99550

Nghị quyết 879/NQ-UBTVQH12 năm 2009 thành lập Đoàn giám sát “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng\" do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

99550
LawNet .vn

Nghị quyết 879/NQ-UBTVQH12 năm 2009 thành lập Đoàn giám sát “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng\" do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu: 879/NQ-UBTVQH12 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 24/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 879/NQ-UBTVQH12
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 24/12/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 879/NQ-UBTVQH12

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG”

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội;
Căn cứ Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Căn cứ Nghị quyết số 867/NQ-UBTVQH12 ngày 25 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2010;
Căn cứ văn bản số 304/UBTVQH12 ngày 30 tháng 11 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kế hoạch triển khai thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2010;

QUYẾT NGHỊ

Điều 1.

- Thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” (có danh sách kèm theo).

- Đoàn giám sát mời đại diện một số cơ quan Trung ương, địa phương tham gia các hoạt động của Đoàn; mời một số chuyên gia của các cơ quan hữu quan để giúp Đoàn trong công tác giám sát. 

Điều 2.

Đoàn giám sát có nhiệm vụ thực hiện theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và kế hoạch, nội dung giám sát (ban hành kèm theo Nghị quyết này); báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9 năm 2010; giúp chuẩn bị Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả hoạt động giám sát (nếu có).

Điều 4.

Giao Đồng chí Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội làm Trưởng đoàn giám sát, chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Đoàn giám sát; giao một đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội là Phó Trưởng đoàn thường trực có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan giúp Đoàn giám sát tổ chức, thực hiện giám sát.   

Điều 5.

Giao Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội giúp Đoàn giám sát thực hiện các nội dung giám sát theo kế hoạch; Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

Điều 6.

Đoàn giám sát, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức ở trung ương và địa phương có liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thường trực Chính phủ;
- TT.HĐDT và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Ban, Viện của UBTVQH;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐ-TB&XH, Bộ CA, Bộ QP, Bộ NG, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng CSXH;
- Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Vụ có liên quan của VPQH;
- VP UBND, VP ĐĐBQH&HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Lưu VPQH, UBCVĐXH

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

 

DANH SÁCH

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG”
(Kèm theo Nghị quyết số 879/NQ-UBTVQH12 ngày 24/12/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)

I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Trưởng đoàn;

2. Ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó trưởng Đoàn thường trực;

3. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó trưởng đoàn;

4. Ông Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

5. Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

6. Ông Huỳnh Phước Long, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, thành viên;

7. Ông Dương Ngọc Ngưu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư pháp, thành viên;

8. Ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế, thành viên;

9. Ông Nguyễn Đức Hiền, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

10. Bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, thành viên;

11. Ông Lê Việt Trường, Ủy viên Thường trực Ủy ban quốc phòng và an ninh, thành viên;

12. Ông Bùi Văn Duôi, Ủy viên Ủy ban đối ngoại, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình, thành viên;

13. Ông Nguyễn Văn Tuyết, Ủy viên Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái, thành viên;

14. Ông Phạm Đức Châu, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị, thành viên;

15. Ông Đỗ Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, thành viên;

16. Ông Đào Xuân Nay, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận, thành viên;

17. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Đà Nẵng, thành viên.

II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và xã hội;

2. Đại diện lãnh đạo Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

3. Đại diện lãnh đạo Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao;

4. Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng;

5. Đại diện lãnh đạo Bộ Công an;

6. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội.

 

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

”VIỆC TỔ CHỨC, THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG”
(kèm theo Nghị quyết số 879/NQ-UBTVQH12 ngày 24/12/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)

Căn cứ Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2010, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định kế hoạch, nội dung giám sát “Việc tổ chức, thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” (gọi tắt là Xuất khẩu lao động) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Đánh giá tình hình tổ chức, thực hiện chính sách và pháp luật về xuất khẩu lao động; những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém, khó khăn, vướng mắc cần tập trung tháo gỡ; xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương; kiến nghị những giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động.

2. Yêu cầu:

- Bảo đảm khách quan, hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát.

- Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; kiến nghị những giải pháp khả thi nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động và cơ quan có liên quan khắc phục kịp thời những yếu kém, tồn tại, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.

- Bảo đảm thực hiện đúng Kế hoạch và tiến độ đã đề ra.

II. PHẠM VI GIÁM SÁT  

- Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền.

- Giám sát tình hình triển khai, tổ chức thực hiện công tác xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật về xuất khẩu lao động tại các cơ quan: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng; Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, Cục quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cục quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, một số Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động.

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ Đoàn giám sát đánh giá tình hình và báo cáo số liệu trong thời gian từ năm 2006 đến 30/6/2010.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA ĐIỂM

1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát

a) Các bộ, ngành trung ương

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Bộ Quốc phòng;

- Bộ Công an;

- Bộ Ngoại giao;

- Ngân hàng Nhà nước;

- Ngân hàng chính sách xã hội.

Phương thức giám sát:

- Yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan trung ương gửi báo cáo;

- Đoàn giám sát nghe các Bộ, ngành, cơ quan trung ương báo cáo: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội.

b) Ở địa phương (dự kiến 10 tỉnh, thành phố)

- Đoàn giám sát làm việc tại một số địa phương: thành phố Hà Nội, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang.

- Các tỉnh, thành phố còn lại, Đoàn giám sát yêu cầu Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện giám sát theo đề cương và gửi báo cáo bằng văn bản.

c) Ở doanh nghiệp

- Giám sát một số doanh nghiệp thực hiện chức năng xuất khẩu lao động; gặp gỡ, trao đổi ở cộng đồng và người dân tham gia xuất khẩu lao động.

d) Ở một số nước có nhiều lao động Việt Nam đang làm việc

- Đoàn giám sát sẽ tổ chức khảo sát tại một số địa bàn nước ngoài nơi có nhiều lao động Việt Nam đến làm việc và có nhiều vấn đề bức xúc được dư luận quan tâm, báo chí phản ánh. Số địa bàn đến khảo sát tùy thuộc vào khả năng ngân sách và huy động hỗ trợ của các dự án, các tổ chức quốc tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan, trong đó khoảng 50% từ nguồn ngân sách nhà nước, hoặc kết hợp với kế hoạch đoàn ra của Ủy ban về các vấn đề xã hội.

- Đoàn giám sát yêu cầu một số Đại sứ quán hoặc cơ quan quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài báo cáo về tình hình xuất khẩu lao động tại nước, địa bàn có tiếp nhận lao động xuất khẩu.

2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của Đoàn giám sát và mời tham gia một số hoạt động của Đoàn

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Cục quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Một số Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về xuất khẩu lao động, Tòa án nhân dân tỉnh, Sở công an và Sở ngoại vụ nơi Đoàn giám sát đến làm việc;

- Đoàn giám sát mời Tỉnh ủy, Thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội (nơi đoàn giám sát đến làm việc) tham dự các buổi làm việc tại địa phương và phát biểu ý kiến;

- Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

IV. NỘI DUNG GIÁM SÁT  

1. Nội dung chính:

(1) Giám sát việc ban hành văn bản pháp luật: Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động;

- Pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành;

- Văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương…

(2) Tình hình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở các cấp;

- Tổ chức bộ máy để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động;

- Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động tại:

+ Cơ quan Quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương;

+ Doanh nghiệp, tổ chức có chức năng đưa người đi lao động ở nước ngoài;  

+ Người lao động.

- Kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật, kiện toàn bộ máy, cách thức tổ chức thực hiện, chấn chỉnh hoạt động XKLĐ…

2. Cấp độ giám sát, thu thập thông tin:

- Đối với quản lý nhà nước ở trung ương;

- Đối với quản lý nhà nước ở địa phương;

- Đối với doanh nghiệp;

- Đối với chính quyền huyện, xã;

- Đối với người lao động tham gia xuất khẩu lao động và gia đình họ.

3. Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin phục vụ Đoàn giám sát (theo Đề cương chi tiết)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện giám sát

a) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát ở trung ương và địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình làm báo cáo theo đề cương hướng dẫn của Đoàn giám sát và gửi đến Đoàn giám sát trước ngày 5/7/2010 (qua Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội);

b) Thường trực Hội đồng nhân dân cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát tại địa phương theo đề cương và gửi báo cáo đến Đoàn giám sát trước 15/7/2010 (qua Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội);

c) Đoàn tiến hành giám sát tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đề cương và lịch giám sát cụ thể.

d) Đoàn giám sát tổ chức 3 Tổ giám sát tiến hành làm việc tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị có liên quan; giám sát một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc Bộ, ngành trung ương và địa phương;

Đoàn giám sát có thể làm việc với một số cơ quan, tổ chức, đơn vị để xem xét, nghiên cứu một số vấn đề cụ thể cần làm sáng tỏ hoặc theo yêu cầu của Đoàn. Thời gian, địa điểm làm việc và nội dung cụ thể theo lịch trình của Đoàn giám sát.

đ) Đoàn giám sát mời một số cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan báo cáo, cung cấp thông tin cho Đoàn giám sát.

e) Đoàn giám sát mời Thường trực tỉnh ủy, thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi Đoàn giám sát đến làm việc) tham dự các buổi làm việc tại địa phương và phát biểu ý kiến. Đoàn giám sát đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân đôn đốc các cơ quan có liên quan chuẩn bị và gửi báo cáo đúng thời hạn, mời các cơ quan trên tham dự buổi làm việc của Đoàn giám sát và bố trí địa điểm làm việc cho Đoàn.

g) Thuê một đơn vị nghiên cứu độc lập tiến hành nghiên cứu, khảo sát đánh giá tình hình xuất khẩu lao động theo nội dung yêu cầu của Đoàn giám sát.

2. Phân công các cơ quan thực hiện, tham gia phục vụ Đoàn giám sát

a) Ủy ban về các vấn đề xã hội:

+ Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu, giúp Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội thực hiện kế hoạch, nội dung giám sát;

+ Là đầu mối tiếp nhận các báo cáo, ý kiến, kiến nghị của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, ý kiến của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội để dự thảo, hoàn chỉnh Báo cáo kết quả giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b) Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tham gia cùng Thường trực Hội đồng nhân dân giám sát tình hình xuất khẩu lao động tại địa phương;

- Một số Đoàn đại biểu Quốc hội cử đại biểu Quốc hội tham gia Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

c) Văn phòng Quốc hội

- Phối hợp với Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội và các cơ quan có liên quan giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp thực hiện yêu cầu của Đoàn giám sát.

- Tổ chức phục vụ theo yêu cầu của Đoàn giám sát.

d) Tổ chuyên viên, chuyên gia giúp việc (gọi tắt là Tổ giúp việc)

Đoàn giám sát thành lập Tổ giúp việc (có danh sách và phân công riêng). Tổ giúp việc có nhiệm vụ: phục vụ cho hoạt động của Đoàn giám sát; tổ chức phục vụ các cuộc họp, giám sát, làm việc của Đoàn giám sát, các Tổ giám sát; giúp chuẩn bị dự thảo Báo cáo kết quả giám sát dưới sự chỉ đạo của Trưởng Đoàn giám sát; giúp tổ chức cuộc họp của Đoàn giám sát đánh giá kết quả giám sát và một số công việc khác do Trưởng Đoàn giám sát phân công.

3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu sự giám sát      

a) Chính phủ

- Chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát;

- Chuẩn bị các báo cáo có liên quan trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

b) Các Bộ, ngành, cơ quan là đối tượng giám sát

- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát, Tổ công tác và thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động giám sát của Đoàn;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung theo đề cương báo cáo.

4. Thời gian và các bước tiến hành giám sát:

- Tháng 12/2009 và tháng 1/2010: Hoàn thành các thủ tục cần thiết tổ chức Đoàn giám sát; kế hoạch, đề cương giám sát.

- Tháng 2/2010 đến tháng 5/2010: Thu thập, nghiên cứu, đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động; gửi công văn đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp thực hiện giám sát hoặc chịu sự giám sát. Tổ chức tập huấn cho Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, các Tổ của Đoàn giám sát về nội dung và phương pháp tiến hành giám sát.

- Cuối tháng 6 và tháng 7/2010: Tiến hành giám sát, làm việc và tổng hợp tình hình giám sát, làm việc tại địa phương, doanh nghiệp.

- Tháng 8/2010: Đoàn giám sát làm việc với các bộ, ngành, cơ quan chịu sự giám sát. Hoàn thành sơ bộ Báo cáo giám sát thông qua Thường trực Đoàn giám sát, thành viên Đoàn giám sát và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan. Hoàn thành Báo cáo giám sát trước 20/8/2010.

- Cuối tháng 8 đến tháng 10/2010:  Tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo giám sát thông qua Đoàn giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội vào phiên họp tháng 9/2010. Sau đó, tiếp thu, bổ sung, hoàn chỉnh Báo cáo giám sát gửi Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2010).

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác