Quyết định 01/2007/QĐ-DSGĐTE ban hành Chương trình hành động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện Nghị quyết 25/2006/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành
Quyết định 01/2007/QĐ-DSGĐTE ban hành Chương trình hành động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện Nghị quyết 25/2006/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành
Số hiệu: | 01/2007/QĐ-DSGĐTE | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em | Người ký: | Lê Thị Thu |
Ngày ban hành: | 08/03/2007 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/03/2007 | Số công báo: | 248-249 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 01/2007/QĐ-DSGĐTE |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em |
Người ký: | Lê Thị Thu |
Ngày ban hành: | 08/03/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 24/03/2007 |
Số công báo: | 248-249 |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM Số: 01/2007/QĐ-DSGĐTE |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2007 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Căn cứ Nghị định số
94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ X, Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
5 năm 2006 – 2010;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
|
BỘ
TRƯỞNG CHỦ NHIỆM |
CỦA ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ
25/2006/NQ-CP NGÀY 09/10/2006 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA
CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ X, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
KHÓA XI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2006 – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-DSGĐTE ngày 08 tháng 3 năm 2007
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt nam đã ban hành Nghị quyết thông qua Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 đã ban hành Nghị quyết số 56/2006/QH 11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 thông qua báo cáo về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược 10 năm 2001 – 2010, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010.
Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành Chương trình hành động để thực hiện Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09/10/2006 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Chương trình hành động gồm những nội dung sau:
1. Mục tiêu chung.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về dân số, gia đình và trẻ em (DSGĐVTE); củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính; chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, tăng cường phối hợp liên ngành để triển khai đồng bộ các mục tiêu, giải pháp đã xác định trong các Nghị quyết, chỉ thị, chiến lược và chương trình hành động, chưa công tác DSGĐTE phát triển lên một bước mới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng X và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010
2.1 Các mục tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ)
Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS – KHHGĐ và Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS – KHHGĐ, thực hiện có kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia DS – KHHGĐ giai đoạn 2006 – 2010, đạt được các mục tiêu của Chiến lược dân số Việt nam 2001 – 2010 cụ thể như sau:
2.1.1 Giảm tỉ lệ sinh trung bình 0,25%o hàng năm, duy trì vững chắc tổng tỷ suất sinh đã đạt được tỷ lệ phát triển dân số là 1,14% và quy mô dân số dưới 89 triệu người vào năm 2010.
2.1.2. Kiểm soát có kết quả tình hình mất cân bằng về cơ cấu giới tính khi sinh trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ hiện tượng này, đề xuất và thực hiện các biện pháp can thiệp thích hợp.
2.1.3. Từng bước nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đưa chỉ số HDI đạt mức trung bình tiên tiến vào năm 2010.
2.1.4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DSGĐTE để cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu về dân số phục vụ cho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch phát triển ngành và quản lý hành chính nhà nước.
2.2 Các mục tiêu về gia đình
Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/02/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai đồng bộ các giải pháp để đạt được các mục tiêu của Chiến lược xây dựng gia đình Việt nam giai đoạn 2005 – 2010, cụ thể là:
2.2.1. Củng cố, ổn định gia đình trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện quy mô gia đình ít con (mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con); thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi.
2.2.2. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới; tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình; tăng cường phòng, chống bạo lực trong gia đình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động người dân xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.
2.2.3. Nâng cao mức sống gia đình trên cơ sở phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các gia đình liệt sĩ, gia đình thương binh, gia đình bệnh binh, gia đình của người dân thuộc các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10-11% vào năm 2010.
2.3 Các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSGDTE).
2.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tốt Luật BVCSGDTE năm 2004, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
2.3.2. Phối hợp với các Bộ, ngành đẩy mạnh công tác BVCSGDTE, đạt một số mục tiêu chủ yếu sau:
- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o trẻ đẻ sống.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%.
- 99% trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi; 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, 70% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc; giảm 90% trẻ em nghiện ma túy, trẻ em vi phạm pháp luật; 50% xã, phường có điểm vui chơi cho trẻ em đạt tiêu chuẩn.
- Thực hiện thí điểm y tế học đường tại các trường phổ thông và chương trình sữa học đường cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai việc xây dựng các cơ sở trông giữ, chăm sóc trẻ dưới 18 tháng tuổi hoặc 12 tháng tuổi tại các cơ quan, đơn vị để bảo đảm cho các bà mẹ có điều kiện chăm sóc con trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
- 70% trẻ em tàn tật được tham gia học tập dưới mọi hình thức.
- Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 cơ bản giảm được 90%, trong số 70% số trẻ em được trợ giúp tạo dựng cuộc sống hòa nhập với gia đình và cộng đồng; ngăn chặn và từng bước giảm dần số trẻ em bị buôn bán và bị xâm phạm tình dục; ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại và nguy hiểm.
2.3.3. Trực tiếp triển khai các hoạt động đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau: 70% xã, phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em; 98% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ và được khám bệnh miễn phí.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ các cấp.
1.1 Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của Ủy ban DSGĐTE cấp Trung ương.
Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 94/2002/NĐ-CP làm cơ sở đề suất phương hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định cho phù hợp nhiệm vụ quản lý nhà nước về DSGĐTE. Thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch cán bộ theo đúng quy định hiện hành.
Đánh giá chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban, quy chế làm việc của thành viên Ủy ban, trên cơ sở đó củng cố cố và kiện toàn tổ chức bộ máy Ủy ban.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chức danh cán bộ, công chức và xác định số lượng chức danh cho từng thời kỳ. Xây dựng nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị trực thuộc Ủy ban. Hoàn thiện tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức.
Quy hoạch và đào tạo, nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Nghiên cứu thực hiện việc phân cấp quản lý phù hợp với cải cách hành chính.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan Ủy ban.
1.2. Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan DSGĐTE ở cấp tỉnh, huyện và xã.
Phối hợp với Bộ Nội vụ đánh giá việc thực hiện các văn bản hướng dẫn về kiện toàn tổ chức bộ máy DSGĐTE cấp tỉnh, huyện và xã, để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng nhiệm vụ cụ thể của từng chức danh công chức của Ủy ban DSGĐTE cấp tỉnh, huyện.
Tập trung củng cố và kiện toàn bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ DSGĐTE cấp xã, đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chế độ chính sách, đề xuất Chính phủ giải quyết nhằm ổn định đội ngũ cán bộ DSGĐTE cấp xã và cộng tác viên thôn bản.
1.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ DSGĐTE về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.
Hoàn thiện bộ giáo trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ DSGĐTE các cấp.
Nâng cấp Trung tâm Đào tạo thành trường cao đẳng của ngành DSGĐTE.
Thực hiện quy hoạch cán bộ, xây dựng chương trình đào tạo bồi duỡng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; đào tạo sau đại học về chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu và quản lý chương trình có liên quan đến nhiệm vụ của ngành ở trong nước và nước ngoài. Bồi dưỡng đào tạo chuyên môn công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ theo hướng tiêu chuẩn hóa nghề trong hệ thống ngành DSGĐTE đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và hội nhập quốc tế.
2. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục, vận động từng bước nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về DSGĐTE
2.1. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác truyền thông, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn dịch vụ DSGĐTE
Cập nhật, cải tiến và phát triển chương trình, nội dung tài liệu đào tạo về truyền thông chuyển đổi hành vi DSGĐTE hiện có cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quán lý các cấp và người làm công tác truyền thông, giáo dục và tư vấn trên cơ sở giám sát đánh giá kết quả và nhu cầu đào tạo về truyền thông chuyển đổi hành vi, đồng thời thực hiện phân cấp đào tạo.
Triển khai áp dụng có hiệu quả các nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực truyền thông chuyển đổi hành vi về DSGĐTE nhằm đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, phát triển tài liệu và các thông điệp truyền thông.
Từng bước thực hiện việc trang bị lại, trang bị bổ sung các trang thiết bị truyền thông và đẩy mạnh sản xuất các tài liệu truyền thông, ưu tiên cho cấp cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đảm bảo mỗi đối tượng được tuyên truyền vận động được cung cấp ít nhất một tài liệu truyền thông thích hợp. Tập trung sản xuất các tài liệu truyền thông đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Thực hiện phân cấp hợp lý việc sản xuất các tài liệu truyền thông theo nguyên tắc trung ương sản xuất tài liệu mẫu, tài liệu kỹ thuật cao, địa phương tổ chức chuyển thể, nhân bản, sản xuất các tài liệu đơn giản.
Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn về DSGĐTE. Trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện đường dây tư vấn trẻ em miễn phí, đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu tư vấn ngày càng tăng. Đánh giá đầy đủ và có biện pháp củng cố trung tâm tư vấn dịch vụ DSGĐTE ở các tỉnh.
Xây dựng và thực hiện nội dung, cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá dựa trên kết quả hoạt động truyền thông DSGĐTE của các cấp, các ngành đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan.
2.2. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về DSGĐTE cho mọi đối tượng.
Duy trì và phát triển hoạt động tuyên truyền, vận động và giáo dục thường xuyên ở các cấp.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các trung tâm tư vấn DSGĐTE các tỉnh, thành phố; mở rộng mạng lưới trung tâm tư vấn bảo vệ trẻ em ra các thành phố trung tâm khu vực như TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ.
Huy động đồng bộ, thường xuyên các kênh truyền thông, chú trọng truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp, đảm bảo tính định hướng nhất quán về nội dung và thông điệp để nâng cao hiệu quả, tác động của thông tin, thông điệp về DSGĐTE đối với các nhóm đối tượng. Nội dung các thông điệp truyền thông phải phù hợp với từng nhóm đối tượng, phù hợp với những điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của từng vùng, từng địa phương. Các thông điệp có tính định hướng bao quát trong lĩnh vực DSGĐTE bao gồm: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ, thực hiện mỗi cặp vợ chồng có một hoặc 2 con; bảo vệ các quyền trẻ em, bảo vệ mọi trẻ em nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, được phát triển hài hòa và toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; củng cố gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
Đa dạng hóa các kênh, hình thức, phương pháp truyền thông, giáo dục, vận động về DSGĐTE. Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và đến từng gia đình, từng đối tượng đặc biệt là nam giới, vị thành niên và thanh niên thông qua mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên DSGĐTE ở cơ sở phải được đẩy mạnh, đặc biệt chú trọng tăng cường và đổi mới công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất thường xuyên, hình thức phong phú, đa dạng chất lượng ngày càng được nâng lên.
Kết hợp giữa truyền thông, vận động thường xuyên với tổ chức các đợt chiến dịch truyền thông trong chiến dịch lồng ghép truyền thông và dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ; chiến dịch truyền thông vận động trong Tháng hành động vì trẻ em và các sự kiện truyền thông nhân Ngày gia đình Việt nam, Ngày dân số thế giới, Ngày dân số Việt Nam, Ngày tết thiếu nhi, vv… Chú trọng đến việc nêu gương các đơn vị, gia đình và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ, các gia đình tiêu biểu, các đơn vị và cá nhân làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.3. Tạo sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, những người có uy tín trong cộng đồng đối với công tác DSGĐTE
Tăng cường thông tin cho lãnh đạo, những người có uy tín trong cộng đồng về công tác DSGĐTE thông qua những hoạt động cụ thể: định kỳ cung cấp thông tin với nội dung, hình thức phù hợp; tổ chức thường xuyên các cuộc tiếp xúc trực tiếp, đối thoại giữa lãnh đạo với đội ngũ cán bộ làm công tác DSGĐTE, với nhân dân bằng những hình thức thích hợp.
Cải tiến về hình thức, nội dung tài liệu truyền thông cung cấp cho lãnh đạo, người có uy tín trong cộng đồng với thình thức đẹp, thông tin mới, ngắn gọn, súc tích, đủ ý và chính xác.
Huy động ngày càng đông đảo các lực lượng xã hội tham gia công tác truyền thông, vận động. Đối với công tác BVCSGDTE, chú trụng đúng mức việc phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tham gia hoạt động truyền thông, vận động.
Tạo điều kiện để mọi cá nhân và tổ chức tiến hành các hoạt động liên quan đến vấn đề DSGĐTE theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích và hướng dẫn cộng đồng xây dựng hương ước, quy ước, quy định của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, tổ dân phố để thực hiện chính sách, pháp luật về DSGĐTE.
3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách DSGĐTE, đảm bảo quản lý nhà nước về lĩnh vực DSGĐTE trên cơ sở luật pháp ngày càng tốt hơn, đồng thời đẩy mạnh phong trào nhân dân thực hiện tốt công tác này.
- Xây dựng đề án về công tác dân số báo cáo Bộ Chính trị; sau khi được sự đồng ý của Bộ Chính trị, chủ trì, phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương và các cơ quan khác có liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chính sách dân số trong tình hình mới.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
- Xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban DSGĐTE.
- Xây dựng đề án thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ DSGĐTE xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng đề án xã hội hóa hoạt động DSGĐTE đến năm 2010.
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách dân số nói chung và 4 năm thực hiện pháp lệnh dân số nói riêng, triển khai xây dựng Luật dân số và các văn bản hướng dẫn.
Hoàn thiện Nghị định đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng Quyết định khuyến khích tập thể, cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ; Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ trình Chính phủ ban hành.
- Xây dựng các đề án các giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến chất lượng dân số và đưa ra những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách mới. Sửa đổi bổ sung và xây dựng những chính sách liên quan đến SKSS tiền hôn nhân, sức khỏe di truyền, bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng, hôn nhân và gia đình, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
- Nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi các quy định không phù hợp với thực hiện mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ trong các chính sách có liên quan.
- Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010, xây dựng Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
- Đánh giá tình hình thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, nghiên cứu, rà soát những nội dung về gia đình trong Luật hôn nhân và gia đình, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện những nội dung về gia đình trong Luật này.
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật bình đẳng giới.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách, xây dựng các tiêu chí có tác dụng thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đảm bảo luật được thực hiện đầy đủ và phù hợp với thực tiễn.
- Sửa đổi và đề xuất các chính sách thích hợp về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Hoàn thiện Chiến lược bảo vệ trẻ em, Chiến lược phát triển toàn diện trẻ thơ, Quy hoạch trung tâm thế giới tuổi thơ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành.
Thực hiện tốt chương trình chính phủ điện tử phù hợp với tiến trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 trong quản lý hành chính và quản lý tài chính công.
Thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong công tác quản lý, công khai quy chế và quy trình xử lý công việc.
Xây dựng cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính của cán bộ công chức, viên chức; nâng cao đạo đức trách nhiệm và ý thức phục vụ của cán bộ công chức, viên chức.
Xây dựng, hoàn thành quy chế, quy trình làm việc và mối quan hệ công tác giữa Ủy ban DSGĐTE với các Bộ, ngành, đoàn thể cùng tham gia thực hiện công tác DSGĐTE; giữa Trung ương và địa phương; giữa các đơn vị trong Ủy ban.
Thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp thực hiện công tác DSGĐTE đến người năm 2010 đã ký kết với 10 Bộ, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể, đồng thời triển khai các chương trình phối hợp với các Bộ, ngành khác.
Hoàn thiện quy định và thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và phân tích dự báo. Phát hành niên giám thống kê DSGĐTE hàng năm để cung cấp số liệu phụ vụ nhu cầu quản lý của ngành và cung cấp thông tin số liệu về DSGĐTE cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
5. Xây dựng, mở rộng, phát triển các mô hình dịch vụ DSGĐTE
5.1 Củng cố các dịch vụ DSGĐTE hiện có, xây dựng và từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ đan dạng, phù hợp của hệ thống dịch vụ công, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng các dịch vụ này theo quy định của pháp luật.
5.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ trên cơ sở mở rộng khả năng lựa chọn của khách hàng, tăng cường khả năng kỹ thuật ở các cơ sở dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về sự an toàn, thuật tiện, kịp thời và có chất lượng. Đẩy mạnh sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ của nhân dân ở vùng khó khăn, vùng đông dân có mức sinh cao; tăng cường cung cấp thông tin, tư vấn và cung cấp dịch vụ có chất lượng cho nhân dân ở các vùng này.
Đa dạng hóa các biện pháp tránh thai (BPTT): huy động kinh phí từ các nguồn để mua phương tiện tránh thai (PTTT) đáp ứng theo kế hoạch. Tăng cường năng lực sản xuất trong nước để sản xuất PTTT với chất lượng cao. Mở rộng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai. Xác định nhu cầu sử dụng BPTT, đặc biệt là BPTT lâm sàng để cung cấp và đáp ứng nhu cầu.
Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ: Mở rộng các kênh phân phối PTTT và huy động các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ theo nhiều kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng về thời gian, địa điểm, chủng loại. Nâng cao chất lượng các kênh cung cấp miễn phí về PTTT và dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ của mạng lưới y tế, DSGĐTE, các đoàn thể. Phân phối dựa vào cộng đồng đối với PTTT phi lâm sàng cơ sở nâng cao năng lực đội ngũ cộng tác viên và tình nguyện viên thuộc các tổ chức xã hội. Mở rộng địa bàn và nâng cao năng lực tiếp thị xã hội (TTXH) đối với PTTT phi lâm sàng trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước và kỹ năng tiếp thị, tổ chức thực hiện của các tổ chức TTXH. Mở rộng việc bán tự do các PTTT phi lâm sàng và thí điểm bán TTXH PTTT lâm sàng trên thị trường.
Nâng cao chất lượng hệ thống hậu cần: nâng cấp về cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị và phương tiện cho các kho hậu cần ở các cấp. Đào tạo đội ngũ cán bộ hậu cần ỏ các kho, các tuyến dịch vụ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý hậu cần về PTTT, trang thiết bị và dụng cụ y tế ở các cấp. Dự báo nhu cầu về PTTT và thuốc thiết yếu. Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các PTTT, đặc biệt là các PTTT phi lâm sàng.
Tăng cường khả năng kỹ thuật; Phối hợp với Bộ Y tế khảo sát đánh giá hiện trạng về cơ sở vật chất phòng dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ, tình hình cung cấp, sử dụng và nhu cầu trang thiết bị, dụng cụ y tế ở các tuyến, từ đó trang bị và bổ sung, thay thế về trang thiết bị, dụng cụ y tế cho các tuyến dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ; Nâng cấp cơ sở vật chất của các cơ sở dịch vụ ở các tuyến; Đào tạo kỹ thuật làm các loại dịch vụ và kỹ năng tư vấn cho cán bộ cung cấp dịch vụ; thực hiện đúng quy trình, chuẩn quốc gia trong cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS, KHHGĐ.
Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức cấp viên sắt cho phụ nữ mang thai không có điều kiện đến khám và sinh con ở các cơ sở y tế của vùng khó khăn; quản lý hiệu quả phụ nữ mang thai thông qua hệ thống y tế thôn, bản, cộng tác viên DSGĐTE và trạm y tế xã; Tổ chức thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng; Tổ chức khám, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc các bệnh dễ gây tử vong ở trẻ sơ sinh; tổ chức khám, tư vấn, chăm sóc trước, trong và sau khi sinh; hướng dẫn, điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục tại các cơ sở cung cấp dịch vụ hoặc thông qua chiến dịch tuyên truyền vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ KHHGĐ.
5.3. Thử nghiệm và mở rộng một số mô hình can thiệp nâng cao chất lượng dân số
5.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về nâng cao chất lượng dân số.
Kiểm điểm đánh giá kết quả thực hiện các chính sách liên quan đến chất lượng dân số và đưa ra những khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng chính sách mới.
Sửa đổi bổ sung và xây dựng những chính sách liên quan đến SKSS tiền hôn nhân, sức khỏe di truyền, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại cộng đồng, hôn nhân và gia đình, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
5.3.2. Tiếp tục mở rộng mô hình tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và mô hình cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ SKSS, KHHGĐ cho vị thành niên, thanh niên tại cộng đồng.
Đánh giá việc triển khai mô hình, từ đó bổ sung, hoàn thiện đề án thực hiện mô hình.
Lập kế hoạch quán lý, theo dõi và chăm sóc các đối tượng của mô hình để chủ động trong việc vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ. Đặc biệt chú ý đến nhóm đối tượng có nguy cơ cao như nghiện hút, nhiễm HIV, bị bệnh di truyền, tật nguyền…
5.3.3. Triển khai thí điểm các mô hình can thiệp sớm để nâng cao sức khỏe di truyền.
Triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ chăm sóc sức khỏe di truyền về kỹ thuật phục vụ khám và xác định các bệnh liên quan đến gen.
Triển khai thí điểm mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở khu vực và một số tỉnh trọng điểm.
5.3.4. Cải thiện chất lượng cuộc sống của một số dân tộc ít người, nhất là những dân tộc có nguy cơ suy giảm; cộng đồng dân cư ở vùng sâu, vùng nghèo và vùng khó khăn nhằm tạo sự phát triển cân bằng, bình đẳng giữa các dân tộc, các vùng trong cả nước.
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của người dân tộc, người dân ở vùng sâu, vùng nghèo và vùng khó khăn, thử nghiệm các mô hình nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng này.
5.4. Tổ chức thí điểm và từng bước phát triển các dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; hòa giải ngăn ngừa bạo lực gia đình; hỗ trợ gia đình và các thành viên trong gia đình gặp rủi ro, yếu thế; mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hổ trợ gia đình; thúc đẩy việc hình thành, phát triển các dịch vụ chăm sóc và dịch vụ giúp việc gia đình; phát triển hợp lý mạng lưới chăm sóc người cao tuổi (chăm sóc tại nhà, chăm sóc tại các cơ sở dịch vụ, câu lạc bộ dành cho người cao tuổi); mở rộng các mô hình can thiệp giảm bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, vv…
5.5 Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, đoàn thể, huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc xây dựng và phát triển mạnh ở các cấp cơ sở các loại dịch vụ bảo vệ trẻ em:
- Bảo vệ trẻ em: Các dịch vụ giáo dục trẻ thơ; hướng dẫn làm cha mẹ; văn hóa, giáo dục, vui chơi, giải trí tại gia đình, trường học và cộng đồng vv…
- Ngăn ngừa các nguy cơ: Tư vấn về pháp lý, kinh tế xã hội; chăm sóc thân thể, giáo dục hòa nhập,vv…
- Các dịch vụ trực tiếp và khẩn cấp: đường dây điện thoại nóng tiếp nhận, xử lý thông tin và kết nối dịch vụ, tư vấn tâm lý, hỗ trợ nơi tiếp nhận tạm thời, tạm trú, bảo trợ xã hội, phục hồi chức năng, hỗ trợ hòa nhập.
5.6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác DSGĐTE
5.6.1. Phát huy có hiệu quả sự tham gia của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể, tổ chức xã hội trên cơ sở chương trình phối hợp thực hiện công tác DSGĐTE đến năm 2010 đã ký kết với 10 Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, đồng thời triển khai các chương trình phối hợp với các Bộ, ngành khác.
5.6.2. Xây dựng và triển khai có kết quả đề án xã hội hóa hoạt động DSGĐTE, huy động ngày càng đông đảo các lực lượng xã hội, doanh nghiệp và cá nhân tham gia công tác DSGĐTE trên các mặt truyền thông,cung cấp các dịch vụ DSGĐTE, đóng góp vật chất hỗ trợ cho đối tượng thực hiện KHHGĐ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các gia đình nghèo.
5.6.3. Mở rộng các hoạt động tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai phi lâm sàn, thí điểm TTXH PTTT lâm sàng, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ.
5.6.4. Tăng cường năng lực vận động và quản lý của Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp, huy động ngày càng tăng nguồn quỹ từ sự đóng góp hảo tâm của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân. Quản lý sử dụng quỹ có hiệu quả và đúng mục đích, đúng đối tượng.
5.6.5. Thúc đẩy phong trào nhân dân thực hiện KHHGĐ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tham gia làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, phong trào xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Tiếp tục triển khai đưa chính sách DSGĐTE vào hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư.
6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và xây dựng các chiến lược về DSGĐTE cho giai đoạn tiếp theo.
6.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch nghiên cứu khoa học giai đoạn 2006-2010, đáp ứng yêu cầu hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, quản lý và điều hành công tác DSGĐTE ở các cấp. Trong nghiên cứu khoa học ưu tiên các nghiên cứu tác nghiệp, điều tra, khảo sát, thử nghiệm mô hình làm căn cứ đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện mục tiêu DSGĐTE; chú ý đúng mức các nghiên cứu cơ bản, các nghiên cứu theo chiều dọc để đưa các dự báo có cơ sở phục vụ cho việc xây dựng các định hướng, chiến lược dài hạn và trung hạn trong lĩnh vực DSGĐTE.
6.2. Bố trí thực hiện một số nghiên cứu cần thiết phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng các chiến lược về DSGĐTE cho giai đoạn tiếp theo.
6.3. Xây dựng các đề án nghiên cứu về những tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình gia nhập WTO và các cam kết quốc tế thuộc lĩnh vực DSGĐTE trên cơ sở đó xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện.
6.4. Hoàn thiện quy chế quản lý nghiên cứu khoa học. Xây dựng hệ thống báo cáo về tiến độ thực hiện đề tài nghiên cứu và thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên. Quy định trách nhiệm cập nhật thông tin của đề tài, báo cáo Hội đồng khoa học để giải quyết vấn đề phát sinh. Định kỳ hàng năm xuất bản kỷ yếu nghiên cứu khoa học để cung cấp thông tin cho công tác quản lý và những người quan tâm đến kết quả nghiên cứu.
7. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế.
7.1. Triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả các dự án viện trợ (ở cả Trung ương và địa phương) đã ký kết với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và chính phủ các nước như các dự án của chương trình dân số Việt Nam chu kỳ VII do Quỹ Dân số Liên hiệp quốc viện trợ, chương trình hợp tác Việt Nam - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc giai đoạn 2006-2010, dự án tăng cường sức khỏe gia đình (GTZ3), sức khỏe- kế hoạch hóa gia đình (KFW4), phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên (ADB), chương trình hợp tác Việt Nam-Plan Iternational cho trẻ em vv..
7.2. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ có tiềm năng, đồng thời nâng cao năng lực chuẩn bị và xây dựng dự án để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho công tác DSGĐTE.
7.3. Tích cực và chủ động tham gia hoặc đăng cai các hoạt động của Liên hợp quốc, của khu vực về DSGĐTE nhằm mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực này. Triển khai các chương trình và hoạt động cụ thể, trong quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực DSGĐTE, góp phần củng cố quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, đặc biệt đối với các láng giềng.
8. Tăng cường kiểm tra, giám sát và thanh tra.
8.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm và đột xuất ở các cấp để có cơ sở đánh giá đúng tình hình thực hiện kế hoạch, tiến bộ và chất lượng triển khai các hoạt động trong kế hoạch, tình hình thực hiện các chủ trương, biện pháp và mục tiêu để đề ra các cấp vv… làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, quản lý công tác DSGĐTE.
8.2. Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, thanh tra thực hiện luật pháp về DSGĐTE trên toàn ngành cũng như thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trong các đơn vị thuộc quyền quản lý của các cấp. Thực hiện nguyên tắc chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ xa; cân đối hợp lý giữa kiểm tra, thanh tra toàn diện với kiểm tra, thanh tra theo chuyên đề. Xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng; có biện pháp xử lý thỏa đáng với các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách về DSGĐTE.
8.3. Trên cơ sở củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy và cán bộ thanh tra ỏ trung ương và cấp tỉnh, nghiên cứu và xây dựng quy chế phân cấp trong kiểm tra, thanh tra.
9. Phòng, chống tham nhũng và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.
Phổ biến, quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong Ủy ban và thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thực hiện tốt các nội dung, biện pháp thực hiện Chương trình hành động của Ủy ban DSGĐTE về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2006-2010 được ban hành tại Quyết định số 03/2006/QĐ-DSGĐTE ngày 15/11/ 2006 của Bộ trưởng, Chủ nghiệm Ủy ban DSGĐTE.
Hoàn thiện quy chế sử dụng, bảo quản, lưu trữ tài liệu và phương tiện làm việc theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí: Quy chế bảo quản tài sản, trang thiết bị làm việc; Chế độ kiểm kê tài sản định kỳ; Chế độ sửa chữa, thay thế trang thiết bị làm việc.
Hoàn thiện quy chế bảo dưỡng và sử dụng phương tiện đi lại theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí: Chế độ sửa chữa lớn và nhỏ; Chế độ sử dụng phương tiện đi lại.
Thực hiện tốt Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
III. TỔ CHỨC VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, đơn vị chỉ đạo xây dựng nhiệm vụ trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm. Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các đề án, văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban.
2. Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE các tỉnh, thành phố căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chính trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, trực tiếp chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động của địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm.
3. Thủ trưởng các Vụ, đơn vị trong Ủy ban DSGĐTE, Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này và Chương trình hành động của địa phương; định kỳ hàng năm, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban tình hình thực hiện.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình hành động, các Vụ, đơn vị, Ủy ban DSGĐTE các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với Văn phòng Ủy ban, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
NHỮNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Chương trình hành động của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em thực hiện Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ
ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ X, Nghị quyết của Quốc hội khóa XI về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2006 – 2010)
TT |
Đề án |
Cấp trình |
Đơn vị chủ trì |
Thời gian hoàn thành |
||||
Bộ Chính trị, Ban Bí thư |
QH |
CP |
TTg CP |
BT, CNUB |
|
|
||
A |
B |
C |
D |
Đ |
E |
G |
H |
I |
1 |
Đề án về công tác dân số |
X |
|
|
|
|
Ban soạn thảo |
02/2007 |
2 |
Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về chính sách dân số trong tình hình mới |
X |
|
|
|
|
Ban soạn thảo |
9/2007 |
3 |
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ |
|
|
|
X |
|
Ban soạn thảo |
3/2007 |
4 |
Chính sách khuyến khích đối với đơn vị, gia đình, cá nhân thực hiện tốt mục tiêu chính sách DS-KHHGĐ |
|
|
|
X |
|
Vụ Dân số |
12/2006 |
5 |
Thông tư hướng dẫn thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn |
|
|
|
|
X |
Vụ Dân số |
12/2007 |
6 |
Các giải pháp tổng thể nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, tinh thần và trí tuệ, góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |
|
|
|
X |
|
Vụ Dân số |
12/2007 |
7 |
Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2011-2020 |
|
|
|
X |
|
Vụ Dân số |
12/2010 |
8 |
Các đề án thực hiện Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010: - Tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi - Phòng, chống bạo lực trong gia đình; phòng, chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình - Nghiên cứu những vấn đề tổng thể về gia đình để đề xuất xây dựng mô hình gia đình trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Phát triển dịch vụ gia đình và cộng đồng giai đoạn 2005-2010 - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình |
|
|
|
|
X
X
X
X
X |
Vụ Gia đình |
9/2006
10/2006
3/2007
3/2007
3/2007 |
9 |
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam gửi Liên Hợp quốc trả lời bảng hỏi về vấn đề bạo lực đối với trẻ em |
|
|
|
X |
|
Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Trẻ em |
10/2006 |
10 |
Chiến lược phát triển toàn diện trẻ thơ |
|
|
|
X |
|
Viện khoa học DSGĐTE, Vụ Trẻ em |
12/2006 |
11 |
Chiến lược Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên từ 16-18 tuổi giai đoạn 2007-2015 |
|
|
|
X |
|
Vụ Trẻ em |
12/2006 |
12 |
Chương trình sửa chữa học đường |
|
|
|
X |
|
Vụ Trẻ em |
2007 |
13 |
Quy hoạch hệ thống Trung tâm thế giới tuổi thơ trên toàn quốc và cơ chế hoạt động cho các dự án thuộc quy hoạch |
|
|
|
X |
|
Vụ KHTC |
12/2006 |
14 |
Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ |
X |
|
|
|
|
Vụ KHTC |
2006 |
15 |
Chiến lược truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về DS, SKSS, KHGĐ |
|
|
|
|
X |
Vụ TT-GD |
4/2006 |
16 |
Các chiến lược TTGD về DSGĐTE giai đoạn 2011-2020 |
|
|
|
|
X |
Vụ TT-GD |
2010 |
17 |
Bổ sung quy hoạch cán bộ |
|
|
|
|
X |
Vụ TCCB |
12/2006 |
18 |
Quy hoạch đào tạo cán bộ, công chức |
|
|
|
|
X |
Vụ TCCB |
12/2006 |
19 |
Phân cấp nội bộ về tổ chức cán bộ |
|
|
|
|
X |
Vụ TCCB |
12/2006 |
20 |
Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban DSGĐTE (thay thế Nghị định 94/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ) |
|
|
X |
|
|
Vụ TCCB |
6/2007 |
21 |
Quyết định về việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với cán bộ DSGĐTE ở cấp xã |
|
|
|
X |
|
Vụ TCCB |
6/2007 |
22 |
Đề án xã hội hóa hoạt động DSGĐTE |
|
|
|
|
X |
Vụ Pháp chế |
12/2006 |
23 |
Luật Dân số |
X |
|
|
|
|
Vụ Pháp chế |
12/2007 |
24 |
Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm chính sách DS-KHHGĐ |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
6/2007 |
25 |
Nghị định của Chính phủ về đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
2007 |
26 |
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dãn thi hành Luật Bình đẳng giới |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
6/2007 |
27 |
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng chống bạo lực gia đình |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
12/2007 |
28 |
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Dân số |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
2008 |
29 |
Nghị định xử phạt hành chính về gia đình |
|
|
X |
|
|
Vụ Pháp chế |
2008 |
30 |
Luật Gia đình |
X |
|
|
|
|
Vụ Pháp chế |
2010 |
31 |
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Hôn nhân và gia đình |
|
|
|
|
X |
Vụ Pháp chế |
2010 |
32 |
Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
|
|
|
|
X |
Thanh tra |
11/2006 |
33 |
Chương trình hành động phòng chống tham nhũng |
|
|
|
|
X |
Thanh tra |
12/2006 |
34 |
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng X |
|
|
|
|
X |
Văn phòng |
02/2007 |
35 |
Sửa đổi quy chế làm việc của Ủy ban |
|
|
|
|
X |
Văn phòng |
12/2006 |
36 |
Quy chế công tác văn thư và lưu trữ |
|
|
|
|
X |
Văn phòng |
12/2006 |
37 |
Quy chế chi tiêu nội bộ |
|
|
|
|
X |
Văn phòng |
12/2006 |
38 |
Thực hiện bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại theo quy hoạch và kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của ngành DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức |
2010 |
39 |
Xây dựng và nâng cao chất lượng trang thiết bị các cơ sở đào tạo dài hạn theo tiêu chí của Ủy ban DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức |
2010 |
40 |
Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ về tin học |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2006-2010 |
41 |
Thực hiện hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2007-2010 |
42 |
Thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2006-2010 |
43 |
Thiết lập hệ quản trị cơ sở dữ liệu DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2007-2010 |
44 |
Thực hiện đề án tin học hóa công tác quản lý nhà nước |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2006-2010 |
45 |
Thực hiện kế hoạch tổng thể về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin ngành DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2007-2010 |
46 |
Xuất bản, cung cấp các thông tin, số liệu phục vụ quản lý chương trình DSGĐTE |
|
|
|
|
|
Trung tâm thông tin |
2006-2007 |
(Công báo số 248+249 ngày 24/3/2007)
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây