Quyết định 103/2004/QĐ-UB về Kế hoạch \"Quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005\" do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 103/2004/QĐ-UB về Kế hoạch \"Quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005\" do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 103/2004/QĐ-UB | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Văn Đua |
Ngày ban hành: | 19/04/2004 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 103/2004/QĐ-UB |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Văn Đua |
Ngày ban hành: | 19/04/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/2004/QĐ-UB |
TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 04 năm 2004 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về việc
phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
1972/TNMT-CTR ngày 07 tháng 4 năm 2004 về việc trình duyệt Kế hoạch “Quản lý chất
thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005”;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Kế hoạch “Quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005” nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong năm 2004 và định hướng cho hoạt động quản lý chất thải rắn đến năm 2010, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý chất thải rắn.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân quận-huyện căn cứ theo nhiệm vụ, tình hình của đơn vị và nội dung Kế hoạch nêu tại Điều 1 để phối hợp thực hiện xây dựng kế hoạch đảm bảo đạt kết quả cao nhất.
Điều 3. Kinh phí để thực hiện trong Kế hoạch mới là ước tính, khi thực hiện, tùy từng công việc cụ thể sẽ áp dụng các văn bản pháp lý quy định mức chi và sẽ quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, bãi bỏ các quy định trước đây khác với nội dung quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Y tế, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện, phường-xã, Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2004-2005
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2004/QĐ-UB ngày tháng năm 2004 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
Thời gian qua, chất lượng vệ sinh thành phố Hồ Chí Minh đã từng bước được cải thiện, đặc biệt là khu vực trung tâm thành phố. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn chưa đạt được hiệu quả cao, nhất trong phối hợp hành động. Quy hoạch về quản lý, xử lý chất thải rắn chưa có, gây khó khăn trong công tác quản lý; sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý chất thải rắn còn rất hạn chế. Để khắc phục hạn chế trên, cần tiến hành quản lý chất thải rắn có kế hoạch.
Giải quyết những vấn đề cấp bách trong năm 2004 và định hướng cho mọi hoạt động quản lý chất thải rắn đến năm 2010, đặc biệt là hướng tới 30 tháng 4 năm 2005 kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Yêu cầu của kế hoạch là :
- Các kế hoạch/qui hoạch và chương trình phải được xây dựng khoa học nhưng thực hiện linh hoạt, ịp thời bổ sung hàng năm khi không phù hợp và đẩy nhanh tiến độ khi có thể.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong hành động giữa các Sở ngành, Quận-Huyện và sự tham gia hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể xã hội và mọi sự tham gia của người dân vào hoạt động quản lý chất thải rắn.
2.1. Mục tiêu chung: Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, của Hệ thống quản ý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể :
Phần 1 : Qui hoạch/Kế hoạch tổng thể
1. Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghệ và y tế): Báo cáo hoàn thành và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt cuối tháng 9 năm 2004.
2. Chương trình xã hội hóa hệ thống Quản lý chất thải rắn: Báo cáo hoàn thành và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt cuối tháng 9 năm 2004.
3. Chương trình Phân loại Chất thải rắn tại nguồn: Từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 12 năm 2005 phân loại cơ bản chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ) tại 04 Quận thí điểm 1, 4, 5, 10 (Hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý theo công nghệ phân loại rác từ nguồn).
Phần 2 : Hệ thống quản lý
1. Bổ sung và hoàn thiện, chính sách, qui chế, qui định và các qui trình quản lý : 01 năm 2004 - tháng 6 năm 2004 và hoàn thiện hàng năm.
2. Nâng cao ý thức cộng đồng: Hàng năm
3. Đào tạo nhân lực: Hàng năm tổ chức từ 6-12 lớp đào tạo và tập huấn (30 người / lớp / 1-2 tuần).
Phần 3 : Hệ thống công nghệ và Công trình
1. Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 1.000m3/ngđ với công nghệ hóa học kết hợp hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (tạm thời) (Dự án 1): năm 2004.
2. Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 800m3/ngđ với công nghệ sinh học kết hợp công nghệ lọc màng (hoặc) hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (lâu dài) (Dự án 2): năm 2004.
3. Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp : năm 2004.
4. Hoàn thành thủ tục và xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước và Phước Hiệp (giai đoạn 2): năm 2004.
5. Hoàn thành dự án khả thi và xét duyệt dự án khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tân Thành (Thủ Thừa, Long An) : năm 2004.
6. Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng các Bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún) phục vụ công tác quản lý và đào tạo: năm 2004.
7. Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm đốt rác y tế công suất 500 kg/ngđ tại Linh Xuân: năm 2004.
8. Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tại Linh Xuân : năm 2005.
9. Lập Dự án khả thi xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại) : năm 2005.
Phần 1 : Qui hoạch/Kế hoạch tổng thể
1.1. Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế):
- Xác định sát đúng khối lượng và thành phần chất thải rắn ở tất cả các quận/huyện.
- Xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn của 23.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 800 nhà máy và 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất, 01 khu công nghệ cao; 59 Bệnh viện, 400 Trung tâm y tế, 5.140 Phòng khám tư nhân, 6.970 nhà thuốc.
- Vạch tuyến thu gom, đặc biệt là chất thải nguy hại.
- Qui hoạch các bô/trạm trung chuyển (kết hợp với dự án do ADB tài trợ).
- Qui hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với mục tiêu đến năm 2015 làm phân compost 50%, tái chế 20%, đốt rác thành điện 10%, các công nghệ khác 10% và chôn lấp 10%.
- Lựa chọn công nghệ tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị. Xác định lộ trình xử lý chất thải rắn đô thị và các định hướng chiến lược.
- Qui hoạch các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn).
- Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, qui định,...) và hệ thống giám sát.
- Xác định lộ trình thực hiện (Dựa trên sự chuyển đổi công nghệ phân loại rác từ nguồn và chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn).
1.2. Chương trình xã hội hóa hệ thống Quản lý chất thải rắn :
- Xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn (thu gom, tồn trữ, trung chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp) có cơ sở khoa học và có tính xã hội cao.
- Xây dựng hồ sơ đấu thầu cho các quận huyện với tất cả các khâu trong hệ thống quản lý.
- Xây dựng hệ thống quản lý hành chánh đồng bộ.
- Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn và mọi tổ chức đoàn thể xã hội tham gia vào giám sát hệ thống quản lý chất thải rắn.
1.3. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn :
- Triển khai thí điểm tại 04 Quận 1, 4, 5 và 10. Trong đó, Quận 5 đã thực hiện tại phường 12 và Trường phổ thông trung học Hùng Vương (1998-1999).
- Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ).
- Xây dựng trạm phân loại tập trung tại Gò Cát hoặc Đa Phước phục vụ cho 04 Quận thí điểm.
- Xây dựng nhà máy chế biến compost.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.
Phần 2 : Hệ thống quản lý
2.1. Bổ sung và hoàn thiện, chính sách, qui chế, qui định và các qui trình quản lý:
- Hoàn thiện các qui trình giám sát.
- Hoàn thiện qui chế quản lý hệ thống thu gom rác dân lập.
- Xây dựng quy trình xử lý khi thành phố xảy ra các trận dịch, bệnh lớn.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát các bãi rác, dự án xử lý rác, nước rỉ rác trong quá trình đầu tư, xây dựng và vận hành.
- Xây dựng mức thu phí, các biện pháp chế tài đối với các hành vi gây tác hại đến môi trường của hộ gia đình, tổ chức trong sinh hoạt, xây dựng, sản xuất, kinh doanh và các loại tàu bè xả thải trên sông, - Xây dựng các giải pháp hổ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực sản xuất phân vi sinh từ rác thải.
- Hoàn thành qui chế, qui định và đề nghị bổ sung một số quy định mới của thành phố về quản lý môi trường trong lĩnh vực chất thải rắn đô thị.
- Xây dựng và liên tục hoàn thiện hệ thống quản lý đồng bộ với tất cả các chương trình đã đặt ra.
2.2. Nâng cao ý thức cộng đồng:
Phát động và tổ chức phong trào với các hành động thiết thực, liên tục, tự giác xây dựng thành phố xanh, sạch, toàn dân tham gia công tác quản lý chất thải rắn.
2.3. Đào tạo nhân lực:
Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo ngắn hạn chuyên ngành quản lý chất thải rắn cho cán bộ:
- Phòng quản lý chất thải rắn;
- Công ty Môi Trường Đô Thị;
- Công ty Dịch Vụ Công ích các quận/huyện;
- Bộ phận phụ trách Tài nguyên và Môi trường các quận huyện, phường-xã và thị trấn.
- Một số đối tượng khác.
Phần 3 : Hệ thống Công nghệ và công trình
3.1. Các bãi chôn lấp :
- Duyệt và xây dựng bãi chôn lấp Phước Hiệp giai đoạn 2 (88ha).
- Duyệt và xây dựng bãi chôn lấp Đa Phước (73ha).
- Hoàn thành và duyệt dự án khả thi khu liên hợp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa, Long An.
3.2. Xử lý nước rỉ:
- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 1.000 m3/ngđ với công nghệ hoá học kết hợp hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (tạm thời) (Dự án 1).
- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 800 m3/ngđ với công nghệ sinh học kết hợp công nghệ lọc màng (hoặc) hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (lâu dài) (Dự án 2).
3.3. Chế biến compost :
- Nghiên cứu dự án xây dựng 02 nhà máy chế biến compost và phân hữu cơ công suất 1.000 tấn rác/ngày tại Phước Hiệp (Củ Chi), Đa Phước và chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu ra phân compost cho nông nghiệp.
3.4. Xử lý chất thải Công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại):
- Xây dựng Trạm đốt rác y tế công suất 500 kg/ngđ và Trạm xử lý chất thải nguy hại tại Linh Xuân.
- Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tại Linh Xuân.
- Lập Dự án khả thi xây dựng Khu liên hợp xứ lý chất thải công nghiệp (bao gồm chất thải nguy hại).
3.5. Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp :
3.6. Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng Bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún) phục vụ công tác quản lý và đào tạo.
Nội dung Kế hoạch “Quản lý chất thải rắn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004-2005” được triển khai đến tất cả các Sở-ngành, các Đoàn thể, các địa phương trên toàn địa bàn thành phố, có tính xã hội cao, công việc phải được triển khai thường xuyên; Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phụ trách quản lý đô thị chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch này, giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, các Sở-ngành, Đoàn thể, các Viện, các Trường Đại học, Quận-huyện cùng phối hợp thực hiện.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở-ngành, các địa phương, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
DANH MỤC ƯỚC TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THUỘC KẾ HOẠCH “QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2004-2005”
(Ban hành kèm theo quyết định số /2004/qđ-ub ngày tháng 4 năm 2004 của ủy
ban nhân dân thành phố)
ĐVT: Triệu đồng
STT |
DANH MỤC |
KINH PHÍ LẬP DỰ ÁN
|
KINH PHÍ THỰC HIỆN |
NGUỒN VỐN |
1 |
Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế): -Xác định khối lượng và thành phần chất thải rắn cho 24 Quận/Huyện. - Vạch tuyến thu gom toàn TP.Hồ Chí Minh. - Qui hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý. - Lựa chọn công nghệ, xác định lộ trình. - Qui hoạch các bãi chôn lấp, trạm trung chuyển. - Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, qui định,...) và hệ thống giám sát. |
1.700 |
|
Sự nghiệp (đã bố trí 1.200) |
2 |
Chương trình xã hội hóa hệ thống Quản lý chất thải Rắn: - Xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn (quét dọn, thu gom, trung chuyển vận chuyển và xử lý). - Xây dựng hồ sơ đấu thầu cho 24 Quận/Huyện. - Xây dựng hệ thống quản lý hành chánh. - Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách. |
5.000 |
|
Sự nghiệp |
3 |
Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn (Từ 01/2004 đến 12/2005): - Kế hoạch thực hiện Chương trình Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ): Triển khai thí điểm tại 04 Quận 1, 4, 5 và 10. - Xây dựng trạm phân loại tập trung tại Gò Cát hoặc Đa Phước phục vụ cho 04 Quận thí điểm. - Xây dựng nhà máy chế biến compost (công suất 200 tấn/ngày). - Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.
|
|
49.000 |
Đầu tư XDCB, ODA (Quận 5) |
STT |
DANH MỤC |
KINH PHÍ LẬP DỰ ÁN |
KINH PHÍ THỰC HIỆN |
NGUỒN VỐN |
4 |
Hoàn thiện hệ thống quản lý: - Đào tạo nhân lực: Phòng quản lý chất thải rắn; Công ty Môi trường Đô thị; Công ty Dịch vụ Công ích các quận/huyện; Phòng Tài nguyên và Môi Trường các quận huyện; Một số đối tượng khác. Hàng năm tổ chức từ 6-12 lớp đào tạo và tập huấn (30 người / lớp / 1-2 tuần). -Nâng cao ý thức cộng đồng, ý thức phân loại rác từ nguồn (rác vô cơ, hữu cơ, rác độc hại, nguy hiểm). -Bổ sung và hoàn thiện luật lệ, chính sách, qui chế, qui định và các qui trình quản lý. |
1.120 |
|
Sự nghiệp |
5 |
Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 1.000 m3/ngđ với công nghệ hoá học kết hợp hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (tạm thời) (Dự án 1). |
|
|
Tư nhân |
6 |
Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 800 m3/ngđ với công nghệ sinh học kết hợp công nghệ lọc màng (hoặc) hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (lâu dài) (Dự án 2) |
|
29.000 |
Dự án Bãi chôn lấp số 1 (đã bố trí nguồn vốn) |
7 |
Xây dựng nhà máy chế biến compost và phân hữu cơ công suất 1.000 tấn rác/ngày tại Phước Hiệp (Củ Chi) và Đa Phước và chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu ra phân compost cho nông nghiệp. |
|
|
Tư nhân |
8 |
Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp.
|
|
|
Vay ADB (Dự án cải thiện môi trường TP) |
STT |
DANH MỤC |
KINH PHÍ LẬP DỰ ÁN |
KINH PHÍ THỰC HIỆN |
NGUỒN VỐN |
9 |
Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tại Linh Xuân. |
|
|
|
10 |
Lập Dự án khả thi xây dựng Khu liên hiệp xử lý chất thải công nghiệp(bao gồm chất thải nguy hại). - Xác định khối lượng và thành phần công nghiệp. - Khảo sát lựa chọn vị trí xây dựng khu liên hợp. - Qui hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý. - Lựa chọn công nghệ, xác định lộ trình. - Vạch tuyến thu gom toàn TP.Hồ Chí Minh. - Xây dựng hệ thống quản lý (nhân sự, chính sách, qui định,...) và hệ thống giám sát. |
1.900 |
|
Sự nghiệp |
11 |
Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún) phục vụ công tác quản lý và đào tạo: -Thiết kế chương trình quan trắc chất lượng môi trường các bãi chôn lấp của Tp.Hồ Chí Minh. - Thiết bị phục vụ cho công tác khảo sát, điều tra, đo đạc các chỉ tiêu môi trường. - Thiết bị phân tích. - Thiết bị lấy mẫu. |
|
5.000 |
Sự nghiệp |
TỔNG CỘNG |
8.720 |
83.000 |
|
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây