255472

Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

255472
LawNet .vn

Nghị quyết 822/NQ-UBTVQH13 năm 2014 thành lập Đoàn giám sát “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu: 822/NQ-UBTVQH13 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 17/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 822/NQ-UBTVQH13
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 17/10/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 822/NQ-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

THÀNH LẬP ĐOÀN GIÁM SÁT “KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)”

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;

Căn cứ Nghị quyết số 783/NQ-UBTVQH13 ngày 15/7/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chương trình hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2015;

Căn cứ Kế hoạch số 721/KH-UBTVQH13 ngày 22/8/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về triển khai thực hiện chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội năm 2015,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

1. Thành lập Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội về “Kết quả quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO)” (có danh sách kèm theo).

2. Đoàn giám sát được mời đại diện một số cơ quan hữu quan tham gia hoạt động của Đoàn; mời một số chuyên gia giúp Đoàn trong công tác giám sát.

Điều 2.

Nội dung, kế hoạch giám sát được ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 3.

Đoàn giám sát có trách nhiệm thực hiện kế hoạch giám sát; báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2015; giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội chuẩn bị báo cáo kết quả giám sát để gửi đến Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

Điều 4.

Căn cứ vào nội dung, kế hoạch giám sát, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có thể tổ chức giám sát những vấn đề cần được quan tâm thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban; Đoàn đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát tại địa phương theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát; các cơ quan đã tiến hành giám sát gửi kết quả bằng văn bản cho Đoàn giám sát để tổng hợp, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 5.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì giúp Đoàn giám sát triển khai thực hiện nội dung, kế hoạch giám sát.

Văn phòng Quốc hội tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát.

Điều 6.

Đoàn giám sát, Ủy ban Kinh tế, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- TT HĐDT và các UB của QH; các Ban của UBTVQH;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN;
- Ban KTTW;
- VKSNDTC, TANDTC; Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, ngành TW;
- VPTW, VPQH, VPCTN, VPCP;
- Thành viên Đoàn giám sát;
- Các Đoàn ĐBQH; Thường trực HĐND, UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW;
- VPĐĐBQH&HĐND, VPUBND TTPTTTW;
- Các Vụ, đơn vị: KT, PVHĐGS, TH, TT, LT, KH-TC, HC, CTPN, CTMT&TN, CQT, TTTH (VPQH);
- Lưu: HC, KT, PVHĐGS.
- E-pas: 73847

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

 

DANH SÁCH

ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ “KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)”
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 822/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)

I. THÀNH VIÊN ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Trưởng đoàn.

2. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Trưởng đoàn thường trực.

3. Ông Mai Xuân Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Trưởng đoàn.

4. Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Trưởng đoàn.

5. Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Phó Trưởng đoàn.

6. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội, thành viên.

7. Ông Trần Văn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thành viên.

8. Ông Nguyễn Văn Tuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng, thành viên.

9. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, thành viên.

10. Ông Nguyễn Thế Trường, Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, thành viên.

11. Ông Nguyễn Thế Tuy, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lạng Sơn, Ủy viên Ủy ban Kinh tế, thành viên.

12. Ông Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, thành viên.

13. Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, thành viên.

14. Bà Đào Thị Xuân Lan, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp, thành viên.

15. Ông Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, thành viên.

16. Bà Cao Thị Xuân, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc, thành viên.

17. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, thành viên.

18. Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế, thành viên.

II. ĐẠI BIỂU MỜI THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT

1. Đại diện Văn phòng Trung ương Đảng.

2. Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước.

3. Đại diện Ban Kinh tế Trung ương.

4. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Đại diện Bộ Ngoại giao.

6. Đại diện Bộ Tài chính.

7. Đại diện Bộ Công thương.

8. Đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

9. Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

10. Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường.

11. Đại diện Bộ Tư pháp.

12. Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ.

13. Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

14. Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông.

15. Đại diện Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

16. Đại diện Tòa án nhân dân tối cao.

17. Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

 

KẾ HOẠCH GIÁM SÁT

“KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 822/NQ-UBTVQH13 ngày 17/10/2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Mục đích: Đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật để Việt Nam gia nhập và từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO); những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc, xác định nguyên nhân, trách nhiệm của các cấp, các bộ, ngành, địa phương; từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thực hiện có hiệu quả hơn chính sách, pháp luật của Nhà nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế.

- Yêu cầu: Báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp tháng 8/2015. Gửi báo cáo kết quả giám sát cho các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII.

II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG GIÁM SÁT

1. Phạm vi giám sát

Giám sát việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật để Việt Nam gia nhập và từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ tháng 1/2007 đến 31/12/2014.

2. Đối tượng giám sát

2.1. Đối với các bộ, ngành

Nghe các bộ, ngành báo cáo: Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao.

2.2. Đối với các địa phương

- Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo.

- Giám sát thực tế tại các tỉnh, thành phố:

+ Miền Bắc: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

+ Miền Trung: Thành phố Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Gia Lai, Kon Tum.

+ Miền Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang.

2.3. Đối với các doanh nghiệp và Hiệp hội doanh nghiệp

- Yêu cầu các Hiệp hội doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, một số Tập đoàn, công ty tư nhân gửi báo cáo.

- Giám sát thực tế một số Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, một số Tập đoàn, công ty tư nhân và làm việc với một số Hiệp hội doanh nghiệp.

III. NỘI DUNG GIÁM SÁT

Báo cáo giám sát gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tình hình ban hành chính sách, pháp luật của Nhà nước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế để Việt Nam gia nhập và từ khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

2. Đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế từ khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến hết năm 2014.

3. Những đề xuất, kiến nghị về ban hành chính sách, pháp luật.

IV. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện giám sát

1.1. Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội

- Nghe một số bộ, ngành báo cáo tại trụ sở Văn phòng Quốc hội.

- Nghe báo cáo, tiến hành giám sát trực tiếp tại một số tỉnh, thành phố.

- Thành lập các Tổ công tác để tiến hành khảo sát, giám sát sâu một số nội dung cụ thể theo yêu cầu của cuộc giám sát.

- Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát; tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả giám sát, hoàn chỉnh Báo cáo kết quả giám sát;

- Báo cáo kết quả giám sát tại phiên họp tháng 8/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về nội dung giám sát (nếu có).

1.2. Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội

a) Thường trực Ủy ban Kinh tế

- Chủ trì giúp Đoàn giám sát thực hiện kế hoạch giám sát;

- Tiếp nhận các báo cáo, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương và các Tổ công tác, ý kiến của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo Báo cáo kết quả giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Cử thành viên Ủy ban tham gia các Tổ công tác.

b) Thường trực Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội

- Cử thành viên tham gia Đoàn giám sát theo yêu cầu;

- Cử đại diện tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát;

- Tham gia ý kiến vào báo cáo của Đoàn giám sát;

- Tổ chức giám sát chuyên sâu hơn về một số lĩnh vực do Hội đồng dân tộc và Ủy ban phụ trách (nếu cần), có ý kiến bằng văn bản gửi Đoàn giám sát để tổng hợp trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

c) Các Đoàn đại biểu Quốc hội

- Tổ chức giám sát tại địa phương (trừ các địa phương Đoàn giám sát có tổ chức Đoàn công tác đến làm việc), có báo cáo gửi Đoàn giám sát để tổng hợp trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Phối hợp với Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội khi có đoàn công tác đến làm việc tại địa phương.

d) Văn phòng Quốc hội

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát;

- Tổ chức phục vụ các hoạt động của Đoàn giám sát và các Tổ công tác.

1.3. Các cơ quan trung ương, địa phương, doanh nghiệp

a) Chính phủ

- Chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thuộc đối tượng giám sát thực hiện các yêu cầu của Đoàn giám sát;

- Chuẩn bị các báo cáo có liên quan trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

b) Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Ban Kinh tế Trung ương và một số cơ quan hữu quan cử đại diện tham gia các hoạt động theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát.

c) Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp

- Chuẩn bị các báo cáo, làm việc với Đoàn giám sát, Tổ công tác và thực hiện các yêu cầu có liên quan đến cuộc giám sát;

- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của nội dung báo cáo với Đoàn giám sát.

2. Các bước tiến hành hoạt động giám sát

2.1. Giai đoạn I

- Tháng 9 năm 2014:

Dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát; xây dựng Kế hoạch giám sát.

Gửi công văn yêu cầu Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan cử thành viên tham gia Đoàn giám sát.

- Tháng 10 năm 2014:

Chuẩn bị và trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thành lập Đoàn giám sát kèm theo Kế hoạch giám sát.

Xây dựng Đề cương giám sát chi tiết trên cơ sở Nghị quyết và Kế hoạch giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Gửi công văn đến các bộ/ngành, địa phương và các đơn vị liên quan yêu cầu báo cáo.

2.2. Giai đoạn II

- Tháng 4, 5 năm 2015:

Các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan hoàn tất gửi báo cáo theo nội dung đã được yêu cầu trước 30 tháng 4 năm 2015.

Tổ biên tập tổng hợp các báo cáo theo Đề cương giám sát được duyệt.

Đoàn giám sát làm việc với các Bộ, ngành và một số doanh nghiệp.

- Tháng 7 năm 2015:

Đoàn giám sát làm việc với một số địa phương.

Họp Đoàn giám sát báo cáo công việc đã được thực hiện ở giai đoạn I và giai đoạn II.

Bộ phận Thường trực Đoàn giám sát hoàn thiện và gửi dự thảo Báo cáo kết quả giám sát đến các thành viên Đoàn giám sát để xin ý kiến.

Đoàn giám sát họp chung để thảo luận dự thảo và hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát.

- Tháng 8 năm 2015:

Hoàn thiện Báo cáo kết quả giám sát.

Đoàn giám sát Báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2015. Đại diện Chính phủ báo cáo giải trình một số vấn đề có liên quan mà Báo cáo Đoàn giám sát đã nêu.

Thường trực Ủy ban Kinh tế phối hợp với Văn phòng Quốc hội và cơ quan hữu quan chuẩn bị Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác