Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Quyết định 08/2015/QĐ-UBND về Quy chế trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 08/2015/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Phùng Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 27/02/2015 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 08/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Phùng Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 27/02/2015 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2015/QĐUBND |
Vĩnh Yên, ngày 27 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 87TTr-STP ngày 24/12/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế trách nhiệm phối hợp của các cấp, các ngành trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị; các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP CỦA CÁC CẤP,
CÁC NGÀNH TRONG CÔNG TÁC RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2015 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành, thị (gọi chung là cấp huyện) và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) trong công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là rà soát văn bản), hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (viết tắt là hệ thống hóa văn bản) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Những nội dung không quy định tại bản Quy chế này được thực hiện theo Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (gọi tắt là Nghị định số 16/2013/NĐ-CP) và Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư số 09/2013/TT-BTP).
1. Rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, thực hiện ngay sau khi có căn cứ rà soát; không bỏ sót văn bản thuộc trách nhiệm rà soát; kịp thời xử lý kết quả rà soát; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện rà soát;
2. Hệ thống hóa văn bản phải được tiến hành định kỳ, đồng bộ; kịp thời công bố Tập hệ thống hóa văn bản còn hiệu lực và các danh mục văn bản; tuân thủ trình tự, thủ tục thực hiện hệ thống hóa;
3. Nội dung công việc thực hiện phải liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan phối hợp;
4. Bảo đảm yêu cầu chuyên môn, chất lượng và hiệu quả công việc;
5. Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động phối hợp; đề cao trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức tham gia phối hợp;
6. Bảo đảm tính khách quan trong quá trình phối hợp.
Mục 1. CĂN CỨ, NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, QUY TRÌNH THỰC HIỆN RÀ SOÁT
1. Rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý:
Văn bản là căn cứ pháp lý để rà soát được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 11 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP và Điều 3, Thông tư số 09/2013/TT-BTP.
2. Rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để rà soát được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư số 09/2013/TT-BTP.
1. Nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý, bao gồm:
a) Rà soát hiệu lực của văn bản được rà soát;
b) Rà soát phần căn cứ ban hành của văn bản được rà soát;
c) Rà soát về thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát;
d) Rà soát phần nội dung của văn bản được rà soát;
Yêu cầu về nội dung rà soát theo văn bản là căn cứ pháp lý tại các điểm a,b,c,d Khoản 1 Điều này được quy định cụ thể tại Điều 12, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.
2. Nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
a) Đối tượng điều chỉnh của văn bản được rà soát không còn;
b) Quy định cụ thể của văn bản được rà soát không còn phù hợp;
c) Quy định của văn bản được rà soát cần được ban hành bằng hình thức văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn;
d) Phát sinh các quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng chưa có quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Yêu cầu về nội dung rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại các điểm a,b,c,d Khoản 2 Điều này được quy định cụ thể tại Điều 15, Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.
Điều 5. Trình tự, quy trình thực hiện rà soát
1. Phân công người rà soát được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6 Thông tư số 09/2013/TT-BTP.
2. Thực hiện rà soát văn bản, lập phiếu rà soát, lập hồ sơ rà soát: Hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Thông tư số 09/2013/TT-BTP;
3. Lấy ý kiến của của Sở Tư pháp (đối với các cơ quan cấp tỉnh), Phòng Tư pháp (đối với các cơ quan cấp huyện) về kết quả rà soát văn bản;
4. Trình UBND tỉnh (đối với các cơ quan cấp tỉnh), UBND cấp huyện (đối với các cơ quan cấp huyện) xem xét, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kết quả rà soát văn bản được hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 Thông tư số 09/2013/TT-BTP;
5. Xây dựng văn bản để đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung văn bản được rà soát hoặc ban hành văn bản mới Điều 10 Thông tư số 09/2013/TT-BTP.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP
Điều 6. Rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
2. Trưởng phòng pháp chế hoặc người đứng đầu đơn vị được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa.
Điều 7. Rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân cấp huyện (đối với nơi có tổ chức HĐND) và các phòng, ban có liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình có nội dung điều chỉnh những vấn đề, thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình.
Điều 8. Rà soát, hệ thống hóa văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành.
Điều 9. Lấy ý kiến cơ quan Tư pháp về kết quả rà soát văn bản
1. Sau khi có kết quả rà soát văn bản, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc gửi hồ sơ rà soát văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp; thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo việc gửi hồ sơ rà soát văn bản lấy ý kiến của Phòng Tư pháp.
Ý kiến của cơ quan Tư pháp phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ nội dung nhất trí, không nhất trí hoặc ý kiến khác.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan Tư pháp về kết quả rà soát văn bản; hoàn thiện hồ sơ, ký báo cáo kết quả rà soát văn bản.
Điều 10. Công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
1. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi danh mục các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc trách nhiệm rà soát của cơ quan mình về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp.
2. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp để công bố chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố danh mục các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp mình ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hằng năm.
4. Hình thức văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần là văn bản hành chính. Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp tỉnh phải được đăng công báo và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh. Văn bản công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp huyện và cấp xã phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có).
Điều 11. Định kỳ công bố kết quả hệ thống hóa văn bản
1. Năm thứ năm của kỳ hệ thống hóa văn bản (kỳ hệ thống hóa văn bản là 05 năm, kỳ hệ thống hóa đầu tiên thực hiện thống nhất trong cả nước là ngày 31/12/2013), thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình, cấp mình.
2. Sau khi có kết quả hệ thống hóa văn bản, chậm nhất ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ hệ thống hóa văn bản, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi các danh mục văn bản thuộc đối tượng hệ thống hóa, Phiếu rà soát văn bản kèm theo văn bản được rà soát cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để tổng hợp.
3. Chậm nhất 60 ngày, kể từ thời điểm hệ thống hóa văn bản, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định công bố kết quả hệ thống hóa văn bản.
4. Chậm nhất 60 ngày, kể từ thời điểm hệ thống hóa văn bản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm công bố kết quả hệ thống hóa văn bản của cấp mình.
5. Hồ sơ hệ thống hóa văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp gồm: Báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản; tập hệ thống hóa văn bản; các danh mục văn bản; hồ sơ rà soát văn bản bổ sung (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.
6. Hình thức văn bản công bố kết quả hệ thống hóa là văn bản hành chính. Kết quả hệ thống hóa văn bản phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan rà soát (nếu có). Danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của tỉnh phải được đăng công báo; danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của cấp huyện và cấp xã phải niêm yết tại trụ sở cơ quan rà soát.
Trường hợp sau khi công bố, phát hiện các danh mục văn bản và tập hệ thống hoá văn bản còn hiệu lực có sai sót thì phải tiến hành rà soát lại và đính chính theo đúng quy định.
Điều 12. Chế độ báo cáo hàng năm, đột xuất về rà soát, hệ thống hóa văn bản
1. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Công chức Tư pháp – Hộ tịch có trách nhiệm xây dựng báo cáo hằng năm, đột xuất về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp mình.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm báo cáo hằng năm, đột xuất về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình gửi về Ủy ban nhân dân cùng cấp (qua cơ quan Tư pháp) để tổng hợp chung.
3. Chế độ báo cáo, nơi nhận báo cáo:
a) Báo cáo hàng năm, đột xuất về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh được gửi đến Bộ Tư pháp.
b) Báo cáo hàng năm, đột xuất về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp và được Sở Tư pháp tổng hợp chung trong dự thảo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Báo cáo hàng năm, đột xuất về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp và được Phòng Tư pháp tổng hợp chung trong dự thảo báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Thời hạn gửi báo cáo, thời điểm lấy số liệu báo cáo hằng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, phòng Tư pháp. Thời hạn gửi báo cáo đột xuất được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu báo cáo.
5. Nội dung báo cáo hàng năm về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 22 Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ Tư pháp.
Điều 13. Trách nhiệm thực hiện
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn và báo cáo kết quả triển khai thực hiện Quy chế này.
2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này tại đơn vị, địa phương mình.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phản ảnh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung kịp thời./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây