Quyết định 1024/QĐHC-CTUBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quyết định 1024/QĐHC-CTUBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: | 1024/QĐHC-CTUBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sóc Trăng | Người ký: | Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày ban hành: | 09/10/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1024/QĐHC-CTUBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sóc Trăng |
Người ký: | Nguyễn Trung Hiếu |
Ngày ban hành: | 09/10/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1024/QĐHC-CTUBND |
Sóc Trăng, ngày 09 tháng 10 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 423/QĐ-TTg ngàỵ 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 31/12/2008 của Bộ Công Thương ban hành Quy định, nội dung, trình tự thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;
Trên cơ sở ý kiến thỏa thuận của Bộ Công Thương (Công văn số 7106/BCT- KH ngày 07/8/2012) đối với Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương, tỉnh Sóc Trăng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài để đẩy nhanh phát triển công nghiệp toàn diện; phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, góp phần xây dựng tỉnh Sóc Trăng có nền công nghiệp phát triển cao vào năm 2020.
b) Phát triển công nghiệp phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch sản phẩm công nghiệp khác trên phạm vi cả nước.
c) Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản xuất các sản phẩm tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, giải quyết nhiều việc làm; từng bước giảm dần công nghiệp sơ chế, tăng dần các ngành công nghiệp cơ bản, ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ, chất xám cao.
d) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gắn liền với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển công nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tỉnh (từ 14,62% năm 2010 tăng lên 25,1% năm 2015, 39,5% năm 2020 và 42,7% năm 2030), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với trình độ và chất lượng phát triển cao.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 16-17%; giai đoạn 2016-2020 đạt 29-30%; giai đoạn 2021-2030 đạt 25-26%;
- Cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng trong các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng 14,94% vào năm 2010; tăng lên là 25,1% vào năm 2015; 39,5% vào năm 2020 và 42,7% vào năm 2030;
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 14-15%; giai đoạn 2016-2020 đạt 18-19%; giai đoạn 2021-2030 đạt 16-17%.
3. Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
a) Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản thực phẩm
- Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho các nhà máy chế biến hiện có với các trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ, sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng để nâng cao giá trị xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Thu hút đầu tư xây dựng một số nhà máy chế biến thịt, sữa, rau quả, chế biến thủy sản, rượu, bia, nước giải khát, thức ăn gia súc, thức ăn nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển chế biến dừa, đường và các sản phẩm sau đường, đẩy mạnh sản xuất sản phẩm đồ gỗ - giấy và hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
b) Công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử
- Hoạt động của ngành cơ khí, thiết bị điện, điện tử phải chủ yếu tập trung phục vụ các ngành, các lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế so sánh như: công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và thực phẩm, đánh bắt thủy sản, công nghiệp phụ trợ cho ngành điện lực; làm nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.
- Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp điện - điện tử với các cơ sở sản xuất, lắp ráp có quy mô trung bình, sản phẩm chủ yếu là linh phụ kiện lắp ráp, thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện lực, cáp điện phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và khu vực.
c) Công nghiệp hóa chất, sản phẩm hóa chất
Dự báo đến năm 2020, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm hóa chất trên thị trường nội địa còn rất lớn, do vậy mục tiêu phát triển của công nghiệp hóa chất của tỉnh trong giai đoạn 2011-2020 có thể lựa chọn một số phân ngành, nhóm sản phẩm ưu tiên phát triển như:
- Nhóm sản phẩm hóa dược và dược phẩm y tế;
- Hóa chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm cả thuốc bảo vệ động vật nuôi và thực vật;
- Nhựa tiêu dùng, nhựa kỹ thuật, nhựa bao bì; bột nhựa, hạt nhựa, keo dán các loại; sơn tổng hợp, sơn cao cấp phục vụ ngành xây dựng.
- Mỹ phẩm, hương liệu, chất tẩy rửa.
d) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác
Nhu cầu vật liệu xây dựng tại tỉnh Sóc Trăng là rất lớn, việc phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng là có thị trường, có thể phát triển một số sản phẩm như: Gạch ngói không nung; khung nhà lắp ghép bằng vật liệu nhẹ, tấm lợp, tấm vách ngăn, các cấu kiện bê tông đúc sẵn, cột điện,... phục vụ nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
Trên địa bàn tỉnh có trữ lượng cát khá lớn tập trung tại ven sông Hậu và tại 03 cửa sông đổ ra biển, có thể tổ chức khai thác để cung cấp nguồn cát cho san lấp.
e) Công nghiệp may mặc, giày dép
Tập trung phát triển ngành may mặc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và gia công cho bên ngoài với các hình thức cơ sở sản xuất vệ tinh, tiến tới phát triển các ngành hỗ trợ như sợi, chỉ may; thiết kế mẫu mã, phát triển các khu, cụm công nghiệp dệt may, giày dép chuyên ngành. Khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển các cơ sở quy mô nhỏ và vừa phù hợp với khả năng vốn của mình, vừa có thể đa dạng hóa các loại hình may đo hoặc may sẵn.
g) Công nghiệp điện, nước
Tập trung phát triển nhiệt điện, trong đó có Nhà máy nhiệt điện Long Phú - Sông Hậu với tổng công suất 4.400 MW, dự kiến phát điện vào năm 2015. Ngoài ra, Sóc Trăng có tiềm năng điện gió với 72 km đường bờ biển, tập trung kêu gọi đầu tư, phấn đấu đến năm 2015 công suất điện gió đạt khoảng 100 - 180 MW và khoảng 500 - 700 MW vào năm 2020.
Tiếp tục xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy nước tại các đô thị, triển khai các dự án cấp nước sạch nông thôn.
h) Phát triển các khu, cụm công nghiệp
Thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp theo hướng xây dựng hạ tầng đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào; gắn quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung với quy hoạch hạ tầng giaọ thông, cấp điện, cấp nước và phát triển các khu dịch vụ đô thị phục vụ cho công nhân. Các khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh để bảo vệ môi sinh, môi trường các khu vực lân cận.
i) Ngành nghề nông thôn
Khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống, sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn nhằm sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.
k) Định hướng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ mang tính chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của các ngành công nghiệp của tỉnh với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao; mục tiêu trước mắt là nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp, mục tiêu lâu dài là đảm bảo cung cấp các sản phẩm phụ trợ có hàm lượng công nghệ cao dựa trên các dây chuyền sản xuất trong nước và quốc tế.
Phát triển công nghiệp phụ trợ phù hợp với những đặc thù của từng chuyên ngành trên cơ sở phát huy và tăng cường tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty, tập đoàn đa quốc gia.
4. Các giải pháp - chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch
a) Các giải pháp chính thực hiện quy hoạch bao gồm: giải pháp về vốn, về đất đai, về công nghệ, về nguồn nhân lực, về tập trung phát triển các nhóm sản phẩm, các ngành sản xuất, về hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển, về bảo vệ môi trường.
b) Các cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch bao gồm: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách huy động vốn đầu tư, chính sách khoa học - công nghệ, chính sách xây dựng thương hiệu, chính sách đào tạo và sử dụng lao động.
1. Trách nhiệm của Sở Công Thương
a) Tổ chức công bố nội dung quy hoạch cho các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể người dân biết để căn cứ triển khai thực hiện theo các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch;
b) Phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, 05 năm của ngành; kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp điều hành thực hiện quy hoạch nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển công nghiệp trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây