Nghị quyết 81/2012/NQ-HĐND tiếp tục tăng cường việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Nghị quyết 81/2012/NQ-HĐND tiếp tục tăng cường việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu: | 81/2012/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Phạm Văn Vọng |
Ngày ban hành: | 21/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 81/2012/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký: | Phạm Văn Vọng |
Ngày ban hành: | 21/12/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 81/2012/NQ-HĐND |
Vĩnh Yên, ngày 21 tháng 12 năm 2012 |
NGHỊ QUYẾT
TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XV KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh về Chương trình giám sát của HĐND tỉnh năm 2012;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 194/BC-UBND ngày 5/12/2012 của UBND tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh cơ bản tán thành nội dung báo cáo của UBND tỉnh và báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh trong việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và nhấn mạnh một số vấn đề sau:
1. Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm tích cực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, nhất là trong quản lý đất sản xuất kinh doanh, thực hiện quyền chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ; đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chỉ thị, giải quyết được nhiều vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện về chính sách quản lý đất đai, nhiều nội dung vận dụng linh hoạt, công tác quản lý đất đai từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, trách nhiệm trong việc sử dụng đất, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng thế mạnh trên địa bàn. Hoạt động tuyên truyền, kiểm tra, giám sát của HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên được trú trọng, những vướng mắc từng bước được giải quyết, phù hợp pháp luật, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, còn có những hạn chế sau:
a) Về quản lý, sử dụng đất sản xuất kinh doanh: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa sát thực tế, chất lượng quy hoạch chưa cao; một số dự án vi phạm về quy hoạch, xây dựng không có chứng chỉ quy hoạch, không có hoặc không đúng giấy phép xây dựng; một số địa phương thực hiện thu hồi, giao đất không đúng thẩm quyền, đối tượng; chưa công khai dân chủ; chất lượng thẩm định chưa cao, giao và quản lý đất chưa chặt chẽ. Lấn chiếm, sử dụng vượt diện tích giao, sử dụng không đúng mục đích diễn ra phổ biến ở cơ sở. Có dự án chuyển nhượng chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép, tự chuyển mục đích. Thu hồi đất lớn nhưng triển khai dự án rất chậm; việc dành đất xây dựng đô thị, nhà ở chưa hợp lý. Thu ngân sách từ đất chưa tương xứng với tiềm năng. Quy định về giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư vướng mắc chưa giải quyết kịp thời. Lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có nơi chưa đảm bảo hài hòa. Còn để tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai.
b) Về thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Các tổ chức, cá nhân chuyển nhượng mua bán trái phép diễn ra phức tạp, giao dịch ngầm chưa đúng trình tự thủ tục và đối tượng còn nhiều, chuyển nhượng sai mục đích sử dụng chưa kiểm soát được; thị trường bất động sản phát triển không ổn định gây ra việc sử dụng đất lãng phí, hiệu quả thấp; tích tụ đất vì lợi ích nhóm có biểu hiện đầu cơ chưa lành mạnh; một số nơi chính quyền né tránh, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân.
c) Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn với đất (gọi chung là cấp giấy) cho các tổ chức đạt thấp, diện tích đất của tổ chức chưa cấp giấy còn rất lớn (86%). Một số địa phương chưa quan tâm cấp giấy cho hộ gia đình, cá nhân. Một số nơi cấp giấy chứng nhận chưa đúng đối tượng, địa chỉ, diện tích, thời hạn sử dụng; quản lý hồ sơ còn nhiều sơ hở, thiếu sót.
d) Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách về đất đai chưa sâu. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai hiệu quả chưa cao. Tình hình khiếu nại, tố cáo chưa được đẩy lùi và vẫn diễn biến phức tạp. Một số cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể, chính quyền chưa phối hợp chặt chẽ, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, phát hiện xử lý không kịp thời, chưa nghiêm, đùn đẩy, né tránh. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, người dân còn phiền hà, sách nhiễu gây bức xúc trong xã hội. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ, nhân dân còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai vừa thiếu và yếu về chuyên môn.
2. Để thực hiện tốt chính sách pháp luật về đất đai, HĐND tỉnh yêu cầu tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
a) Triển khai kịp thời Nghị quyết 19 –NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết 02-NQ/TU của Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh; tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách về đất đai; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai nhất là quyền và nghĩa vụ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
b) Rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ chế của tỉnh về đất dịch vụ, hỗ trợ gia đình dành đất cho phát triển gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về đất đai cho phù hợp với quy định và thực tiễn, đảm bảo thống nhất, cân đối, điều chỉnh hợp lý về sử dụng đất giữa các ngành, lĩnh vực; giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân có đất; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất thực sự của nhà đầu tư.
c) Phân cấp, phân quyền và trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành gắn với trách nhiệm thủ trưởng cơ quan trong việc quản lý nhà nước về đất đai, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã, huyện; xây dựng quy chế phối hợp giữa các cấp, ngành nhất là trong thanh tra, kiểm tra gắn với hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy Đảng, HĐND, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong quản lý đất đai. Quy định cụ thể hình thức xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm, kịp thời khen thưởng tổ chức, cá nhân thực hiện đúng pháp luật về đất đai.
d) Tổ chức rà soát toàn bộ các dự án đầu tư được giao đất, đánh giá phân loại rõ dự án đã giao đất nhưng sử dụng đất kém hiệu quả, chậm triển khai hoặc thực hiện không đúng tiến độ và các vụ vi phạm khác về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn; xác định trách nhiệm và xử lý kịp thời, dứt điểm. Các tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền giao đất sử dụng không đúng mục đích, không triển khai, triển khai chậm kiên quyết thu hồi. Trong năm 2013, tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm lấn chiếm, sử dụng đất chưa đúng ở các huyện, thành, thị, các doanh nghiệp vi phạm giấy phép xây dựng, lấn chiếm đất, chậm triển khai. Ngăn chặn, xử lý kịp thời vi phạm mới gây bức xúc trong xã hội. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và cấp đổi cho các hộ gia đình. Rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi giấy cấp không đúng quy định. Đến năm 2015 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình đạt 100%, cho các tổ chức đạt trên 50% về diện tích.
e) Rà soát thủ tục hành chính về thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với pháp luật, đảm bảo nhanh, gọn, hiệu quả, gắn với trách nhiệm của cán bộ, công chức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thẩm định hồ sơ, thu hồi, giao, cho thuê, chuyển nhượng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hàng năm, dành ngân sách đầu tư ứng dụng công nghệ, tăng biên chế đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai.
g) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, tập trung vào vụ việc nổi cộm, bức xúc trong nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát của HĐND các cấp; kiến nghị xử lý kịp thời những phát sinh, vướng mắc; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của HĐND, các tổ chức đoàn thể, của các cấp, các ngành trong giám sát, kiểm tra, xử lý và giải quyết khiếu nại tố cáo đảm bảo đúng thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, tập trung giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở.
Điều 2: Tổ chức thực hiện
HĐND tỉnh giao UBND tỉnh, các cơ quan liên quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết.
Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Ủy Ban MTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn tham gia giám sát và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/12/2012 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây