479705

Quyết định 1003/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

479705
LawNet .vn

Quyết định 1003/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 1003/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 05/05/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1003/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 05/05/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1003/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG LAO TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 1144/TTr-SYT ngày 22/4/2021 của Giám đốc Sở Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025 (Kèm theo Kế hoạch số 1143/KH-SYT ngày 22/4/2021 của Giám đốc Sở Y tế).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- PVP UBND tỉnh;
- Phòng VX;
- Lưu: VT, 3.09.05.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1143/KH-SYT

Vĩnh Long, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 374/QĐ -TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 2566/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ công văn số 387/ BVPTU- DAPCL ngày 24/02/2021 của Bệnh viện Phổi Trung ương về việc xây dựng kế hoạch Chiến lược phòng chống lao giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ công văn số 1051/UBND-VX, ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc xây dựng kế hoạch Chiến lược phòng chống lao của tỉnh giai đoạn 2021-2025.

PHẦN A: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TẠI TỈNH VĨNH LONG

I. Thực trạng mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh tỉnh Vĩnh Long

Tính đến ngày 31/12/2020, Sở Y tế quản lý 851 cơ sở y tế được cấp Giấy phép hoạt động theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh của Quốc hội khóa 12 ban hành năm 2009; gồm 125 cơ sở y tế công lập và 726 cơ sở y tế dân lập.

1.1. Cơ sở khám chữa bệnh công lập

- Tuyến tỉnh: 07 Bệnh viện, cụ thể: 01 Bệnh viện Đa khoa tỉnh, 01 Bệnh viện Đa khoa Khu vực Kết hợp Quân Dân Y, 04 Bệnh viện chuyên khoa gồm có: Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi; 01 Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú.

- Tuyến huyện/thị/ thành phố: 08 Trung tâm Y tế huyện/thị/ thành phố thực hiện 02 chức năng dự phòng và khám, chữa bệnh.

- Tuyến xã: 107 Trạm Y tế xã/ phường/Thị trấn trực thuộc 08 Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố.

1.2. Cơ sở khám chữa bệnh dân lập

02 BVĐK tư nhân (Triều An - Loan Trâm; Xuyên Á Vĩnh Long); 10 PKĐK tư nhân; còn lại là các Phòng khám chuyên khoa và cơ sở dịch vụ Y tế.

1.3. Khám chữa bệnh BHYT

Chỉ áp dụng đối với các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, Phòng khám đa khoa, Trạm y tế đủ điều kiện khám chữa bệnh theo Luật Khám, chữa bệnh của QH 12 năm 2009 và có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT; có đủ đầu thẻ BHYT được phân bổ hàng năm.

1.4. Thưc hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số

Các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số của tỉnh được tổ chức triển khai thực hiện chủ yếu liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập từ tỉnh, đến huyện/thị/ thành phố và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn. Thực hiện đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hàng năm được các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

II. Tình hình mạng lưới chống lao đến năm 2020

- Tuyến tỉnh: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành lập từ tháng 10/2015, thực hiện chức năng khám phát hiện điều trị và chỉ đạo tuyến cơ sở trong công tác phòng, chống lao; 01 Trung tâm Điều trị nghiện ma túy trực thuộc Sở Lao động

- Thương binh và Xã hội; 01 Trại tạm giam của Công an tỉnh.

- Tuyến huyện: 08 Tổ chống lao và 13 phòng xét nghiệm lao (trong đó phòng xét nghiệm vệ tinh: 05) tại 08 Trung tâm y tế huyện/thị xã/thành phố.

- Tuyến xã: Cán bộ chuyên trách lao tại 107 xã/phường/thị trấn.

III. Các hoạt động phòng chống bệnh lao đang triển khai

- Quản lý điều trị bệnh lao thường

- Quản lý điều trị bệnh lao trẻ em

- Triển khai hoạt động phối hợp phòng chống Lao/HIV

- Quản lý điều trị bệnh lao kháng thuốc.

- Quản lý bệnh lao trong Trại tạm giam, Cơ sở cai nghiện ma túy, Trung tâm công tác xã hội.

- Hoạt động phối hợp y tế công - tư: Triển khai thực hiện từ năm 2017, bước đầu có hiệu quả, hiện tại có 02 BVĐK tư nhân và 40 Phòng khám tư nhân đã ký kết phối hợp y tế công - tư với Chương trình chống lao của tỉnh, theo hình thức là chuyển người nghi nhiễm lao tại các cơ sở y tế tư nhân đến các cơ sở y tế Nhà nước thuộc mạng lưới chống lao để sớm chẩn đoán, điều trị bệnh lao.

IV. Đánh giá thực trạng mạng lưới cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh và chữa bệnh của Nhà nước và nguồn lực hoạt động phòng chống lao từ năm 2016 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

4.1. Theo phân bổ mạng lưới cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh và chữa bệnh của Nhà nước

- Tuyến tỉnh: Trung tâm kiểm soát dịch bệnh; 07 bệnh viện trong đó 01 Bệnh viện Đa khoa; 04 Bệnh viện chuyên khoa: Bệnh viện Y Dược cổ truyền, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện chuyên khoa Mắt; 01 Bệnh viện ĐKKV kết hợp Quân Dân Y; 01 Bệnh viện ĐKKV Hòa Phú.

- Tuyến huyện: 08 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện 02 chức năng Phòng chống dịch bệnh và Khám bệnh, chữa bệnh.

- Tuyến xã, phường: 109 Trạm y tế trực thuộc 08 Trung tâm Y tế.

4.2. Nguồn nhân lực

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2015, bệnh viện thực hiện đồng thời 02 nhiệm vụ là phòng bệnh và khám, chữa bệnh nội trú, cụ thể là:

+ Phòng bệnh: Thực hiện Quản lý chương trình chống lao của tỉnh.

+ Khám chữa bệnh nội trú cho các bệnh nhân lao và bệnh phổi (100 giường theo Kế hoạch).

Từ năm 2015, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi được giao chỉ tiêu giường bệnh là 100 giường và 70 biên chế (theo Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT- BNV, ngày 05/06/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ); Thực hiện công tác Quản lý Chương trình chống lao của tỉnh, biên chế hiện nay của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi chủ yếu là kiêm nhiệm.

Trên thực tế để đảm bảo hoạt động chương trình như: triển khai duy trì mạng lưới, kiểm tra, quản lý bệnh nhân được điều trị bệnh lao tại nhà theo phác đồ của Chương trình chống lao Quốc gia như các chương trình thuộc hệ dự phòng quản lý thực hiện, nguồn nhân lực phải cần thêm 06 người, cụ thể: 01 Bác sĩ phụ trách chương trình. 01 Xét nghiệm đàm và kiểm phẩm. 01 Dược phụ trách cung ứng thuốc, vật tư chương trình. 01 Thống kê báo cáo chương trình. 01 Kế toán chương trình (Kế toán dược và kinh phí CTMT). 01 Cán bộ phụ trách Lao/HIV và Phối hợp Y tế Công - Tư (PPM).

4.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị chẩn đoán, điều trị

Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của UBND tỉnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long được đầu tư xây dựng mới quy mô 100 giường bệnh.

Nguồn trang thiết bị được cấp mới, đảm bảo nhu cầu hoạt động của bệnh viện kiêm hoạt động chương trình Lao.

Công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh Lao và bệnh phổi tiếp tục được duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục nhiều năm năm liền và có hiệu quả cao.

V. Đánh giá kết quả phòng chống lao giai đoạn đoạn năm 2016 - 2020 tại tỉnh Vĩnh Long (Phụ lục 1)

Kết quả thực hiện phòng chống lao giai đoạn đoạn năm 2016 - 2020:

STT

Mục tiêu hết năm 2020 trong Quyết định số 374/QĐ -TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ

Kết quả thực hiện Mục tiêu hết năm 2020 của Chương trình phòng, chống lao tỉnh Vĩnh Long

Đánh giá Kết quả thực hiện Mục tiêu hết năm 2020 của Chương trình phòng, chống lao tỉnh

1

Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 dân

Tỷ lệ hiện mắc 149,9 người trên 100.000 dân

Không đạt

2

Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 dân

Tỷ lệ chết do bệnh lao 4,03 người trên 100.000 dân

Đạt

3

Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện

Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ 2,7% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện

Đạt

- Duy trì mạng lưới phòng chống lao từ tỉnh đến huyện/thị/ thành phố đến 107 xã/ phường/thị trấn trên toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 100%

- Duy trì 100% dân số của tỉnh được Chương trình chống lao QG bảo vệ.

- Tỷ lệ khám phát hiện lao thực hiện từ 1,2- 2,43% dân số.

- Tỷ lệ thử đờm toàn tỉnh duy trì từ 1,0-1,82% dân số/ năm, trong khi đó yêu cầu của chương trình là 1%.

- Tỷ lệ bệnh nhân lao phát hiện thu nhận điều trị trung bình 1.500 bệnh nhân/năm. Trong năm 2020 do có hoạt động phát hiện chủ động nên số bệnh nhân lao thu dung tăng.

- Tất cả bệnh nhân lao phát hiện đều được thu dung điều trị theo chiến lược DOTS (điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp) ở cả 02 giai đoạn tấn công và duy trì.

- Tỷ lệ điều trị khỏi AFB(+) mới luôn duy trì ≥ 90% (yêu cầu của Chương trình chống lao Quốc gia là ≥ 85%).

Trong những năm qua, được sự quan tâm sâu sắc của UBND tỉnh, lãnh đạo các cấp, sự tham gia phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế với các Sở, ban ngành, Chính quyền, đoàn thể, cùng với hiệu quả công tác truyền thông giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức đúng của người dân trong cộng đồng, nên công tác phòng chống lao trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã có rất nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao các mục tiêu của Chương trình phòng chống Lao Quốc gia. Tỉnh Vĩnh Long, đạt 02/03 Mục tiêu hết năm 2020 trong Quyết định số 374/QĐ -TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ; 01 mục tiêu không đạt Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 dân (Tỷ lệ hiện mắc bệnh lao của tỉnh Vĩnh Long năm 2020 là 149,9 người trên 100.000 dân).

VI. Những khó khăn, tồn tại

6.1. Trong hoạt động khám phát hiện chủ động bệnh nhân lao

- Nhận thức của phần lớn người dân về các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lao còn hạn chế; Thiếu sự cam kết của cộng đồng trong công tác dự phòng, phát hiện, điều trị và chăm sóc bệnh lao.

- Một bộ phận nhỏ người dân thiếu kiến thức đúng về bệnh lao nên vẫn còn sự kỳ thị của cộng đồng đối với người mắc lao, sự mặc cảm của người bệnh lao đã làm cho họ thiếu hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội chẩn đoán, điều trị và chăm sóc lao sớm.

- Không đủ nguồn lực cho sàng lọc bệnh lao, phát hiện bệnh lao hiện nay chủ yếu là thụ động, chưa áp dụng rộng rãi chiến lược 2X (X-quang và Xpert) trong phát hiện chủ động nhiễm lao.

- Việc lồng ghép hoạt động dự phòng, chẩn đoán và chăm sóc bệnh lao vào trong các chương trình y tế và chăm sóc khác, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường và trẻ em còn chưa đầy đủ và còn hạn chế.

6.2. Trong hoạt động xét nghiệm:

Nguồn cung cấp Test xét nghiệm còn gặp nhiều khó khăn, nguồn cung ứng Cartridge xét nghiệm Gene-Xpert bị gián đoạn, dẫn đến hạn chế trong sàng lọc và phát hiện của chương trình.

6.3. Trong hoạt động phối hợp y tế công - tư:

- Chưa phát hiện hết người nghi lao đến khám tại các cơ sở y tế tư nhân và cơ sở y tế tư công lập ngoài mạng lưới chống lao. Tỷ lệ đáng kể bệnh nhân lao được chẩn đoán ở cơ sở y tế công lập ngoài mạng lưới chống lao nhưng không được thông báo. Thông tin phản hồi 02 chiều giữa Chương trình chống lao và cơ sở phối hợp tư nhân/công lập ngoài mạng lưới chống lao chưa đầy đủ.

- Nhiều cơ sở y tế tư nhân theo mô hình kinh doanh nhìn vào chi phí và lợi nhuận, do đó nhận thấy việc phối hợp y tế tư nhân không có giá trị lợi ích.

6.4. Trong hoạt động phòng chống Lao/HIV:

Kiến thức về điều trị dự phòng lao ở người nhiễm HIV còn hạn chế; Tỷ lệ điều trị dự phòng thấp. Trước đây điều trị dự phòng chỉ được cung cấp cho người có HIV mới đăng ký.

6.5. Trong hoạt động phòng chống Lao kháng thuốc:

- Vẫn còn các trường hợp lao kháng đa thuốc được phát hiện nhưng không đăng ký điều trị; Chưa có các biện pháp can thiệp hiệu quả để ngăn chặn việc mất dấu BN.

- Vẫn còn một tỷ lệ cao bệnh nhân lao kháng thuốc không theo dõi được (15% trong lô bệnh nhân năm 2016).

- Việc đăng ký điều trị và kết quả điều trị Lao và lao kháng thuốc tại các khu vực tư nhân vẫn chưa được quản lý.

6.6. Trong hoạt động phòng chống Lao trẻ em:

- Việc cung cấp các dịch vụ sàng lọc lao cho trẻ em trong hệ thống Nhi khoa nói chung và hệ thống chống lao còn rất hạn chế do các triệu chứng không đặc hiệu và thiếu các chẩn đoán thân thiện với trẻ em.

- Người dân nói chung và nhân viên y tế nói riêng thiếu nhận thức cũng như thiếu thông tin đúng đắn về bệnh lao ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh lao cho trẻ em.

6.7. Nguồn kinh phí hoạt động phòng chống lao cộng đồng

Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II, không phải là đơn vị đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, do đó lượng bệnh nhân đến khám và điều trị không nhiều như bệnh viện đa khoa, phần lớn bệnh nhân nhập viện là các bệnh nhân lao và bệnh phổi nặng (vì bệnh nhẹ đã có chương trình chống lao quản lý ngoại trú) nên chi phí điều trị rất cao, phần bổ sung từ nguồn thu viện phí thấp so với các đơn vị khác.

Phần lớn bệnh nhân lao thuộc diện nghèo, cận nghèo nên dễ xảy ra hiện tượng thất thu viện phí tại bệnh viện Lao và bệnh phổi. Riêng ngân sách cấp cho Chương trình chống lao để thực hiện các hoạt động lao trẻ em theo quy mô lớn còn rất hạn chế.

PHẦN B: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG LAO CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm tính mạng cho người mắc bệnh, nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất lớn; bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, chữa trị đúng phương pháp và đủ thời gian.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2020, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trong thời gian qua, nhưng bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và khoảng 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu hàng năm, trong đó có khoảng 208.000 người chết do lao trong số những người nhiễm HIV. Trong chiến lược chấm dứt bệnh lao đã được ban hành, TCYTTG đã đưa ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trên toàn cầu đến năm 2020 giảm 20% số người bệnh lao mới mắc và 35% số người tử vong vì lao so với năm 2015, đến năm 2025 sẽ giảm tương ứng là 50% và 75%. Như vậy, tốc độ giảm mới mắc sẽ cần phải tăng lên từ 4-5% mỗi năm vào năm 2020 và tăng lên 10% vào năm 2025.

Từ khi COVID-19 được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công bố là “Đại dịch toàn cầu” vào cuối tháng 1/2020, đã có tác động tiêu cực lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới. Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân Lao trên thế giới năm 2020 cũng đã giảm khoảng 20%. Ở 3 nước có gánh nặng bệnh lao cao (Ấn độ, Indonesia và Philippine), số bệnh nhân lao phát hiện giảm khoảng 25-30% so với năm 2019. Tại Việt Nam, tỷ lệ này cũng đã giảm 3,1%.

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến trình giảm gánh nặng bệnh lao trên toàn cầu. Số ca tử vong do lao trên toàn cầu có thể tăng khoảng 0,2-0,4 triệu người chỉ riêng vào năm 2020, nếu các dịch vụ y tế bị gián đoạn, số người mắc lao được phát hiện và điều trị giảm 25-50% trong thời gian 3 tháng (so sánh với mức độ phát hiện trước khi xảy ra đại dịch), sẽ có thêm 190.000 ca tử vong do lao được dự báo (tăng 13%), nâng tổng số ca tử vong do lao lên khoảng 1,66 triệu ca vào năm 2020.

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (Theo báo cáo của WHO 2020). Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19, mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, nhưng phát hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%.

Riêng tỉnh Vĩnh Long là tỉnh có tỉ lệ mắc lao cao, 01 mục tiêu trong Quyết định số 374/QĐ -TTg ngày 17/3/2014 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 không đạt: Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 dân (Tỷ lệ hiện mắc hết năm 2020 của tỉnh Vĩnh Long 143 người trên 100.000 dân). Kinh phí từ Chương trình Chống lao Quốc gia, các dự án đầu tư phòng chống lao cho tỉnh hiện đang có xu hướng cắt giảm dần trong những năm gần đây.

Chính vì vậy, để duy trì bền vững kết quả thực hiện chương trình phòng chống lao của tỉnh Vĩnh Long, hướng đến mục tiêu năm 2030 để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao; vì vậy việc xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao giai đoạn từ năm 2021 - 2025 tại tỉnh Vĩnh Long là quan trọng và hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu chung

- Tìm kiếm và điều trị cho tất cả các ca bệnh lao.

- Tìm kiếm những ca nhiễm lao tiềm ẩn và cung cấp điều trị lao tiềm ẩn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm 50% tỉ lệ mới mắc vào năm 2025 so với kết quả điều tra dịch tễ bệnh lao toàn quốc lần 2 tại Việt Nam năm 2018.

- Giảm 75% tỉ lệ tử vong do lao vào năm 2025 so với kết quả điều tra dịch tễ bệnh lao toàn quốc lần 2 tại Việt Nam năm 2018.

- Duy trì tỷ lệ mắc lao kháng thuốc thấp hơn 5% trong tổng số ca lao mới.

- Giảm 50% số gia đình phải chịu chi phí thảm họa do lao vào năm 2025 so với năm 2018

2.3. Các chỉ tiêu cơ bản giai đoạn 2021 - 2025 (Phụ lục 2)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP CHÍNH

Xác định các hoạt động can thiệp vào 03 trụ cột chính

3.1. Trụ cột 1: Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm

- Chẩn đoán sớm bệnh lao, bao gồm cả việc kiểm tra độ nhạy cảm với thuốc phổ biến và sàng lọc có hệ thống những người tiếp xúc và các nhóm nguy cơ cao. tăng cường công tác phát hiện bằng cách huy động thêm nhiều đơn vị bên ngoài mạng lưới CTCL thông qua xây dựng chính sách, tập huấn và nâng cao vai trò của điều phối viên lao để đảm bảo chất lượng dịch vụ. Kết hợp lao vào các dịch vụ lâm sàng hiện tại để tăng cường phát hiện ca bệnh, đặc biệt ở những CSYT nhiều trẻ em bị bệnh cần được chăm sóc và người lớn được quản lý trong các chương trình bệnh không lây nhiễm.

- Quản lý điều trị cho tất cả những người mắc bệnh lao kể cả lao kháng thuốc và hỗ trợ bệnh nhân. Cải thiện khả năng tiếp cận thông qua mạng lưới chăm sóc lao tại cộng đồng, bao gồm việc xây dựng và triển khai Chiến lược thanh toán bệnh lao tại cộng đồng. Tinh chỉnh chiến lược truyền thông vận động xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đến kì thị và phân biệt đối xử, loại bỏ những rào cản tiêu cực đối với các hành vi tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đảm bảo các hướng dẫn rõ ràng cụ thể về vai trò và trách nhiệm của tất cả các cán bộ thuộc các cấp khác nhau, bao gồm lãnh đạo của cấp tỉnh, huyện và cơ sở và các cán bộ y tế tại cộng đồng tham gia hỗ trợ bệnh nhân lao, các quy chế được xác định và áp dụng và tuân thủ chính xác.

- Tăng cường các hoạt động cộng tác về Lao/HIV và quản lý các bệnh đồng mắc. Tăng cường và mở rộng dịch vụ chăm sóc và điều trị lao/HIV và lao kháng thuốc, đặc biệt trong khu vực trại giam, cơ sở cai nghiện ma tuý và các khu vực làm việc đông đúc, điều kiện sống kém. Hỗ trợ điều trị sử dụng công nghệ kỹ thuật số và các gói hỗ trợ toàn diện, đặc biệt đối với các trường hợp lao tiềm ẩn và lao kháng thuốc.

- Triển khai tốt việc điều trị dự phòng cho những người có nguy cơ cao và tiêm phòng bệnh lao. Tích hợp công tác chống lao vào các mô hình chăm sóc sức khỏe khác, bao gồm cả sức khỏe tâm thần, mô hình PAL/PAM. Lồng ghép sàng lọc bệnh lao vào trong những chương trình y tế khác đang được cung cấp cho cộng đồng (khám cho người già, chương trình sức khỏe trẻ em).

3.2. Trụ cột 2: Chính sách, chiến lược mạnh mẽ

- Tranh thủ các cam kết chính trị với các nguồn lực thích hợp để chăm sóc và phòng ngừa bệnh lao. Nâng cao vai trò của CTCL và triển khai Khung trách nhiệm, đảm bảo các chính sách và luật lệ được thực thi, mở rộng việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lao trong các cơ sở y tế công lập ngoài mạng lưới chống lao; Hỗ trợ đào tạo liên tục cán bộ chăm sóc sức khỏe ở tất cả các cấp trong phòng chống lao; Hỗ trợ các cải cách về y tế dự phòng đang diễn ra để đảm bảo các dịch vụ chăm sóc bệnh lao toàn diện luôn có sẵn và phổ cập; Hỗ trợ các chính sách, thực hành và các mô hình sáng tạo cho phép mở rộng bao phủ các dịch vụ bệnh lao.

- Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức xã hội và tất cả các nhà cung ứng dịch vụ chăm sóc công và tư. Tăng cường quan hệ hợp tác; điều phối các nguồn lực tài trợ; hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch tại tuyến tỉnh, huyện, xã để bao gồm tất cả các tác nhân liên quan đến việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cộng đồng; Triển khai khung phối hợp đa ngành với các mục tiêu có thời gian, Khuyến khích sự tham gia của các đối tác trong nước bao gồm các nhà tài trợ, cơ quan kỹ thuật và khu vực đoàn thể.

- Thực hiện tốt Chính sách BHYT toàn dân và các khuôn khổ quy định để thông báo ca bệnh. Đảm bảo môi trường thuận lợi bao gồm các hệ thống và dịch vụ bệnh lao toàn diện trong gói chăm sóc BHYT; Tăng cường hệ thống hỗ trợ như nhân lực y tế; theo dõi giám sát; điều tra; mua sắm và chuỗi cung ứng; Phối hợp với các hệ thống đảm bảo chất lượng nhằm đảm bảo tính an toàn, sử dụng hợp lý thuốc lao; Đảm bảo các chính sách để cán bộ chống lao có thể thực hiện các hoạt động chuẩn trong phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh nhân lao, lao tiềm ẩn.

- Bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo và các yếu tố quyết định khác của bệnh lao. Phối hợp với các dịch vụ xã hội, cán bộ xã hội, cộng đồng địa phương, xây dựng và sử dụng Quỹ PASTB địa phương

3.3. Trụ cột 3: Đổi mới và nghiên cứu

- Khám phá, phát triển và tiếp thu nhanh chóng các công cụ can thiệp và chiến lược mới, những kỹ thuật mới về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc lao; Triển khai và mở rộng công nghệ kỹ thuật số nhằm đảm bảo những giải pháp tiên tiến để kết thúc bệnh lao; Triển khai trí thông minh nhân tạo (AI) áp dụng cho những can thiệp về phát hiện ca bệnh chủ động; Tăng cường hệ thống giám sát và các dịch vụ liên quan tới bệnh lao.

- Tối ưu hoá việc triển khai thực hiện, tác động và thúc đẩy những đổi mới; Xây dựng bằng chứng để cập nhật các chính sách và thiết kế, triển khai, đánh giá các can thiệp, bao gồm cập nhật chương trình nghiên cứu quốc gia và thiết lập những ưu tiên với các nguồn lực hạn chế; Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật từ trung ương, tạo điều kiện cho các nghiên cứu tại địa phương.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống lao; tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống lao để người dân hiểu, không mặc cảm, kỳ thị đối với bệnh nhân lao, chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà bệnh nhân tham gia tích cực tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống lao.

2. Đảm bảo nguồn lực

- Kinh phí phòng, chống lao được đảm bảo từ: ngân sách nhà nước của tỉnh theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước; nguồn Quỹ bảo hiểm y tế; đồng thời tăng cường huy động các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho công tác phòng, chống lao.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa, cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác, kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, bồi dưỡng thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.

- Có cơ chế phối hợp giữa các cơ sở chữa bệnh, các chương trình chăm sóc sức khỏe với chương trình phòng, chống lao, trong việc chuyển đúng tuyến điều trị đối với bệnh nhân lao, đặc biệt là bệnh nhân lao phổi AFB (+).

3. Công tác quản lý

- Duy trì và mở rộng công tác phối hợp y tế công tư (Public-Private Mix), huy động sự tham gia hỗ trợ của các phòng khám tư, cơ sở y tế tư, các nhà thuốc để phát hiện người nghi lao, giới thiệu đến các cơ sở khám lao.

- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm.

- Tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả công tác chống lao tại các trại giam. Khám phát hiện sàng lọc bệnh lao tại các Cơ sở cai nghiện ma tuý, tiến tới mở rộng tại các trại tạm giam. Mỗi năm, tiến hành sàng lọc lao cho các học viên, phạm nhân ở các trung tâm, nhà tạm giữ, trại tạm giam một lần.

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, y tế học đường và cơ sở y tế trong việc quản lý bệnh lao ở trẻ em. Tổ chức tập huấn về công tác phòng, giám sát, quản lý bệnh lao cho giáo viên, nhân viên y tế học đường.

- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác phòng, chống lao trên địa bàn.

4. Tăng cường và duy trì tiếp cận phổ cập với các dịch vụ phòng, chống lao chất lượng

- Tiêm vắc xin phòng, chống lao cho 100% trẻ sơ sinh thông qua Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Dự phòng Isoniazid cho 50% đối tượng là người bị nhiễm HIV, trẻ em dưới 5 tuổi có tiếp xúc thường xuyên với nguồn lây - người thân là bệnh nhân lao phổi.

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống lao với các hoạt động khác trong cộng đồng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám, phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.

- Đưa hoạt động phòng, chống lao vào nhà trường thông qua các buổi học ngoại khóa, các giờ sinh hoạt tập thể.

5. Đảm bảo tiếp cận nhanh và sử dụng tối ưu các kỹ thuật, trang thiết bị, thuốc men và công thức điều trị mới

- Ưu tiên phát hiện bệnh nhân lao phổi AFB (+) bằng chiến lược 2X: X- quang phổi và X-pert, kết hợp với các kỹ thuật khác như nuôi cấy vi khuẩn lao, kháng sinh đồ lao và các kỹ thuật khác để xác định các bệnh lý kèm theo.

- Cử cán bộ tiếp cận các kỹ thuật mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh lao.

- Áp dụng các thành tựu nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán xác định để phát hiện sớm các trường hợp lao phổi không bằng chứng vi khuẩn học, lao ngoài phổi, lao/HIV, lao đa kháng thuốc, lao trẻ em.

- Triển khai kịp thời công thức điều trị lao mới, lao kháng đa thuốc ngắn ngày hơn, sử dụng thuốc có hàm lượng khác nhau tùy từng bệnh nhân.

6. Tăng cường theo dõi, đánh giá hoạt động phòng, chống lao, điều tra, giám sát tình hình bệnh lao

- Kết hợp giữa hình thức “phát hiện chủ động” và “phát hiện thụ động”

nhằm phát hiện được nhiều bệnh nhân lao trong cộng đồng.

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá hiệu quả của hoạt động truyền thông về công tác phòng, chống lao.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát xác định các nhóm nguy cơ để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Theo dõi chặt chẽ, báo cáo kịp thời về tình hình bệnh lao và công tác phòng, chống lao, đặc biệt là tuyến cơ sở, xã, phường.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí dự toán: 8.062.485.143 đồng (Phụ lục 3)

- Nguồn kinh phí: địa phương. Về nguồn kinh phí thực hiện hàng năm: Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Y tế bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai kế hoạch. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực và bố trí ngân sách phù hợp cho công tác phòng, chống lao.

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ nhân lực cho Bệnh viện Lao và Bệnh phổi theo Hướng dẫn của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước; đề xuất các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao các tuyến.

- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh đề xuất cơ chế sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế cho công tác phòng, chống lao, đặc biệt là chi phí khám, chữa bệnh lao đối với người có thẻ bảo hiểm y tế.

- Chỉ đạo Phòng Kế hoạch Tài chính Sở Y tế tham mưu: Giám sát và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ đối với người mắc bệnh lao. Tổng hợp các Kế hoạch, Đề án, Dự án của ngành y tế giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2030 để xác định cụ thể tổng nguồn vốn thực hiện của từng năm và từng giai đoạn, từ đó tham mưu Sở Y tế phối hợp với Sở Tài Chính đề xuất tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo khả năng cân đối ngân sách, chỉ đạo đơn vị bố trí, sắp xếp các dự án ưu tiên, bức xúc để phân bổ nguồn thực hiện cho phù hợp.

- Chỉ đạo Phòng Tổ chức hành chánh Sở Y tế tham mưu phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất thực hiện việc đào tạo, thu hút, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác phòng, chống lao theo đúng quy định.

- Chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố bố trí đủ nhân lực cho tổ chống lao tuyến huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 2357/QĐ- BYT ngày 05/7/2011 của Bộ Y tế về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới phòng, chống lao và bệnh phổi giai đoạn từ 2011 đến 2020; chỉ đạo các cơ sở y tế công lập và tư nhân trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động phòng, chống lao theo Thông tư số 02/2013/TT-BYT ngày 15/01/2013 của Bộ Y tế quy định về việc phối hợp giữa các cơ sở y tế trong quản lý bệnh lao.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh viện Lao và bệnh phổi chủ trì phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao có chất lượng cho mọi người dân trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo Bệnh viện Lao và bệnh phổi tham mưu cho Sở Y tế tổ chức thực hiện Kế hoạch; định kỳ 06 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch đã được phê duyệt.

2. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ kế hoạch triển khai công tác phòng, chống lao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu UBND tỉnh quyết định kinh phí thực hiện.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp Sở Y tế, các sở, ngành, cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện Kế hoạch.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan triển khai hướng dẫn việc thực hiện các quy định hướng dẫn phòng, chống lao cho người lao động tại nơi làm việc, đối tượng lao động nữ, nhóm lao động biến động dễ bị tổn thương và các chính sách hỗ trợ người lao động bị mắc bệnh lao.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao là người lao động trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống lao tại các đơn vị trực thuộc, trong đó chú trọng đến công tác phòng, chống lao trong các trại tạm giam, nhà tạm giữ.

- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức khám sàng lọc bệnh lao; thực hiện công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân; mở rộng hoạt động mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống lao, triển khai khám phát hiện và điều trị cho người dân tại những khu vực có điều kiện khó khăn.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông phòng, chống lao.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt việc lồng ghép các nội dung phòng, chống lao trong các chương trình ngoại khoá của nhà trường.

Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục về phòng, chống lao cho học sinh, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với nhiều hình thức phong phú và hiệu quả.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống lao thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; qua tác phẩm văn hóa, nghệ thuật để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện và chủ động phòng, chống lao.

9. Sở Nội vụ

Phối hợp Sở Y tế đề xuất biên chế, các chế độ thu hút, đãi ngộ cho cán bộ làm công tác phòng, chống lao các tuyến theo quy định biên chế được giao cho ngành Y tế hàng năm.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khoẻ nhân dân cấp huyện. Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh lao của tỉnh đã được phê duyệt, chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương.

- Xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đảm bảo nguồn ngân sách dự phòng cho công tác phòng, chống lao tại địa phương trong trường hợp cần thiết.

11. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long

Chỉ đạo các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch tùy theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình, phối hợp với Sở Y tế giám sát thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2025.

Trong quá trình thực hiện đề nghị các đơn vị, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đôn đốc, theo dõi chỉ đạo, tổ chức thực hiện và báo cáo về Sở Y tế tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao Quốc gia Miền B2 và UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bệnh viện Phổi Trung ương (báo cáo)
- Chương trình chống lao Quốc gia Miền B2 (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Thường trực UBND tỉnh (báo cáo);
- UBMTTQVN tỉnh Vĩnh Long (phối hợp chỉ đạo);
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể (phối hợp chỉ đạo);
- UBND huyện, thị, thành phố (phối hợp chỉ đạo);
- Ban Giám đốc Sở Y tế (chỉ đạo thực hiện)
- Phòng ban chức năng tham mưu Sở (thực hiện);
- Các đơn vị trực thuộc Sở (thực hiện);
- Lưu NV, VP;14.6.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Hồ Thị Thu Hằng

 

PHỤ LỤC 1:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 CỦA TỈNH VĨNH LONG

Chỉ tiêu

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Số người nghi lao khám phát hiện

20.754

16.607

12.740

14.172

24.805

Tỷ lệ khám phát hiện lao/dân số

1,93%

1,57%

1,20%

1,39%

2,43%

Số người nghi lao xét nghiệm đờm

10.827

12.101

12.101

12.343

18.624

Tỷ lệ xét nghiệm đờm / dân số

1,00%

1,14%

1,2%

1,22%

1, 82%

Tổng số BN lao các thể

1475

1652

1621

1491

1533

Tỷ lệ lao các thể / 100.000 dân

137

156

152

145,8

149,9

Tỷ lệ lao /HIV

2,31%

2,31%

2,31%

2,31%

2,31%

Tỷ lệ điều trị khỏi ở BN lao phổi AFB (+)

92,8%

94,6%

92,3%

93,1%

93%

Tỉ lệ tử vong do lao

2,1%

2,2%

2,0%

3,3%

2,8%

Tổng số lao đa kháng thuốc

54

46

44

50

42

Tỉ lệ lao đa kháng trên BN lao

3,7%

2,8%

2,7%

3,4%

2,7%

 

PHỤ LỤC 2:

CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 CỦA TỈNH VĨNH LONG

Chỉ tiêu

Năm thực hiện

2021

2022

2023

2024

2025

Dân số

1.022.971

1.022.971

1.022.971

1.022.971

1.022.971

Số người xét nghiệm đờm

10.500

10.500

10.500

10.500

10.500

Tỷ lệ xét nghiệm đờm/dân số

>1%

>1%

>1%

>1%

>1%

Tổng số BN lao các thể

1228

1125

1023

921

818

Số AFB + phát hiện

675

619

563

506

450

Tỷ lệ BN các thể/100.000 dân

120

110

100

90

80

Tỉ lệ bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV

98%

98%

98%

98%

98%

Xét nghiệm HIV ( người)

1203

1103

1003

902

802

Tỷ lệ điều trị lành AFB (+) mới

90%

90%

90%

90%

90%

Tỷ lệ tử vong do lao/100.000 dân

<3%

<3%

<3%

<3%

<3%

Tỉ lệ lao đa kháng/tổng số lao

5%

5%

5%

5%

5%

 

PHỤ LỤC 3:

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG LAO GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025 TỈNH VĨNH LONG

Nội dung

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

Đào tạo

1.112.100.000

807.300.000

957.300.000

647.300.000

797.300.000

3.674.000.000

Truyền thông GDSK , tập huấn

70.065.000

77.071.000

230.056.650

253.061.815

278.367.697

655.560.347

Giám sát

33.400.000

36.740.000

40.414.000

26.620.000

29.282.000

139.836.000

Hội nghị, hội thảo triển khai

72.380.000

158.356.000

174.188.000

13.310.000

14.641.000

419.565.000

In ấn TB, sửa chữa

29.000.000

31.900.000

35.090.000

1.215.685.815

931.524.097

1.027.514.097

Thuốc lao, vật tư XN

125.000.000

137.500.000

151.250.000

5.324.000

5.856.400

419.606.400

HĐ chuyên môn đặc thù

458.700.000

466.200.000

474.449.100

2.662.000

2.928.200

1.402.277.300

Hoạt động khác

93.500.000

102.850.000

113.135.000

13.310.000

14.641.000

324.126.000

Tổng cộng

1.994.145.000

1.817.917.000

2.175.882.750

2.177.273.630

2.074.540.393

8.062.485.143

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác