42679

Nghị quyết về báo cáo chính trị của Chính phủ do Quốc hội ban hành

42679
LawNet .vn

Nghị quyết về báo cáo chính trị của Chính phủ do Quốc hội ban hành

Số hiệu: Khôngsố Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Hoàng Văn Hoan
Ngày ban hành: 29/04/1958 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: Khôngsố
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội
Người ký: Hoàng Văn Hoan
Ngày ban hành: 29/04/1958
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
********

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

 

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 1958

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA CHÍNH PHỦ

QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa họp thứ VIII, tháng 4/1958, sau khi thảo luận báo cáo chính trị của Chính phủ, nhất trí nhận định rằng:

Từ sau hoà bình lập lại, 3 năm qua, đế quốc Mỹ đã tiếp tục thực hiện chính sách can thiệp trắng trợn, toàn diện và thâm độc ở miền Nam nước ta, nhằm phá hoại việc thi hành Nghị định Giơ-ne-vơ, âm mưu chia cắt đất nước ta, biến miền nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ.

Sự can thiệp của đế quốc Mỹ ở miền Nam là trở lực chính của việc thực hiện thống nhất nước nhà. Nhiệm vụ của toàn dân ta là đoàn kết nhân dân cả nước và đoàn kết với nhân dân thế giới, tăng cường không ngừng lực lượng đoàn kết và đấu tranh của chúng ta, xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh của toàn dân, củng cố và phát triển phong trào yêu nước ở miền Nam, đánh bại chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ, tiến hành mạnh mẽ hơn nữa cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, theo đúng những điều khoản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ.

Chúng ta phải ra sức đấu tranh đòi lập lại quan hệ bình thường giữa hai miền, trước mắt là đòi chính quyền miền Nam phải thoả thuận cùng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng giảm quân số và thực hiện việc trao đổi buôn bán giữa hai miền, để tiến tới hiệp thương và tổng tuyển cử tự do trong cả nước.

Ở miền Bắc nước ta, nhân dân ta đã hoàn thành về căn bản nhiệm vụ cải cách ruộng đất, công tác sửa sai đã làm xong và đã đem lại kết quả tốt, có tác dụng củng cố và phát huy thắng lợi của cải cách ruộng đất.

Nhân dân ta đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ căn bản của thời kỳ khôi phục, đã thu được nhiều thành tích về các mặt kinh tế và văn hoá; và nhờ đó đời sống của nhân dân đã bớt khó khăn và được cải thiện bước đầu. Những thành tích đó chứng tỏ chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ trong thời gian qua là đúng.

Miền Bắc nước ta từ khi hoà bình lập lại, đã bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1958 chúng ta kết thúc thời kỳ khôi phục bắt đầu phát triển kinh tế và văn hoá theo chủ nghĩa xã hội.

Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản và lâu dài của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Mỗi công dân đều cần phải nhận rõ con đường của chủ nghĩa xã hội là duy nhất đúng, ra sức nâng cao nhiệt tình yêu nước của mình, đoàn kết phấn đấu xây dựng một đời sống ngày càng tốt đẹp. Chính phủ sẽ căn cứ những nguyên tắc cuả chủ nghĩa Mác - Lê-nin, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam đề ra chính sách, phương pháp và nhịp độ thích hợp để phát triển chế độ dân chủ nhân dân cuả ta tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Để đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu nhất của ta là ra sức phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nươcs nông nghiệp phồn vinh, thành một nước công nghiệp xã hội chủ nghĩa tiền tiến và giầu mạnh.

Nhiệm vụ trước mắt là phải phát triển hơn nữa thành phần kinh tế quốc doanh, đồng thời cải tạo xã hội chủ nghĩa nông nghiệp, thủ công nghiệp và cải tạo xã hội chủ nghĩa công thương nghiệp tư bản tư doanh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và cồng nghiệp, cải thiện thêm một bước đời sống của nhân dân.

Việc phát triển và cải tạo kinh tế theo chủ nghĩa xã hội liên quan mật thiết với nhau và phải song song tiến hành. Trong thời gian tới, phải đặc biệt coi trọng việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đó là một yêu cầu căn bản và cấp bách để phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất. Phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh là nhằm tăng cường lực lượng đảm bảo việc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền tảng vững chắc cho kinh tế quốc dân tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

Các cơ quan Nhà nước căn cứ vào nhiệm vụ trên đây và tình hình cụ thể, để ra các chính sách cụ thể nhằm động viên mọi lực lượng của Nhà nước và nhân dân, phát huy mặt tích cực của các thành phần kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ và thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đẩy mạnh sản xuất.

Cần nhận rõ việc thực hiện nhiệm vụ trên đây là một cuộc đấu tranh cách mạng khó khăn, phức tạp, toàn thể cán bộ và nhân dân phải ra sức bền bỉ cố gắng, đồng thời cũng cần nhận rõ chúng ta có rất nhiều thuận lợi căn bản và chúng ta nhất định thắng lợi.

Song song với việc phát triển và cải tạo kinh tế, phải phát triển nền văn hoá của miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội : phải xoá bỏ nạn mù chữ, phát triển giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá cuả nhân dân (bao gồm văn hoá các dân tộc ) phát triển công tác văn nghệ, công tác y tế, đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao; phát triển và phổ biến khoa học kỹ thuật; giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đề cao ý thức lao động, cần kiệm xây dựng nước nhà, chống mọi tư tưởng đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, cảu nhân dân, của chủ nghĩa xã hộị , chống đồi phong bại tục.

Nhiệm vụ rất quan trọng là ra sức giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho cán bộ và nhân dán, cải tạo trí thức cũ và đào tạo trí thức mới, thành đội ngũ trí thức trung thành với chủ nghĩa xã hội. Cần làm cho tư tưởng của cán bộ và nhân dân chuyển biến sâu sắc theo kịp tình hình và nhiệm vụ mới, phấn khởi lao động với tinh thần thi đua yêu nước, đồng thời quán triệt và chấp hành đúng các chính sách, nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, tuân thủ pháp luật của Nhà nước.

Để bảo đảm tiến hành thuận lợi các nhiệm vụ trước mắt về kinh tế và văn hoá, phải ra sức tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên cơ sở công nông liên minh, dưới sự lãnh đạo cuả Đảng lao động Việt Nam.Phải tăng cường chuyên chính đối với kẻ thù của nhân dân, đi đôi với mở rộng sinh hoạt dân chủ trong nhân dân. Phải thực hiện đúng ngyuên tắc dân chủ tập trung, và dựa trên nguyên tắc đó mà kiện toàn bộ máy Nhà nước. Phải ra sức củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự trị an, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân.

Đối ngoại, nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà không ngừng thắt chặt đoàn két với các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu, đoàn kết với các nước Á- Phi, lập quan hệ tốt với các nước láng giềng, thực hiện chung sống hoà bình giữa các nước tích cực đấu tranh cho hoà bình và hợp tác quốc tế, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ cuả các nước, các dân tộc đối với cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

Từ 30 năm nay, nhân dân ta đã không ngừng đoàn kết, đấu tranh và chiến thắng dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là điều kiện chủ yếu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng.

Ngày nay miền Bắc đang bước vào một giai đoạn vô cùng vĩ đại trong lịch sử của dân tộc ta. Quốc hội kêu gọi toàn thể nhân dân ta, từ Nam chí Bắc, miền đồng bằng cũng như miền núi, đồng bào trong nước cũng như kiều bào ở ngoài nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo,nhận rõ trách nhiệm nặng nề và vinh quang của mình, hết sức phấn khởi và tin tưởng, đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ , đấu tranh theo ngọn cờ yêu nước và chủ nghĩa xã hội, vượt mọi khó khăn trở ngại, xây dựng miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giành thống nhất nước nhà, thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 29 tháng 4 năm 1958.

 

 

Hoàng Văn Hoan

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác