450169

Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn

450169
LawNet .vn

Quyết định 1125/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu: 1125/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 16/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1125/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
Người ký: Dương Xuân Huyên
Ngày ban hành: 16/06/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1125/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 16 tháng 6 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

Căn cứ Quyết định số 2047/QĐ-BNV ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về phê duyệt Danh mục vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh Lạng Sơn;

Căn cứ Quyết định số 1000-QĐ/TU ngày 04/12/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý;

Căn cứ Quyết định số 1069-QĐ/TU ngày 22/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về việc ban hành quy định khung tiêu chuẩn chức danh và định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, ban và tương đương ở cấp tỉnh, cấp huyện;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 242/TTr-SNV ngày 01 tháng 6 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn (có phụ lục kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trên cơ sở Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm kèm theo Quyết định này, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện:

a) Đề nghị cấp có thẩm quyền tuyển dụng công chức theo quy định.

b) Thực hiện quản lý, sử dụng công chức theo danh mục vị trí việc làm, ngạch công chức tối thiểu; xác định số lượng biên chế công chức và hợp đồng theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ cho từng vị trí việc làm, đảm bảo không vượt số lượng được UBND tỉnh giao; điều chỉnh biên chế của từng vị trí việc làm theo lộ trình tinh giản biên chế hằng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh.

c) Rà soát, bố trí công chức tại các phòng chuyên môn, đơn vị thuộc Sở đảm bảo đúng tiêu chuẩn về ngạch công chức và chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức chưa đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, trình độ chuyên môn, đảm bảo chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo quy định.

d) Trong quá trình thực hiện quản lý, sử dụng công chức theo vị trí việc làm nếu có phát sinh, vướng mắc thì chủ động phối hợp với Sở Nội vụ để thống nhất thực hiện hoặc báo cáo xin ý kiến UBND tỉnh.

2. Sở Nội vụ tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra quản lý và sử dụng công chức thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh,
các phòng: HCQT, TT TH-CB;
- Lưu: VT, TH-NC (HXĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Xuân Huyên

 

DANH MỤC

MÃ VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số:………../QĐ-UBND ngày …./…./20…. của UBND tỉnh Lạng Sơn)

1. Tổng số vị trí việc làm (viết tắt là VTVL): 36 vị trí; trong đó:

- Nhóm lãnh đạo quản lý: 08 vị trí (từ mã VTVL 14.1.1 đến mã VTVL 14.1.8);

- Nhóm chuyên môn nghiệp vụ: 15 vị trí (từ mã VTVL 14.2.1 đến mã VTVL 14.2.15);

- Nhóm hỗ trợ, phục vụ: 13 vị trí (từ mã vị trí việc làm 14.3.1 đến 14.3.13).

2. Sắp xếp thứ tự Mã VTVL:

Mã vị trí việc làm được sắp xếp theo thứ tự như sau (khi xem file trên máy tính, muốn xem cụ thể mã vị trí việc làm nào thì sử dụng tổ hợp phím: Ctrl + nút trái chuột điều khiển để di chuyển đến mã vị trí việc làm đó):

MÃ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Trang

Mã VTVL: LĐQL 14.1.1 (Giám đốc Sở)

5

Mã VTVL: LĐQL 14.1.2 (Phó Giám đốc Sở)

8

Mã VTVL: LĐQL 14.1.3 (Trưởng phòng)

10

Mã VTVL: LĐQL 14.1.4 (Chánh Thanh tra)

13

Mã VTVL: LĐQL 14.1.5 (Chánh Văn phòng)

16

Mã VTVL: LĐQL 14.1.6 (Phó Trưởng phòng)

19

Mã VTVL: LĐQL 14.1.7 (Phó Chánh Thanh tra)

21

Mã VTVL: LĐQL 14.1.8 (Phó Chánh Văn phòng)

24

Mã VTVL: CMNV 14.2.1 (Quản lý mầm non)

27

Mã VTVL: CMNV 14.2.2 (Quản lý tiểu học)

29

Mã VTVL: CMNV 14.2.3 (Quản lý trung học cơ sở)

32

Mã VTVL: CMNV 14.2.4 (Quản lý trung học phổ thông)

36

Mã VTVL: CMNV 14.2.5 (Quản lý giáo dục thường xuyên)

40

Mã VTVL: CMNV 14.2.6 (Quản lý giáo dục chuyên nghiệp)

43

Mã VTVL: CMNV 14.2.7 (Quản lý công tác học sinh, sinh viên)

46

Mã VTVL: CMNV 14.2.8 (Quản lý công tác giáo dục dân tộc)

48

Mã VTVL: CMNV 14.2.9 (Quản lý khảo thí, kiểm định chất lượng)

50

Mã VTVL: CMNV 14.2.10 (Quản lý tài chính - kế toán)

53

Mã VTVL: CMNV 14.2.11 (Quản lý kế hoạch - thống kê)

55

Mã VTVL: CMNV 14.2.12 (Quản lý tổ chức - biên chế)

58

Mã VTVL: CMNV 14.2.13 (Quản lý nhân sự và đội ngũ)

61

Mã VTVL: CMNV 14.2.14 (Thanh tra)

63

Mã VTVL: CMNV 14.2.15 (Pháp chế)

66

Mã VTVL: HTPV 14.3.1 (Tổ chức nhân sự)

69

Mã VTVL: HTPV 14.3.2 (Hành chính tổng hợp)

71

Mã VTVL: HTPV 14.3.3 (Hành chính một cửa)

74

Mã VTVL: HTPV 14.3.4 (Quản trị công sở)

76

Mã VTVL: HTPV 14.3.5 (Công nghệ thông tin)

78

Mã VTVL: HTPV 14.3.6 (Kế toán)

81

Mã VTVL: HTPV 14.3.7 (Thủ quỹ)

83

Mã VTVL: HTPV 14.3.8 (Văn thư)

85

Mã VTVL: HTPV 14.3.9 (Lưu trữ)

87

Mã VTVL: HTPV 14.3.10 (Nhân viên kỹ thuật)

89

Mã VTVL: HTPV 14.3.11 (Lái xe)

91

Mã VTVL: HTPV 14.3.12 (Phục vụ)

93

Mã VTVL: HTPV 14.3.13 (Bảo vệ)

94

 

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ KHUNG NĂNG LỰC VỊ TRÍ VIỆC LÀM CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: ………../QĐ-UBND ngày …./……./20….. của UBND tỉnh Lạng Sơn)

I. NHÓM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH

Mã VTVL: 14.1.1

1. Tên VTVL: Giám đốc Sở.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chủ tịch UBND tỉnh.

4. Quản lý chức năng: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Các Bộ ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Các Sở, Ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp trên địa bàn; các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện các mục tiêu, nội dung, chiến lược giáo dục và đào tạo của ngành và của địa phương theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Lãnh đạo, chỉ đạo điều hành chung các mặt hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Sở.

Phân công nhiệm vụ cụ thể, đúng người, đúng việc phù hợp với năng lực chuyên môn, sở trường, kinh nghiệm công tác.

Tham mưu giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các quy định của tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo về xây dựng và phát triển ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền.

Các văn bản tham mưu kịp thời, chất lượng và đúng với quy định hiện hành.

Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của Sở Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện công tác tổng hợp thông tin, thống kê, báo cáo, lưu trữ về giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Triển khai tổ chức việc sơ kết, tổng kết theo quy định; thống kê, báo cáo đầy đủ, đúng hạn, chất lượng.

Quản lý bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; quản lý và sử dụng có hiệu quả tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hoàn thành nhiệm vụ .

Trực tiếp chỉ đạo một số phòng, đơn vị trực thuộc theo phân công trong lãnh đạo Sở.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Cao cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ C, tương đương bậc 3 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên chính.

11. Kinh nghiệm công tác: Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả, trải qua cương vị lãnh đạo ở cấp dưới.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.2

1. Tên VTVL: Phó Giám đốc Sở.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chủ tịch UBND tỉnh .

4. Quản lý chức năng: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Các Bộ ngành Trung ương; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Các Sở, Ban, ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp trên địa bàn; các tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý ngành; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp Giám đốc Sở tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Sở. Phụ trách, chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác của phòng, đơn vị thuộc Sở do Giám đốc Sở phân công.

Kịp thời và đúng quy định hiện hành.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các phòng, đơn vị được giao phụ trách thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hoàn thành các công việc đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng.

Điều hành nhiệm vụ chung của cơ quan khi Giám đốc Sở ủy quyền và thực hiện một số vụ khác do Giám đốc Sở phân công.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Cao cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên chính hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ C, tương đương bậc 3 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên chính.

11. Kinh nghiệm công tác: Đã trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả, trải qua cương vị lãnh đạo ở cấp dưới.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.3

1. Tên VTVL: Trưởng phòng.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Giám đốc Sở.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý phòng; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp lãnh đạo Sở tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở theo phân công, theo chức năng, nhiệm vụ của phòng được giao.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Quản lý, điều hành hoạt động của phòng để tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của phòng được giao.

Xây dựng chương trình, Kế hoạch tháng, quý, năm của phòng; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác của phòng.

Tiếp nhận văn bản, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở để tổ chức triển khai thực hiện.

Phân công nhiệm vụ cho công chức trong phòng.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức phòng, thực hiện công việc được giao.

Xử lý, soát xét văn bản trước khi trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng được giao theo phân công nhiệm vụ của phòng.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý công chức theo phân công, phân cấp, đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của công chức phòng theo quy định.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.4

1. Tên VTVL: Chánh Thanh tra Sở.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Giám đốc Sở.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực thanh tra giáo dục và đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh Lạng Sơn; Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Thanh tra các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý thanh tra; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp lãnh đạo Sở tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở theo phân công, theo chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở được giao.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Quản lý, điều hành hoạt động của Thanh tra Sở để tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của Thanh tra Sở được giao.

Xây dựng chương trình, Kế hoạch tháng, quý, năm của Thanh tra Sở; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác của Thanh tra Sở.

Báo cáo, đề xuất với lãnh đạo Sở về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của Thanh tra Sở.

Phân công công việc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của công chức Thanh tra Sở.

Xử lý, soát xét văn bản trước khi trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Chỉ đạo tổng hợp các báo cáo về công tác thanh tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định.

Báo cáo, dự thảo kết luận, quyết định xử lý trình lãnh đạo Sở ký ban hành.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của Thanh tra Sở được giao theo phân công nhiệm vụ của Thanh tra Sở.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý công chức theo phân công, phân cấp, đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của công chức Thanh tra Sở theo quy định.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Thanh tra viên trở lên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Thanh tra viên (Trường hợp điều động, tiếp nhận để bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở sau khi bổ nhiệm thực hiện chuyển ngạch theo quy định).

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.5

1. Tên VTVL: Chánh Văn phòng.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Giám đốc Sở.

4. Quản lý chức năng: Về lĩnh vực văn phòng, hành chính, quản trị.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; các phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý Văn phòng Sở; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp lãnh đạo Sở tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở theo phân công, theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được giao.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Sở để tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được giao.

Xây dựng chương trình, Kế hoạch tháng, quý, năm của Văn phòng Sở, của Sở; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về kết quả công tác của Văn phòng Sở, của Sở theo quy định.

Tiếp nhận văn bản, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Sở để tổ chức triển khai thực hiện.

Phân công nhiệm vụ cho công chức trong Văn phòng Sở.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức Văn phòng Sở, thực hiện công việc được giao.

Xử lý, soát xét văn bản trước khi trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được giao theo phân công nhiệm vụ của Văn phòng Sở.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý công chức theo phân công, phân cấp, đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của công chức, người lao động thuộc Văn phòng Sở theo quy định.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp lĩnh vực văn phòng, hành chính, quản trị, hoặc Đại học chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.6

1. Tên VTVL: Phó Trưởng phòng.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Phòng chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý phòng; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp Trưởng phòng tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của phòng theo phân công.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của phòng để tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của phòng được giao. Thay Trưởng phòng điều hành hoạt động của phòng khi Trưởng phòng đi vắng theo ủy quyền.

Tiếp nhận văn bản, các ý kiến chỉ đạo của Trưởng phòng để tổ chức triển khai thực hiện.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức phòng được giao phụ trách thực hiện công việc được giao.

Xử lý, soát xét văn bản của công chức phòng được giao phụ trách, gửi Trưởng phòng xem xét trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của phòng được giao theo phân công nhiệm vụ của phòng.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý công chức theo phân công của phòng.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.7

1. Tên VTVL: Phó Chánh Thanh tra.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh thanh tra.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra tỉnh Lạng Sơn; Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; Thanh tra các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý thanh tra; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của thanh tra Sở theo phân công.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Giúp Chánh Thanh tra quản lý, điều hành hoạt động của thanh tra Sở để tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của thanh tra Sở được giao. Thay Chánh Thanh tra điều hành hoạt động của phòng khi Chánh Thanh tra đi vắng theo ủy quyền.

Tiếp nhận văn bản, các ý kiến chỉ đạo của Chánh Thanh tra để tổ chức triển khai thực hiện.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức thanh tra Sở được giao phụ trách thực hiện công việc được giao.

Xử lý, soát xét văn bản của công chức thanh tra Sở được giao phụ trách, gửi Chánh Thanh tra Sở xem xét trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở, Thanh tra Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của thanh tra Sở được giao theo phân công nhiệm vụ của Chánh Thanh tra Sở.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Quản lý công chức theo phân công của Chánh Thanh tra Sở.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Thanh tra Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Thanh tra viên trở lên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Thanh tra viên (Trường hợp điều động, tiếp nhận để bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra Sở sau khi bổ nhiệm thực hiện chuyển ngạch theo quy định).

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: LĐQL 14.1.8

1. Tên VTVL: Phó Chánh Văn phòng.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Về lĩnh vực văn phòng, hành chính, quản trị.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo, chuyên viên các Cục, Vụ, phòng, ban thuộc các Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các Sở, Ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; Các doanh nghiệp; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý Văn phòng Sở; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu, giúp Chánh Văn phòng tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Sở theo phân công, theo chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được giao.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Giúp Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Sở để tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Sở được giao. Thay Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng Sở khi Chánh Văn phòng đi vắng theo ủy quyền.

Tiếp nhận văn bản, các ý kiến chỉ đạo của Chánh Văn phòng để tổ chức triển khai thực hiện.

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức Văn phòng Sở được giao phụ trách thực hiện công việc được giao.

Xử lý, soát xét văn bản của công chức Văn phòng Sở được giao phụ trách, gửi Chánh Văn phòng xem xét trình lãnh đạo Sở ban hành.

Kịp thời và đầy đủ đúng quy định.

Trực tiếp tham mưu thực hiện các công việc của Văn phòng Sở được giao theo phân công nhiệm vụ của Văn phòng Sở.

Hoàn thành nhiệm vụ.

Tham gia các cuộc họp do Sở hoặc các cấp, các ngành tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý công chức theo phân công của Văn phòng Sở.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp lĩnh vực văn phòng, hành chính, quản trị, hoặc Đại học chuyên ngành khác phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm của Sở.

9.2. Lý luận chính trị: Trung cấp.

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chuyên viên trở lên hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định.

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

11. Kinh nghiệm công tác: Có kinh nghiệm công tác về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của Sở; có từ 03 năm công tác trở lên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.1

1. Tên VTVL: Quản lý mầm non.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực mầm non.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý mầm non.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý mầm non; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý mầm non. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ năm học; nhằm đảm bảo mục tiêu: nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, hoàn thành kế hoạch thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non theo quy định của pháp luật.

Tham mưu chỉ đạo thực hiện công tác trẻ em của toàn ngành.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; phối hợp chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, nội dung, chương trình thuộc lĩnh vực Giáo dục Mầm non và công tác trẻ em của toàn ngành.

Đảm bảo tiến độ, kịp thời, hiệu quả chất lượng công việc, đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp tổ chức công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Chỉ đạo và đánh giá công tác đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non cấp huyện, thành phố.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc, đúng quy định của pháp luật.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề và định kỳ theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.2

1. Tên VTVL: Quản lý tiểu học.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực tiểu học.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý tiểu học.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý tiểu học; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý tiểu học theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các kế hoạch, nội dung, chương trình thuộc lĩnh vực Giáo dục Tiểu học.

Đảm bảo tiến độ, kịp thời, hiệu quả chất lượng công việc, đúng quy định của pháp luật.

Theo dõi, nghiên cứu, hướng dẫn dạy học môn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành; Công tác giáo dục dân tộc; cam kết và bàn giao chất lượng học sinh tiểu học; Mô hình trường học mới; Triển khai thực hiện phương pháp dạy học Bàn tay nặn bột; Phương pháp dạy học Mỹ thuật Đan mạch.

Đảm bảo tiến độ, kịp thời, hiệu quả chất lượng công việc, đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua đối với cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo tiến độ, kịp thời, hiệu quả chất lượng công việc, đúng quy định của pháp luật.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề và định kỳ theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.3

1. Tên VTVL: Quản lý trung học cơ sở.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực trung học cơ sở.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý trung học cơ sở.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý trung học cơ sở; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý trung học cơ sở theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng ban hành các Quyết định, Chỉ thị, Chương trình, Đề án và các văn bản khác về giáo dục cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý giáo dục cấp trung học cơ sở theo phân cấp của UBND tỉnh.

Tham mưu quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học của mọi loại hình trường, lớp thuộc cấp trung học cơ sở; theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình về giáo dục cấp THCS trên địa bàn.

Tham mưu chủ trì, phối hợp với các phòng cơ quan Sở và các đơn vị liên quan:

- Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học cấp THCS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức dạy và học cấp THCS các môn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành; công tác tuyển sinh cấp THCS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở cấp THCS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cấp THCS.

Tham mưu chủ trì, phối hợp, chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục THCS; Phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo quy định trên địa bàn tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu chủ trì hoặc tham gia và theo dõi hoạt động các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến giáo dục cấp THCS.

Phối hợp, hướng dẫn thực hiện công tác hợp tác quốc tế thuộc giáo dục THCS. Chủ trì chỉ đạo và đánh giá việc quản lý trường THCS có sự tham gia đầu tư, liên kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị về công tác cơ sở vật chất, thiết bị trường THCS. Chủ trì chỉ đạo và đánh giá các đơn vị sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cấp THCS.

Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trong trường THCS. Chủ trì chỉ đạo và đánh giá việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong dạy học và bảo vệ môi trường liên quan đến các trường có lớp học cấp THCS.

Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng chỉ đạo các kỳ thi cấp THCS và công tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp THCS; hướng dẫn các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý giáo dục và dạy học cấp THCS.

Phối hợp, triển khai thực hiện đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên cấp THCS theo quy định; xây dựng nội dung, kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên THCS định kỳ và thường xuyên.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham gia các hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng của Bộ, ngành, địa phương.

Phối hợp với Thanh tra Sở trong thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và các nhiệm vụ năm học liên quan đến giáo dục THCS và việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm cấp THCS trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua đối với giáo dục THCS trên địa bàn tỉnh.

Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về giáo dục THCS thuộc phạm vi quản lý của Sở.

Nội dung báo cáo đầy đủ, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.4

1. Tên VTVL: Quản lý trung học phổ thông.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực trung học phổ thông.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý trung học phổ thông.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý trung học phổ thông; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý trung học phổ thông (THPT) theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu ban hành các Quyết định, Chỉ thị, các chương trình, đề án và các văn bản khác về giáo dục cấp THPT trên địa bàn tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chức năng quản lý nhà nước về giáo dục cấp THPT theo phân cấp của UBND tỉnh.

Tham mưu quản lý chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học của mọi loại hình trường, lớp thuộc cấp THPT; theo dõi, tổng hợp đánh giá tình hình về giáo dục cấp THPT trên địa bàn.

Tham mưu chủ trì, phối hợp với các phòng cơ quan Sở và các đơn vị liên quan:

- Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học cấp THPT;

- Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức dạy và học cấp THPT các môn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành.

- Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh cấp THPT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật ở cấp THPT.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá công tác hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông cấp THPT.

Chủ trì hoặc tham gia và theo dõi hoạt động các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến giáo dục cấp THPT.

Phối hợp, hướng dẫn thực hiện công tác hợp tác quốc tế thuộc giáo dục THPT. Chủ trì chỉ đạo và đánh giá việc quản lý trường THPT có sự tham gia đầu tư, liên kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị về công tác cơ sở vật chất, thiết bị trường THPT. Chủ trì chỉ đạo và đánh giá các đơn vị sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cấp THPT.

Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị ứng dụng khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường trong trường THPT.

Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng chỉ đạo các kỳ thi và công tác kiểm định chất lượng giáo dục cấp THPT; thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh, cấp quốc gia; thi THPT Quốc gia; hướng dẫn các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý giáo dục và dạy học cấp THPT.

Phối hợp, triển khai thực hiện đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên cấp THPT theo quy định; xây dựng nội dung, kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên THPT định kỳ và thường xuyên.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu hướng dẫn, ban hành văn bản chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GDQP&AN; tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ GDQP&AN cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh theo phân cấp.

Tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, cơ quan quản lý giáo dục thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo và thiết bị dạy học thuộc GDQP&AN theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với Thanh tra Sở trong thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và các nhiệm vụ năm học liên quan đến giáo dục THPT và việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm cấp THPT trên địa bàn tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua đối với cấp THPT trên địa bàn tỉnh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất cấp THPT và GDQP&AN thuộc phạm vi quản lý của Sở.

Nội dung báo cáo đầy đủ, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.5

1. Tên VTVL: Quản lý giáo dục thường xuyên.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục thường xuyên.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý giáo dục thường xuyên.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục thường xuyên; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chuyên môn; công tác dạy tiếng dân tộc thiểu số; công tác xoá mù chữ; bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ quản lý và giáo viên; xây dựng xã hội học tập và các hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng (TT HTCĐ) theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng các văn bản, các chương trình, dự án đề án, về giáo dục thường xuyên; Tham gia và theo dõi các hoạt động của các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến giáo dục thường xuyên.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục thường xuyên đã được ban hành.

Tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, kiểm tra, tổng hợp tình hình hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; công tác dạy văn hóa tại các Trung tâm GDNN-GDTX, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học ứng dụng, dạy tiếng dân tộc thiểu số; công tác giáo dục thường xuyên cấp THCS và THPT.

Tham mưu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giúp Giám đốc thực hiện công tác quản lý chuyên môn đối với các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện; các trung tâm, cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học trên địa bàn tỉnh; tham mưu và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xoá mù chữ, xây dựng trung tâm học tập cộng đồng, giáo dục cho mọi người; công tác chống mù chữ, bổ túc THCS và bổ túc THPT; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện công tác xoá mù chữ theo quy định hiện hành và hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng có hiệu quả, thiết thực.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Phối hợp với Phòng Quản lý chất lượng xây dựng văn bản hướng dẫn về công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thanh tra các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên về những nhiệm vụ liên quan đến giáo dục thường xuyên, các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học trong việc chấp hành luật pháp và chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phối hợp với Hội Khuyến học thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập” và các lĩnh vực công tác liên quan.

 

Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác giáo dục thường xuyên, về công tác xoá mù chữ, công tác giáo dục cho mọi người.

Nội dung báo cáo đầy đủ, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.6

1. Tên VTVL: Quản lý giáo dục chuyên nghiệp.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý giáo dục chuyên nghiệp.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục chuyên nghiệp; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học của tất cả các loại hình chính quy, vừa làm vừa học, bồi dưỡng chuẩn hóa, đào tạo ngắn hạn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu Giám đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị, các chương trình, đề án và các văn bản khác về giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đã được ban hành.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ các cấp.

Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, để nâng cao chất lượng nhân lực toàn ngành.

Chủ trì, phối hợp, thực hiện kiểm tra, thẩm định các điều kiện cấp phép thành lập (hoặc giải thể), chứng nhận hoạt động giáo dục (hoặc thu hồi chứng nhận) cho các trung tâm (ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống, tư vấn du học) trong phạm vi thuộc thẩm quyền của Sở GD&ĐT theo quy định của pháp luật.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Tham mưu Giám đốc Sở chỉ đạo, quản lý nhà nước đối với Trường Cao đằng sư phạm Lạng Sơn.

Kịp thời, đầy đủ, đạt hiệu quả chất lượng, theo quy định.

Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ trong công tác tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo phân cấp của Bộ GD&ĐT; chế độ chính sách cho sinh viên diện cử tuyển của tỉnh, quản lý công tác đào tạo đối với lưu học sinh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu chủ trì, phối hợp với các phòng cơ quan Sở và các đơn vị liên quan; tham gia và theo dõi hoạt động liên quan đến giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên; thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua, văn hóa, văn nghệ.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.7

1. Tên VTVL: Quản lý công tác học sinh, sinh viên.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác học sinh, sinh viên.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý học sinh, sinh viên.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý học sinh, sinh viên; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác chính trị tư tưởng đối với học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ; hoạt động Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng các văn bản công tác chính trị, tư tưởng.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu xây dựng văn bản thực hiện công tác phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học.

Tham mưu tổ chức, chỉ đạo các Hội thi, cuộc thi thuộc lĩnh vực công tác học sinh, sinh viên; các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Tham mưu thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên đề.

Tổng hợp, báo cáo thống kê, theo dõi số liệu học sinh, sinh viên.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.8

1. Tên VTVL: Quản lý công tác giáo dục dân tộc.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác giáo dục dân tộc.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý giáo dục dân tộc.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý giáo dục dân tộc; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác giáo dục dân tộc trong các trường trung học phổ thông (THPT) theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu chủ trì, phối hợp, hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thuộc cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT).

 

Tham mưu chủ trì, phối hợp, xây dựng kế hoạch và chỉ đạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên THCS và THPT về phương pháp: dạy tiếng dân tộc, tiếng Việt cho học sinh dân tộc và các nội dung giáo dục đặc thù.

Tham mưu chủ trì hoặc tham gia và theo dõi hoạt động các đề án, dự án, chương trình có liên quan đến giáo dục dân tộc cấp THCS và THPT.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.9

1. Tên VTVL: Quản lý khảo thí và kiểm định chất lượng.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực khảo thí và kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý khảo thí và kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý khảo thí và kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý khảo thí và kiểm định chất lượng và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác thi, quản lý hồ sơ các kỳ thi, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thực hiện, kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực khảo thí và kiểm định; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thi và kiểm định chất lượng giáo dục và trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học.

Tham mưu quản lý, kiểm tra, theo dõi việc cấp phát và thu hồi văn bằng cấp THPT, bổ túc THPT, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.10

1. Tên VTVL: Quản lý tài chính - kế toán.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính - kế toán.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý tài chính - kế toán.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính - kế toán; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác tài chính - kế toán, đất đai và tài sản công, cơ sở vật chất thuộc ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu, xử lý, thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế toán; thực hiện việc kiểm tra, thanh tra giám sát công tác quản lý tài chính, kế toán.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện công tác tài chính, kế toán theo quy định.

Tham mưu, thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức làm công tác tài chính, kế toán trong ngành.

Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về quản lý tài sản công, đất đai đối với cơ sở giáo dục theo quy định; tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng đất đai, các loại tài sản công để báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý tài chính, kế toán; quản lý đất đai, tài sản công định kỳ theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.11

1. Tên VTVL: Quản lý kế hoạch - thống kê.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực kế hoạch - thống kê.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý kế hoạch - thống kê.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý kế hoạch - thống kê; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý kế hoạch - thống kê: Xây dựng quy hoạch mạng lưới giáo dục, quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn, phù hợp với các kế hoạch phát triển về kinh tế- xã hội của tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện và các cơ sở giáo dục về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu xây dựng kế hoạch ngân sách toàn ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lí nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của toàn ngành và thực hiện kế hoạch, sử dụng ngân sách của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.

Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo định kỳ theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Quy hoạch, Thống kê.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.12

1. Tên VTVL: Quản lý tổ chức - biên chế.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức - biên chế.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý tổ chức - biên chế.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý tổ chức - biên chế; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý tổ chức - biên chế ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu, xử lý, thực hiện quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế; tham mưu về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở và các đơn vị trực thuộc theo quy định.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật và bổ sung hồ sơ công chức, viên chức và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức theo quy định.

Tham mưu xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ dự nguồn; kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ của ngành.

Tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn kiểm tra, thực hiện các quy định về công tác tổ chức cán bộ.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu xây dựng các văn bản hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, bộ máy các phòng cơ quan Sở, các đơn vị trực thuộc Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Tham mưu thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, đình chỉ hoạt động các tổ chức, các cơ sở giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật.

Tham mưu xây dựng kế hoạch biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các cơ sở trực thuộc Sở; phân bổ chỉ tiêu biên chế các đơn vị trực thuộc Sở.

Tham mưu hướng dẫn thực hiện quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở

Tham mưu hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Quy chế hoạt động của các cơ sở giáo dục.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề và định kỳ, đột xuất thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Hành chính học, Sư phạm, Quản lý giáo dục.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.13

1. Tên VTVL: Quản lý nhân sự và đội ngũ.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng.

4. Quản lý chức năng: Quản lý nhà nước về lĩnh vực nhân sự và đội ngũ.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan đến nhiệm vụ quản lý và điều hành về công tác quản lý nhân sự và đội ngũ.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản lý nhân sự và đội ngũ; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện công tác quản lý nhân sự và đội ngũ ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu thực hiện công tác tuyển dụng, điều động, thuyên chuyển, biệt phái viên chức.

Đầy đủ, kịp thời, chính xác, đúng tiến độ, đạt hiệu quả, thành phần đảm bảo theo quy định.

Tham mưu thực hiện công tác bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch, thăng hạng viên chức.

Tham mưu thực hiện công tác bố trí hợp đồng lao động.

Tham mưu thực hiện công tác quản lý Hồ sơ giấy, hồ sơ điện tử cán bộ, công chức.

Tham mưu thực hiện công tác thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ toàn ngành giáo dục và đào tạo.

Tổng hợp báo cáo chuyên đề và báo cáo định kỳ công tác quản lý nhân sự và đội ngũ theo quy định.

Nội dung báo cáo đầy đủ, chính xác, đánh giá được kết quả thực hiện. Thời gian báo cáo đúng tiến độ theo quy định.

Phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng công việc.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật, Quản trị nhân lực, Quản lý nhà nước, Sư phạm, Quản lý giáo dục.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.14

1. Tên VTVL: Thanh tra.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Thanh tra.

4. Quản lý chức năng: Về lĩnh vực thanh tra.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực thanh tra; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu xây dựng chương trình kế hoạch công tác thanh tra; Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt chương trình, kế hoạch đề ra.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Thanh tra:

- Chuẩn bị thanh tra, công bố Quyết định thanh tra tại đơn vi;

- Trực tiếp tham gia thanh tra, kiểm tra tại đơn vị;

- Tiến hành lập biên bản thanh tra với các đối tượng được thanh tra;

- Kết thúc thanh tra tại đơn vị;

- Báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra trình Lãnh đạo ký ban hành;

- Tham mưu công bố, công khai kết luận thanh tra;

- Đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra.

- Theo Kế hoạch thanh tra được duyệt; đảm bảo tiến độ thời gian.

- Hoàn thành công việc đạt chất lượng, hiệu quả, tuân thủ trình tự thanh tra theo quy định.

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Mở sổ sách theo dõi tiếp dân;

- Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân;

- Xây dựng kế hoạch xác minh, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền trình Lãnh đạo sở quyết định;

- Báo kết quả xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo;

- Dự thảo quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo trình Lãnh đạo sở phê duyệt ban hành;

- Tham mưu ban hành Quyết định, Kết luận công khai giải quyết khiếu nại tố cáo;

- Tổng hợp báo cáo kết quả tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.

- Đảm bảo đúng tiến độ thời gian;

- Đảm bảo tuân thủ đúng trình tự; thủ tục theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định của Nhà nước có liên quan.

Phòng, chống tham nhũng:

Theo dõi tổng hợp, kiểm tra xác minh đơn thư tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền của Sở.

- Đảm bảo tiến độ thời gian;

- Đầy đủ, chính xác, kịp thời gian, đúng quy định Luật Phòng chống tham nhũng.

Tham gia các đoàn công tác, kiểm tra của các Sở, Ban, ngành, xây dựng, tổng hợp các báo cáo theo quy định, nhiệm vụ chuyên môn khác.

Đầy đủ, chính xác, kịp thời gian, đúng quy định Luật Ngân sách nhà nước.

Tham gia các cuộc họp do Sở, Thanh tra Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chánh thanh tra giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật, Sư phạm, Quản lý nhà nước, Quản lý giáo dục.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Thanh tra viên trở lên hoặc chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Thanh tra viên (Trường hợp điều động, tiếp nhận để làm vị trí Thanh tra Sở sau khi điều động, tiếp nhận thực hiện chuyển ngạch theo quy định).

 

MÃ VTVL: CMNV 14.2.15

1. Tên VTVL: Pháp chế.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Trưởng phòng hoặc tương đương.

4. Quản lý chức năng: Quản lý về pháp chế.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực pháp chế; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật của Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Chủ trì tham mưu Giám đốc Sở tham gia ý kiến các dự thảo VBQPPL do các cơ quan, đơn vị ngoài Sở gửi lấy ý kiến; tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hóa VBQPPL liên quan về giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền; thẩm định về mặt pháp lý đối với dự thảo VBQPPL đã có ý kiến cuối cùng của các cơ quan, đơn vị liên quan trước khi Giám đốc Sở trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Đầy đủ, chính xác, đúng tiến độ thời gian, đảm bảo theo quy định.

Tham gia thực hiện, đề nghị xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND liên quan đến ngành, kiểm tra công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa VBQPPL liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Phối hợp kiểm tra, xử lý VBQPPL và xây dựng báo cáo kết quả theo quy định.

Lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, báo cáo về công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành.

Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Tham mưu tổng hợp, báo cáo định kỳ 6 tháng, báo cáo năm về công tác pháp chế của cơ quan.

Tham gia các đoàn công tác, kiểm tra của các Sở, Ban, ngành, xây dựng, tổng hợp các báo cáo theo quy định, nhiệm vụ chuyên môn khác.

Đầy đủ, chính xác, kịp thời gian, đúng quy định.

Tham gia các cuộc họp do Sở, phòng hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng phòng hoặc tương đương giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.1

1. Tên VTVL: Tổ chức nhân sự.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực tổ chức nhân sự; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu thực hiện tốt các nội dung về công tác tổ chức nhân sự:

Công tác tổ chức bộ máy, biên chế, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ chính sách đối với công chức, viên chức, người lao động của Sở; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu, thực hiện quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tham mưu về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở và các đơn vị trực thuộc theo quy định; công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nghỉ việc, nâng bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động của Sở; công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật và bổ sung hồ sơ công chức, viên chức, người lao động và thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định.

Tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kỳ theo quy định hoặc do yêu cầu.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở và tương đương, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở và tương đương giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật, Hành chính học, Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Xã hội học, Kinh tế, Quản lý nhà nước, Quản lý công, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Sư phạm, Quản lý giáo dục.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.2

1. Tên VTVL: Hành chính tổng hợp.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực hành chính tổng hợp; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL): Tham mưu thực hiện tốt công tác hành chính - tổng hợp của cơ quan.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Tham mưu, chuẩn bị nội dung hội nghị cơ quan, hội nghị công chức hằng năm; thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết các cuộc họp, hội nghị...

Tham mưu, thực hiện công tác CCHC của cơ quan, việc đánh giá xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ; các công việc của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ, BCĐ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, năm. Cập nhật, theo dõi lịch công tác, làm việc của lãnh đạo Sở, bố trí phòng họp.

Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ ở các phòng, ban, đơn vị. Xây dựng các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

Theo dõi, đôn đốc các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện các nhiệm vụ được giao trên phần mềm quản lý nhiệm vụ của tỉnh.

Theo dõi, quản lý hồ sơ đất đai, quản lý các trang thiết bị, tài sản của cơ quan;

Lập và triển khai kế hoạch xây dựng, mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị, phương tiện, công cụ dụng cụ làm việc của cơ quan.

Theo dõi duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO của cơ quan, đơn vị;

Thực hiện công tác an ninh, bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường cơ quan, cơ quan an toàn, văn hóa, công tác quản trị văn phòng.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Luật, Hành chính học, Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Xã hội học, Kinh tế, Quản trị văn phòng, Quản lý công, Quản lý nhà nước, Thống kê, Sư phạm, Quản lý giáo dục.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng) hoặc có bằng tốt nghiệp Đại học ngành hành chính học, Thạc sĩ quản lý hành chính công, Tiến sĩ quản lý hành chính công.

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.3

1. Tên VTVL: Hành chính một cửa.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng và tương đương.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực giải quyết TTHC; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Hoàn thành tốt việc tiếp nhận và trả kết quả các TTHC được quyết định đưa ra Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật và các TTHC có liên quan.

- Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

- Trả kết quả cho tổ chức cá nhân.

- Tham mưu các văn bản, kế hoạch, báo cáo theo sự phân công của lãnh đạo đảm bảo đầy đủ nội dung và thời hạn theo yêu cầu.

Đảm bảo đầy đủ, đúng quy định.

Trách nhiệm, tận tình, chu đáo, đúng thời hạn.

Hoàn thành nhiệm vụ

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng trở lên, chuyên ngành Luật, Hành chính học, Công tác xã hội, Xã hội học, Kinh tế, Quản trị văn phòng, Sư phạm, Quản lý giáo dục, Quản lý công, Quản lý hành chính công, Quản lý nhà nước.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch cán sự trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ A, tương đương bậc 1 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Cán sự.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.4

1. Tên VTVL: Quản trị công sở.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực quản trị công sở; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, thực hiện hoàn thành tốt công tác quản trị công sở.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Theo dõi, quản lý tài sản, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật tại cơ quan

- Đề xuất mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp các tài sản, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật tại cơ quan

- Theo dõi việc thực hiện các nội quy, quy chế làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

- Kiểm tra, kiến nghị xử lý các vi phạm trong quản lý sử dụng công sở; Tham gia định giá tài sản; thống kê tồn đọng; đánh giá theo định kỳ

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng trở lên, chuyên ngành Luật, Hành chính học, Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Xã hội học, Kinh tế, Quản lý nhà nước, Quản lý công, Quản trị văn phòng, Sư phạm, Quản lý giáo dục, Công nghệ thông tin.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch Cán sự trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Cán sự.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.5

1. Tên VTVL: Công nghệ thông tin.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng và tương đương.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu thực hiện tốt các nội dung trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Sở.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Tham mưu xây dựng và phát triển hạ tầng CNTT của ngành; tham gia xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ của tỉnh, của ngành.

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống CNTT của Sở, của ngành.

- Tham gia các Tổ thư ký, tổ giúp việc Ban chỉ đạo CNTT. Cập nhật tin, bài cho website của Sở, của ngành.

- Duy trì hoạt động của hệ thống văn phòng điện tử và hệ thống mạng LAN của cơ quan. Cập nhật và quản lý các thông tin tuyên truyền về hoạt động khoa học và công nghệ.

- Nghiên cứu, tham mưu các văn bản nhằm cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch trong lĩnh vực được phân công.

- Quản lý mạng thông tin nội bộ, trang Web, điện thoại, fax đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.

- Xây dựng báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham mưu xây dựng, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống phòng họp trực tuyến của ngành.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở và tương đương, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở và tương đương giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên, chuyên ngành: Máy tính và Công nghệ thông tin, Tin học, Sư phạm Tin học.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Kiến thức quản lý Nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.4. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ B, tương đương bậc 2 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.5. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (trừ các trường hợp đã có trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về tin học).

9.6. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.7. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Chuyên viên hoặc tương đương.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.6

1. Tên VTVL: Kế toán.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến lĩnh vực kế toán; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Tham mưu, thực hiện tốt công tác kế toán theo quy chế cơ quan và quy định của pháp luật.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Lập dự toán kinh phí, sử dụng kinh phí quy định. Tổng hợp, báo cáo thanh quyết toán hằng quý, năm theo quy định.

- Mở sổ, ghi và khóa sổ kế toán; Bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán.

- Quản lý thu - chi, thực hiện chi và thanh quyết toán kinh phí theo dự toán được giao.

- Theo dõi và quản lý tài sản cơ quan theo quy định của nhà nước. Lập báo cáo tài chính về tăng, giảm tài sản cố định hằng năm của cơ quan theo quy định.

- Báo cáo công khai tài chính, công khai tăng giảm kinh phí ngân sách theo quy định.

- Đối chiếu tình hình sử dụng ngân sách, thanh toán kinh phí tạm ứng với kho bạc theo định kỳ hằng quý, năm.

- Quản lý và theo dõi, cập nhật đóng bảo hiểm xã hội của CC và NLĐ.

- Thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán khác theo phân công nhiệm vụ.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch kế toán viên trung cấp (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Trình độ ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc): Trình độ A, tương đương bậc 1 trở lên (khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc quy định tại Thông tư số 01/2014/TT- BGD ĐT ngày 24/01/2014) hoặc sử dụng thành thạo ít nhất 01 tiếng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ hoàn thành chương trình học tiếng dân tộc.

9.4. Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT- BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

9.5. Kiến thức quốc phòng an ninh: Có kiến thức QPAN theo quy định (sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng).

9.6. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Kế toán viên Trung cấp.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.7

1. Tên VTVL: Thủ quỹ.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến vị trí việc làm; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Quản lý hoạt động thu - chi tiền mặt, tài khoản của Sở đảm bảo thực hiện đúng theo Luật ngân sách nhà nước và các quy định liên quan.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Quản lý tiền mặt, sổ sách chứng từ.

- Thực hiện giao dịch tại kho bạc, ngân hàng.

- Thu, chi tiền mặt.

- Ghi chép đầy đủ chính xác các khoản thu, chi; theo dõi tạm ứng và đôn đốc thanh toán.

- Đối chiếu sổ sách với kế toán.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của thủ quỹ.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, chuyên ngành: Kế toán, Kiểm toán, Tài chính hoặc các chuyên ngành khác phù hợp.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Nhân viên.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.8

1. Tên VTVL: Văn thư.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến vị trí việc làm; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Thực hiện hoàn thành tốt các nội dung công tác văn thư: tiếp nhận, phân loại, vào sổ quản lý văn bản đến, văn bản đi của cơ quan.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Tiếp nhận Văn bản đến: Đăng ký văn bản đến, cập nhật trên phần mềm văn bản điện tử VNPT- iOffice, chuyển lãnh đạo (đối với văn bản MẬT vào sổ tay và trình lãnh đạo xử lý). Bản dấu đỏ gửi đến cơ quan, điền số đến theo bản mềm, chuyển đến chuyên viên lưu hồ sơ công việc

- Phát hành Văn bản đi: Đăng ký văn bản đi, cập nhật vào phần mềm văn bản điện tử VNPT-iOffice, gửi theo nơi nhận văn bản qua hệ thống văn phòng điện tử và gửi bản dấu đỏ qua đường bưu điện theo quy định.

- Sắp xếp, bảo quản và phục vụ tra cứu, sử dụng bản lưu; Quản lý sổ sách văn thư. Lập hồ sơ hiện hành; giao nộp tài liệu vào lưu trữ hiện hành.

- Làm thủ tục cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho công chức cơ quan.

- Thực hiện các công việc khác của Văn thư.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, chuyên ngành: Văn thư, Lưu trữ.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Nhân viên.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.9

1. Tên VTVL: Lưu trữ.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu pháp quy liên quan đến vị trí việc làm; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Đảm bảo việc lưu trữ văn bản, tài liệu, hồ sơ của Sở theo quy định của Luật Văn thư - Lưu trữ và các quy định hiện hành.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Lập và hướng dẫn lập hồ sơ tài liệu lưu trữ

- Thu thập và tiếp nhận tài liệu vào kho lưu trữ

- Tra cứu tài liệu

- Quản lý Kho lưu trữ

- Xây dựng các báo cáo về công tác lưu trữ.

- Thực hiện các công việc khác của công tác lưu trữ.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, chuyên ngành: Văn thư, Lưu trữ.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

9.3. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác: Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện nêu trên, vị trí việc làm còn phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành và cơ quan có thẩm quyền khác (nếu có).

10. Ngạch công chức tối thiểu: Nhân viên hoặc tương đương.

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.10

1. Tên VTVL: Nhân viên kỹ thuật.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Các văn bản, tài liệu liên quan đến vị trí việc làm; nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Đảm bảo hệ thống điện, nước, âm thanh, ánh sáng trong cơ quan, đơn vị hoạt động hiệu quả.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Xây dựng kế hoạch hằng năm về: Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị, máy móc của cơ quan.

- Kiểm tra hệ thống kỹ thuật của toàn bộ cơ quan;

- Vận hành, kiểm tra hàng ngày đối với hệ thống: Điện, nước,...

- Theo dõi và báo cáo về mức độ, tình trạng sử dụng để có thể kịp thời kiểm soát, giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Quản lý, sửa chữa hệ thống máy tính, máy chiếu, âm thanh loa đài phòng họp, hội trường

- Định kỳ bảo dưỡng hệ thống máy tính, máy chiếu, âm thanh loa đài.

- Quản lý, sửa chữa hệ thống điện, nước. Sửa chữa đồ dùng, cơ sở vật chất thông thường trong cơ quan.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ

9.1. Trình độ chuyên môn: Trung cấp trở lên, ngành: Điện công nghiệp; Điện dân dụng; Kỹ thuật điện, cơ; Viễn thông hoặc các chuyên ngành khác phù hợp.

9.2. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm (trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải được bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu công việc được giao).

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.11

1. Tên VTVL: Lái xe.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan. Các văn bản, tài liệu liên quan đến vị trí việc làm.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Lái xe đưa lãnh đạo Sở, các phòng, ban, đơn vị đi công tác luôn đảm bảo an toàn, đúng thời gian quy định.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Thực hiện nhiệm vụ lái xe đưa đón công chức, viên chức, người lao động đi công tác đúng giờ, đúng hành trình được phân công. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông

- Lên kế hoạch và tham mưu đề xuất Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ và sửa chữa thường xuyên phương tiện được giao, chế độ khám xe, bảo hiểm phương tiện theo đúng quy định.

- Bảo dưỡng, bảo trì xe công vụ.Vệ sinh xe sạch sẽ, sẵn sàng đi công tác

- Định kỳ quyết toán với cơ quan chi phí về nhiên liệu, chi phí về sửa chữa phương tiện theo qui định của Nhà nước.

Lái xe đảm bảo an toàn, đúng giờ.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ: Có Giấy phép lái xe được cơ quan có thẩm quyền cấp (phù hợp với từng loại xe).

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.12

1. Tên VTVL: Phục vụ.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Đảm bảo các điều kiện phục vụ các hội nghị, cuộc họp và phòng làm việc, khuôn viên tại trụ sở cơ quan.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Thực hiện công việc dọn dẹp, vệ sinh phòng làm việc của các lãnh đạo Sở, phòng họp, hội trường, khuôn viên của cơ quan.

- Thực hiện các công việc hậu cần cho các cuộc họp, buổi làm việc của cơ quan.

- Quản lý kho vật tư văn phòng phẩm.

Kịp thời, đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.

Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ: Có chứng chỉ bồi dưỡng Lễ tân, khách sạn hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên, ngành Lễ tân, khách sạn...

 

MÃ VTVL: HTPV 14.3.13

1. Tên VTVL: Bảo vệ.

2. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo.

3. Quản lý trực tiếp: Chánh Văn phòng.

4. Quản lý chức năng: Sở Giáo dục và Đào tạo.

5. Quan hệ công việc: Lãnh đạo Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và đơn vị thuộc Sở; Công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở; Các tổ chức, cá nhân liên quan.

6. Công việc liên quan: Nội quy, quy chế, quy trình giải quyết công việc nội bộ cơ quan.

7. Mục tiêu vị trí công việc (tóm tắt tổng quan về VTVL):

Đảm bảo an ninh, trật tự, kiểm soát khách, tài sản ra vào trụ sở cơ quan.

8. Các nhiệm vụ chính

Các nhiệm vụ chính
(Công việc cụ thể của VTVL)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

- Bảo vệ cơ quan.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Văn phòng phân công.

Đảm bảo công tác an ninh, an toàn trong cơ quan

Hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tham gia các cuộc họp do Văn phòng Sở, Sở hoặc các cơ quan, đơn vị tổ chức.

Đầy đủ theo sự phân công.

Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính được giao theo quy định.

Quản lý đúng theo quy định.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Văn phòng Sở giao.

Đầy đủ, kịp thời, chất lượng, hiệu quả.

9. Về trình độ: Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ công tác bảo vệ, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác