Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Nghị quyết 49/NQ-HĐND năm 2021 thông qua Chương trình xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Số hiệu: | 49/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk | Người ký: | Y Vinh Tơr |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 49/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đắk Lắk |
Người ký: | Y Vinh Tơr |
Ngày ban hành: | 21/12/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/NQ-HĐND |
Đắk Lắk, ngày 21 tháng 12 năm 2021 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Kết luận số 67-KL/TW ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19 tháng 4 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Xét Tờ trình số 135/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết thông qua Chương trình xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra 196/BC- HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2021 của Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Chương trình xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Có Chương trình kèm theo).
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai, thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả tại các Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG, NGÂN SÁCH TỈNH,
ODA ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ TỪ GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ 2026-2030
(Kèm theo Nghị quyết số: 49/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Địa điểm xây dựng |
Tổng mức đầu tư dự kiến |
Dự kiến giai đoạn 2021-2025 |
Dự kiến giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
||||||||||
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
|||||||||||||
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
|||||||
|
TỔNG CỘNG |
TP. BMT |
9.362.892 |
5.120.506 |
1.725.094 |
2.502.276 |
- |
893.136 |
- |
3.350.000 |
- |
3.350.000 |
- |
- |
- |
|
I |
CÁC DỰ ÁN CHUYỂN TIẾP TỪ GIAI ĐOẠN 2016-2020 |
TP. BMT |
5.069.935 |
1.797.549 |
736.951 |
1.060.598 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
1 |
Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
48.998 |
9.598 |
9.598 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Trung tâm văn hóa, điện ảnh đa chức năng vùng Tây Nguyên (giai đoạn 1) |
TP. BMT |
45.000 |
4.910 |
4.910 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Hồ thủy lợi Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
1.468.510 |
531.106 |
70.000 |
461.106 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Đường Đông Tây Thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
1.239.013 |
760.843 |
616.305 |
144.538 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Hệ thống giao thông trong hàng rào Khu công nghiệp Hòa Phú |
TP. BMT |
80.000 |
6.000 |
6.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Tân An 1, Tân An 2 |
TP. BMT |
60.000 |
6.000 |
6.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1) |
TP. BMT |
40.000 |
4.000 |
4.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Nâng cấp đường từ QL14 (đoạn giao với đường Lê Duẩn) vào khu du lịch sinh thái Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
115.000 |
12.600 |
12.600 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 1) |
TP. BMT |
71.648 |
7.538 |
7.538 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Hệ thống nước sạch cho Tiểu đoàn 303/e584 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh |
TP. BMT |
13.777 |
2.837 |
|
2.837 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11 |
Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
14.021 |
8.194 |
|
8.194 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12 |
Đường vào trường PTTH Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng |
TP. BMT |
2.944 |
344 |
|
344 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Trường THPT Dân tộc nội trú N'Trang Lơng (hạng mục: Nhà sinh hoạt văn hoá cộng đồng) |
TP. BMT |
10.000 |
1.000 |
|
1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Nhà rèn luyện thân thể và hạ tầng kỹ thuật thuộc Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
20.706 |
1.106 |
|
1.106 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15 |
Trường Cao đẳng Y tế Đắk Lắk |
TP. BMT |
166.921 |
131.921 |
|
131.921 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16 |
Trường THPT Hồng Đức, hạng mục: Nhà hiệu bộ |
TP. BMT |
8.070 |
595 |
|
595 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17 |
Trường Trung cấp Sư phạm Mầm non Đắk Lắk (giai đoạn II); hạng mục: Nhà lớp học Mầm non,Trung cấp, Thư viện và Phòng làm việc thuộc khối Mầm non |
TP. BMT |
9.959 |
1.166 |
|
1.166 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18 |
Xây dựng khu vực tượng đài Bác Hồ với các cháu thiếu nhi (Giai đoạn 1) |
TP. BMT |
46.361 |
9.526 |
|
9.526 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19 |
Nâng cấp Hồ 201, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
10.000 |
5.000 |
|
5.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20 |
Nâng cấp công trình thủy lợi K'Dun xã Cư Êbur |
TP. BMT |
12.000 |
6.000 |
|
6.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21 |
Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số hạng mục của hồ Ea Kao (Giai đoạn 1) |
TP. BMT |
41.148 |
1.000 |
|
1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22 |
Hệ thống cấp nước sạch khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú |
TP. BMT |
11.595 |
5.072 |
|
5.072 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23 |
Hệ thống xử lý nước thải thập trung cụm công nghiệp Tân An 1 và 2, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
37.370 |
18.986 |
|
18.986 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24 |
Đường vào viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên |
TP. BMT |
20.973 |
354 |
|
354 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25 |
Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 8, đoạn km0+00 - km6+150 |
TP. BMT |
125.580 |
6.500 |
|
6.500 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26 |
Đường vành đai phía Tây thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
676.506 |
2.908 |
|
2.908 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27 |
Đường Trần Huy Liệu, phường Tân Thành |
TP. BMT |
18.730 |
706 |
|
706 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28 |
Đường Thủ Khoa Huân, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
44.542 |
1.254 |
|
1.254 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29 |
Mở rộng, nâng cấp đường Y Ngông, đoạn từ đường Mai Xuân Thưởng đến tỉnh lộ 1 |
TP. BMT |
42.145 |
2.453 |
|
2.453 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30 |
Đường giao thông liên xã Hòa Khánh - Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (từ tỉnh lộ 2 Buôn K'bu, xã Hòa Khánh đi thôn 4, xã Ea Kao) |
TP. BMT |
12.800 |
240 |
|
240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31 |
Mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 2, đoạn từ km0-km6+431 (đường Tố Hữu), thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
95.703 |
30.703 |
|
30.703 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
32 |
Đường dẫn từ đường Phạm Hùng vào trụ sở Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 4, phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
2.800 |
300 |
|
300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
33 |
Đường Nguyễn Hữu Thọ nối từ đường Nguyễn Chí Thanh đến hẻm 119 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
12.000 |
3.600 |
|
3.600 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
34 |
Đường liên xã Hòa Thắng - Ea Kao (đoạn từ buôn Kom Leo, xã Hòa Thắng đi buôn H’rát, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
10.000 |
2.706 |
|
2.706 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
35 |
Đường giao thông vào Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
14.175 |
11.175 |
|
11.175 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
36 |
Đường Hùng Vương (Đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Văn Cừ), thành phố Buôn Ma Thuột - Giai đoạn 1 |
TP. BMT |
102.754 |
26.239 |
|
26.239 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
37 |
Nâng cấp đoạn đường kết nối đường Trần Quý Cáp (đoạn từ nút giao ngã 3 đường Trần Quý Cáp - Mai Thị Lựu đến đường Lê Duẩn), thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
51.808 |
21.808 |
|
21.808 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
38 |
Mở rộng nút giao bùng binh Km3, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
34.906 |
6.100 |
|
6.100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
39 |
Hạ tầng khu Công nghiệp Hoà Phú (Gói thầu số 7A (cổng, tường rào) |
TP. BMT |
7.491 |
20 |
|
20 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
40 |
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa đường Nguyễn Tất Thành (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Ngô Gia Tự), thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
24.000 |
15.000 |
|
15.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
41 |
Xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2) |
TP. BMT |
18.000 |
1.000 |
|
1.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
42 |
Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh và Truyền hình, thuộc Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
181.981 |
129.141 |
|
129.141 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
CÁC DỰ ÁN ĐÃ DỰ KIẾN KHỞI CÔNG MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
4.292.957 |
3.322.957 |
988.143 |
1.441.678 |
- |
893.136 |
- |
3.350.000 |
- |
3.350.000 |
- |
- |
- |
- |
1 |
CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM DO CÁC SỞ, NGÀNH ĐỀ XUẤT |
|
2.207.054 |
1.237.054 |
988.143 |
248.911 |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
- |
|
1.1 |
Nâng cấp Khoa ung bướu thành Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên |
TP. BMT |
630.292 |
630.292 |
610.292 |
20.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 |
Dự án xây dựng hạ tầng chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 |
TP. BMT |
330.000 |
330.000 |
317.000 |
13.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3 |
Đầu tư xây dựng và chỉnh trang đô thị khu trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk (giai đoạn 2) |
TP. BMT |
110.000 |
110.000 |
30.851 |
79.149 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4 |
Đường giao thông trục chính vào Khu công nghiệp Hòa Phú |
TP. BMT |
70.000 |
70.000 |
|
70.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.5 |
Dự án Cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột đến Km 49+00 |
TP. BMT |
1.053.000 |
83.000 |
30.000 |
53.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.6 |
Chỉnh trang khuôn viên Bảo tàng tỉnh và Di tích Biệt Điện Bảo Đại |
TP. BMT |
13.762 |
13.762 |
|
13.762 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM DO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐỀ XUẤT NGÂN SÁCH TỈNH ĐÃ ĐẦU TƯ |
|
1.192.767 |
1.192.767 |
- |
1.192.767 |
|
|
|
3.350.000 |
- |
3.350.000 |
|
|
|
|
2.1 |
Đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Đình Chiểu đến đường Trần Khánh Dư và đoạn từ Phan Trọng Tuệ đến đường Lê Quý Đôn), thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
565.000 |
565.000 |
|
565.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2 |
Đường từ Nguyễn Tri Phương nối dài đến đường Vành đai phía Tây, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
110.000 |
110.000 |
|
110.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.3 |
Đường Nguyễn Đình Chiểu nối dài, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
280.767 |
280.767 |
|
280.767 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.4 |
Cải tạo, nâng cấp đường Trần Phú thành phố Buôn Ma Thuột (Đoạn nối dài) |
TP. BMT |
37.000 |
37.000 |
|
37.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.5 |
Trục đường số 14 thuộc quy hoạch phân khu 1/2000 khu đô thị mới đồi thủy văn (đoạn từ cuối đường Ama Khê đến đường Đông - Tây), thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
180.000 |
180.000 |
|
180.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.6 |
Cải tạo, nâng cấp Hệ thống điện chiếu sáng công cộng tại một số tuyến trạm trên địa bàn thành phố |
TP. BMT |
20.000 |
20.000 |
|
20.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN VẬN ĐỘNG ODA |
|
893.136 |
893.136 |
- |
- |
- |
893.136 |
|
- |
- |
- |
- |
- |
|
|
4.1 |
Dự án đầu tư trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên . |
TP. BMT |
252.336 |
252.336 |
|
|
|
252.336 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.2 |
Dự án Tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi chất lượng cao |
TP. BMT |
292.800 |
292.800 |
|
|
|
292.800 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4.3 |
Dự án Hạ tầng cơ sở ưu tiên các đô thị Tây Nguyên trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam |
TP. BMT |
348.000 |
348.000 |
|
|
|
348.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
BUÔN MA THUỘT TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ 2026-2030 THEO NGHỊ QUYẾT 103/NQ-CP
(Kèm theo Nghị quyết số:49/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Địa điểm xây dựng |
Tổng mức đầu tư dự kiến |
Dự kiến giai đoạn 2021-2025 |
Dự kiến giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
||||||||||
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
|||||||||||||
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
|||||||
|
TỔNG CỘNG |
|
17.434.000 |
12.140.000 |
9.500.000 |
- |
2.640.000 |
- |
- |
17.850.000 |
14.650.000 |
- |
3.200.000 |
1.000.000 |
- |
- |
I |
CÁC DỰ ÁN THEO NQ 103, BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ |
|
6.100.000 |
6.100.000 |
6.100.000 |
|
|
|
|
8.090.000 |
8.090.000 |
|
|
|
|
|
1 |
Phát triển Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên trở thành Bệnh viện trung tâm của vùng Tây Nguyên |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Đầu tư xây dựng 01 Bệnh viện tuyến Trung ương ở vùng Tây Nguyên đặt tại Đắk Lắk. |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Trung tâm thể thao trọng điểm Vùng Tây Nguyên |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Nâng cấp Trường Đại học Tây Nguyên |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Khu công nghệ cao và phát triển công nghệ phần mềm |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh Tuyến đoạn tránh phía Đông, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Nâng cấp mở rộng quốc lộ 29 |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Liên Khương (Lâm Đồng) |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
Phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành Cảng hàng không quốc tế |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
CÁC DỰ ÁN THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 103/NQ-CP ĐỊA PHƯƠNG THỰC HIỆN |
|
8.694.000 |
3.400.000 |
3.400.000 |
- |
- |
- |
- |
6.560.000 |
6.560.000 |
- |
- |
1.000.000 |
- |
- |
3.1 |
Đường vành đai 2 phía Tây |
TP. BMT |
1.225.000 |
220.000 |
220.000 |
|
|
|
|
1.005.000 |
1.005.000 |
|
|
|
|
|
3.2 |
Xây dựng các cảng cạn phục vụ vận tải đa phương thức |
TP. BMT |
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3 |
Xây dựng cở sở hạ tầng cửa khẩu Đắk Ruê |
TP. BMT |
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.4 |
Đường nối từ nút giao thông đường Đông Tây - Trần Quý Cáp đến Đài phát sóng tỉnh Đắk Lắk |
TP. BMT |
1.061.000 |
920.000 |
920.000 |
|
|
|
|
141.000 |
141.000 |
|
|
|
|
|
3.5 |
Cải tạo hạ tầng hàng lang suối Ea Nao - Ea Tam (Đoạn từ thượng nguồn tuyến suối Ea Nao, Xã Ea Tu đến Hồ Ea Tam |
TP. BMT |
1.436.000 |
720.000 |
720.000 |
|
|
|
|
716.000 |
716.000 |
|
|
|
|
|
3.6 |
Cải tạo nâng cấo đầu tư xây dựng mới một số hạng mục của Hồ Ea Kao (giai đoạn 2) |
TP. BMT |
1.422.000 |
720.000 |
720.000 |
|
|
|
|
702.000 |
702.000 |
|
|
|
|
|
3.7 |
Dự án thoát nước mưa, nước thải trên địa bàn thành phố giai đoạn 3 |
TP. BMT |
1.450.000 |
720.000 |
720.000 |
|
|
|
|
730.000 |
730.000 |
|
|
|
|
|
3.8 |
Đường vành đai phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (từ khu vực nhà máy bia đến QL 14, xã Hòa khánh |
TP. BMT |
2.100.000 |
100.000 |
100.000 |
|
|
|
|
2.000.000 |
2.000.000 |
|
|
|
|
|
3.9 |
Cải tạo hạ tầng hàng lang suối Ea Nao - Ea Tam (Đoạn từ 30/4 phường Khánh Xuân đến Hồ Ea Tam |
|
|
|
|
|
|
|
|
1.266.000 |
1.266.000 |
|
|
|
|
|
III |
CÁC DỰ ÁN TỪ NGUỒN THU SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH PHÂN CẤP THÀNH PHỐ ĐỂ ĐẦU TƯ (Bao gồm các dự án ngân sách địa phương quản lý theo Nghị Quyết số 103/NQ-CP) |
|
2.640.000 |
2.640.000 |
- |
- |
2.640.000 |
|
|
3.200.000 |
|
|
3.200.000 |
|
|
|
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TỪ GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN
MA THUỘT TRONG GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ 2026-2030
(Kèm theo Nghị quyết số:49/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Danh mục dự án |
Địa điểm xây dựng |
Tổng mức đầu tư dự kiến |
Dự kiến giai đoạn 2021-2025 |
Dự kiến giai đoạn 2026-2030 |
Ghi chú |
||||||||||
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
Tổng số (tất cả các nguồn vốn) |
Trong đó: |
|||||||||||||
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
NSTW |
NST |
NSTP |
ODA |
Khác |
|||||||
|
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC |
|
108.000.000 |
108.000.000 |
|
|
|
|
108.000.000 |
217.800.000 |
|
|
|
|
217.800.000 |
|
1 |
Triển khai đầu tư hạ tầng các khu đô thị mới, khu dân cư tạo vốn đầu tư để triển khai kêu gọi đầu tư các dự án khu thương mại dịch vụ, nhà ở xã hội; xây dựng từ 02 - 04 khu đô thị mới theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp các tiêu chí đô thị loại I |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
Dự án phát triển du lịch hồ Ea Kao |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
Không gian cảnh quan và sân goft hồ Ea Kao |
TP. BMT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
Cải tạo nút giao Phạm Ngũ Lão (Tỉnh lộ 5) - Đường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
113.000 |
|
|
|
|
|
113.000 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Cải tạo nút giao thông giữa đường 30-4 và đường Y Ngông, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
102.000 |
|
|
|
|
|
102.000 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Ngầm hóa hệ thống điện, lát đá vỉa hè tuyến đường Nguyễn Tất Thành (Từ ngã 6 đến vòng xoay Km3) |
TP. BMT |
85.000 |
|
|
|
|
|
85.000 |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Đường giao thông và cầu từ cuối đường Y Jút nối đường Nguyễn Đình Chiểu |
TP. BMT |
250.000 |
|
|
|
|
|
250.000 |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
Nâng cấp đường 19 tháng 5 đi hồ Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
170.000 |
|
|
|
|
|
170.000 |
|
|
|
|
|
|
|
9 |
Ngầm hóa hệ thống điện và lát đá vỉa hè các tuyến đường trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột |
TP. BMT |
1.000.000 |
|
|
|
|
|
500.000 |
|
|
|
|
|
500.000 |
Chỉnh trang các tuyến đường chính: Lê Duẩn, Phan Bội châu, Hai bà Trưng, Phan Chu Trinh, Trường Chinh, Lê Thánh Tông, Ngô quyền…. |
10 |
Nâng cấp đường buôn M'rê - buôn Niêng (Từ QL 14 đến Tỉnh lộ 1) |
TP. BMT |
210.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
210.000 |
Đầu tư tuyến kết nối khu vực theo quy hoạch |
11 |
Đường Phạm Hồng Thái nối dài qua khu đô thị hồ thủy lợi Ea Tam |
TP. BMT |
150.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
150.000 |
|
12 |
Đường nối từ tiểu đoàn 303, xã Hòa Xuân đến đường Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất (qua một phần ranh giới huyện Buôn Đôn) |
TP. BMT |
100.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
100.000 |
|
13 |
Các dự án hạ tầng giao thông giai đoạn 2026-2030 có tính kết nối các khu vực khác sẽ xác định cụ thể sau khi điều chỉnh Quy hoạch chung của thành phố. |
TP. BMT |
1.200.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.200.000 |
|
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
I. MỤC TIÊU, CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu
Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh, sinh thái, thông minh, mang bản sắc riêng của Tây Nguyên với hạ tầng đồng bộ, đảm nhiệm chức năng đầu mối về thương mại, giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, chuyển giao khoa học - công nghệ của vùng; là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. Phát triển các ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiện đại hóa; ứng dụng mạnh khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mức thụ hưởng của dân về y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; quốc phòng, an ninh trên địa bàn và khu vực.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
2.1. Đến năm 2025
a) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 11%/năm; cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 62%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30% trong cơ cấu kinh tế của Thành phố; thu nhập bình quân đầu người đạt 150 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 125.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân trên 15%/năm.
b) Về văn hóa - xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 77%; cơ bản không còn hộ nghèo; duy trì 100% xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế; có trên 22 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 92%. Xây dựng 08/08 xã đạt xã nông thôn mới theo tiêu chí nâng cao. Trong đó có 02 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Về môi trường: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 95%; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt trên 90%; diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đạt 10 m2/người; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt trên 80%; nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được xử lý đạt 100%; tiếp tục duy trì và nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 3%.
2.2. Đến năm 2030
a) Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 13%/năm. Cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ chiếm 65%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm trên 30% trong cơ cấu kinh tế của Thành phố; thu nhập bình quân đầu người đạt 200 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 240.000 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân trên 15%/năm.
b) Về văn hóa - xã hội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%; có trên 24 bác sỹ/1 vạn dân; tỷ lệ trường học công lập đạt chuẩn Quốc gia đạt 98%; xây dựng 08/08 xã đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu; không còn hộ nghèo.
c) Về môi trường: Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%; diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đạt trên 10 m2/người; tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%; tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt trên 80%; nước thải tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh được xử lý đạt 100%; tiếp tục duy trì và nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 3%.
2.3. Tầm nhìn đến năm 2045
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm và cực tăng trưởng của vùng Tây Nguyên về du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ; là đô thị xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên.
1. Tập trung xây dựng Quy hoạch phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo quy định để làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển của thành phố.
2. Phối hợp hoàn thiện, xây dựng cơ chế, chính sách góp phần xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành và phát triển kinh tế; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
3. Phát triển kinh tế
3.1. Phát triển công nghiệp: Phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành Trung tâm công nghiệp chế biến các loại nông sản thế mạnh, đặc hữu của Đắk Lắk và của vùng Tây Nguyên; đến năm 2030, cơ bản trở thành thành phố có ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.
3.2. Phát triển ngành dịch vụ: Phấn đấu phát triển thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm dịch vụ hàng đầu của vùng Tây Nguyên về tài chính, thương mại, logistics, du lịch,... và tổ chức các sự kiện cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế. Phát triển du lịch theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả các giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống, đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố.
3.3. Phát triển nông nghiệp: Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo chuỗi liên kết giá trị; hình thành các vùng, tiểu vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện tự nhiên nhằm tăng sản lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh. Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh, sử dụng ngày càng nhiều lao động nông thôn để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn.
4. Phát triển văn hóa - xã hội
4.1. Giáo dục và đào tạo: Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho giáo dục và đào tạo theo hướng đồng bộ, hiện đại; là trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm cung ứng nhân lực chất lượng cao, cung cấp dịch vụ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới cho các tỉnh của vùng Tây Nguyên và các nước bạn: Lào, Campuchia. Phát triển một số trường đại học, cao đẳng đạt tiêu chuẩn Quốc gia và khu vực. Xây dựng mới khu trung tâm đào tạo tập trung mang tầm cấp vùng và quốc tế tại khu đô thị mới phía Tây - Nam Thành phố, phía Nam Trường Đại học Tây Nguyên.
4.2. Phát triển nguồn nhân lực: Đẩy nhanh phát triển hệ thống đào tạo nghề trên địa bàn; thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đội ngũ công nhân, lao động kỹ thuật có kỹ năng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường mở rộng hợp tác về đào tạo nhân lực có chất lượng cao, kết hợp chặt chẽ với mạng lưới đào tạo đại học, cao đẳng trên địa bàn để đào tạo nhân lực có nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố và yêu cầu của doanh nghiệp ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó, phát triển mạnh hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
4.3. Phát triển văn hóa, thể dục, thể thao: Phát triển văn hóa, xã hội của thành phố theo hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giá trị lịch sử, truyền thống dân tộc, nhất là văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số trong điều kiện phát triển đô thị hiện đại. Tổ chức phục dựng, trình diễn các nghi lễ, lễ hội truyền thống, đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phù hợp với tình hình mới, phục vụ cộng đồng và phát triển du lịch; duy trì và phát huy buôn làng truyền thống, các nghề truyền thống trong đô thị. Xây dựng thành phố trở thành trung tâm thể dục - thể thao của tỉnh và khu vực Tây Nguyên; tập trung xây dựng Khu liên hợp thể dục, thể thao vùng Tây Nguyên đủ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, trong đó có các cơ sở chuyên ngành hiện đại phục vụ đào tạo vận động viên thành tích cao và nghiên cứu khoa học.
4.4. Phát triển y tế: Kiện toàn, nâng cao chất lượng hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trên địa bàn để đảm bảo chức năng trung tâm vùng Tây Nguyên. Xây dựng các bệnh viện cấp vùng, nhất là tập trung đầu tư về nguồn nhân lực, đội ngũ y bác sỹ và trang thiết bị để phát triển Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên trở thành Bệnh viện trung tâm của vùng Tây Nguyên và đầu tư xây dựng 01 Bệnh viện tuyến Trung ương ở vùng Tây Nguyên đặt tại Đắk Lắk.
4.5. Giải quyết việc làm và thực hiện chính sách an sinh xã hội: Thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, chính sách về giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động. Tăng cường các hoạt động kết nối cung - cầu lao động của thành phố, của tỉnh với các địa phương khác trong vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; phát triển thị trường xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng thị trường lao động truyền thống có lợi thế đã và đang nhận nhiều lao động Việt Nam. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội. Triển khai đồng bộ các chính sách bảo trợ, chính sách giảm nghèo, người có công; quan tâm vấn đề dân cư, dân số với quy mô, kết cấu phù hợp, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; quy hoạch lại mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, đáp ứng nhu cầu tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ về trợ giúp xã hội cho đối tượng cần trợ giúp.
4.6. Phát triển khoa học và công nghệ: Tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố và vùng phụ cận thành phố. Khuyến khích hình thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ trên địa bàn gắn kết với các trung tâm, các viện nghiên cứu khoa học - công nghệ nhằm đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học lớn của vùng Tây Nguyên. Xây dựng, hình thành các khu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao, nhất là hạ tầng công nghệ số.
5. Huy động nguồn lực đầu tư
Huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị; đồng thời tập trung nguồn lực để tăng quy mô và hiệu quả đầu tư; đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút nguồn vốn đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay của các nhà tài trợ nước ngoài (ODA) và trái phiếu Chính phủ,... Tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước, khai thác hiệu quả các nguồn thu từ quỹ đất, khoáng sản.
6. Đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng đô thị
6.1. Về Quy hoạch đô thị: Triển khai lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 theo Công văn số 1285/TTg-CN ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ trương điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
6.2. Đầu tư phát triển đô thị: Nghiên cứu xây dựng, từng bước hình thành một số khu đô thị mới theo hướng hiện đại, đồng bộ, phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển của quy hoạch vùng Tây Nguyên đến năm 2030 và Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững, vừa đảm bảo tầm nhìn, chiến lược dài hạn, vừa định hướng, tạo điều kiện khả thi để thực hiện các giải pháp cho các vấn đề đô thị như dân số, nhà ở, hạ tầng giao thông, môi trường,… một cách đồng bộ.
6.3. Xây dựng hệ thống giao thông: Tập trung quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không; đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải Miền Trung nhằm nâng cao năng lực kết nối, năng lực vận tải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trên mọi lĩnh vực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, của từng vùng, khu vực, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố theo quy hoạch, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, công nghệ thông tin, thương mại, du lịch… sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển thành phố Buôn Ma Thuột sớm trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
6.4. Phát triển công viên cây xanh: Tập trung trồng cây xanh với các loại cây có giá trị cao, bảo tồn các giống cây địa phương, đặc trưng của Tây Nguyên; xây dựng, hình thành vành đai cây xanh chắn gió cho thành phố nhằm tạo cảnh quan môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng thành phố xanh. Tăng mật độ diện tích cây xanh đô thị theo quy hoạch, đảm bảo diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị đạt 10 m2/người vào năm 2025 và trên 10 m2/người vào năm 2030.
6.5. Xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý rác thải: Nâng cao chất lượng nước sinh hoạt dân cư đạt các tiêu chuẩn quy định, với định mức bình quân 120-180 lít/ngày/người đối với khu vực nội thành và 80-120 lít/ngày/người đối với khu vực nông thôn. Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nước mưa, nước thải sinh hoạt tập trung của thành phố và hệ thống thu gom xử lý nước công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt; nghiên cứu đề xuất xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung theo hướng xã hội hóa, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng do ô nhiễm, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.
6.6. Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng: Đầu tư, cải tạo, từng bước hoàn chỉnh hệ thống cấp điện đô thị theo hướng ngầm hóa, hiện đại hóa; đáp ứng nhu cầu điện chiếu sáng của nhân dân và phục vụ công cộng.
6.7. Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông: Phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông theo hướng hiện đại; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điều hành, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên địa bàn. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/4/2021 của Tỉnh ủy về Chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua Đề án Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành Đô thị thông minh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
6.8. Mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú, hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố: Đẩy mạnh thu hút các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, đưa vào khai thác hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Buôn Ma Thuột cơ bản trở thành thành phố công nghiệp theo hướng hiện đại, có quy mô lớn trong khu vực Tây Nguyên.
6.9. Xây dựng nông thôn mới: Đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; triển khai đầu tư xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
7. Bảo vệ tài nguyên và môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản, sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai trên địa bàn thành phố, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường xung quanh và sự phát triển các ngành kinh tế khác. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn và giám sát biến đổi khí hậu để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, dự báo, cảnh báo trên địa bàn thành phố.
8. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của Nhân dân các dân tộc và của cả hệ thống chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội theo Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21/12/2018 của Chính phủ; phát triển mô hình công nghiệp lưỡng dụng vừa phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế trong thời bình, vừa sẵn sàng chuyển đổi phục vụ quốc phòng khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
III. MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHÍNH
1.1. Trên cơ sở các chủ trương của Trung ương, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và các tiềm năng, lợi thế của thành phố Buôn Ma Thuột, xây dựng quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Tây Nguyên, Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất gìn giữ giá trị văn hóa bản sắc riêng của vùng Tây Nguyên và có vai trò là đô thị trung tâm mang đậm bản sắc văn hóa, kiến trúc của vùng Tây Nguyên, là cực tăng trưởng có tác động lan tỏa tới các tỉnh trong vùng và trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
1.2. Rà soát, điều chỉnh và quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị theo hướng gắn với bảo vệ môi trường, điều kiện tự nhiên, bảo tồn, phát huy được giá trị văn hóa truyền thống của địa phương; xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị đầu mối kết nối thuận lợi với các trung tâm kinh tế - xã hội cấp vùng.
2. Về phối hợp hoàn thiện, xây dựng cơ chế, chính sách
2.1. Phối hợp rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tạo lập môi trường đầu tư, thu hút đầu tư, sản xuất, kinh doanh, tài nguyên môi trường, liên kết vùng, đào tạo, dạy nghề, thu hút nguồn lao động, cải cách hành chính… theo hướng thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận các nguồn lực như: mặt bằng, hạ tầng, thông tin lao động, thị trường và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, tạo khuôn khổ pháp lý cho sự vận hành và phát triển kinh tế; tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ban hành quy định về kiến trúc, bản sắc, quản lý xây dựng đô thị... để đảm bảo xây dựng Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên “bản sắc, sinh thái, hiện đại”.
2.2. Xây dựng cơ chế đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển liên kết vùng:
- Tỉnh có cơ chế cho thành phố được hưởng 100% số thu sử dụng đất sau khi trích lập các quỹ theo quy định từ giai đoạn 2022-2025.
- Dành 20% tổng tiền sử dụng đất thu được từ các dự án đầu tư, kinh doanh trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột do tỉnh quản lý và thực hiện để thành phố Buôn Ma Thuột đề xuất dự án đầu tư công theo quy định.
2.3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ báo cáo Quốc hội thông qua và triển khai thực hiện Nghị quyết về Đề án thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột tạo điều kiện cho thành phố Buôn Ma Thuột có thêm cơ hội huy động nguồn lực, tập trung đầu tư, tiếp tục phát triển nhanh, bền vững theo đúng định hướng, mục tiêu Bộ Chính trị đề ra tại Kết luận số 67-KL/TW.
3. Về phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp
3.1. Cơ cấu lại ngành công nghiệp của thành phố theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp chế biến sâu, năng lượng sạch và một số ngành công nghệ cao, công nghiệp phần mềm. Chuyển dần các ngành công nghiệp chế biến thô, sử dụng nhiều lao động, sang các ngành công nghiệp chế biến tinh, tạo ra sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
3.2. Phát triển thị trường thương mại theo hướng hiện đại, lấy Buôn Ma Thuột là trung tâm kinh tế vùng Tây Nguyên gắn với thị trường trong nước và ngoài nước. Tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị lớn tại thành phố Buôn Ma Thuột. Tập trung đầu tư, hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn lớn; trung tâm hội nghị hiện đại; trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm lễ hội đủ điều kiện để thu hút và tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia và quốc tế.
3.3. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, xác định điểm mạnh của thành phố là đô thị Thủ phủ cà phê của Tây Nguyên để phát triển thương hiệu của thành phố Buôn Ma Thuột trở thành“Thành phố cà phê của thế giới” và từ đó phát triển các lĩnh vực dịch vụ liên quan đến cà phê như: Sàn giao dịch cà phê, Trung tâm tài chính, dịch vụ logistic về cà phê, Trung tâm sản xuất chế biến cà phê chất lượng cao. Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương và các di tích quốc gia; đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và khu vực tam giác phát triển. Tập trung phát triển tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông, vận tải,... đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.4. Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đảm bảo môi trường, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch nông nghiệp; hình thành các vùng, tiểu vùng chuyên canh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, theo chuỗi giá trị và phù hợp với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Lựa chọn một số sản phẩm có lợi thế để hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao tạo chuỗi liên kết giá trị, tạo ra đột phá trong phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp.
3.5. Có giải pháp, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp theo hướng phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng, đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế và ngân sách của tỉnh và tạo việc làm cho lao động trên địa bàn. Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX; ưu tiên phát triển các HTX kiểu mới, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có quy mô lớn.
4.1. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xã hội
a) Giai đoạn 2021-2025: Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân hàng năm 14%/năm, đạt khoảng 125.260,506 tỷ đồng. Dự kiến cụ thể các nguồn vốn như sau:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước 17.260,506 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn: 11.225,094 tỷ đồng (trong đó: các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 chuyển sang 736,951 tỷ đồng; dự kiến mở mới trong giai đoạn 2021-2025 là 10.488,143 tỷ đồng);
+ Nguồn vốn ngân sách tỉnh: 2.502,276 tỷ đồng (trong đó: các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2016-2020 chuyển sang 1.060,598 tỷ đồng; dự kiến mở mới trong giai đoạn 2021-2025 là 1.441,678 tỷ đồng);
+ Nguồn vốn đầu tư của thành phố 2.640 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn ODA: 893,136 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn của doanh nghiệp, dân cư): 108.000 tỷ đồng.
b) Giai đoạn 2026-2030: Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 239.000 tỷ đồng. Dự kiến cụ thể các nguồn vốn như sau:
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước 21.200 tỷ đồng, trong đó:
+ Nguồn vốn Trung ương đầu tư trên địa bàn: 14.650 tỷ đồng;
+ Ngân sách tỉnh: 3.350 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn đầu tư của thành phố: 3.200 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn ODA: 1.000 tỷ đồng.
- Nguồn vốn ngoài ngân sách (vốn doanh nghiệp, dân cư) 217.800 tỷ đồng.
4.2. Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư
a) Vốn huy động từ dân và doanh nghiệp: Thực hiện xã hội hóa đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế... Thí điểm triển khai đầu tư xây dựng một số dự án hạ tầng trọng điểm theo phương thức BOT, BT, Nhà nước và Nhân dân cùng đầu tư
b) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, thẩm định và phê duyệt dự án, hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai dự án và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của khu vực FDI để cập nhật chính xác diễn biến tình hình đầu tư mới, vốn thực hiện, kinh doanh, xuất nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách Nhà nước.
c) Tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương, ưu tiên các nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị để thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư.
d) Tạo vốn từ quỹ đất: Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch (đặc biệt là vùng phụ cận của quỹ đất phục vụ dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai), tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tăng thu ngân sách cho địa phương.
e) Đẩy mạnh hợp tác, phát triển: Thành phố Buôn Ma Thuột chủ động phát triển quan hệ liên kết, trao đổi, hợp tác với các tỉnh thuộc khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và vùng Tây Nguyên, vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam để tạo thành tam giác phát triển bền vững trên các lĩnh vực, khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của nhau và cùng phát triển.
5. Về đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội
Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong đầu tư phát triển và xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn tới; tranh thủ khai thác nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, nguồn vốn ngoài ngân sách, đặc biệt là tận dụng các chính sách hỗ trợ của Trung ương hướng vào định hướng phát triển ngành, lĩnh vực của thành phố như: Các chương trình hỗ trợ có mục tiêu đầu tư theo ngành, lĩnh vực; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… để bố trí kinh phí thực hiện các công trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn được phê duyệt, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, đường giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,… Ưu tiên nguồn lực đầu tư công cho phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng, thiết yếu; khai thác hợp lý tài nguyên đất để tạo vốn đầu tư phát triển.
6. Về phát triển nguồn nhân lực
Chú trọng đào tạo nâng cao, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, có chất lượng cao, phù hợp với xu thế phát triển mới và đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Rà soát và thực hiện chính sách về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với xây dựng chính quyền đô thị, thực hiện cải cách hành chính; tạo môi trường làm việc để được cống hiến năng lực, sở trường công tác của đội ngũ cán bộ thành phố. Thu hút trọng dụng, đãi ngộ đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước đến làm việc, nghiên cứu tại thành phố Buôn Ma Thuột.
7. Về văn hoá, xã hội và du lịch
7.1. Tiếp tục hỗ trợ, đầu tư thỏa đáng cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, nhằm tạo điều kiện cho văn hoá dân tộc phát triển đúng hướng, đi sâu khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, cách mạng, kích thích sự sáng tạo và những xu hướng văn hoá có ích cho sự tiến bộ xã hội. Tăng cường xúc tiến, quảng bá, hợp tác về du lịch; ưu tiên phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp, văn hóa, sinh thái; tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, đặc thù, trải nghiệm khác biệt, có chất lượng cho khách du lịch, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.
7.2. Ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư công nghệ tiên tiến đối với các ngành sản xuất sản phẩm có tính cạnh tranh cao về chất lượng. Đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ khoa học để đủ khả năng giải quyết có hiệu quả các nhiệm vụ khoa học phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách để khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, dịch vụ công, nhất là hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ công. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sớm gia nhập thị trường với thời gian và chi phí hợp lý.
8. Về tài nguyên và môi trường
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, tạo quỹ đất thu hút đầu tư, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường. Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải trên địa bàn; xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các khu đô thị và hệ thống thu gom xử lý nước công nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần duy trì tỷ lệ che phủ rừng.
9. Nhóm giải pháp về quốc phòng, an ninh
9.1. Tập trung xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ nhằm xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành khu vực phòng thủ vững chắc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh, thế trận lòng dân vững chắc. Nghiên cứu đầu tư, phát triển các dự án có tính lưỡng dụng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời bình và sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
9.2. Thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, đối tượng; chủ động triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh dân tộc, an ninh tông giáo, an ninh nông thôn - đô thị theo phương châm “4 tại chỗ”, kiên quyết không để xảy ra khủng bố, biểu tình, bạo loạn, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh xây dựng, củng cố phòng trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại các địa bàn, gắn với phát huy vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác phòng, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh công tác điều tra, khám phá án, nhất là những vụ án nổi, phức tạp được quần chúng và dư luận xã hội quan tâm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự; triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ.
9.3. Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của cấp ủy Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền đối với lực lượng vũ trang. Tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang thành phố vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện tốt các chế độ, chính sách hậu phương quân đội và chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên; quan tâm xây dựng lực lượng Công an thành phố vững mạnh toàn diện./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây