Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Quyết định 11/2013/QĐ-UBND quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Số hiệu: | 11/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương | Người ký: | Huỳnh Văn Nhị |
Ngày ban hành: | 26/04/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 11/2013/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Huỳnh Văn Nhị |
Ngày ban hành: | 26/04/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2013/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 26 tháng 4 năm 2013 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 18/TTr-SYT ngày 10/4/2013 về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và Quy chế cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Quy định kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm) theo Khoản 2, Điều 65 Luật An toàn thực phẩm và Khoản 1, 2, 3, 6, 7, Điều 23 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước của tỉnh được điều chỉnh tại Quy định này bao gồm:
a) Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
b) Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố; Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.
Điều 2. Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Bảo đảm sự thống nhất, toàn diện trong quản lý an toàn thực phẩm của Ủy ban nhân dân các cấp đối với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý hoặc tham gia quản lý an toàn thực phẩm.
2. Phân cấp quản lý gắn với tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp.
3. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp và bảo đảm chấp hành nghiêm chính sách, quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
4. Trường hợp cùng một đối tượng quản lý, nhưng có nội dung quản lý thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, nội dung khác lại thuộc thẩm quyền cấp huyện hoặc cấp xã, thì giải quyết như sau:
a) Về thủ tục hành chính: Chỉ giải quyết trong phạm vi cho phép và phân cấp, những nội dung không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
b) Về thanh, kiểm tra các cơ sở trên địa bàn: Cấp dưới có trách nhiệm thông báo trước 7 ngày về lịch thanh, kiểm tra cho cấp trên để phối hợp hoặc được hướng dẫn chi tiết, tránh việc tổ chức thanh, kiểm tra chồng chéo, trùng lắp.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 3. Nội dung quản lý an toàn thực phẩm
1. Ban hành các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án, kế hoạch về an toàn thực phẩm.
3. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo về thực phẩm.
4. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5. Cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố.
6. Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ các cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
7. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về an toàn thực phẩm.
8. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn thực phẩm.
9. Tổ chức giám sát và đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thực hiện điều tra nguyên nhân, thống kê và phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh; cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
11. Tổng hợp báo cáo về tình hình quản lý an toàn thực phẩm.
12. Các nội dung khác theo quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
1. Ủy ban nhân dân các cấp quản lý thống nhất và toàn diện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý; Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm; Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các Bộ, ngành về an toàn thực phẩm.
2. Trong phạm vi được phân cấp quản lý, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp (quy định tại Khoản 2, Điều 1 Quy định này) chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thống nhất quản lý công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Thường xuyên báo cáo và đề xuất ý kiến với Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình quản lý an toàn thực phẩm và việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm hàng năm.
Điều 5. Trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm của Sở Y tế, Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Sở Y tế: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung quản lý an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Quy định này; Báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và các báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các sở quản lý chuyên ngành.
2. Chi Cục an toàn vệ sinh thực phẩm:
a) Giúp Giám đốc Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nội dung quản lý an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Quy định này; có trách nhiệm thực thi, điều hành công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi toàn tỉnh.
b) Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm đối với các bếp ăn tập thể, căn tin trong khu công nghiệp - cụm công nghiệp, dịch vụ ăn uống (do cấp tỉnh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh), các dịch vụ ăn uống trong khu du lịch, siêu thị, trung tâm thương mại, các lễ hội, hội nghị (do tỉnh tổ chức).
c) Phối hợp Trung tâm Y tế cấp huyện thực hiện cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho tất cả cơ sở cung cấp suất ăn sẵn (kể cả cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép kinh doanh); cấp Giấy chứng nhận về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ.
1. Chịu trách nhiệm quản lý đối với kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ theo quy định tại Khoản 3, Điều 21 và Khoản 2, Điều 22 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
2. Thực hiện báo cáo tình hình an toàn thực phẩm đối với các nhóm thực phẩm được phân công quản lý.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm.
c) Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, dịch vụ ăn uống, do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép đăng ký kinh doanh như: Căn tin, bếp ăn tập thể ngoài khu cụm công nghiệp, trong nhà trường ở các cấp đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, phổ thông cơ sở, tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non, nhà giữ trẻ, trong các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm đối với quản lý thức ăn đường phố và các cơ sở dịch vụ ăn uống theo ủy quyền của cấp huyện.
2. Phòng Y tế cấp huyện có trách nhiệm phối hợp Trung tâm Y tế cấp huyện và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 3 Quy định này (trừ Khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9).
3. Trung tâm Y tế cấp huyện tham gia quản lý an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về an toàn thực phẩm theo Điều 3 Quy định này (trừ các Khoản 1, 3); Phối hợp với Phòng Y tế tham gia công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm; Điều hành thực hiện chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố.
1. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
a) Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm.
b) Chỉ đạo thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm.
c) Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thức ăn đường phố và các cơ sở dịch vụ ăn uống khác theo ủy quyền của cấp huyện.
d) Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/2012/CT-UBND ngày 13/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với quán ăn và thức ăn đường phố.
2. Trạm Y tế tham gia quản lý an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo Điều 3 Quy định này, (trừ các Khoản 1, 3, 10); tham gia kiểm tra an toàn thực phẩm theo thẩm quyền được phân cấp; Triển khai thực hiện chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố; Thực hiện việc cấp Thẻ Kinh doanh thức ăn đường phố.
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Quy định này.
2. Giao Sở Y tế hướng dẫn, triển khai, đôn đốc và giám sát các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này. Hàng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm và Quy định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy định này đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, địa phương báo cáo bằng văn bản về Sở Y tế để được hướng dẫn và giải quyết kịp thời./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây