52097

Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004

52097
LawNet .vn

Pháp lệnh Dân quân tự vệ năm 2004

Số hiệu: 19/2004/PL-UBTVQH11 Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/04/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 26/05/2004 Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 19/2004/PL-UBTVQH11
Loại văn bản: Pháp lệnh
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/04/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 26/05/2004
Số công báo: 18-18
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2004/PL-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2004

 

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 19/2004/PL-UBTVQH11 NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2004 VỀ DÂN QUÂN TỰ VỆ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khoá XI (2002-2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này quy định về dân quân tự vệ.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành của Chính phủ và của Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.

2. Lực lượng dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.

3. Ngày 28 tháng 3 hàng năm là ngày truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ.

Điều 2

1. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi, có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Độ tuổi của cán bộ chỉ huy dân quân ở xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có thể kéo dài nhưng không quá 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ.

Điều 3

1. Tháng 4 hàng năm, công dân đủ 18 tuổi phải đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi công tác đăng ký nghĩa vụ dân quân tự vệ.

2. Người có đủ các tiêu chuẩn sau đây được tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt:

a) Có lý lịch rõ ràng;

b) Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt;

c) Đủ sức khoẻ để phục vụ trong lực lượng dân quân tự vệ.

3. Việc quản lý và tuyển chọn dân quân tự vệ nòng cốt do Chính phủ quy định.

Điều 4

1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của dân quân nòng cốt là 5 năm; đối với dân quân nòng cốt ở xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 3 năm.

2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của tự vệ nòng cốt là 5 năm; căn cứ vào điều kiện thực tế và theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, thời hạn này có thể kéo dài đến hết độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này.

3. Công dân tham gia dân quân tự vệ nòng cốt đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được cấp giấy chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ; nếu còn trong độ tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này thì được xem xét chuyển sang đăng ký vào lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật hoặc được chuyển sang lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi.

Điều 5

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ.

Tư lệnh quân khu giúp Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên địa bàn quân khu.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ; theo dõi và đôn đốc các đơn vị cơ sở xây dựng tự vệ theo kế hoạch của cơ quan quân sự địa phương; giải quyết những vấn đề có liên quan đến tổ chức, xây dựng, hoạt động của dân quân tự vệ.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ; chỉ đạo các ngành và cơ quan quân sự cùng cấp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ theo mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên; thực hiện các chế độ, chính sách đối với dân quân tự vệ.

5. Cơ quan quân sự địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân quân tự vệ.

Người chỉ huy cơ quan quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã và cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm trước cơ quan quân sự cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp về chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong tổ chức, xây dựng, hoạt động.

Điều 6

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức phải tổ chức lực lượng dân quân tự vệ.

2. Việc tổ chức lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ quy định.

Điều 7

Lực lượng dân quân tự vệ có những nhiệm vụ sau đây:

1. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở;

2. Phối hợp với quân đội, công an và các lực lượng khác bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, của tổ chức ở cơ sở, tính mạng và tài sản của cá nhân nước ngoài, mục tiêu và công trình quốc phòng, an ninh trên địa bàn;

3. Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác;

4. Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về dân quân tự vệ.

2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được sử dụng phù hiệu và trang phục thống nhất do Chính phủ quy định.

Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

Điều 10

1. Nghiêm cấm việc tổ chức, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ trái với quy định của Pháp lệnh này.

2. Người có hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối việc tổ chức, xây dựng, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 2:

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Mục 1:

TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ, VŨ KHÍ, TRANG BỊ

Điều 11

Tổ chức, biên chế, vũ khí, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ phải phù hợp với tính chất, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thời bình, thời chiến, đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ sở.

Điều 12

1. Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức như sau:

a) Lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt gồm dân quân tự vệ bộ binh, dân quân tự vệ binh chủng và dân quân tự vệ biển, được tổ chức thành lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ; đối với xã thuộc địa bàn trọng điểm có yêu cầu sẵn sàng chiến đấu cao thì được xem xét tổ chức lực lượng dân quân thường trực;

b) Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định tại khoản 1 Điều 2 của Pháp lệnh này.

2. Quy mô, cơ cấu tổ chức lực lượng dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 13

Không biên chế vào lực lượng dân quân tự vệ quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 14

1. Hệ thống chỉ huy dân quân tự vệ bao gồm:

a) Chỉ huy tiểu đội và tương đương;

b) Chỉ huy trung đội và tương đương;

c) Ban chỉ huy đại đội và tương đương;

d) Ban chỉ huy tiểu đoàn và tương đương;

đ) Thôn đội và tương đương;

e) Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

2. Chức vụ chỉ huy cơ bản của dân quân tự vệ bao gồm:

a) Tiểu đội trưởng và tương đương;

b) Trung đội trưởng và tương đương;

c) Đại đội trưởng và tương đương;

d) Tiểu đoàn trưởng và tương đương;

đ) Thôn đội trưởng và tương đương;

e) Xã đội trưởng, Chính trị viên xã đội và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.

Điều 15

1. Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức, chỉ đạo về công tác quốc phòng, quân sự; trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy lực lượng dân quân tự vệ trong xây dựng và hoạt động.

2. Xã đội gồm có Xã đội trưởng là thành viên Uỷ ban nhân dân xã, Chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm, Xã đội phó là cán bộ chuyên môn. Xã đội trưởng phải qua đào tạo theo chương trình, nội dung và thời gian do Chính phủ quy định.

Xã đội có nơi làm việc và các trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phù hợp với từng địa phương.

3. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức gồm có Chỉ huy trưởng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cấp phó của người đứng đầu hoặc được người đứng đầu cơ quan, tổ chức cử, Chính trị viên là cán bộ kiêm nhiệm, Phó chỉ huy trưởng là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.

4. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ, cán bộ làm công tác quốc phòng, quân sự ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức do Chính phủ quy định.

Điều 16

Vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ từ bất cứ nguồn nào đều phải được đăng ký, quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích và đúng quy định của pháp luật.

Mục 2:

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, HUẤN LUYỆN QUÂN SỰ

Điều 17

Hàng năm, cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 18

1. Thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ hàng năm được quy định như sau:

a) Mười ngày đối với Xã đội trưởng, Chính trị viên xã đội, Xã đội phó và cán bộ chuyên trách làm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức; bảy ngày đối với cán bộ Ban chỉ huy quân sự và cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quốc phòng, quân sự ở cơ quan, tổ chức và cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn;

b) Mười ngày đối với chiến sĩ dân quân tự vệ năm thứ nhất và chiến sĩ dân quân tự vệ bộ binh thuộc lực lượng cơ động, dân quân tự vệ binh chủng và dân quân tự vệ biển từ năm thứ hai trở lên; bảy ngày đối với chiến sĩ dân quân tự vệ bộ binh thuộc lực lượng tại chỗ từ năm thứ hai trở lên; sáu mươi ngày đối với dân quân thường trực;

c) Thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi không quá năm ngày và chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh của cơ quan quân sự cấp trên.

2. Khi cần thiết hoặc khi có chiến tranh, thời gian giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự cho các đối tượng được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể kéo dài theo quy định của Chính phủ.

Mục 3:

HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 19

Hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và sự điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Xã đội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và của cơ quan quân sự cấp trên.

Điều 20

Xã đội và Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức phải có kế hoạch chiến đấu - trị an và được cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trực tiếp phê chuẩn.

Việc lập và phê chuẩn kế hoạch chiến đấu - trị an của lực lượng tự vệ trong các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quy định.

Điều 21

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải triển khai kế hoạch giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, chiến đấu - trị an của lực lượng dân quân tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Điều 22

Khi có lệnh của người chỉ huy quân sự có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ

Điều 23

Chế độ phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ, chỉ huy dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 24

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân nòng cốt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:

a) Được trợ cấp bằng ngày công lao động theo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định nhưng không thấp hơn 0,04 so với lương tối thiểu; nếu làm nhiệm vụ vào ban đêm từ 22 giờ đến 06 giờ sáng thì được tính gấp đôi; nếu làm nhiệm vụ ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại thì được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động;

b) Khi làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại địa bàn trọng điểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này thì được hưởng khoản trợ cấp mỗi ngày bằng 0,06 so với lương tối thiểu, được bố trí nơi nghỉ và không được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được cơ quan quân sự cấp ra quyết định huy động bố trí nơi nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về; được hỗ trợ tiền ăn theo mức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2. Cán bộ, chiến sĩ tự vệ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, chiến sĩ đó làm việc trả nguyên lương và các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành.

Điều 25

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt được miễn nghĩa vụ lao động công ích hàng năm.

2. Dân quân tự vệ thuộc lực lượng rộng rãi được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng, quân sự và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch hoạ thì thời gian làm nhiệm vụ đó được tính vào thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm; nếu vượt quá thời gian thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hàng năm thì số thời gian vượt sẽ được tính để hưởng trợ cấp ngày công lao động theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Phụ nữ trong độ tuổi tham gia dân quân tự vệ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được miễn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.

4. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ đang làm việc theo hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức trong thời gian tập trung giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định của Chính phủ.

Điều 26

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ bị ốm đau trong khi huấn luyện hoặc trong khi làm nhiệm vụ nếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; trong trường hợp bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động thì được xét trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí như tiêu chuẩn của người tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

2. Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 7 của Pháp lệnh này nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xét công nhận là liệt sĩ.

Kinh phí cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Điều 27

Kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ hàng năm bao gồm:

1. Ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương);

2. Thu của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các tổ chức có thu khác;

3. Quỹ quốc phòng, an ninh;

4. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28

1. Kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức hàng năm được quy định như sau:

a) Chi cho dân quân do ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm;

b) Chi cho tự vệ do kinh phí hàng năm của cơ quan, tổ chức bảo đảm; đối với tổ chức kinh tế thì khoản chi cho tự vệ được tính vào chi phí quản lý sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

c) Chi cho các đơn vị dân quân tự vệ được điều động làm nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền ra lệnh điều động bảo đảm;

d) Chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ chỉ huy dân quân tự vệ được quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này do ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm.

2. Kinh phí chi cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân thường trực quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Pháp lệnh này do ngân sách địa phương bảo đảm.

3. Kinh phí chi cho công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu và xây dựng mẫu một số học cụ huấn luyện dân quân tự vệ do Chính phủ quy định.

Điều 29

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp động viên đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân đóng góp theo khả năng và hình thức thích hợp để lập quỹ quốc phòng, an ninh ở địa phương; cơ quan, tổ chức động viên người lao động xây dựng, đóng góp quỹ quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm ban hành quy chế quản lý chặt chẽ việc sử dụng quỹ này.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh về dân quân tự vệ ngày 09 tháng 01 năm 1996.

Điều 31

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

 

 

Nguyễn Văn An

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác