Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000
Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000
Số hiệu: | 23/2000/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 28/04/2000 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/07/2000 | Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 23/2000/PL-UBTVQH10 |
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 28/04/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 08/07/2000 |
Số công báo: | 25-25 |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2000/PL-UBTVQH10 |
Hà Nội , ngày 28 tháng 4 năm 2000 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 23/2000/PL-UBTVQH10 NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ NGƯỜI CAO TUỔI
Người cao tuổi có công sinh
thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng
trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục
phát huy vai trò của người cao tuổi là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và
toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 6 về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2000;
Pháp lệnh này quy định về việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò của
người cao tuổi.
Mọi công dân phải kính trọng và có trách nhiệm giúp đỡ người cao tuổi.
Việc phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm chủ yếu của gia đình có người cao tuổi.
Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội trợ giúp.
PHỤNG DƯỠNG, CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI
2. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi là vợ hoặc chồng, con, cháu ruột.
3. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng không được từ chối nghĩa vụ phụng dưỡng.
2. Người có nghĩa vụ phụng dưỡng phải chu cấp chi phí điều trị khi ốm đau và mai táng khi người cao tuổi chết.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, bắt người cao tuổi làm việc quá sức.
2. Cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ được uỷ nhiệm có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết với người ủy nhiệm về chăm sóc người cao tuổi.
3. Người cao tuổi có quyền yêu cầu thay đổi cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ được uỷ nhiệm chăm sóc mình, nếu cá nhân hoặc tổ chức dịch vụ đó không làm tròn trách nhiệm.
Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được:
1. Trợ cấp xã hội hoặc nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội;
2. Khám, chữa bệnh miễn phí;
3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), cơ sở bảo trợ xã hội tổ chức, chi phí mai táng khi chết.
2. Người cao tuổi tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không thể đến khám, chữa bệnh tại nơi quy định thì Trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa bệnh tại nơi ở của người cao tuổi.
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. Giáo dục truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"; truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ;
2. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và hoà giải các tranh chấp, mâu thuẫn tại cộng đồng dân cư;
3. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật;
4. Tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;
5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ;
6. Các hoạt động xã hội khác.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC NGƯỜI CAO TUỔI
Quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi bao gồm những nội dung sau đây:
1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách đối với người cao tuổi;
2. Thống kê về người cao tuổi;
3. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để tăng cường đầu tư phát triển phúc lợi xã hội phục vụ việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
4. Hỗ trợ tổ chức người cao tuổi hoạt động;
5. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện pháp luật về người cao tuổi;
6. Xử lý vi phạm trong việc thi hành pháp luật về người cao tuổi;
7. Thực hiện quan hệ hợp tác quốc tế trong việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác người cao tuổi.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi trong phạm vi địa phương.
Hội người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có trách nhiệm:
1. Tập hợp người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội, góp phần thực hiện chương trình kinh tế - xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi, đề đạt với cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi;
3. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi;
4. Đại diện cho người cao tuổi Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân dân vì lợi ích của người cao tuổi.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây