường...) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng.

d) Tăng cường sử dụng hệ thống cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như chủ động xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế để bảo vệ sản xuất trong nước, ngăn chặn ,các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam; xây dựng, củng cố cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương trong các vụ việc phòng vệ thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định hoặc các cơ chế khác khi cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam; và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới.

đ) Tập trung cơ cu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học - công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

e) Tăng cưng ứng dụng khoa học, công nghệ, triển khai biện pháp cải thiện, nâng cao năng suất lao động tại doanh nghiệp và các ngành sản xuất.

g) Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

h) Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính...

i) Tiến hành đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ để từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này.

4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

b) Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức công đoàn để đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm củng cố, nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức công đoàn.

c) Tăng cường quản lý có hiệu quả sự ra đời và hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp, chính đáng của người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh ổn định, thành công; đồng thời, tạo điều kiện để tchức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hoạt động không vì mục đích chính trị, đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

d) Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý việc thành lập và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp.

5. Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

a) Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách xã hội, bao gồm chính sách hỗ trợ về tài chính, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; cung cp các dịch vụ tư vấn việc làm... để giúp người lao động bị mất việc làm do các doanh nghiệp không đng vững được trong quá trình cạnh tranh.

b) Đánh giá những tác động của Hiệp định CPTPP đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội... và đề xuất các giải pháp để có thể thực hiện hiệu quả Hiệp định CPTPP.

c) Tiếp tục thúc đẩy thực thi đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các hiệp định đa phương về môi trường, bảo tồn và bảo vệ động thực vật hoang dã mà Việt Nam đã tham gia. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

d) Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các biện pháp chống lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định và thương mại động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

đ) y dựng và ban hành đồng bộ các quy định, chính sách và chương trình có liên quan nhằm thực thi cam kết về xóa bỏ trợ cấp khai thác thủy sản có tác động xấu đến nguồn lợi hải sản trong tình trạng bị khai thác quá mức.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch thực hiện này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện của bộ, ngành, địa phương mình, gửi Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 3 năm 2019 để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ hưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Chính phủ; định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, gửi báo cáo cho Bộ Công Thương để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện và kiến nghị các biện pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức đại diện doanh nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch này.

4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được ly từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan xây dựng và bố trí nguồn ngân sách để thực hiện Kế hoạch này.

5. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, nếu cần thấy sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch, các bộ, ngành, địa phương chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời sao gửi Bộ Công Thương, để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

MỘT SỐ CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH CPTPP
(Kèm theo Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Sản phẩm

Thời gian hoàn thành

1

Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước đối tác CPTPP

1.1

Tổ chức phổ biến về Hiệp định CPTPP tới các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ, Sở Công Thương các tỉnh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các hiệp hội doanh nghiệp

Các hội thảo, khóa đào tạo theo từng khu vực

Năm 2019

1.2

Xây dựng Cổng thông tin điện tử (kết nối trực tiếp với trang chủ của Bộ Công Thương) về tất cả các FTA mà Việt Nam đang tham gia (trong đó có Hiệp định CPTPP), các thông tin, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đối tác FTA (FTA Portal). Việc xây dựng Cổng thông tin điện tử này được tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật bởi các đối tác CPTPP và các tổ chức quốc tế có quan tâm.

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ

Cng thông tin điện tử

Năm 2019-2020

1.3

Thực hiện các chương trình phát thanh và truyền hình tuyên truyền về Hiệp định CPTPP

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam

Bộ Công Thương

Các chương trình phát thanh và truyền hình

Năm 2019

1.4

Tuyên truyền và xuất bản các ấn phẩm, tài liệu giới thiệu và nghiên cứu về Hiệp định CPTPP và việc tham gia của Việt Nam, định hướng dư luận xã hội tiếp cận tích cực với những thay đổi khi tham gia CPTPP

Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông

Các bộ, ngành, địa phương, VCCI

Các bài viết, bài nói, ấn phẩm

Trong quá trình thực thi Hiệp định

1.5

Tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong một số lĩnh vực như đầu tư, dịch vụ, hải quan, sở hữu trí tuệ, phòng vệ thương mại, lao động... về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ, Sở Công Thương các tỉnh

Các hội thảo, khóa đào tạo theo từng khu vực

Trong quá trình thực thi Hiệp định

1.6

Tập huấn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ về các quy định và cam kết của Hiệp định CPTPP theo từng chuyên ngành, lĩnh vực cthể

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp

Các hội thảo, khóa đào tạo theo từng khu vực

Trong quá trình thực thi Hiệp định

1.7

Nghiên cứu việc đưa nội dung về Hiệp định CPTPP nói riêng và FTA nói chung vào chương trình đào tạo của các cấp học, trình cấp có thẩm quyền quyết định

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ

Báo cáo trình cấp có thẩm quyền

Trong quá trình thực thi Hiệp định

1.8

Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp thông qua hệ thống các thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại... về các yêu cầu kỹ thuật, quy định, thực tiễn về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa và phòng vệ thương mi của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đối tác nói chung

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành, Đoàn Đàm phán Chính phủ

Các bài viết, bài nói, ấn phẩm, số liệu

Trong quá trình thực thi Hiệp định

1.9

Nâng cao năng lực cho hệ thống các thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại... trong việc cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư phục vụ doanh nghiệp

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Đề án trình Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019-2020

2

Xây dựng pháp luật, thể chế

2.1

Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động thực hiện hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành, địa phương

Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

2.2

Xây dựng Luật sửa đổi một số Luật để thực thi Hiệp định CPTPP. Các Luật được sửa đổi gồm có: Luật An toàn thực phẩm 2010; Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010; và Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (đối với những cam kết phải thực hiện ngay khi Hiệp định có hiệu lực)

Bộ Công Thương

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

Trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2019 theo quy trình, thủ tục rút gọn

2.3

Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành theo đúng với l trình đã quy định của Hiệp định CPTPP:

2.3.1

Bộ luật Lao động 2012

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

Năm 2019-2020

2.3.2

Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

Năm 2021

2.3.3

Bộ luật Hình sự 2015

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

Năm 2021

2.3.4

Bluật Tố tụng hình sự 2015

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật

Năm 2021

2.3.5

Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh 2018

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.3.6

Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ

Theo lộ trình sửa Luật Sở hữu trí tuệ 2005

2.3.7

Các văn bản pháp luật có liên quan đến việc yêu cầu mỹ phẩm nhập khẩu phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

Bộ Y tế

Các bộ, ngành có liên quan

Văn bản pháp luật

Tháng 01 năm 2019

2.3.8

Thông tư hướng dẫn thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Thông tư

Tháng 01 năm 2019

2.3.9

Nghị định quy định liên quan đến hàng tấn trang và dệt may (giám sát về dệt may và hạn ngạch dệt may với Mê-hi-cô; tự vệ đặc bit)

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.3.10

Nghị định quy định xác minh xuất xứ đối vi hàng hóa nhập khẩu, hợp tác hải quan và giám sát hải quan (bao gồm cả dệt may)

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.3.11

Nghị định hướng dẫn riêng đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định CPTPP và chỉ áp dụng đối với các nước CPTPP

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ

Tháng 01 năm 2019 hoặc trong trường hợp không thể kịp ban hành Nghị định này trước thời hạn trên thì có văn bản hướng dẫn việc thực thi trong thời gian kể tkhi Hiệp định CPTPP có hiu lực đối với Việt Nam đến khi Nghị định hướng dẫn thực thi cam kết này được ban hành và có hiệu lực

2.3.12

Nghị định ban hành biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của CPTPP (có thể trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy trình, thủ tục rút gọn)

Bộ Tài chính

Các bộ, ngành có liên quan

Nghị định

Tháng 01 năm 2019

2.3.13

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định cơ quan đầu mối để thực thi các Chương của Hiệp định CPTPP; cơ quan đầu mối tham gia Hội đồng, các Ủy ban chuyên môn, các nhóm công tác của Hiệp định; cơ quan điều phối, tổng hợp tình hình thực thi Hiệp định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ; cơ quan đầu mối xlý các vấn đề liên quan đến việc đàm phán, kết nạp thành viên mới; cơ quan đầu mối về thông tin liên lạc giữa các nước CPTPP về mọi vấn đề của Hiệp định; cơ quan điều phối việc xây dựng đề xuất và tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài trong quá trình thực thi Hiệp định.

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.3.14

Phối hợp với các nước thành viên CPTPP để xây dựng, hoàn thiện các thiết chế cần thiết để thực thi Hiệp định (như thành lập và hoạt động của Hội đồng, các Ủy ban chuyên môn, Nhóm công tác, các thiết chế về giải quyết tranh chấp...)

Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.3.15

Thành lập danh sách trọng tài viên theo các quy định của Chương Giải quyết tranh chấp

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ

Tháng 01 năm 2019

2.4

Tiến hành các thủ tục gia nhp các điều ước quốc tế:

2.4.1

Hiệp ước Budapest về Sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về patent

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn hiệp ước quốc tế

Năm 2021

2.4.2

Hiệp ước về Quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WCT)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn hiệp ước quốc tế

Năm 2022

2.4.3

Hiệp ước về Biểu diễn và bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPPT)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn hiệp ước quốc tế

Năm 2022

2.4.4

Công ước 98 của ILO về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể

Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn công ước quốc tế

Năm 2019

2.4.5

Công ước 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức

Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn công ước quốc tế

Năm 2020

2.4.6

Công ước 87 của ILO về Quyền tự do hiệp hội

Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Tờ trình phê chuẩn công ước quốc tế

Năm 2023

3

Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

3.1

Xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng hóa và dịch vụ

Các bộ, ngành theo chức năng, phạm vi quản lý Nhà nước

Các bộ, ngành có liên quan, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp

Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

3.2

Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan

Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

3.3

Xây dựng các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ để tận dụng cơ hội và lợi ích từ các FTAs

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính, các bộ, ngành có liên quan, VCCI, các hiệp hi doanh nghiệp

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

3.4.

Xây dựng các chương trình phát triển thị trưng cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào các nước CPTPP

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Năm 2019

3.5

Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật (tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ, bảo vệ môi trường...) phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng

Các bộ, ngành theo chức năng, phạm vi quản lý Nhà nước

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thông tư của các bộ, ngành

Trong quá trình thực thi Hiệp định

3.6

Xây dựng Đề án tăng cường sử dụng hệ thống có cảnh báo sớm trong lĩnh vực phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu về nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cũng như chủ động xây dựng các các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế đbảo vệ sản xuất trong nước, ngăn chặn các hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Năm 2019 - 2020

3.7

Xây dựng, củng cố cơ chế phối hợp liên ngành, địa phương trong các vụ việc phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019-2020

3.8

Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của Hiệp định hoặc các cơ chế khác khi cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Các biện pháp hỗ trợ đã được cung cấp cho doanh nghiệp

Trong quá trình thực thi Hiệp định

3.9

Xây dựng Đề án nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm-2019 - 2020

3.10

Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý và cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của Hiệp định CPTPP

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành có liên quan

Khóa đào tạo, tập huấn, ấn phẩm, tài liệu hướng dẫn

Trong quá  trình thực thi Hiệp định

3.11

Xây dựng chương trình đào tạo về FTA trong các trường, viện đào tạo về kinh tế, thương mại, luật

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Các bộ, ngành có liên quan

Chương trình giảng dạy

Trong quá trình thực thi Hiệp định

3.12

Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm

Bộ Khoa học và Công nghệ

Các bộ, ngành có liên quan, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp

Nghị định của Chính phủ hoặc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

3.13

Đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đối với các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ và đề xuất các biện pháp cụ thể trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành này

Bộ Kế hoạch và Đu tư

Các bộ, ngành có liên quan

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Năm 2019

4

Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

4.1

Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý việc thành lập và hoạt động của các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Năm 2018-2020

4.2

Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về lao động; hỗ trợ thúc đẩy các hoạt động đi thoại, thương lượng tại doanh nghiệp, các thiết chế hòa giải, trọng tài lao động

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Các lớp tập huấn

Trong quá trình thực thi Hiệp định

5

Chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

5.1

Tiếp tục đánh giá định lượng những tác động của Hiệp định CPTPP đến vấn đề lao động, việc làm, xã hội...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Các bộ, ngành có liên quan

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Trong quá trình thực thi Hiệp định

5.2

Rà soát, báo cáo và kiến nghị các biện pháp để thực thi hiệu quả các hiệp định đa phương về môi trường, bảo tồn và bảo vệ động thực vật hoang dã mà Việt Nam đang tham gia

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành có liên quan

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Trong quá trình thực thi Hiệp định

5.3

Triển khai các biện pháp chống lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định, và thương mại động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành có liên quan

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Thường xuyên

5.4

Xây dựng và ban hành đồng bộ các quy đnh, chính sách và chương trình có liên quan nhằm thực thi cam kết về xóa bỏ trợ cp khai thác thủy sản có tác động xấu đến nguồn lợi hải sản trong tình trạng bị khai thác quá mức

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các bộ, ngành có liên quan

Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ

Trong quá trình thực thi Hiệp định

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác