396364

Nghị quyết 90/NQ-HĐND năm 2018 về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

396364
LawNet .vn

Nghị quyết 90/NQ-HĐND năm 2018 về thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu: 90/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh Người ký: Lê Đình Sơn
Ngày ban hành: 18/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 90/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký: Lê Đình Sơn
Ngày ban hành: 18/07/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/NQ-HĐND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 07 năm 2018

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, ngày 1 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;

Thực hiện Quyết định số 1250/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 45/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Sau khi xem xét Tờ trình số 216/TTr-UBND, ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

Điều 1. Mục tiêu quy hoạch

1. Mục tiêu chung

Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú trên địa bàn tỉnh nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường và giá trị đa dạng sinh học; đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học cho quốc gia và khu vực.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đánh giá đầy đủ, có hệ thống nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh;

b) Đến năm 2020: Duy trì, phát triển ổn định Vườn quốc gia Vũ Quang; Hình thành Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 02 Vườn thực vật và Nhà bảo tàng mẫu vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang, Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 01 Trung tâm cứu hộ động vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang;

c) Giai đoạn 2021-2030: Duy trì và phát triển ổn định Vườn Quốc gia Vũ Quang; Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 02 Vườn thực vật và Nhà bảo tàng mẫu vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang và Khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ; 01 Trung tâm cứu hộ động vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang đã có từ giai đoạn trước; thành lập mới 01 Khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh (Khu bảo vệ cảnh quan núi Hồng Lĩnh); 01 Vườn thực vật tại Khu dự trữ thiên nhiên Giăng Màn; 01 Trung tâm dược liệu tại Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông; tôn tạo và phát triển vườn sưu tập cây thuốc tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Xác định phần ranh giới trên địa bàn tỉnh hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Pù Mát và hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Khe Nét; xác định phần ranh giới thuộc địa bàn tỉnh phục vụ thành lập mới Khu dự trữ thiên nhiên cấp Quốc gia núi Giăng Màn.

3. Tầm nhìn bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030: Bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, các cơ sở bảo tồn đã có. Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các hành lang đa dạng sinh học được đề xuất. Từng bước giải quyết sinh kế cho người dân vùng đệm gần các khu bảo tồn. Kết hợp phát triển các ngành kinh tế (lâm nghiệp, du lịch...) với bảo tồn đa dạng sinh học nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tốt đa dạng sinh học.

Điều 2. Quy hoạch hành lang đa dạng sinh học

1. Hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Pù mát: quy hoạch phần ranh giới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa phận thị trấn Vũ Quang thuộc huyện Vũ Quang và các xã Sơn Kim I, Sơn Tây, Sơn Hồng thuộc huyện Hương Sơn với diện tích khoảng 30.000ha.

2. Hành lang đa dạng sinh học Vũ Quang - Khe Nét: quy hoạch phần ranh giới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thuộc địa phận các xã Hòa Hải, Hương Bình, Hương Long, Hương Vĩnh, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Liên, Phú Gia thuộc huyện Hương Khê với diện tích khoảng 58.786 ha.

Điều 3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù

1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên với tổng diện tích 218.390ha, gồm các hệ sinh thái rừng nguyên sinh, các kiểu rừng đặc thù, các loài động vật, thực vật quý, hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng đã được đưa vào quản lý trong hệ thống rừng đặc dụng, vùng lõi của Vườn quốc gia Vũ Quang, khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và các Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn.

2. Quy hoạch các kiểu rừng cần bảo vệ và phát triển bền vững, gồm:

a) Rừng đặc dụng tại Vườn quốc gia Vũ Quang và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với tổng diện tích 74.510 ha; trong đó Vườn quốc gia Vũ Quang là 52.742 ha và khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ 21.768 ha;

b) Rừng phòng hộ với tổng diện tích là 113.218 ha, trong đó rừng tự nhiên 80.806 ha, rừng trồng 22.015 ha, đất chưa có rừng 9.658 ha và đất khác 739 ha. Rừng phòng hộ tập trung chủ yếu tại các khu vực do Ban quản lý rừng phòng hộ Ngàn Phố, Hồng Lĩnh, Sông Tiêm, Ngàn Sâu, Nam Hà Tĩnh và Hương Sơn quản lý.

3. Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển ven bờ, gồm 4 khu vực: Vùng Cửa Hội và biển ven bờ Nghi Xuân, vùng Cửa Sót và biển ven bờ Lộc Hà - Thạch Hà, vùng Cửa Nhượng và biển ven bờ Thạch Hà - Cẩm Xuyên, vùng Cửa Khẩu và biển ven bờ Kỳ Anh.

4. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tự nhiên trên các vùng đất ngập nước tự nhiên, gồm:

a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn với tổng diện tích 691,90 ha, được phân theo 3 loại rừng để bảo vệ, gồm: Rừng tự nhiên phòng hộ có diện tích 32 ha và rừng trồng phòng hộ diện tích 659,90 ha. Phân bố tại các vùng hạ lưu, cửa sông thuộc các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh và thành phố Hà Tĩnh;

b) Quy hoạch công viên rừng ngập mặn hạ lưu sông Rào Cái, đoạn từ cầu Hộ Độ đến cầu Thạch Đỉnh thuộc xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà với diện tích khoảng 130 ha;

c) Duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái sông, suối, ao hồ trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 4. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn

1. Khu bảo tồn cấp quốc gia: Giữ nguyên và phát triển ổn định vườn quốc gia Vũ Quang với diện tích quản lý là 57.038 ha, diện tích rừng đặc dụng là 52.742 ha để bảo tồn các loài động thực vật, hệ sinh thái đặc thù. Phạm vi, ranh giới, gồm: Phía Đông giáp xã Hòa Hải và Phú Gia, huyện Hương Khê; phía Tây giáp xã Sơn Kim II, huyện Hương Sơn; phía Nam giáp biên giới Việt - Lào; phía Bắc giáp xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn, các xã Hương Quang, Hương Minh, Hương Thọ và thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang.

2. Khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia theo định hướng đến năm 2030: Quy hoạch phần diện tích rừng tự nhiên phòng hộ thuộc 04 xã Hương Lâm, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Bình thuộc huyện Hương Khê, diện tích khoảng 16.000ha là khu vực dự kiến thành lập mới khu dự trữ thiên nhiên cấp quốc gia (vùng núi Giăng Màn). Tọa độ địa lý trong khoảng từ 17°39’ đến 18°06’ vĩ độ Bắc và từ 105°33’ đến 105°47’ kinh độ Đông.

3. Khu dự trữ thiên nhiên cấp tỉnh: Duy trì, bảo vệ và chuyển tiếp khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ thành khu dự trữ thiên nhiên Kẻ Gỗ, có tọa độ địa lý: 18°00’ đến 18°09’ vĩ độ Bắc, 105°50’ đến 106°07’ kinh độ Đông; diện tích quy hoạch là 42.062 ha, trong đó: đất có rừng: 38.977 ha gồm rừng tự nhiên 31.496 ha (trong đó, diện tích rừng đặc dụng dược quy hoạch là 21.768 ha) và rừng trồng 7.481 ha; đất chưa có rừng: 3.036 ha; đất khác: 49 ha. Ranh giới và phạm vi: Phía Bắc giáp các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Quan, Cẩm Thịnh, Cẩm Sơn, Cẩm Lạc (huyện Cẩm Xuyên); Phía Nam giáp xã Hương Hóa (huyện Tuyên Hóa - Quảng Bình); Phía Đông giáp xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh); Phía Tây giáp xã Hương Trạch (huyện Hương Khê).

4. Quy hoạch khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh: Quy hoạch toàn bộ dãy núi Hồng Lĩnh thành khu bảo vệ cảnh quan cấp tỉnh thuộc địa phận thị xã Hồng Lĩnh và ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà, có tổng diện tích khoảng 9.707 ha. Trong đó, diện tích có rừng là 6.778 ha và diện tích chưa có rừng là 2.929 ha. Tọa độ địa lý từ 1050 41’ đến 1050 55’ kinh Đông và từ 180 28’ đến 180 39’ vĩ Bắc.

Điều 5. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ

1. Quy hoạch hệ thống vườn thực vật: Nâng cấp, mở rộng và phát triển ổn định vườn thực vật tại Vườn quốc gia Vũ Quang với diện tích khoảng 49 ha; Thành lập mới và đưa vào hoạt động vườn thực vật tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với diện tích 150,8ha. Đến năm 2030, thành lập mới vườn thực vật tại khu vực núi Giăng Màn diện tích khoảng 10ha, tại xã Hương Lâm, huyện Hương Khê.

2. Quy hoạch hệ thống trung tâm cứu hộ động vật: Thành lập mới 01 trung tâm cứu hộ động vật trong Vườn quốc gia Vũ Quang với diện tích khoảng 3 ha, nằm ở tiểu khu 146a thuộc thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang.

3. Quy hoạch các nhà bảo tàng lưu trữ mẫu vật: Nâng cấp, sửa chữa nhà bảo tàng và trưng bày mẫu vật ở Vườn quốc gia Vũ Quang, diện tích 100 m2; Thành lập mới nhà bảo tàng và lưu trữ mẫu vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với diện tích 100m2 để sưu tầm và trưng bày các mẫu vật hoặc mô hình của các loài nguy cấp, quý, hiếm; Lưu giữ các dữ liệu về động, thực vật hoang dã;...

4. Quy hoạch hệ thống vườn sưu tập cây thuốc: Nâng cấp, hướng dẫn kỹ thuật để phát triển ổn định vườn thuốc nam hiện có tại các trạm y tế của xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2030, quy hoạch thành lập thêm trung tâm dược liệu ở khu di tích Hải Thượng Lãn Ông với diện tích khoảng 5ha, đặt tại quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, tại thôn Hải Thượng, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

Điều 6. Quy hoạch bảo tồn nguồn gen

1. Tăng cường năng lực, đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động bảo tồn cấp tỉnh: Hội Đông y tỉnh, Trung tâm giống thủy sản, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Hình thành mạng lưới bảo tồn quỹ gen của tỉnh, các khu bảo tồn nguồn gen tập trung và bảo tồn tại chỗ. Ưu tiên bảo tồn và phát triển các loài có quý hiếm, có giá trị về kinh tế, giá trị sử dụng.

2. Xây dựng các mô hình bảo tồn cây dược liệu, vật nuôi, thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Hà Tĩnh.

3. Xây dựng bộ tư liệu về nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

Điều 7. Quy hoạch các vùng ưu tiên kiểm soát và phòng chống loài ngoại lai xâm hại

Tăng cường kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở các chốt/trạm kiểm soát tại cửa ngõ ra vào tỉnh, tại các cửa ngõ như sau: phía Đông giáp ranh với biển Đông; phía Bắc nơi giáp ranh với tỉnh Nghệ An; phía Tây giáp ranh với Lào; Nam nơi giáp ranh với tỉnh Quảng Bình; đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ tại Cửa khẩu quốc tế cầu Treo, các tuyến đường tuần tra biên giới để kiểm soát sinh vật ngoại lai và ngoại lai xâm hại.

Điều 8. Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện

1. Nhóm các dự án, nhiệm vụ thực hiện hàng năm: 02 dự án/nhiệm vụ.

2. Dự án ưu tiên thực hiện đến năm 2020: 02 dự án.

3. Dự án/nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025: 05 dự án.

4. Dự án/nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030: 06 dự án.

(Chi tiết tại phụ lục đính kèm)

Điều 9. Giải pháp thực hiện

1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền: Tổ chức công bố quy hoạch, tuyên truyền, thông tin về quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái, loài động vật quý hiếm.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Xây dựng cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học. Ban hành các văn bản quy định về cơ chế phối hợp, hợp tác trong và ngoài nước về bảo tồn đa dạng sinh học; có cơ chế chính sách về tài chính thúc đẩy phát triển hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là đầu tư trang thiết bị cho các đơn vị quản lý vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học; kiện toàn và nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, cảnh sát môi trường, ban quản lý vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và ban quản lý rừng phòng hộ; hỗ trợ thúc đẩy, nâng cao thu nhập người dân vùng đệm xung quanh khu bảo tồn. Thực hiện các chính sách bảo vệ rừng, trồng và tái sinh rừng, nâng cao độ che phủ rừng và nâng chất lượng rừng. Xây dựng chính sách và chế định cụ thể trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Theo đó, xây dựng và ban hành chính sách và biện pháp kiểm soát chặt chẽ, xử lý cương quyết, hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động kinh tế gây ra, săn bắt động vật quý hiếm; thực thi nghiêm ngặt Luật Bảo vệ môi trường, sớm thực hiện các dự án bảo vệ, bảo tồn nguồn gen trên địa bàn; cơ chế, chính sách trong kinh doanh, liên doanh phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng và các hoạt động dịch vụ khác trong khu bảo tồn theo quy định của pháp luật kết hợp hình thức bảo tồn và du lịch sinh thái một cách hợp lý.

3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các cấp nhất là hỗ trợ cấp huyện, xã về chuyên môn quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các cán bộ nòng cốt trong các cơ quan quản lý.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ: Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học; cập nhật cơ sở dữ liệu cho mỗi giai đoạn, ứng dụng các tiến bộ mới trong công tác điều tra đa dạng sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý đa dạng sinh học.

5. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch: Tăng cường huy động nguồn vốn của Trung ương và địa phương, đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện quy hoạch bảo tồn sau khi được phê duyệt; sử dụng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và tăng thu nguồn vốn phục vụ bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học.

6. Giải pháp về hợp tác quốc tế: Xúc tiến và kêu gọi các nguồn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước và các tổ chức phi chính phủ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Giải pháp tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm cho các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ để thực hiện quy hoạch, trong đó sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch.

8. Giải pháp sinh kế bền vững cho người dân sống ở vùng đệm: Xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cho khu vực vùng đệm, thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước về nghiên cứu, duy trì và phát triển rừng tại khu vực vùng đệm; tiếp tục có những chính sách hỗ trợ vùng đệm như tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, cho vay vốn ưu đãi lãi suất thấp, xóa đói giảm nghèo, ưu tiên trong lựa chọn đối tượng giao quản lý rừng... để khuyến khích phát triển kinh tế dân cư vùng đệm. Quản lý tốt quy hoạch, cắm mốc phân vùng, phân biệt vùng đệm và vùng bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt; Đối với quy hoạch vùng đệm ưu tiên trong quy hoạch đất đai dành cho sản xuất nông nghiệp của dân cư vùng đệm

Điều 10. Kinh phí thực hiện

1. Tổng kinh phí dự kiến 60 tỷ đồng.

a) Giai đoạn 2018 - 2020: 9,5 tỷ đồng;

b) Giai đoạn 2021 - 2030: 50,5 tỷ đồng.

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước từ các nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, sự nghiệp giáo dục, vốn đầu tư phát triển và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Điều 11. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh Khóa XVII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn Hà Tĩnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Văn phòng HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trung tâm Công báo - tin học VP UBND tỉnh;
- Trung tâm thông tin VP HĐND tỉnh;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Đình Sơn

 


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 7
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Nghị quyết số 90/NQ-HĐND, ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh)

TT

Tên chương trình, dự án

Thời gian thực hiện

Kinh phí

(tỷ đồng)

Cơ quan chủ trì

I

Các chương trình, dự án thực hiện hàng năm và quan trắc định kỳ

 

1

Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hàng năm (2018-2030)

6,5

Sở TN&MT

2

Chương trình quan trắc và cập nhật cơ sở dữ liệu ĐDSH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (định kỳ 5 năm)

2020-2025;

2025-2030

2

Sở TN&MT

II

Các chương trình, dự án ưu tiên đến năm 2020

 

1

Dự án xây dựng trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật tại VQG Vũ Quang

2018 -2020

4

BQL VQG Vũ Quang

2

Dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn thực vật tại Khu DTTN Kẻ Gỗ

2018 -2020

3

BQL Khu DTTN Kẻ Gỗ

III

Các chương trình, dự án giai đoạn 2020 - 2025

 

1

Nghiên cứu, xác định các tổn thương do diễn biến thời tiết cực đoan, BĐKH với các HST trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp với nội lực của tỉnh Hà Tĩnh

2021-2022

4

Sở TN&MT

2

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và kết hợp bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

2022-2023

1,5

Sở TN&MT

3

Nghiên cứu đầu tư, xây dựng và phát triển Mô hình giải quyết sinh kế đối với người dân sinh sống vùng đệm các KBT gắn với công tác bảo tồn ĐDSH

2023-2024

3

Sở NN & PTNT

4

Dự án xây dựng trung tâm dược liệu tại khu di tích Hải Thượng Lãn Ông

2024-2025

4

Kêu gọi nhà đầu tư

5

Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực quản lý về bảo tồn ĐDSH cho cán bộ quản lý cấp tỉnh Hà Tĩnh

2025

2

Sở TN&MT

IV

Các chương trình, dự án giai đoạn 2025 - 2030

1

Điều tra, khảo sát xây dựng luận cứ khoa học và quy hoạch chi tiết thành lập KDTTN Giăng Màn

2025-2026

5

Sở TN&MT

2

Điều tra khảo sát xây dựng luận chứng khoa học và quy hoạch chi tiết Khu bảo vệ cảnh quan núi Hồng Lĩnh

2027-2028

4

Sở TN&MT

3

Dự án đầu tư xây dựng và phát triển Vườn thực vật tại KDTTN Giăng Màn

2027 -2028

2

BQL KDTTN Giăng Màn

4

Điều tra khảo sát xây dựng luận chứng khoa học và quy hoạch chi tiết hành lang ĐDSH Vũ Quang - Pù Mát

2028-2029

6

Sở NN & PTNT

5

Phục hồi rừng và quản lý bền vững khu bảo vệ cảnh quan núi Hồng Lĩnh

2029-2030

7

Sở NN & PTNT

6

Điều tra khảo sát xây dựng luận chứng khoa học và quy hoạch chi tiết hành lang ĐDSH Khe Nét - Vũ Quang

2029-2030

6

Sở NN & PTNT

Tổng 15 dự án

 

60

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác