266113

Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý Hồ Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

266113
LawNet .vn

Quyết định 01/2015/QĐ-UBND Quy định về quản lý Hồ Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu: 01/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 23/01/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 01/2015/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Vũ Chí Giang
Ngày ban hành: 23/01/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2015/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 23 tháng 01 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HỒ ĐẦM VẠC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2009;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4140/TTr-SXD ngày 31/12/2014

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý Hồ Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên; Chủ tịch UBND các xã, phường: Tích Sơn, Đống Đa, Khai Quang, Thanh Trù, Đồng Tâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
-TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
-CT, PCT UBND tỉnh;
-Cục KTVB-Bộ Tư pháp;
-Ủy ban MTTQVN tỉnh;
-Đoàn ĐBQH tỉnh;
-Như Điều 3;
-Cổng TT GTĐT tỉnh;
-Báo VP, Đài PT&TH tỉnh;
-Trung tâm công báo tỉnh;
-CV: CN1, NCTH;
-Lưu: VT (25b)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Chí Giang

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HỒ ĐẦM VẠC, THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01/2015/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2015 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định về nội dung quản lý và trách nhiệm của UBND thành phố Vĩnh Yên, của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc quản lý hồ Đầm Vạc.

2. Phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc trong Quy định này được giới hạn từ các Dự án, công trình xung quanh hồ Đầm Vạc trở vào phía lòng hồ (theo các mốc giới kè hồ Đầm Vạc đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1224/QĐ-UBND ngày 16/5/2013).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Mọi tổ chức, cá nhân, kể cả người nước ngoài, khi tham gia các hoạt động trong và ngoài phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc có ảnh hưởng tới cảnh quan, môi trường, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực quản lý hồ Đầm Vạc phải chấp hành các nội dung của Quy định này và các quy định của Pháp luật có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý

1. Việc quản lý, khai thác hồ Đầm Vạc phải đảm bảo phát triển bền vững phục vụ cho lợi ích cộng đồng; mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý hồ Đầm Vạc phải tuân theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành, gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm điều hòa hệ thống thoát nước chung.

2. Bảo vệ môi trường hồ Đầm Vạc phải gắn với bảo vệ môi trường trong khu vực. Mọi hoạt động quản lý, khai thác phải kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

3. UBND thành phố Vĩnh Yên chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc quản lý Hồ Đầm Vạc trên các lĩnh vực:

a) Trật tự xây dựng đô thị theo quy hoạch; quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý, cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp.

b) Quản lý, cấp phép các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí.

4. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý nhà nước, có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên trong việc quản lý hồ Đầm Vạc.

5. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường hồ Đầm Vạc có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Chương II

NỘI DUNG QUẢN LÝ

Điều 4. Quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc công trình

1. Đối với các dự án đã và đang triển khai đầu tư xây dựng:

a) Các công trình kiến trúc có vị trí xây dựng phù hợp với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành kèm theo Quy định quản lý kiến trúc theo đồ án quy hoạch thì tuân theo các nội dung đã được phê duyệt và thực hiện theo quy trình quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành. Trường hợp đối với dự án chưa ban hành Quy định quản lý, Chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã duyệt trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề cương Quy định quản lý theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo.

b) Trường hợp Chủ đầu tư có nhu cầu thay đổi các chỉ tiêu kiến trúc so với Quy định quản lý đã được UBND tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư phải báo cáo UBND tỉnh thống nhất điều chỉnh quy hoạch và chỉ tiêu kiến trúc trước khi lập các bước xây dựng cơ bản tiếp theo.

2. Đối với các dự án đã giao đất nhưng chưa đầu tư xây dựng:

a) Trước khi tiến hành xây dựng, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng đối với các trường hợp phải cấp phép xây dựng; thỏa thuận quy hoạch tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình đối với trường hợp miễn cấp giấy phép xây dựng.

b) Thiết kế công trình cần tuân thủ các yêu cầu về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Khoảng lùi tối thiểu, cốt cao độ khống chế phụ thuộc vào đồ án thiết kế chi tiết hạng mục công trình do các cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng chính công trình phải quay về phía lòng hồ Đầm Vạc.

c) Công trình được thiết kế có kiến trúc hiện đại; sử dụng vật liệu và công nghệ mới, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Khuyến khích sử dụng sản phẩm, vật liệu sản xuất trong nước; đồng thời, gìn giữ và tôn tạo các công trình kiến trúc cũ có giá trị kiến trúc văn hóa và lịch sử, tạo ra một sắc thái kiến trúc hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, địa hình tự nhiên, phát huy không gian mặt nước hồ Đầm Vạc. Hạn chế và sử dụng có chọn lọc các chi tiết kiến trúc cổ nước ngoài (không khuyến khích việc sử dụng quá nhiều các chi tiết kiến trúc cổ nước ngoài vào công trình như: mái chóp, mái vòm, các thức cột, con tiện...v.v).

d) Màu sắc công trình: Sử dụng vật liệu ốp hoặc màu sơn bên ngoài công trình hạn chế tối đa sử dụng các gam màu nóng (ví dụ: vàng, cam, đỏ...), gam màu tối sẫm (ví dụ: màu đen, nâu đậm…) hay các màu sắc, vật liệu có độ tương phản cao làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.

e) Các công trình có liên quan đến yếu tố chuyên ngành như: An ninh, Y tế, Giáo dục, Văn hoá, Thể thao…phải được các cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành xem xét, báo cáo UBND tỉnh thống nhất chủ trương trước khi thực hiện các bước xây dựng cơ bản tiếp theo.

3. Đối với các dự án chưa giao đất:

a) Quy định cụ thể cho các lô đất chức năng:

- Mật độ xây dựng: Tối đa 70 %

- Hệ số sử dụng đất: Tối đa 4,0 lần

- Chiều cao xây dựng tối đa và tối thiểu của công trình: tối đa 07 tầng (tương đương 28,0 m tính từ cốt nền xây dựng công trình), tối thiểu 02 tầng.

- Cốt xây dựng, chiều cao, cốt sàn và trần tầng 1: chiều cao các tầng trung bình từ 3,6 m trở lên, cốt nền tầng 1 cao hơn so với cốt nền lô đất nền là + 0,45 m.

b) Quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng: khoảng lùi xây dựng đảm bảo đạt tối thiểu từ 20 m trở lên tính từ mép hồ Đầm Vạc vào phía trong khu đất.

c) Quy định về hình thức kiến trúc, cây xanh sân vườn và hàng rào công trình, vật liệu chủ đạo xây dựng của công trình:

- Hình thức kiến trúc: sử dụng các ngôn ngữ kiến trúc hiện đại có tính đồng nhất, gam màu chủ đạo là màu ghi (hoặc vàng) sáng, mặt ngoài công trình không được sơn quét các màu đen, màu tối sẫm và trang trí các chi tiết phản mỹ thuật, trừ những trường hợp đặc biệt cần có thỏa thuận của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Hướng của các công trình kiến trúc: do cần chú trọng tới việc hình thành cảnh quan hồ Đầm Vạc nên các công trình kiến trúc phải được bố trí hướng chính quay về phía lòng hồ Đầm Vạc. Trường hợp công trình nằm trong khuôn viên khu đất bắt buộc phải quay hướng khác (không phải mặt đứng chính công trình) về phía hồ Đầm Vạc thì phải có phương án kiến trúc đảm bảo mặt đứng tương tự mặt đứng chính (có sảnh công trình; họa tiết trang trí, vật liệu và màu sắc như mặt đứng chính).

- Tổ chức cây xanh, sân vườn và đường nội bộ (chiếm tối thiểu từ 15-20% diện tích lô đất) kết hợp với việc bố trí nơi đỗ xe đảm bảo yêu cầu sử dụng.

- Không được xây các kiến trúc bằng vật liệu tạm (tranh, tre, nứa, lá), trừ trường hợp có yêu cầu đặc biệt về kiến trúc và được phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Xây dựng hệ thống kè đá theo hướng thẳng đứng; phía trên mặt kè lắp đặt hệ thống lan can hoặc hàng rào thoáng (đạt tỷ lệ trên 70 %), sơn màu xanh lá cây, chiều cao từ 0,9 m - 1,8 m; nghiêm cấm xây dựng các mảng tường rào đặc kín che kín toàn bộ các công trình phía bên trong khu đất.

4. Đối với các khu vực dân cư:

a) Khu dân cư hiện trạng: Duy trì các khu dân cư hiện có, từng bước nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan. Định hướng kiến trúc truyền thống mái dốc cho các khu dân cư nằm ven hồ Đầm Vạc, là loại hình nhà ở thấp tầng (từ 03 đến 05 tầng), mật độ xây dựng < 80%.

b) Khu vực cải tạo, đầu tư xây dựng mới:

Xây dựng lộ trình phù hợp để tiến hành cải tạo, đầu tư xây dựng mới các khu vực có tính ảnh hưởng lớn đến kiến trúc ven hồ. Ngoài việc cấp GPXD theo quy định, cần đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc và quản lý xây dựng:

- Chỉ giới xây dựng công trình kiến trúc: đảm bảo khoảng lùi tối thiểu 10 m tính từ chân công trình chính đến mép hồ Đầm Vạc.

- Mật độ xây dựng: tối đa 80 %

- Cốt cao độ khống chế:

+ Chiều cao toàn công trình: Tối đa + 19.5 m (tương đương 05 tầng)

+ Chiều cao các tầng: từ 3,6 - 3,9 m/01 tầng

+ Cốt nền tầng 1: Cao hơn so với cốt nền lô đất nền là + 0,45 m

- Hình thức kiến trúc thiết kế đơn giản, giàu bản sắc dân tộc và bảo đảm tính đồng nhất giữa các công trình. Không được sử dụng nhiều chi tiết kiến trúc lai tạp, không đảm bảo mỹ quan kiến trúc công trình.

- Không được sử dụng quá 3 màu bên ngoài công trình. Không được sử dụng các màu đen, cam, đỏ và các gam màu nóng, màu có độ tương phản cao hoặc màu tối sẫm làm màu chủ đạo bên ngoài công trình.

- Phải có biện pháp che chắn hoặc thiết kế bảo đảm mỹ quan các thiết bị lắp đặt kèm theo như: máy điều hòa, bồn nước mái, các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời; sân phơi quần áo không được bố trí ra các mặt ngoài công trình.

- Hàng rào phải được thiết kế xây dựng thoáng với tỷ lệ khoảng 60%.

5. Đối với phần diện tích mặt nước:

Liên quan đến việc xây dựng công trình, lắp đặt sàn nổi, cầu nổi trên mặt hồ, trên cơ sở được sự đồng ý về chủ trương của UBND tỉnh, UBND thành phố Vĩnh Yên là cơ quan cấp Giấy phép xây dựng thực hiện dự án.

6. Nghiêm cấm việc xây dựng, lắp đặt các biển quảng cáo tấm lớn trong khu vực quản lý hồ Đầm Vạc

Điều 5. Quản lý hệ thống hạ tầng

1. Việc lắp đặt các đường dây, cáp, xây dựng công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị trong phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc thực hiện theo Quy định quản lý các đồ án quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu và QHC đô thị Vĩnh Phúc.

2. Việc quản lý và đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng xung quanh hồ:

a) UBND thành phố Vĩnh Yên tổ chức thực hiện quản lý, bảo trì vỉa hè, đường dạo; quản lý, duy trì vệ sinh môi trường và kiểm tra xử lý các vi phạm trật tự đô thị trong khu vực quản lý hồ Đầm Vạc.

b) Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý nhà nước hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông đô thị trong công tác quản lý chuyên ngành.

c) Các đơn vị tham gia quản lý duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và vườn hoa, cây xanh thảm cỏ ven hồ có trách nhiệm:

- Quản lý duy trì, sửa chữa và vận hành tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên ngành đảm bảo vận hành an toàn.

- Hàng năm lập kế hoạch đầu tư cải tạo, nâng cấp và lập hồ sơ đặt hàng (đối với duy trì chiếu sáng, thoát nước và vườn hoa, công viên cây xanh) theo quy định.

- Phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên và UBND các xã, phường liên quan trong quá trình quản lý, vận hành, duy trì để kiểm tra, bảo vệ các công trình hạ tầng, chống lấn chiếm, hư hỏng và sử dụng không đúng mục đích.

d) Mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động khu vực hồ Đầm Vạc có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ hệ thống hạ tầng; nghiêm cấm sử dụng vỉa hè, lòng đường, thảm cỏ làm bãi đỗ xe, trông giữ xe trái phép và hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

Điều 6. Quản lý môi trường nước

1. Quản lý nước thải khu vực hồ Đầm Vạc.

a) UBND thành phố Vĩnh Yên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường điều tra, thống kê, đánh giá và có giải pháp kiểm soát nguồn nước thải trong khu vực quản lý hồ Đầm Vạc.

b) Các cơ quan, tổ chức, các hộ dân cư có trách nhiệm xử lý nước thải qua bể phốt trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải xung quanh hồ.

c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống xử lý nước thải, nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống thu gom nước thải xung quanh hồ.

d) Các cơ sở dịch vụ du lịch, thể thao, vui chơi giải trí trên mặt hồ phải thu gom xử lý và xả nước thải đúng nơi quy định.

e) Nghiêm cấm hành vi xả nước thải trực tiếp xuống hồ, vào lòng hồ, ra hè, đường, khu vực vườn hoa, thảm cỏ và nơi công cộng.

2. Quản lý chất lượng nước hồ.

UBND thành phố Vĩnh Yên, đơn vị được giao quản lý hồ Đầm Vạc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để thường xuyên thực hiện việc quan trắc, kiểm tra chất lượng nước hồ, xác định nguyên nhân tác động có thể gây ô nhiễm nước hồ để xử lý.

3. Quản lý mực nước và vệ sinh mặt hồ.

Đơn vị được UBND thành phố Vĩnh Yên giao quản lý hồ Đầm Vạc có trách nhiệm quản lý mực nước hồ và các cửa xả nước theo quy trình quản lý mực nước hồ; thường xuyên tổ chức thu vớt bèo, rác thải trên mặt hồ để phục vụ mục đích thoát nước của Thành phố và đảm bảo hệ sinh thái hồ Đầm Vạc.

Điều 7. Quản lý môi trường không khí và các chất thải, rác thải

1. Mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện các biện pháp xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn đạt tiêu chuẩn môi trường và giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân phát tán các mùi khó chịu, độc hại, gây khói, bụi, tiếng ồn và các tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh.

2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu vực thường xuyên thu dọn, giữ gìn vệ sinh khu vực sản xuất, kinh doanh. Bố trí điểm thu gom chất thải rắn và hợp đồng với đơn vị môi trường đô thị để thu gom, vận chuyển; Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình ở khu vực hồ Đầm Vạc có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nơi ở trong và ngoài nhà, thực hiện đổ rác đúng quy định của đơn vị quản lý vệ sinh môi trường.

3. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cá nhân xả chất thải, rác thải, phân hữu cơ xuống hồ, lên hè, đường, đường dạo, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ và nơi công cộng.

Điều 8. Quản lý việc nuôi trồng thủy sản

1. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trong hồ để đảm bảo cân bằng môi trường hệ sinh thái hồ, phục vụ mục đích văn hóa thể thao, giải trí và không gây ô nhiễm môi trường nước hồ; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

2. Không được sử dụng thuốc thú y, hóa chất ngoài danh mục cho phép sử dụng và các loại thuốc, hóa chất đã hết hạn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Điều 9. Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí

1. Mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí trong khu vực quản lý hồ Đầm Vạc phải có giấy phép hoạt động.

2. Các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động thực hiện theo quy định của Pháp luật hiện hành liên quan đến các hoạt động này.

Chương III

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

Điều 10. Trách nhiệm của UBND thành phố Vĩnh Yên

1. Thực hiện việc quản lý hạ tầng kỹ thuật; quản lý trật tự xây dựng, vệ sinh môi trường, quản lý việc nuôi trồng thủy sản và quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa thể thao và du lịch theo nội dung quy định tại Quy định này. Phối hợp với các sở, ban, ngành và cơ quan khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển bền vững khu vực hồ Đầm Vạc.

2. Tổ chức để các tổ chức, cá nhân ký cam kết bảo vệ môi trường, bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật và thực hiện đúng các quy định về trật tự xây dựng, trật tự đô thị, quy định về quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

3. Tiếp nhận, giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại, tố cáo về công tác quản lý, khai thác, sử dụng hồ Đầm Vạc. Những trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết, có trách nhiệm báo cáo kịp thời hoặc kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh giải quyết.

4. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ kiểm tra giám sát và xử lý các vi phạm nội dung Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Thành lập Ban quản lý hồ Đầm Vạc trực thuộc UBND thành phố Vĩnh Yên để thực hiện nhiệm vụ quản lý hồ Đầm Vạc theo quy định này. Ban quản lý hồ Đầm Vạc do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp làm Trưởng ban.

6. UBND thành phố Vĩnh Yên chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn quy chế tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của Ban quản lý hồ Đầm Vạc, báo cáo UBND tỉnh trước khi ban hành để thực hiện.

Điều 11. Trách nhiệm của UBND các phường liên quan

1. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định và chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo phân công, phân cấp quản lý trong việc quản lý Hồ Đầm Vạc.

2. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các hộ gia đình, công dân trên địa bàn chấp hành các quy định này; kịp thời phát hiện, xử lý những sự cố, tác động gây ảnh hưởng xấu tới môi trường khu vực hồ Đầm Vạc theo thẩm quyền.

Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1. Sở Tài nguyên Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên trong việc thực hiện các hoạt động quan trắc môi trường, đề xuất, hướng dẫn Ban quản lý hồ Đầm Vạc và các đơn vị sử dụng, khai thác hồ Đầm Vạc các biện pháp đảm bảo chất lượng môi trường và sự phát triển bền vững khu vực hồ Đầm Vạc; phối hợp kiểm tra, đánh giá các nguồn thải có tác động tới môi trường; thẩm định và phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường theo phân cấp; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc khai thác, sử dụng và quản lý phát triển bền vững khu vực hồ Đầm Vạc.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Phối hợp, hướng dẫn UBND thành phố Vĩnh Yên xác định các chủng loại thủy sản được phép nuôi trồng, thủy sản cần hạn chế khai thác, đáng bắt và sản lượng khai thác thủy sản thích hợp hàng năm tại hồ Đầm Vạc nhằm mục đích cân bằng môi trường hệ sinh thái hồ Đầm Vạc.

b) Phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên xây dựng Quy trình điều tiết mực nước hồ Đầm Vạc, đảm bảo cảnh quan môi trường sinh thái và thực hiện kiểm soát lũ, giảm thiểu ngập lụt.

3. Sở Giao thông vận tải:

Có trách nhiệm quản lý nhà nước về giao thông, an toàn giao thông thủy, phương tiện thủy; quản lý cấp phép bến thủy nội địa và hoạt động của phương tiện thủy trên hồ; phối hợp với Sở Xây dựng trong việc thỏa thuận lắp đặt sàn nổi, cầu nổi trên hồ…

4. Sở Xây dựng:

a) Quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt.

b) Cấp Giấy phép xây dựng đối với các dự án theo phân cấp đảm bảo cảnh quan khu vực hồ Đầm Vạc.

5. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch:

a) Phối hợp, hướng dẫn UBND thành phố Vĩnh Yên trong việc quản lý khai thác, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao và du lịch trong khu vực hồ Đầm Vạc.

b) Tuyên truyền nâng cao ý thức của các tổ chức, cá nhân, các đoàn khách du lịch trong việc bảo vệ và phát triển bền vững khu vực hồ Đầm Vạc.

c) Phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên xây dựng các đề án, kế hoạch khai thác hồ Đầm Vạc phục vụ cho du lịch, vui chơi, giải trí; quy hoạch nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa và phát triển những lễ hội truyền thống trong khu vực.

6. Sở Tài Chính:

Phối hợp với Cục thuế hướng dẫn UBND thành phố Vĩnh Yên trong việc xây dựng cơ chế tài chính, quản lý, thu, chi các khoản phí đối với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có sử dụng, khai thác mặt hồ, lòng hồ, không gian hồ Đầm Vạc và hệ thống hạ tầng xung quanh hồ.

7. Sở Nội vụ:

Phối hợp với UBND thành phố Vĩnh Yên xây dựng quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy, phê chuẩn quy chế tổ chức hoạt động của Ban quản lý hồ Đầm Vạc, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 13. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình

1. Mọi tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khi tham gia các hoạt động sinh hoạt, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoa học, văn hóa, thể thao… trong và ngoài phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc phải chấp hành Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nghiêm cấm các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép mặt hồ, lòng hồ, hè, đường và đất công trong phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc; các hành vi khai thác, đánh bắt trái phép thủy sản hồ Đầm Vạc; các hành vi phá hoại các hạng mục, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi quản lý hồ Đầm Vạc.

3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, thực hiện tốt việc quản lý chất thải.

4. Mọi tổ chức, cá nhân, trong quá trình tham gia hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng hồ Đầm Vạc có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý những nguyên nhân, sự cố, ảnh hưởng tác động xấu tới chất lượng môi trường nước, không khí và cảnh quan khu vực Hồ Đầm Vạc, những hành vi vi phạm các quy định quản lý, khai thác Hồ Đầm Vạc để có biện pháp khắc phục, xử lý.

5. Các tổ chức, đơn vị, các hộ gia đình, cá nhân trong khu vực quản lý hồ Đầm Vạc có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đổ rác, chất thải đúng nơi quy định, không để vật nuôi gây mất vệ sinh công cộng, có trách nhiệm tích cực tham gia các hoạt động thân thiện môi trường, ngăn ngừa và phòng chống ô nhiễm môi trường, giữ gìn cảnh quan khu vực hồ Đầm Vạc do chính quyền và các đoàn thể, tổ chức của địa phương phát động.

Chương IV

THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Kiểm tra và xử lý vi phạm

1. Mọi hoạt động vi phạm Quy định về quản lý hồ Đầm Vạc khi bị phát hiện đều phải bị xử lý của chính quyền các cấp, của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Thanh tra xây dựng các cấp có nhiệm vụ kiểm tra tình hình thực hiện Quy định về quản lý hồ Đầm Vạc; phát hiện và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại địa bàn phụ trách; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy định này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý theo quy định của Pháp luật.

Điều 15. Điều khoản thi hành

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những nội dung cần phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp, các tổ chức, cá nhân, sở, ngành phản ánh về UBND thành phố Vĩnh Yên để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác