213587

Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

213587
LawNet .vn

Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 1205/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Trương Văn Sáu
Ngày ban hành: 17/07/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1205/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Trương Văn Sáu
Ngày ban hành: 17/07/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1205/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 17 tháng 7 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dânUỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu chung;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 16/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 của Bộ Tài chính về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng, tại Tờ trình số 400/TTr-SXD ngày 07/6/2013 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, do Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Sen Vàng (nay là Công ty TNHH MTV Tư vấn Golden Lotus) lập với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi, giai đoạn và đối tượng lập quy hoạch:

a) Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm toàn tỉnh Vĩnh Long với tổng diện tích tự nhiên 1.504,90 km2, gồm 08 đơn vị hành chính trực thuộc: Thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ, huyện Mang Thít, huyện Vũng Liêm, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Bình Tân và thị xã Bình Minh. Dân số năm 2011 là 1.028.550 người, mật độ dân số bình quân 683 người/km2. Trong đó dân số đô thị hiện trạng là 159.230 người chiếm 15,48%.

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

b) Giai đoạn quy hoạch:

- Ngắn hạn đến năm 2020.

- Dài hạn đến năm 2030.

c) Đối tượng quy hoạch:

Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị và điểm dân cư nông thôn; CTR từ các khu công cộng; CTR công nghiệp; CTR y tế; CTR xây dựng; CTR làng nghề; CTR thương mại - du lịch; CTR nguy hại.

2. Mục tiêu quy hoạch:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Thiết lập một hệ thống đồng bộ các lĩnh vực về cơ cấu tổ chức, quy hoạch thu gom, các trạm trung chuyển và các khu xử lý CTR, các giải pháp công nghệ,… nhằm quản lý có hiệu quả các loại CTR phát sinh tại các khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, di tích lịch sử văn hoá, du lịch trên địa bàn tỉnh theo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Nâng cao hiệu quả quản lý CTR nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng hướng đến phát triển bền vững tỉnh Vĩnh Long.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Rà soát, đánh giá thực trạng quản lý CTR hiện nay trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất chương trình kế hoạch và nguồn lực xử lý triệt để CTR.

- Cải thiện và phát triển hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển CTR; tăng cường khả năng xử lý CTR góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường trên toàn tỉnh.

- Xây dựng các khu xử lý và chôn lấp CTR, áp dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Nâng cao nhận thức và tự giác tham gia của cộng đồng.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế, xã hội tham gia vào công tác quản lý CTR.

2.3. Các chỉ tiêu cụ thể:

* Chỉ tiêu đến năm 2015:

- Tỷ lệ thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đô thị đảm bảo tiêu chuẩn môi trường (TCMT) tại thành phố Vĩnh Long đạt 100%, 85% đối với các đô thị khác, trong đó có 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 40% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn và 50% tại các làng nghề phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 80% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT, trong đó 70% được tái chế, tái sử dụng.

- 60% tổng lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 85% tổng lượng CTR y tế không nguy hại và 70% nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 50% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

- 10% bùn bể phốt cho các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Giảm 40% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2011.

- 100% bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được xử lý.

* Chỉ tiêu đến năm 2020:

- 90% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT, trong đó có 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 70% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 80% tổng lượng CTR xây dựng, thương mại - dịch vụ, công cộng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái chế sử dụng hoặc tái chế.

- 90% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT, trong đó 75% được tái chế, tái sử dụng.

- 70% tổng lượng CTR công nghiệp nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 100% tổng lượng CTR y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 80% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình.

- 30% bùn bể phốt cho các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Giảm 65% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2011.

* Chỉ tiêu đến năm 2030:

- 100% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT, trong đó có 90% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.

- 90% tổng lượng CTR sinh hoạt tại các điểm dân cư nông thôn và 100% tại các làng nghề phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT.

- 100% tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại và nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo TCMT, trong đó 75% được tái chế, tái sử dụng;

- 90% tổng lượng CTR xây dựng, thương mại - dịch vụ, công cộng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 60% được thu hồi để tái chế sử dụng hoặc tái chế.

- 100% các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại nguồn.

- 50% bùn bể phốt cho các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.

- Giảm 85% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2011.

3. Quan điểm quy hoạch:

Quy hoạch quản lý CTR giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phải phù hợp với đường lối, chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước; phù hợp với Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và Chương trình đầu tư xử lý CTR giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng đô thị, công nghiệp, y tế,...) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm và xây dựng các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh sao cho mỗi khu xử lý CTR sẽ phục vụ 1 địa bàn có bán kính phù hợp (không khép kín theo đơn vị hành chính); các trạm trung chuyển đảm bảo phù hợp về khoảng cách tiếp nhận và vận chuyển đến các cơ sở xử lý CTR nguy hại và CTR thông thường.

Sử dụng công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, ưu tiên áp dụng công nghệ tái chế, tái sử dụng CTR, hạn chế chôn lấp nhằm xử lý triệt để ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng đất.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý các hoạt động thu gom, xử lý CTR.

4. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng lập quy hoạch quản lý CTR:

Quy hoạch quản lý CTR vùng tỉnh đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật về môi trường. Việc tính toán các chỉ tiêu căn cứ và tham khảo theo: QCXDVN 01: 2008/BXD, QCVN 07:2010/BXD, TCVN 6696:2000, TCXDVN 261: 2001, TCXDVN 320: 2004,…Hướng dẫn kỹ thuật về quy hoạch quản lý CTR cho các đô thị.

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR sinh hoạt:

Loại đô thị

Chỉ tiêu thải CTR (kg/người - ngày)

Tỷ lệ thu gom CTR (%)

III, IV

0,9

≥ 90

V

0,8

≥85

Điểm dân cư nông thôn

0,3 - 0,7

 

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR công nghiệp:

Loại CTR

Đơn vị

Tiêu chuẩn

Tỷ lệ CTR phát sinh

Tấn/ha/ngày

0,1-0,3

Chất thải nguy hại

% tổng lượng CTR phát sinh

10-30%

Chất thải có thể tái chế

% tổng lượng CTR không nguy hại phát sinh

65

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR y tế:

Tuyến bệnh viện

Khối lượng CTR bệnh viện (kg/giường/ngày)

Khối lượng CTR y tế nguy hại (%)

Bệnh viện tuyến tỉnh

≥1,5

20

Bệnh viện huyện

≥1

15-20

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR xây dựng và bùn cặn:

+ Tỷ lệ phát sinh chất thải xây dựng chiếm 20% lượng CTR sinh hoạt đô thị (theo số liệu điều tra Bộ Xây dựng năm 2004).

+ Tỷ lệ phát sinh bùn cặn từ các công trình vệ sinh được tính theo QCVN 07:2010/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia “Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị” là khoảng 0,25 kg/người/ngày.

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR thương mại - du lịch:

Được xác định theo các thông tin về hoạt động và phát triển du lịch của đô thị. Trong trường hợp không có đầy đủ số liệu, khối lượng CTR phát sinh có thể được ước tính trong khoảng từ 1% - 5% CTR sinh hoạt.

* Tiêu chuẩn phát sinh CTR từ các khu công cộng:

Ở một số đô thị CTR ở các khu công cộng (đường, chợ, bến xe, công viên , quảng trường…) thường được tính chung với CTR thương mại - du lịch. Tuy nhiên, một số trường hợp tính riêng từ 10% - 20% của CTR sinh hoạt.

5. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý:

Công nghệ xử lý CTR dự kiến lựa chọn trong cơ sở xử lý CTR phải hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt và môi trường không khí xung quanh. Tỷ lệ CTR được xử lý bằng công nghệ chôn lấp không vượt quá 15% tổng lượng CTR thu gom được. Tỷ lệ CTR được xử lý bằng các công nghệ khác (tái chế, tái sử dụng, chế biến phân hữu cơ…) ≥ 85%.

Các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTR đô thị bao gồm:

+ Nhóm tiêu chí 1: Hiệu quả xử lý ô nhiễm (xét riêng cho từng loại công nghệ xử lý ô nhiễm); đây là nhóm tiêu chí quan trọng nhất.

+ Nhóm tiêu chí 2: Chi phí kinh tế (chi phí đầu tư, chi phí vận hành, chi phí năng lượng, giá trị thu lợi sản phẩm (nếu có) và chi phí xử lý chất thải thứ cấp.

+ Nhóm tiêu chí 3: Trình độ hiện đại của thiết bị và công nghệ xử lý, vận hành tiên lợi.

+ Nhóm tiêu chí 4: Phù hợp với điều kiện Việt Nam.

+ Nhóm tiêu chí 5: An toàn về mặt môi trường (không gây tác động xấu đối với môi trường xung quanh: Không khí, nước, đất, tiếng ồn, hệ sinh thái); điều kiện vệ sinh môi trường nội vi; thân thiện môi trường (mức độ sử dụng hoá chất, chất độc hại; mức độ rủi ro đối với môi trường).

6. Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ: (Theo Điều 8 NĐ 59/2007/NĐ-CP)

- Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý CTR phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý CTR đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các trạm trung chuyển CTR phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.

- Quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng đồng thời phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:

* Về vị trí, điều kiện địa chất, địa hình và thuỷ văn:

+ Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hoá, sân bay, các nguồn nước sông hồ bờ biển.

+ Có điều kiện địa chất thuỷ văn phù hợp, không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước; không nằm trong vùng các-xtơ, các vết nứt gây kiến tạo.

* Về quy mô cơ sở xử lý CTR và các công trình phụ trợ được xác định trên cơ sở:

+ Quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia tăng dân số và khối lượng CTR tương ứng;

+ Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển đô thị trong suốt thời gian vận hành của cơ sở xử lý CTR và công trình phụ trợ;

+ Công nghệ xử lý CTR dự kiến.

* Về phương án tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp: Khi quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý CTR, phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp.

7. Dự báo tổng lượng rác phát sinh tại tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030:

Địa bàn

Năm 2020 (tấn/năm)

Sinh hoạt

Công nghiệp + Làng nghề

Xây dựng

Y tế

Thương mại - du lịch

Công cộng

Tổng cộng

Tỉnh Vĩnh Long

232.753

(Dự báo đến năm 2030: 256.997)

235.279 CN + 2.628 LN

(nguy hại 20%)

46.551 (20% sinh hoạt)

(Dự báo đến năm 2030: 51.399)

151

(nguy hại 20%)

6.983 (3% sinh hoạt)

(Dự báo đến năm 2030: 7.709)

23.275 (10% sinh hoạt)

(Dự báo đến năm 2030: 25.699)

547.620

(Trong đó có 47.612 tấn CTR nguy hại, chiếm 9% tổng lượng CTR toàn tỉnh)

8. Lựa chọn địa điểm, vị trí xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:

Qua nghiên cứu bản đồ Quy hoạch vùng tỉnh Vĩnh Long và hiện trạng các bãi chôn lấp hiện có của tỉnh Vĩnh Long, đề xuất và dự kiến vị trí và quy mô khu xử lý CTR trên địa bàn như sau


STT

Đô thị

Quy mô (ha)

Vị trí địa điểm

Công nghệ xử lý

Địa bàn phục vụ

2012 - 2015

2015 - 2020

1

TP. Vĩnh Long và huyện Long Hồ

22

Xã Hoà Phú, huyện Long Hồ

Quy hoạch mở rộng, nâng cấp bãi chôn lấp hợp vệ sinh

Sản xuất phân vi sinh, sản phẩm tái chế và chôn lấp < 10%

Xử lý rác nguy hại bằng lò đốt

Xây dựng khu liên hợp xử lý CTR: Chôn lấp, nhà máy xử lý CTR công nghiệp - nguy hại, nhà máy tái chế chất thải và chôn lấp an toàn

Phục vụ cho thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ, các khu cụm công nghiệp và cơ sở y tế của tỉnh

2

Huyện Bình Tân

20

Xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Tân

Chôn lấp hợp vệ sinh

 

Chôn lấp hợp vệ sinh

Xử lý rác thải nguy hại

Thị xã Bình Minh và huyện Bình Tân

3

Huyện Trà Ôn

19

Xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn

Chôn lấp hợp vệ sinh

Sản xuất phân vi sinh, sản phẩm tái chế và chôn lấp hợp vệ sinh < 10%

Thị trấn Hựu Thành, thị trấn Trà Ôn, huyện Tam Bình các khu cụm công nghiệp và các xã vùng lân cận

4

Huyện Vũng Liêm

14

Ấp 4, xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm

Chôn lấp hợp vệ sinh

Sản xuất phân vi sinh và chôn lấp < 10%

Huyện Mang Thít và Vũng Liêm

9. Yêu cầu nội dung quy hoạch quản lý CTR:

9.1. Phần thuyết minh:

a) Đánh giá hiện trạng, gồm các nội dung:

- Hiện trạng các nguồn và lượng CTR phát sinh từ các đô thị, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, di tích lịch sử - văn hoá, khu du lịch; thành phần, tính chất và tổng khối lượng CTR thông thường và nguy hại;

- Hiện trạng về tỷ lệ thu gom, phân loại CTR; phương tiện và phương thức thu gom; vị trí, quy mô các trạm trung chuyển và các cơ sở xử lý CTR; đánh giá công nghệ xử lý CTR;

- Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến thu gom, vận chuyển và xử lý CTR.

b) Thuyết minh tính toán và dự báo về nguồn và khối lượng CTR thông thường và nguy hại trên cơ sở hiện trạng, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch liên ngành khác.

c) Đánh giá khả năng phân loại, tái chế và tái sử dụng CTR thông thường phát thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

d) Thuyết minh việc lựa chọn, vị trí, quy mô các trạm trung chuyển CTR; vị trí, quy mô các cơ sở xử lý CTR; phạm vi tiếp nhận CTR của các cơ sở xử lý; phương thức thu gom CTR (bằng thiết bị cơ giới, các phương tiện thô sơ khác…). Khi xác định vị trí, quy mô của trạm trung chuyển và cơ sở xử lý CTR, cần thuyết minh sự phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt (nếu có). Đối với cơ sở xử lý CTR, cần thuyết minh khả năng mở rộng quy mô trong tương lai.

đ) Đề xuất lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý các loại CTR thông thường, CTR nguy hại nhằm đảm bảo xử lý triệt để CTR, hạn chế chôn lấp, đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường.

e) Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để đảm bảo thống kê đầy đủ và xử lý triệt để tất cả các loại CTR. Khi xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch, phải thuyết minh nguồn từ ngân sách địa phương, trung ương và các nguồn vốn đầu tư khác từ xã hội hoá công tác quản lý CTR.

f) Đánh giá môi trường chiến lược:

g) Các kết luận và kiến nghị.

9.2. Phần bản vẽ:

Thành phần bản vẽ cụ thể:

- Hiện trạng vị trí các nguồn phát thải, thống kê khối lượng CTR thông thường và CTR nguy hại; tỷ lệ 1/5.000 - 1/10.000.

- Hiện trạng phạm vi thu gom; hiện trạng vị trí, quy mô các trạm trung chuyển; hiện trạng vị trí, quy mô và công nghệ của cơ sở xử lý CTR; tỷ lệ 1/5.000 - 1/10.000.

- Khu vực phát thải (các điểm dân cư, khu công nghiệp tập trung, khu thương mại - dịch vụ, khu du lịch,…) kèm theo thống kê khối lượng CTR thông thường, CTR nguy hại được dự báo theo thời gian quy hoạch; tỷ lệ 1/5.000 - 1/10.000.

- Quy hoạch vị trí, quy mô các trạm trung chuyển, cơ sở xử lý CTR và công nghệ xử lý được đề xuất; phạm vi địa giới thu gom và xử lý CTR thông thường, nguy hại đối với cơ sở xử lý CTR; tỷ lệ 1/5.000 - 1/10.000.

10. Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch:

a) Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt:

Hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch, gồm tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt thuyết minh nội dung quy hoạch bao gồm bản vẽ in màu thu nhỏ (thể hiện các số liệu chính); dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch; các phụ lục tính toán, bảng thống kê kèm theo; các bản vẽ in màu đúng tỷ lệ theo quy định; các văn bản pháp lý liên quan.

b) Số lượng hồ sơ:

- Trình thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch tỉnh: Tối thiểu 20 quyển thuyết minh tóm tắt kèm bản vẽ in màu thu nhỏ (thể hiện các số liệu chính) và các văn bản pháp lý liên quan; 01 bộ bản vẽ màu in đúng tỷ lệ.

- Trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch: Tối thiểu 03 bộ in đúng tỷ lệ.

c) Lưu trữ hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi quy hoạch được phê duyệt, chủ đầu tư và đơn vị lập quy hoạch có trách nhiệm hoàn thành việc nộp hồ sơ lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

11. Dự toán kinh phí quy hoạch: Tổng dự toán quy hoạch quản lý CTR: 880.005.186 đồng, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong đó:

- Chi phí lập đồ án quy hoạch (có thuế VAT): 661.839.970 đồng;

- Chi phí dự phòng: 33.091.999 đồng;

- Chi phí lập nhiệm vụ (có thuế VAT): 58.155.878 đồng;

- Chi phí thẩm định nhiệm vụ quy hoạch: 10.573.796 đồng;

- Chi phí thẩm định đồ án quy hoạch: 49.276.994 đồng;

- Chi phí quản lý quy hoạch: 45.685.008 đồng;

- Chi phí công bố quy hoạch (tạm tính): 18.050.181 đồng;

- Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán: 3.331.360 đồng.

12. Tiến độ và tổ chức thực hiện:

- Thời gian lập quy hoạch: Không quá 06 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được duyệt.

- Cơ quan phê duyệt quy hoạch: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.

- Cơ quan thẩm định và trình duyệt: Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch tỉnh - Sở Xây dựng Vĩnh Long.

- Cơ quan chủ đầu tư: Sở Xây dựng Vĩnh Long.

- Cơ quan nghiên cứu lập quy hoạch: Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Sen Vàng (nay là Công ty TNHH MTV Tư vấn Golden Lotus).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện:

- Phối hợp với đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch theo đúng nội dung nhiệm vụ được phê duyệt và các quy định liên quan về quy hoạch xây dựng gửi Sở Xây dựng thẩm định quy hoạch quản lý CTR tỉnh Vĩnh Long, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình thủ tục về việc lập, thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch, quản lý quy hoạch.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc Công ty TNHH MTV Tư vấn Golden Lotus; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác