Quyết định 02/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 02/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng Kiểm lâm” giai đoạn 2007 – 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 02/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 02/01/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/01/2007 | Số công báo: | 29-30 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/QĐ-TTg |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 02/01/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 12/01/2007 |
Số công báo: | 29-30 |
Tình trạng: | Đã biết |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 02/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 1 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG CHO LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM” GIAI ĐOẠN 2007 – 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng cháy, chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tờ trình số
2609/BNN-KL ngày 10 tháng 10 năm 2006),
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Đề án ''Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm'' giai đoạn 2007 - 2010 gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu và quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng
a) Mục tiêu
Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương để có đủ khả năng để kiểm soát cháy rừng, giảm nguy cơ cháy rừng, chữa cháy rừng kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy rừng gây ra.
b) Quan điểm chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và các cấp chính quyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Phòng cháy rừng là chủ đạo, chữa cháy rừng phải kịp thời, khẩn trương có hiệu quả;
- Đầu tư nâng cao từng bước năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm;
- Xây dựng và triển khai các phương án chữa cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ. Địa phương chủ động tổ chức nguồn lực và chỉ huy chữa cháy rừng, Trung ương củng cố lực lượng đủ mạnh hỗ trợ các vùng trọng điểm cháy rừng và các vụ cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương;
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên diện tích rừng, đất rừng được Nhà nước giao, cho thuê;
- Đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, huy động mọi nguồn lực của xã hội, các thành phần kinh tế cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Nội dung và giải pháp thực hiện
a) Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua các số ra chuyên đề hàng ngày, tuần và tháng trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về chính sách của Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng và giới thiệu lợi ích của rừng đối với cuộc sống con người;
- Xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng; in ấn và phát hành các tài liệu phổ biến về phòng cháy, chữa cháy rừng và các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ rừng;
- Xây dựng mô hình trình diễn về công tác quản lý lửa rừng, chương trình phối hợp với trường phổ thông trung học và trường phổ thông cơ sở để tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng.
b) Cơ chế, chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Củng cố hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Quy hoạch lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ trung ương đến địa phương, trên cơ sở kiện toàn và củng cố lực lượng kiểm lâm hiện có;
- Xây dựng cơ chế chỉ đạo, điều hành, chỉ huy, phối hợp lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng thống nhất, quy chế hoạt động và chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi của lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp;
- Quy định chế độ tài chính đảm bảo cho các hoạt động của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Xây dựng quy định về thiết kế các công trình phòng cháy rừng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng;
- Xây dựng cơ chế, chính sách để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức xã hội trong và ngoài nước tăng cường cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
c) Tăng cường năng lực của các tổ chức tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Từng bước kiện toàn và hình thành lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành từ trung ương đến cấp tỉnh, huyện và xã, đảm bảo cho việc quản lý thống nhất và duy trì lực lượng tinh nhuệ, chủ lực trong thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Nâng cao hiệu lực quản lý, năng lực thừa hành pháp luật và hiệu quả công tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho các cán bộ công chức kiểm lâm từ trung ương đến địa phương, để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trong tình hình mới;
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho các cán bộ quản lý và chuyên trách lâm nghiệp để từng bước tự tổ chức, giám sát và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng cho các lực lượng chuyên ngành, chủ rừng và các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng. Ưu tiên đào tạo cho lực lượng địa phương và cơ sở;
- Đầu tư phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cơ sở để có khả năng xử lý kịp thời khi cháy rừng xảy ra.
d) Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lửa rừng: quy hoạch, phân vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng; dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phát hiện sớm điểm cháy rừng; truyền tin, xử lý thông tin và chỉ huy chữa cháy rừng; huy động lực lượng và tổ chức chữa cháy rừng;
- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp lâm sinh, phương tiện, thiết bị và công cụ phòng cháy, chữa cháy rừng tiên tiến phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng;
- Quy hoạch xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng: hệ thống đường xá; kênh mương, bể chứa, hồ đập; hệ thống chòi canh lửa; hệ thống thông tin liên lạc; hệ thống các trạm đo mưa, trạm khí tượng phục vụ dự báo cháy rừng;
- Củng cố và đầu tư xây dựng cho các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng tại 03 vùng trở thành nơi nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ của cả nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn vượt quá tầm kiểm soát của địa phương.
đ) Hợp tác quốc tế trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng:
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đặc biệt với các nước thành viên trong khối ASEAN thực hiện Hiệp định chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới do cháy rừng, cháy đất gây ra. Cụ thể:
+ Hợp tác trao đổi kinh nghiệm, thăm quan nghiên cứu các mô hình quản lý lửa rừng;
+ Nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
+ Trao đổi, tiếp nhận các hỗ trợ kỹ thuật và dự án đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Nguồn vốn đầu tư: nguồn vốn đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương.
- Tổng vốn đầu tư khái toán là: 502 tỷ đồng, trong đó:
+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: 200 tỷ đồng.
+ Đầu tư cho các đơn vị thuộc địa phương: 302 tỷ đồng.
- Hạng mục đầu tư cụ thể bao gồm:
a) Đầu tư phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất (Phụ lục I kèm theo Quyết định này) cho các đơn vị kiểm lâm để đáp ứng cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Ưu tiên đầu tư phòng cháy, chữa cháy rừng cho các vườn quốc gia, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các vùng rừng tập trung quy mô lớn; các tỉnh có diện tích rừng lớn, rừng có giá trị cao và rừng có nguy cơ bị cháy cao;
c) Đầu tư trực tiếp cho các dự án khả thi nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phụ lục II kèm theo quyết định này);
d) Đầu tư hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh trọng điểm thực hiện đầu tư cho các dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm của từng địa phương (Phụ lục III kèm theo Quyết định này), theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 2. Biện pháp tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn các tỉnh xây dựng dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho các đơn vị kiểm lâm của các địa phương.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối vốn và ghi danh mục cụ thể cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh được đầu tư thực hiện đề án này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
3. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp xây dựng quy chế hoạt động về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; bố trí lực lượng tham gia đào tạo, tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật chữa cháy rừng.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm thuộc địa phương sau khi có ý kiến thẩm định về chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ
TƯỚNG |
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây