Quyết định 1068/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 1068/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 1068/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng | Người ký: | Nguyễn Văn Yên |
Ngày ban hành: | 11/05/2011 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1068/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Nguyễn Văn Yên |
Ngày ban hành: | 11/05/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1068/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 11 tháng 05 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH KXI ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 935/TT-CT ngày 27 tháng 4 năm 2011;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
2. Giao Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố căn cứ tình hình thực tế của từng địa phương có trách nhiệm phối hợp với ngành thuế chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án thuộc phạm vi ngành và địa phương quản lý.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./-
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ LƯU TRÚ,
DU LỊCH VÀ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1068/QĐ-UBND ngày 11/5/2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, kinh tế du lịch đã có những bước phát triển nhất định, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Trong quá trình phát triển, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước về việc kê khai đăng ký khách lưu trú, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và ăn uống không đăng ký giá và bán không đúng giá niêm yết...; đặc biệt là công tác quản lý thu thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống còn thất thu về đối tượng nộp thuế, doanh số tính thuế và số thuế phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) hàng năm; mức độ đóng góp vào ngân sách trong lĩnh vực này chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương.
Để từng bước chấn chỉnh kịp thời những hạn chế tồn tại nêu trên, động viên sự đóng góp vào NSNN của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và ăn uống trên địa bàn Lâm Đồng, tạo điều kiện để cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú dịch vụ - ăn uống chấp hành các quy định về giá, đăng ký khách lưu trú và thực hiện nghĩa vụ thuế. UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành đề án “Đổi mới công tác quản lý thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
I. Đối với cơ sở kinh doanh lưu trú, du lịch
Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số cơ sở lưu trú, du lịch trên địa bàn toàn tỉnh là 694 cơ sở; tổng số phòng tương ứng là 11.306 phòng.
Với 7.915 ngàn lượt khách lưu trú; trong đó: năm 2008 là 2.300 ngàn lượt, năm 2009 là 2.500 ngàn lượt, năm 2010 là 3.115 ngàn lượt; công suất sử dụng phòng bình quân là 57%; số ngày lưu trú bình quân là 2,4 ngày/khách,
(Phụ lục I kèm theo)
Doanh thu đối với dịch vụ lưu trú, du lịch trong 03 năm là 704 tỷ đồng; số thuế thu nộp vào NSNN trong 3 năm là 48 tỷ đồng, chiếm 1,1% trên tổng thu thuế phí toàn tỉnh trong 03 năm; trong đó:
Năm 2008: 18 tỷ đồng, chiếm 1,41% tổng thu thuế phí (1.308.tỷđ)
Năm 2009: 11 tỷ đồng, chiếm 0,81% tổng thu thuế phí (1.378.tỷđ)
Năm 2010: 18 tỷ đồng, chiếm 1,11% tổng thu thuế phí (1.644.tỷđ)
(Phụ lục II kèm theo)
II. Đối với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, ăn uống
Số lượng cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh tính đến ngày 31/12/2010 là 1.667 cơ sở;
Doanh thu đối với kinh doanh ăn uống trong 03 năm 1.752 tỷ đồng; số thuế đã nộp vào NSNN trong 3 năm 62 tỷ đồng, chiếm 1,4% trên tổng thu thuế phí toàn tỉnh; trong đó: thuế thu từ hộ kê khai 43 tỷ đồng, tương ứng 257 cơ sở; thuế thu từ hộ khoán là 19 tỷ đồng, tương ứng 1.410 cơ sở; trong đó:
Năm 2008: 1.371 cơ sở với số thuế 21.949 triệu đồng;
Năm 2009: 1.532 cơ sở với số thuế 17.500 triệu đồng;
Năm 2010: 1.667 cơ sở với số thuế 22.322 triệu đồng.
(Phụ lục III kèm theo)
III. Đánh giá chung
Qua những số liệu trên cho thấy việc quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên số thu nộp vào NSNN qua 03 năm (2008-2010) không tăng, thậm chí còn giảm (năm 2009) trong khi giá cả thị trường và chỉ số giá tiêu dùng hàng năm đều tăng; lượng khách đến Lâm Đồng tăng nhanh qua các năm (năm 2008 đón trên 2.300 ngàn lượt khách, năm 2009 đón trên 2.500 ngàn lượt khách và năm 2010 đón trên 3.115 ngàn lượt khách). Mặt khác tỷ lệ thu thuế dịch vụ du lịch, ăn uống chỉ chiếm khoảng 2% tổng thu thuế, phí toàn tỉnh là không tương xứng với tỷ lệ GDP của ngành và sự phát triển thực tiễn tại địa phương. Từ đó có thể đánh giá trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống còn thất thu cả về cơ sở, doanh số và số thuế phải nộp.
IV. Nguyên nhân hạn chế trong việc thất thu thuế
1. Quá trình thực hiện mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống phần lớn được thanh toán bằng tiền mặt, không thông qua ngân hàng, khách hàng thường không lấy hóa đơn khi thanh toán tiền, vì vậy, các cơ sở kinh doanh đã lợi dụng để không lập hóa đơn khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nhằm trốn doanh thu và trốn thuế.
2. Sự hiểu biết về chế độ chính sách pháp luật còn hạn chế; việc thực hiện sổ sách, hóa đơn chứng từ trong kinh doanh của chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống chưa nghiêm, phần lớn các cơ sở kinh doanh khách sạn nhà nghỉ - ăn uống nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
3. Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng chưa thường xuyên và đồng bộ cho nên công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống còn hạn chế.
4. Việc kiểm tra giám sát của cơ quan thuế chưa kịp thời, chưa nghiêm và chưa có biện pháp hữu hiệu để chống thất thu thuế trong lĩnh vực này.
5. Vẫn còn hiện tượng một số cán bộ thuế làm dịch vụ kế toán hoặc kê khai nộp thuế hộ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ để hưởng phụ cấp, từ đó ảnh hưởng lớn đến việc đấu tranh chống thất thu thuế.
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
a) Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng thông qua việc thực hiện nghiêm Luật lưu trú, pháp lệnh giá, Luật Quản lý thuế, các luật thuế, Luật kế toán và thực hiện cải cách hành chính về thuế; quản lý sát đúng doanh thu thực tế phát sinh của các cơ sở kinh doanh, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vào NSNN.
b) Động viên đầy đủ các khoản thuế vào NSNN, tạo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh giữa những Người nộp thuế trong kinh doanh lưu trú, du lịch và ăn uống với kinh doanh các lĩnh vực khác.
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch phát triển, quảng bá giá trị của sản phẩm du lịch cùng các dịch vụ đi kèm. Nâng cao tính tự giác trong việc tuân thủ pháp luật cũng như quyền tự chủ của Người nộp thuế trong việc tự kê khai, tự tính thuế và tự nộp thuế, thông qua việc thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ khi mua, bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Quản lý 100% người nộp thuế có hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và ăn uống, kể cả người nộp thuế không có giấy phép.
b) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống cung cấp hóa đơn bán hàng khi cung cấp dịch vụ, bán hàng phát sinh, đảm bảo đạt từ 80%- >100%.
c) Phấn đấu quản lý 100% doanh số phát sinh trên thực tế (đối với người nộp thuế theo kê khai và người nộp thuế được kiểm tra phát hiện), 80% doanh số phát sinh trên thực tế được đưa vào bộ thuế (đối với người nộp thuế theo phương pháp ấn định).
d) Hoàn thành dự toán thu ngân sách hàng năm do HĐND và UBND Tỉnh giao.
đ) Chấm dứt tình trạng cán bộ thuế làm dịch vụ kế toán, kê khai nộp thuế hộ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ.
II. Nội dung chủ yếu
1. Quản lý đối tượng nộp thuế
Thực hiện Luật Quản lý thuế hàng năm, ngay từ đầu năm cơ quan thuế các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập thông tin, điều tra thực tế và trên hồ sơ khai thuế để tiến hành phân loại đối tượng quản lý thuế.
Trên cơ sở đó có biện pháp quản lý phù hợp đối với từng loại đối tượng nộp thuế theo kê khai, nộp thuế theo phương pháp khoán.
2. Quản lý giá
Căn cứ Pháp lệnh giá của Ủy ban thường vụ Quốc hội các cơ sở kinh doanh phải chấp hành việc đăng ký giá, niêm yết giá và thu đúng giá đã niêm yết. Việc xây dựng giá bán phải thực hiện ngay từ đầu năm hoặc đầu kỳ kinh doanh và thông báo với cơ quan thuế về giá bán từng dịch vụ, sản phẩm khi có sự đột biến để kiểm tra đối chiếu.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và ăn uống nếu có nhiều dịch vụ, sản phẩm đa dạng, việc niêm yết giá có thể dùng bảng cố định, bảng giá tại quầy, tại bàn.... hoặc treo tại nơi khách hàng dễ dàng nhận biết, các cơ quan nhà nước dễ kiểm tra, kiểm soát.
Việc quản lý giá phải thực hiện thường xuyên gắn với công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng và quần chúng nhân dân.
3. Quản lý doanh thu và thuế
Thông qua việc quản lý giá, so sánh giữa giá bán trên hóa đơn, chứng từ với giá niêm yết và giá bán thực tế trên thị trường, từ đó xác định doanh thu thực của đơn vị hạch toán vào sổ sách kế toán.
Định kỳ hàng tháng rà soát, so sánh giữa các cơ sở kinh doanh về quy mô, doanh số, số thuế, khảo sát thực tế về lượng khách, doanh số từng thời điểm phát hiện kịp thời các bất hợp lý giữa từng người nộp thuế để có biện pháp điều chỉnh trên từng địa bàn.
III. Các giải pháp chủ yếu
1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về việc chấp hành đăng ký khách lưu trú theo quy định của cơ quan công an; đăng ký, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ, bán hàng đều phải được cập nhật, ghi chép, cung cấp hóa đơn theo quy định của Nhà nước.
b) Đẩy mạnh dịch vụ công hỗ trợ về thuế cho người nộp thuế; khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế. Xây dựng trung tâm hỗ trợ người nộp thuế qua điện thoại. Kịp thời tuyên dương những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, đồng thời cũng phải lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận, trốn thuế.
c) Giải quyết nhanh chóng những thủ tục hành chính về đăng ký, kê khai thuế và các vướng mắc theo yêu cầu của các cơ sở kinh doanh thông qua bộ phận “một cửa” và “một cửa liên thông”. Công khai các quy trình quản lý, thu thuế và mức thuế phải nộp của các cơ sở kinh doanh để cơ sở kinh doanh và mọi người dân biết, so sánh, giám sát.
2. Đẩy mạnh các biện pháp phối hợp:
a) Xây dựng quy chế trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế - Văn hóa thể thao du lịch và Công an để nắm bắt kịp thời các cơ sở lưu trú du lịch mới ra kinh doanh, quy mô, công suất sử dụng buồng phòng, lượng khách đến Đà Lạt - Lâm Đồng theo từng thời gian nhất là các dịp lễ, tết... Thường xuyên nắm bắt các thông tin liên quan đến quy mô, tình hình kinh doanh của các cơ sở kê khai thuế, đồng thời giải đáp kịp thời những vướng mắc cho các cơ sở kinh doanh khi có yêu cầu. Duy trì và phát huy tính hiệu quả của “đường dây nóng”.
b) Đẩy mạnh việc thực hiện các quy chế phối hợp giữa ngành thuế với ngành Công an, Công thương và các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, thành phố.
c) Tăng cường chỉ đạo, tập trung lực lượng nhằm kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm, để hướng cho các cơ sở kinh doanh thực hiện tốt những quy định về giá, lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạch toán kế toán và các quy định mới về quản lý, sử dụng hóa đơn trong việc mua, bán, trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ theo quy định.
d) Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành (cấp tỉnh; cấp huyện, thành phố) gồm có cán bộ của các ngành Thuế, Văn hóa Thể thao Du lịch, Công an, Quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch - ăn uống và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo chức năng của từng ngành. Đồng thời, duy trì thường xuyên các đoàn kiểm tra liên ngành trong các thời điểm tập trung khách du lịch.
3. Các biện pháp nghiệp vụ:
a) Đối với việc sử dụng hóa đơn, chứng từ:
Các cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Phải lập hóa đơn, ghi chép hạch toán sổ sách theo quy định của pháp luật; trường hợp không lập hóa đơn chứng từ để dấu doanh thu, trốn thuế, gian lận thương mại phải kiên quyết xử lý nghiêm minh.
- Phải lập bảng kê chi tiết bán hàng và đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế, trên bảng kê phải ghi rõ:
+ Mã số bàn đang phát sinh hàng hóa, dịch vụ.
+ Chi tiết các món ăn, đồ uống đang phát sinh thực tế của mỗi bàn (đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống).
Riêng đối với hoạt động kinh doanh đám cưới, hội nghị, hội thảo: cơ sở kinh doanh phải kê khai chi tiết từng loại hình kinh doanh (trực tiếp nhận tổ chức cho khách hàng hoặc cho thuê mặt bằng) để mọi hoạt động kinh doanh đều lập hóa đơn, hạch toán kế toán và kê khai thuế.
Các cơ sở kinh doanh không được sử dụng bất cứ một loại hóa đơn, chứng từ khác ngoài những hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật để cung cấp và thu tiền của khách mỗi khi có giao dịch.
b) Đối với việc thực hiện sổ sách kế toán và hạch toán kế toán:
Việc ghi chép, hạch toán kế toán phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn của cơ sở kinh doanh nhằm ghi nhận các thông tin cần thiết cho việc lập các báo cáo, hồ sơ khai thuế liên quan đến việc kinh doanh của cơ sở.
Đối với sổ đăng ký khách, sổ theo dõi sơ đồ buồng phòng của khách sạn phải được phản ánh, ghi chép ngay sau khi khách hàng thực hiện việc giao dịch và phải đăng ký kịp thời theo quy định.
4. Biện pháp chống thất thu và gian lận thương mại
a) Tại trụ sở cơ quan thuế:
- Thường xuyên nắm bắt thông tin, thực hiện tốt công tác phân loại đối tượng quản lý, xử lý toàn bộ hồ sơ khai thuế liên quan đến cơ sở kinh doanh, từ đó phân tích mức độ rủi ro.
- Làm tốt công tác xác minh hóa đơn đầu vào, đầu ra; yêu cầu những cơ sở kinh doanh đăng ký giá quá thấp so với mặt bằng chung phải giải trình cụ thể, nếu không giải trình được phải tiến hành ấn định thuế theo quy định.
- Đối với các cơ sở nộp thuế theo phương pháp kê khai: Cơ quan Thuế phối hợp với Công an, Quản lý thị trường, Văn hóa Thể thao Du lịch,....xây dựng kế hoạch, đề xuất kiểm tra toàn diện hoặc từng vụ việc. Những cơ sở thường xuyên có biểu hiện trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành kiểm tra đột xuất tại cơ sở kinh doanh trên cơ sở kế hoạch được các bên tham gia cùng ký duyệt. Riêng đối với hoạt động kinh doanh đám cưới, hội nghị hội thảo phải xác minh thông qua làm việc trực tiếp với khách hàng và các cơ sở in thiệp mời.
- Đối với các cơ sở khoán thuế: cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn Thuế trên cơ sở Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các quy trình quản lý để kiểm tra, nắm bắt, xác định thực tế mức độ, quy mô kinh doanh của từng hộ từ đó áp dụng mức thuế khoán ổn định, số thuế khoán ổn định theo từng kỳ (6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng), kỳ sau không được thấp hơn kỳ trước.
b) Thanh tra - Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
- Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra lập từ đầu năm đã được phê duyệt, tiến hành kiểm tra các hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
- Kiểm tra bảng kê hàng hóa bán ra đối với cơ sở kinh doanh ăn uống (do cơ sở tự in có đăng ký với cơ quan thuế) của hàng hóa, từ đó đối chiếu với giá theo niêm yết, giá trên hóa đơn chứng từ của từng loại mặt hàng để phát hiện các trường hợp kê khai số lượng, kê khai giá tính thuế và thuế suất thuế giá trị gia tăng chưa đúng quy định.
- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp những đơn vị có tỷ lệ thu nhập chịu thuế thấp hơn so với cùng kỳ và so sánh giữa các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng, thì căn cứ vào kết quả kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp. Kết thúc niên độ tài chính, đơn vị lập báo cáo tài chính gửi về cơ quan thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm, từ đó có kế hoạch rà soát, kiểm tra chấp hành pháp luật thuế, quyết toán thuế đối với các đơn vị có số nộp thấp hơn so với cùng kỳ, phân tích các đơn vị có doanh thu lớn nhưng tỷ lệ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thấp.
- Tăng cường kiểm tra đối với những cơ sở kinh doanh thường xuyên vi phạm sổ sách kế toán, đăng ký giá bán thấp hơn mức bình quân chung, kê khai doanh thu, thuế bất hợp lý trong thời gian dài.
- Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh kịp thời những hành vi vi phạm, qua đó phát hiện, xử lý nghiêm đối với các cơ sở kinh doanh cố tình vi phạm các quy định của pháp luật, nhất là vi phạm về thuế.
5. Biện pháp kinh tế:
Từng kỳ, theo tháng, quý, năm hoặc trong các dịp lễ, tết cơ quan thuế phát phiếu điều tra (theo mẫu thiết kế) trên từng địa bàn để nắm bắt lượng khách lưu trú, du lịch - lượng khách hàng ăn uống của từng cơ sở để từ đó có biện pháp quản lý thuế thích hợp, chống thất thu thuế. Hoặc thông báo cho Đoàn liên ngành tiến hành kiểm tra đột xuất.
Cơ quan tài chính các cấp xây dựng quỹ thưởng và quy chế sử dụng quỹ thưởng cho các tổ chức, cá nhân có công phát hiện và cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước.
6. Biện pháp nội bộ ngành thuế:
Nâng cao hiệu lực quản lý và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức thuế theo đúng quy định chức năng, nhiệm vụ nhằm bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thu ngân sách, đảm bảo bộ máy thường xuyên được kiện toàn và hoạt động tốt hơn, gọn nhẹ hơn, hiệu quả quản lý thuế tốt hơn và đúng theo chiến lược cải cách hệ thống thuế.
Nghiêm cấm tất cả các cán bộ thuế làm kế toán cho doanh nghiệp (kể cả trường hợp kê khai thuế). Trường hợp các cơ quan quản lý Nhà nước phát hiện thì phải buộc thôi việc. Tất cả các cán bộ có chồng (vợ), con làm kế toán cho doanh nghiệp phải kê khai và báo cáo với cơ quan để theo dõi và phân công công việc phù hợp.
1. Cục Thuế tỉnh: chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành; đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện thành công Đề án trên địa bàn toàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án, đồng thời báo cáo kết quả triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.
2. Sở Tài chính: Thường xuyên tuyên truyền phổ biến thông tin, văn bản liên quan đến chính sách giá cả để các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống thực hiện; đôn đốc các phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thường xuyên kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá và bán theo giá đã niêm yết.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Cục thuế, UBND các cấp quản lý tốt việc hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đồng thời xử lý nghiêm khắc, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những cơ sở kinh doanh thường xuyên vi phạm những quy định của pháp luật.
4. Sở Văn hóa thể thao và du lịch: cùng cơ quan thuế, công an xây dựng việc trao đổi thông tin trên hệ thống hay mạng nội bộ và cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành. Thường xuyên phối hợp với các ngành kiểm tra để nắm bắt, đánh giá, phân loại loại hình, quy mô và việc sử dụng lao động của các cơ sở kinh doanh.
5. Sở Công thương: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành; phối hợp các ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm trong lĩnh vực giá cả, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý, đăng ký khách lưu trú và cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành; thường xuyên phối hợp với cơ quan thuế trong việc kiểm tra, chống thất thu thuế như nội dung Đề án đã nêu và Quy chế phối hợp giữa hai ngành đã xây dựng.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: chỉ đạo các phòng, ban chức năng trực thuộc, UBND các phường, xã... phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong việc quản lý, chống thất thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống.
8. Đối với UBND xã, phường, thị trấn: phối hợp với cơ quan thuế trên địa bàn để thường xuyên nắm bắt các trường hợp mới ra kinh doanh, điều tra doanh số, ấn định thuế; phát phiếu điều tra đến từng hộ dân và thu hồi phiếu điều tra để làm cơ sở cho việc ấn định thuế và kịp thời phát hiện các trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch và ăn uống có hành vi vi phạm về lượng khách, giá cả./.
Cơ sở kinh doanh: MST: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BẢNG GIÁ CHO THUÊ PHÒNG (Bao gồm thuế GTGT)
(Theo Quyết định số 1068/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng)
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
Phòng: Sức chứa: Giá: |
* Phòng tập thể từ 04 người trở lên được đăng ký giá theo đầu người:…………../ Người
Cơ sở kinh doanh cam kết thực hiện đúng theo giá niêm yết.
Nếu sai đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật
Nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện đúng giá niêm yết, khi cần quý khách có thể liên hệ với số điện thoại sau:
- Chi cục thuế……………………………………………..:
- Phòng Văn hóa và du lịch………………………………:
- Phòng tài chính - Kế hoạch…………………………….:
Bảng giá đã được đăng ký tại Chi Cục Thuế…………..và áp dụng thực hiện từ ngày……tháng……năm…… đến ngày……tháng……năm……
|
………,
ngày……tháng……năm…… |
(Ngày…… tháng…… năm 20....) |
Ký hiệu: Số: |
Tên đơn vị:………………………………………………….Mã số thuế..........................
Bàn ăn số:..................................................................................................................
Thuộc phòng số:........................................................................................................
STT |
TÊN LOẠI HÀNG HÓA |
ĐVT |
SỐ LƯỢNG |
ĐƠN GIÁ |
THÀNH TIỀN |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG CỘNG |
|
|
|
|
|
Bằng chữ:………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………..
Ghi chú: - Bảng kê được lập ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Bảng kê chỉ sử dụng lưu hành nội bộ |
Người lập bảng
kê |
THỐNG KÊ TÌNH HÌNH LƯỢT KHÁCH LƯU TRÚ
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Năm |
||
2008 |
2009 |
2010 |
|||
01 |
Lượng khách |
Ngàn lượt |
2.300 |
2.500 |
3.115 |
|
Khách quốc tế |
Ngàn lượt |
120 |
130 |
163,5 |
|
Khách nội địa |
Ngàn lượt |
2.180 |
2.370 |
2.951,5 |
02 |
Ngày lưu trú bình quân |
Ngày |
2,3 |
2,4 |
2,4 |
03 |
Tổng số cơ sở lưu trú |
KS, nhà nghỉ |
675 |
673 |
694 |
|
Khách sạn đạt 1-5 sao |
Khách sạn |
79 |
85 |
105 |
|
Số phòng |
Phòng |
11.000 |
11.000 |
11.306 |
04 |
Công suất sử dụng phòng |
% |
52 |
56 |
57 |
TÌNH HÌNH KẾT QUẢ QUẢN LÝ THUẾ KHÁCH SẠN - NHÀ NGHỈ
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị |
Số cơ sở đến 31/12/2010 |
Doanh thu |
Thuế |
Trong đó |
|||||
2008 |
2009 |
2010 |
|||||||
Doanh thu |
Thuế |
Doanh thu |
Thuế |
Doanh thu |
Thuế |
||||
Văn phòng cục |
15 |
317.367 |
24.037 |
99.296 |
7.482 |
100.180 |
5.896 |
117.891 |
10.659 |
Chi cục Đà Lạt |
636 |
369.511 |
22.837 |
115.513 |
10.918 |
129.463 |
4.986 |
124.535 |
6.934 |
Chi cục Bảo Lộc |
27 |
9.863 |
528 |
|
|
3.616 |
146 |
6.247 |
381 |
Chi cục Di Linh |
6 |
3.144 |
189 |
739 |
83 |
1.125 |
39 |
1.280 |
67 |
Chi cục Đức Trọng |
6 |
2.913 |
149 |
|
|
1.570 |
54 |
1.343 |
95 |
Chi cục Lâm Hà |
4 |
1.350 |
70 |
|
|
473 |
27 |
877 |
43 |
Tổng cộng |
694 |
704.148 |
47.810 |
215.548 |
18.483 |
236.427 |
11.148 |
252.173 |
18.179 |
TÌNH HÌNH KẾT QUẢ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ HÀNG, ĂN UỐNG
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị |
Số cơ sở |
Doanh thu |
Thuế |
Thuế kê khai |
Thuế khoán |
||
Cơ sở |
Thuế |
Cơ sở |
Thuế |
||||
Văn phòng cục |
14 |
404.157 |
19.442 |
14 |
19.442 |
|
|
Chi cục Đà Lạt |
703 |
839.823 |
27.395 |
109 |
14.947 |
594 |
12.448 |
Chi cục Bảo Lộc |
489 |
234.762 |
7.455 |
46 |
3.723 |
443 |
3.732 |
Chi cục Di Linh |
95 |
46.352 |
1.430 |
28 |
1.019 |
67 |
411 |
Chi cục Đức Trọng |
237 |
190.918 |
5.119 |
44 |
3.031 |
193 |
2.088 |
Chi cục Lâm Hà |
129 |
35.728 |
930 |
16 |
620 |
113 |
310 |
Tổng cộng |
1.667 |
1.751.740 |
61.771 |
257 |
42.782 |
1.410 |
18.989 |
TÌNH HÌNH KẾT QUẢ QUẢN LÝ THUẾ NHÀ HÀNG, ĂN UỐNG
ĐVT: Triệu đồng
Đơn vị |
Số cơ sở đến 31/12/ 2010 |
Doanh thu |
Thuế |
Trong đó |
||||||||
2008 |
2009 |
2010 |
||||||||||
Số cơ sở |
Doanh thu |
Thuế |
Số cơ sở |
Doanh thu |
Thuế |
Số cơ sở |
Doanh thu |
Thuế |
||||
Văn phòng cục |
14 |
404.157 |
19.442 |
12 |
219.716 |
6.511 |
12 |
83.596 |
4.945 |
14 |
100.845 |
7.986 |
Chi cục Đà Lạt |
703 |
839.823 |
27.395 |
686 |
153.495 |
9.997 |
665 |
323.763 |
8.418 |
703 |
362.565 |
8.980 |
Chi cục Bảo Lộc |
489 |
234.762 |
7.455 |
333 |
38.288 |
2.549 |
434 |
89.814 |
2.096 |
489 |
106.660 |
2.810 |
Chi cục Di Linh |
95 |
46.352 |
1.429 |
76 |
9.481 |
579 |
83 |
17.454 |
415 |
95 |
19.417 |
436 |
Chi cục Đức Trọng |
237 |
190.918 |
5.119 |
206 |
30.653 |
2.003 |
218 |
68.608 |
1.355 |
237 |
91.657 |
1.761 |
Chi cục Lâm Hà |
129 |
35.728 |
931 |
58 |
6.214 |
310 |
120 |
11.766 |
271 |
129 |
17.748 |
349 |
Tổng cộng |
1.667 |
1.751.740 |
61.771 |
1.371 |
457.847 |
21.949 |
1.532 |
595.001 |
17.500 |
1.667 |
698.892 |
22.322 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây