Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1972
Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng năm 1972
Số hiệu: | 147/LCT | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Tôn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 06/09/1972 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/09/1972 | Số công báo: | 15-15 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 147/LCT |
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Tôn Đức Thắng |
Ngày ban hành: | 06/09/1972 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 15/09/1972 |
Số công báo: | 15-15 |
Tình trạng: | Đã biết |
UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/LCT |
Hà Nội, ngày 11 tháng 9 năm 1972 |
PHÁP LỆNH
QUY ĐỊNH VIỆC BẢO VỆ RỪNG
Rừng là một bộ phận của môi
trường sống, là tài sản quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế
quốc dân và văn hoá công cộng. Việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân
cùng làm.
Căn cứ vào Điều 12 và Điều 40 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Để bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên phong phú của rừng, phát huy tác dụng
to lớn của rừng trong việc giữ nguồn nước và điều tiết nước, giữ đất, chống xói
mòn, chống cát bay, điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của gió, bão, lũ, lụt, hạn
hán, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc
phòng và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần làm cho nước nhà giàu mạnh;
Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội
và nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, động viên toàn dân ra sức đấu tranh
chống mọi hành động làm thiệt hại đến rừng,
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ rừng.
NGUYÊN TẮC CHUNG
Rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tức là của toàn dân, không ai được xâm phạm.
Chính phủ có trách nhiệm quy hoạch toàn diện và phân phối đất đai cho nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyên dùng, có bản đồ phân định ranh giới rừng và đất rừng đến tận xã.
Nhà nước bảo đảm quyền lợi cho những tập thể và cá nhân đã có công trồng cây trên đất rừng.
Chính phủ quy định các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích hợp tác xã và nhân dân những nơi có rừng tích cực tham gia trồng rừng, làm nghề rừng, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Nhà Nước thống nhất quản lý việc bảo vệ rừng.
Tất cả các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp, công trường, đơn vị vũ trang nhân dân, hợp tác xã và toàn dân đều có nghĩa vụ bảo vệ rừng; phải triệt để tuân theo luật lệ bảo vệ rừng và chống mọi hành động vi phạm luật lệ đó.
Chính phủ tổ chức lực lượng chuyên trách và lực lượng quần chúng để bảo vệ rừng.
NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG
Cấm phá rừng. Những rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong trường hợp cần thiết phải phá rừng để lấy đất trồng trọt, xây dựng theo chủ trương và kế hoạch chung của Nhà nước hoặc để làm bất cứ việc gì khác thuộc lợi ích công cộng thì phải được Hội đồng Chính phủ cho phép.
C ấm mọi hành động chặt cây rừng trái với các điều quy định của Nhà nước.
Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch, chế độ và thể lệ của Nhà nước và phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp tỉnh trở lên cho phép. Lâm trường, nông trường, công trường, xí nghiệp công nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân chặt cây rừng đến đâu phải dọn rừng, tu bổ hoặc trồng lại rừng đến đó, dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của cơ quan lâm nghiệp.
Tập thể hay là cá nhân được phép lấy gỗ hoặc các lâm sản khác phải nộp tiền nuôi rừng cho Nhà nước để dùng vào việc bảo vệ và phát triển rừng.
Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học hoặc phục vụ các lợi ích đặc biệt khác.
Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp để dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn bắn chim, muông, thú rừng.
Cấm phát rừng, đốt rừng để làm nương rẵy.
Chính phủ sẽ đề ra các biện pháp tích cực để sớm hoàn thành cuộc vận động định canh, định cư ở miền núi.
Ở những nơi chưa hoàn thành việc định canh, định cư, thì tạm thời Uỷ ban hành chính huyện xét và cho phép làm nương rẵy trên những vùng đất đai đã được Uỷ ban hành chính tỉnh quy định.
Cấm đốt lửa trong rừng và ven rừng để dọn đường, hạ cây, lấy củi, săn bắt thú rừng; cấm đốt đồi, bãi thuộc đất rừng để nuôi cỏ non.
Hội đồng chính phủ quy định những trường hợp được đốt lửa ở trong rừng và ven rừng để sinh hoạt và những trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền cho phép đốt lửa để sản xuất, xây dựng hoặc phục vụ chiến đấu.
Khi đốt lửa ở trong rừng và ven rừng, phải nghiêm ngặt thực hiện những biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.
Khi xảy ra cháy rừng, Uỷ ban hành chính địa phương phải tổ chức ngay việc chữa cháy. Uỷ ban hành chính các cấp có quyền huy động lực lượng và phương tiện của các cơ quan, đơn vị và của nhân dân ở địa phương để chữa cháy rừng.
Cấm ngặt việc thả rông gia súc ở những khu rừng non, rừng mới trồng hoặc mới dặm cây con.
Việc chăn nuôi gia súc đàn ở nơi có rừng phải tập trung vào những vùng do Uỷ ban hành chính huyện quy định.
Việc săn, bắt chim, muông, thú rừng với bất kỳ mục đích gì phải tuân theo luật lệ của Nhà nước về săn, bắt chim, muông, thú rừng và phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp tỉnh trở lên cho phép.
Hội đồng Chính phủ quy định những loại thực vật, động vật quý và hiếm trong rừng cần phải đặc biệt bảo vệ và chế độ bảo vệ các loại đó.
Cơ quan lâm nghiệp có trách nhiệm tổ chức việc phòng và trừ sâu, bệnh phá hại rừng và phải đặt ra bộ phận chuyên trách việc điều tra, nghiên cứu, phòng và trừ sâu, bệnh; khi phát hiện có dịch sâu thì phải kịp thời tổ chức việc diệt trừ dịch sâu.
Các lâm trường, các hợp tác xã và cơ quan, đoàn thể được phép kinh doanh rừng có nhiệm vụ thực hiện việc phòng và trừ sâu, bệnh dưới sự chỉ đạo của cơ quan lâm nghiệp địa phương.
Nhân dân những xã ở nơi có rừng được kiếm củi khô trong rừng để dùng và được thu nhặt lâm sản phụ theo quy định của Tổng cục lâm nghiệp.
Nhân dân những xã ở nơi có rừng cần lấy gỗ để sửa chữa nhà, làm nhà hoặc để dùng vào những việc cần thiết khác trong gia đình thì phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp huyện trở lên xét và cho phép, theo quy định của Hội đồng Chính phủ.
Các hợp tác xã được Nhà nước giao rừng để kinh doanh và đất để trồng rừng phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ về bảo vệ rừng, kinh doanh nghề rừng, trồng rừng, và được hưởng quyền lợi theo chính sách khuyến khích hợp tác xã kinh doanh nghề rừng và trồng rừng.
TỔ CHỨC BẢO VỆ RỪNG
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Tổng cục Lâm nghiệp quyết định những biện pháp bảo vệ, nuôi, gây rừng và khai thác rừng, chỉ đạo việc tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng, xây dựng cơ sở kỹ thuật và trang bị kỹ thuật cho việc bảo vệ, chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ rừng.
Dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Tổng cục Lâm nghiệp, Uỷ ban hành chính các địa phương có rừng chịu trách nhiệm quản lý việc bảo vệ, nuôi, gây rừng và khai thức rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch, chế độ và thể lệ của Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan lâm nghiệp địa phương trong việc bảo vệ rừng; tổ chức và quản lý các lực lượng bảo vệ rừng theo quy định của Hội đồng Chính phủ.
Nay thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân dân. Lực lượng này được tổ chức trong ngành lâm nghiệp từ cấp huyện trở lên thành hệ thống biệt lập đối với các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp, để bảo đảm thực hiện công tác bảo vệ rừng đến từng khu rừng.
Kiểm lâm nhân dân có nhiệm vụ tuần tra rừng, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ bảo vệ rừng trong các đơn vị kinh doanh thuộc ngành lâm nghiệp, trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, hợp tác xã và trong nhân dân; ngăn ngừa mọi hành động vi phạm luật lệ bảo vệ rừng; phát hiện những vụ cháy rừng và tổ chức việc chữa cháy rừng; tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng. Căn cứ vào những điều quy định của pháp luật, Kiểm lâm nhân dân có quyền khám xét, bắt giữ tang vật trong các vụ vi phạm, lập biên bản, xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Kiểm lâm nhân dân được trang bị những phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Cán bộ và nhân viên Kiểm lâm nhân dân được mặc đồng phục, mang vũ khí, phù hiệu, cấp hiệu, và được hưởng các chế độ do hội đồng Chính phủ quy định.
Lực lượng quần chúng bảo vệ rừng được tổ chức trong các xã, thị trấn, thị xã, thành phố có rừng, trong các lâm trường, nông trường, công trường, xí nghiệp công nghiệp, cơ quan ở trong rừng hoặc ven rừng, nhằm thực hiện công tác bảo vệ rừng ở cơ sở.
Dưới sự hướng dẫn của Kiểm lâm nhân dân, lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo đảm thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở địa phương và đơn vị mình, thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy và ngăn ngừa việc chặt, phá rừng trái với luật lệ của Nhà nước.
Lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở được cấp những phương tiện và dụng cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ trang, cảnh sát nhân dân ở những nơi có rừng có nhiệm vụ bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ bảo vệ rừng trong đơn vị mình và tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.
VIỆC THƯỞNG, PHẠT
Tập thể hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc nuôi rừng và gây rừng, ngăn chặn hoặc tố giác các hành động chặt, phá, khai thác rừng trái phép, trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc có những thành tích khác về bảo vệ rừng thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Những người vì tham gia bảo vệ rừng mà mang thương tật hoặc tài sản riêng bị thiệt hại thì được bảo đảm quyền lợi theo chế độ do Nhà nước quy định. Trong trường hợp bị hy sinh thì gia đình được lĩnh tiền tử tuất và được giúp đỡ.
Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng thì bị cảnh cáo hoặc bi phạt tiền từ 1 đồng đến 200 đồng. Cơ quan Kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100 đồng; trong trường hợp số tiền phạt quá 100 đồng thì cơ quan Kiểm lâm nhân dân tỉnh xét và xử lý.
Nếu đương sự khiếu nại, thì Uỷ ban hành chính cùng cấp xét và quyết định.
Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc đã bị xử phạt mà còn vi phạm thì sẽ bị truy tố trước Toà án nhân dân và có thể bị phạt tù từ ba tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 200 đồng đến 2.000 đồng, hoặc một trong hai hình phát đó.
Cố ý huỷ hoại tài nguyên rừng hoặc cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vô ý làm cháy rừng hay là có những hành động khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, ngày 21 tháng 10 năm 1970.
Cố ý phá hoại tài nguyên rừng vì mục đích phản cách mạng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, ngày 30 tháng 10 năm 1967.
Ngoài việc xử phạt nói ở Điều 21 và Điều 22, cơ quan xử lý còn có thể thu hồi giấy phép và tịch thu tang vật.
Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh cho người thuộc quyền mình chặt, phá rừng, hoặc làm những việc khác gây thiệt hại đến tài nguyên rừng thì cũng bị xử lý theo các Điều 21, 22, 23 của Pháp lệnh này.
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hội đồng Chính phủ quy định những điều cụ thể để thi hành Pháp lệnh này.
Những điều quy định trước đây trái với Pháp lệnh này thì nay bị bãi bỏ.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 1972.
|
Tôn Đức Thắng (Đã ký) |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây