20341

Nghị quyết số 49-NQ/TVQH về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

20341
LawNet .vn

Nghị quyết số 49-NQ/TVQH về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

Số hiệu: 49-NQ/TVQH Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Trường Chinh
Ngày ban hành: 20/06/1961 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 23/08/1961 Số công báo: 33-33
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 49-NQ/TVQH
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Trường Chinh
Ngày ban hành: 20/06/1961
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 23/08/1961
Số công báo: 33-33
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49-NQ/TVQH

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 1961 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC TẬP TRUNG GIÁO DỤC CẢI TẠO NHỮNG PHẦN TỬ CÓ HÀNH ĐỘNG NGUY HẠI CHO XÃ HỘI

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Căn cứ vào các điều 38, 39, và 40 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa;
Để tăng cường việc giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
Để đẩy mạnh việc giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội trở thành những người lao động lương thiện;
Theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

QUYẾT NGHỊ:

1. Nay quy định việc tập trung để giáo dục cải tạo những phần tử dưới đây, từ 18 tuổi trở lên, có hành động nguy hại cho xã hội, đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải, nhưng xét không cần đưa ra Tòa án nhân dân xử phạt:

a) Những phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung;

b) Những phần tử lưu manh chuyên nghiệp.

2. Việc giáo dục cải tạo thực hành theo phương châm kết hợp lao động với giáo dục chính trị, nhằm mục đích khuyến khích người được giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện.

Những người được giáo dục cải tạo không bị coi như phạm nhân có án phạt tù, nhưng trong thời gian giáo dục cải tạo không được hưởng quyền công dân.

Trong thời gian giáo dục cải tạo, những người được giáo dục cải tạo được hưởng một chế độ thích đáng về lao động, học tập, ăn ở, và phải tuân theo kỷ luật giáo dục cải tạo; nếu vi phạm kỷ luật đó thì tùy trường hợp nặng nhẹ sẽ bị truy tố trước Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý về hành chính.

3. Thời hạn giáo dục cải tạo là 3 năm. Tuy nhiên những người thật sự cải tạo trước thời hạn sẽ được về sớm hơn. Đối với những người hết thời hạn 3 năm mà không chịu cải tạo thì thời hạn giáo dục cải tạo có thể bị kéo dài.

4. Ủy ban hành chính khu tự trị, thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào đề nghị của Sở hoặc, Ty Công an mà xét và quyết định những trường hợp cần tập trung để giáo dục cải tạo. Quyết định của Ủy ban hành chính phải được Hội đồng Chính phủ duyệt y trước khi thi hành.

Việc cho về trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn giáo dục cải tạo do Hội đồng Chính phủ quyết định căn cứ vào nhận xét của cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo.

5. Viện Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc theo đúng pháp luật của Ủy ban hành chính, cơ quan Công an và cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo trong việc quyết định tập trung giáo dục cải tạo và chấp hành các chế độ giáo dục cải tạo.

6. Hội đồng Chính phủ quy định biện pháp cụ thể thi hành Nghị quyết này.

 

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
CHỦ TỊCH




Trường Chinh

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác