348341

Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND18 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021

348341
LawNet .vn

Nghị quyết 45/2017/NQ-HĐND18 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021

Số hiệu: 45/2017/NQ-HĐND18 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh Người ký: Nguyễn Xuân Thu
Ngày ban hành: 12/04/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 45/2017/NQ-HĐND18
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
Người ký: Nguyễn Xuân Thu
Ngày ban hành: 12/04/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH BC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2017/NQ-HĐND18

Bắc Ninh, ngày 12 tháng 04 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH KHÓA XVIII, NHIỆM KỲ 2016 - 2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Xét Tờ trình số 01/TTr-TTHĐND18 ngày 03/4/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị V/v Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tnh Bắc Ninh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021; báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này “Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021”.

Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII, kỳ họp thứ Tư thông qua ngày 12/4/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2017./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH; CP (b/c);
- Bộ Tư pháp (b/c);
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ t
nh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội t
nh;
- VKSND, TAND t
nh;
- Các Ban HĐND; các đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: TU, UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể t
nh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Huyện
ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- TTHĐND, UBND c
ác huyện, TX, TP;
- Công báo, Đài PTTH,
Cổng TTĐT tnh, Báo BN, TTXVN tại BN;
- VP: LĐVP, phòng Tổng hợp, lưu
VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Thu

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH KHÓA XVIII, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 45/2017/NQ-HĐND18 ngày 12/4/2017 của HĐND tỉnh Bắc Ninh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về hoạt động của Hội đồng nhân dân (sau đây viết tắt là HĐND) tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021; mối quan hệ công tác, trách nhiệm của các cơ quan, t chc, cá nhân có liên quan đối với hoạt động của HĐND tỉnh.

2. Nhng nội dung không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND và các quy định khác của pháp luật.

Điều 2. Nguyên tắc hoạt động

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; hoạt động theo nguyên tc tập trung, dân chủ; làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH

Mục 1. KỲ HỌP HĐND TỈNH

Điều 3. Kỳ họp HĐND tỉnh

1. HĐND tỉnh họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.

HĐND tỉnh quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nht của HĐND tỉnh đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh.

2. HĐND tỉnh họp bất thường khi Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh hoặc ít nhất một phần ba số tổng đại biểu HĐND tỉnh yêu cầu.

3. HĐND tỉnh họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tnh hoặc yêu cầu của ít nhất mt phần ba tổng số đại biểu HĐND tỉnh thì HĐND tỉnh quyết định họp kín.

Điều 4. Nội quy kỳ họp HĐND tỉnh

1. Kỳ họp HĐND tỉnh là hình thức hoạt động chủ yếu của HĐND tỉnh. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật để thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tại địa phương.

2. Chủ tọa kỳ họp HĐND tỉnh có trách nhiệm điều hành phiên họp bảo đảm đúng quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh và chương trình, nội dung đã được HĐND tỉnh thông qua.

3. Đại biểu HĐND tỉnh có nhiệm vụ:

a) Chấp hành các quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021;

b) Tham gia đầy đủ kỳ họp, các phiên họp của HĐND tỉnh;

c) Khi đi họp, đại biểu mang theo tài liệu đã được gửi trước và quản lý sử dụng tài liệu kỳ họp theo quy định. Đại biu có trách nhiệm nghiên cứu trước tài liệu và tham gia ý kiến tại kỳ họp;

d) Đại biểu đến họp đúng giờ. Trường hợp đại biểu không thể đến dự kỳ họp, phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của Chủ tịch HĐND tỉnh. Nếu vng mặt trong 01 phiên họp hoặc đến họp muộn phải báo cáo với Tổ trưởng Tổ đại biểu hoặc Thư ký kỳ họp để báo cáo với chủ tọa;

e) Đại biểu đeo phù hiệu khi tham dự kỳ họp, ngồi đúng vị trí quy định; trong giờ họp không sử dụng điện thoại di động, không ra ngoài làm việc riêng hoặc đtrả lời phỏng vấn của phóng viên; tại phiên khai mạc và bế mạc đại biểu mặc trang phục: Náo dài truyền thống; nam sơ mi dài tay, ca-vát (mùa hè), com-lê (mùa đông); đại biểu tôn giáo mặc trang phục tôn giáo, đại biểu lực lượng vũ trang mặc trang phục của ngành.

4. Các đại biểu khách mời, phóng viên báo chí khi tác nghiệp tại các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh phải thực hiện nghiêm túc quy định của Chủ tọa kỳ họp.

Điều 5. Hội nghị thống nhất thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp HĐND tỉnh.

Chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị với lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, trưởng Đoàn, phó Đoàn đại biu Quốc hội, trưởng Ban, phó trưởng các Ban HĐND tỉnh và có thmời một số cơ quan liên quan để thng nhất dự kiến nội dung, những vấn đề khác có liên quan đến kỳ họp và giao các cơ quan chuẩn bị nội dung trình kỳ họp HĐND tỉnh.

Điều 6. Tổ chức tiếp xúc cử tri, tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri

1. Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và 15 ngày đối với kỳ họp bất thường, Thường trực HĐND tỉnh, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của cử tri với HĐND tỉnh và các cơ quan Nhà nước liên quan ở địa phương.

2. Chậm nhất là 05 ngày sau khi tiếp xúc cử tri, tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh, đồng thời gửi UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xem xét giải quyết trả lời và báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp HĐND tỉnh.

Điều 7. Tổ chức họp báo về nội dung, chương trình kỳ họp của HĐND tỉnh

Căn cứ vào tính chất và nội dung kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh có thể tổ chức họp báo với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn để thông báo về ngày họp, nơi họp và dự kiến chương trình kỳ họp của HĐND tỉnh cho nhân dân và cử tri biết.

Điều 8. Chuẩn bị kỳ họp của HĐND tỉnh

1. UBND tỉnh, các cơ quan liên quan có trách nhiệm gửi báo cáo, đề án, tờ trình và dự thảo nghị quyết về HĐND đúng thời gian quy định. Chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, cơ quan trình dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án gửi đến Ban của HĐND tỉnh được phân công để thẩm tra. Trường hợp các báo cáo, đề án, tờ trình dự thảo nghị quyết gửi chậm thời gian quy định, các Ban HĐND tỉnh có quyn từ chi thm tra, đng thời báo cáo tại kỳ họp để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh thực hiện giám sát, khảo sát, thẩm tra và chuẩn bị báo cáo trình kỳ họp; đôn đốc các cơ quan liên quan trong công tác chuẩn bị kỳ họp.

Chậm nhất 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh gửi báo cáo thẩm tra đến Thường trực HĐND tỉnh.

3. Tài liệu phục vụ kỳ họp HĐND tỉnh phải được gửi đến đại biểu HĐND chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

4. Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định những tài liệu được lưu hành tại kỳ họp của HĐND tỉnh.

Điều 9. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án, tờ trình

1. Ngay sau khi nhận được báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết từ UBND tỉnh và các cơ quan liên quan, các Ban HĐND tỉnh tổ chức thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban hoặc theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh.

2. Để chuẩn bị cho công tác thẩm tra, Ban có thể cử thành viên tham gia nghiên cứu báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, đến các cơ quan hữu quan xem xét, xác minh vấn đề thuộc quyền hạn của Ban; yêu cầu cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan cung cấp tài liệu và trình bày vấn đề mà Ban thẩm tra; tổ chức họp lấy ý kiến của những người am hiểu về vấn đề đó, khảo sát tình hình thực tế tại địa phương về những nội dung liên quan đến dự thảo nghị quyết...Việc thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết được thực hiện theo trình tự Luật định.

3. Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:

a) Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;

b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; với tình hình, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Nội dung của dự thảo nghị quyết và những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;

4. Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, những vấn đề được Ban nhất trí, không nhất trí, những đề nghị sửa đổi, bổ sung và phương án xử lý của cơ quan chủ trì thẩm tra đối với những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

Điều 10. Triệu tập kỳ họp

1. Thường trực HĐND tỉnh quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ chậm nhất là 20 ngày, kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

2. Dự kiến chương trình kỳ họp HĐND tỉnh được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh cùng với quyết định triệu tập kỳ họp.

Điều 11. Khách mời tham dự kỳ họp

1. Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh được mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh.

2. Thành viên UBND tnh, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự các kỳ họp HĐND tỉnh. Các đại biểu khách mời có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của HĐND tỉnh khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp HĐND tỉnh được phát biu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nêu được chủ tọa phiên hợp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của chủ tọa phiên họp.

3. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được mời tham dự các phiên họp công khai của HĐND tỉnh.

Điều 12. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp

1. Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện quyền chất vấn tại kỳ họp. Trình tự thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp và giữa hai kỳ họp được thực hiện theo quy định tại Điều 96 của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Điều 60 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Trước hoặc trong thời gian kỳ họp HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh ghi vấn đề chất vấn và người bị chất vấn vào phiếu chất vấn, gửi đến Thường trực HĐND tỉnh.

3. Trong thời gian giữa hai kỳ họp, chất vấn của đại biểu được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn.

4. Căn cứ vào chương trình kỳ họp, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề xã hội quan tâm và phiếu chất vấn của đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn.

5. Hoạt động chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh được thực hiện theo trình tự sau đây:

a) Đại biểu HĐND tỉnh nêu chất vấn, có thể cung cấp thông tin minh họa bằng hình ảnh, video, vật chứng cụ thể;

b) Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vào vấn đề mà đại biểu đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay; xác định rõ trách nhiệm, biện pháp và thời hạn khắc phục hạn chế, bất cập;

c) Trường hợp đại biểu HĐND tỉnh không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì có quyền chất vấn lại để người bị chất vấn trả lời;

d) Những người khác có thể được mời tham dự phiên họp và trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh về vấn đề thuộc trách nhiệm của mình;

Thời gian nêu câu hỏi chất vấn không quá 03 phút, thời gian trả lời chất vn về từng vn đkhông quá 7 phút, trừ trường hợp đặc biệt do chủ tọa kỳ hp quyết định.

6. HĐND tỉnh cho trả lời chất vấn bằng văn bản trong các trường hợp sau:

a) Chất vn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp;

b) Vấn đề chất vấn cần được điều tra, xác minh;

c) Chất vấn thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp nhưng chưa được trả lời tại kỳ họp.

Người bị chất vấn phải trực tiếp trả lời bằng văn bản. Văn bản trả lời chất vấn được gửi đến đại biu HĐND tỉnh đã chất vấn và Thường trực HĐND tỉnh trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày chất vấn.

Sau khi nhận được văn bản trả lời chất vấn, nếu đại biểu không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyn đề nghị HĐND tỉnh đưa ra thảo luận tại kỳ họp HĐND tỉnh hoặc kiến nghị HĐND tỉnh xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn.

7. HĐND tỉnh có thể ra nghị quyết về chất vấn.

8. Phiên họp chất vấn tại HĐND tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trừ trường hợp do HĐND tỉnh quyết định.

9. Chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện nghị quyết của HĐND về chất vấn (nếu có) và việc thực hiện các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước đến Thường trực HĐND tỉnh để chuyển đến các đại biểu HĐND tỉnh.

Điều 13. Ban hành nghị quyết, biên bản của kỳ họp HĐND tỉnh

1. Nghị quyết của HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc chủ tọa kỳ họp ký chứng thực.

2. Biên bản kỳ họp HĐND tỉnh do Chủ tịch HĐND tỉnh hoặc đại diện chủ tọa kỳ họp và Thư ký kỳ họp ký tên.

3. Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp, nghị quyết, biên bản của kỳ họp HĐND tỉnh phải được Thường trực HĐND tỉnh gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ.

4. Nghị quyết của HĐND tỉnh phải được gửi đến các cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện. Nghị quyết được đăng công báo địa phương, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, niêm yết và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Thư ký phục vụ kỳ họp

1. Thường trực HĐND tỉnh cử Thư ký kỳ họp.

2. Thư ký kỳ họp của HĐND tỉnh có nhiệm vụ:

a) Lập danh sách đại biểu HĐND tỉnh có mặt, vắng mặt tại kỳ họp và trong các phiên họp;

b) Ghi biên bản phiên họp, kỳ họp;

c) Tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đại biểu tại cuộc họp Tổ đại biểu và phiên họp toàn th;

d) Tham mưu Chủ tọa kỳ họp trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục tại kỳ họp;

e) Giúp Chủ tọa kỳ họp cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tọa kỳ họp.

Điều 15. Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm

HĐND tỉnh lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm theo quy trình, thủ tục quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật tổ chức chính quyền địa phương; Điều 63, 64 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; các hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND TỈNH

Điều 16. Hoạt động giám sát của HĐND tỉnh

1. HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát theo quy định tại Điều 87 Luật tổ chức chính quyền địa phương; Điểm a Khoản 1 Điều 5 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. HĐND tỉnh thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 57 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Điều 17. Chương trình, trình tự giám sát của HĐND

1. HĐND tỉnh quyết định chương trình giám sát của HĐND theo trình tự quy định tại Điều 58 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Trình tự tiến hành các hoạt động giám sát của HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định từ Điều 56 đến Điều 65 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH

Điều 18. Cơ cấu tổ chức, hoạt động

1. Thường trực HĐND tỉnh là cơ quan thường trực của HĐND tỉnh, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 104 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh và các quy định khác của pháp luật.

2. Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch HĐND tỉnh, hai Phó Chủ tịch HĐND, các ủy viên là Trưởng các ban của HĐND tỉnh và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh được bầu ra tại kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021.

3. Hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh được bảo đảm bằng hoạt động của Chủ tịch HĐND, các Phó Chủ tịch HĐND, các ủy viên của Thường trực HĐND, cùng với sự tham gia của các Ban, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh; sự phối hợp công tác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

1. Chủ tịch HĐND tỉnh lãnh đạo hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh giữ mi liên hệ với UBND tỉnh, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức xã hội khác và công dân.

2. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch HĐND. Khi Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền điều hành các hoạt động của HĐND tỉnh.

3. Các trưởng Ban của HĐND tỉnh và Chánh Văn phòng HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

Điều 20. Phiên họp của Thường trực HĐND tỉnh

1. Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh là hình thức hoạt động chủ yếu của Thường trực HĐND. Tại phiên họp, Thường trực HĐND thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ mỗi tháng một lần. Khi xét thấy cần thiết, Thường trực HĐND có thể họp đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch HĐND tỉnh. Phiên họp Thường trc HĐND tỉnh phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Thường trực HĐND tỉnh dự.

3. Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp theo quy định tại Điều 106 Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 21. Hoạt động giám sát, chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh

1. Thường trực HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 và Điều 66 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Thường trực HĐND tỉnh thực hiện chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp theo quy định tại Điều 69 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Điều 22. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động các Ban HĐND tỉnh

1. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo, điều hòa, phối hợp, phân công nhiệm vụ cho các Ban HĐND tỉnh theo quy định tại Điều 104 Luật tổ chức chính quyền địa phương và phân công nhiệm vụ của từng thành viên Thường trực HĐND tỉnh.

2. Phân công các Ban thẩm tra báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết trình HĐND về lĩnh vực có liên quan.

3. Phân công các Ban thực hiện một số nội dung thuộc chương trình giám sát của HĐND, Thường trực HĐND tỉnh; tham gia hoạt động đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của HĐND và một số công việc khác có liên quan.

Điều 23. Thực hiện nhiệm vụ giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh

1. Giữa hai kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài thực hiện các nhiệm vụ được pháp luật quy định, HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh do Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Ban của HĐND tỉnh trình, như sau:

a) Những nội dung được cơ quan trung ương giao bổ sung;

b) Những nội dung được cấp có thẩm quyền giao cần phải giải quyết kịp thời đbảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh;

c) Nhng nội dung, nhiệm vụ cần phải giải quyết kịp thời để thực hiện hiệu quả Nghị quyết của HĐND tỉnh; đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Thường trực HĐND báo cáo HĐND tỉnh về các nội dung ở Khoản 1 Điều này tại kỳ họp gần nhất của HĐND tỉnh.

Điều 24. Tiếp công dân của Thường trực HĐND tỉnh

Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp công dân, xây dựng và công bố lịch tiếp công dân hằng tháng theo quy định tại Điều 107 Luật tổ chức chính quyền địa phương; Luật tiếp công dân và Nghị quyết s759/2014/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biu Quốc hội, HĐND và đại biểu HĐND các cấp.

Chương IV

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN HĐND TỈNH

Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của các Ban HĐND tỉnh

Các Ban của HĐND tỉnh phụ trách các lĩnh vực và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các Điều 108, 109, 110, 111 Luật tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản quy định khác.

Điều 26. Hoạt động thẩm tra

Các Ban HĐND tỉnh tổ chức thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban và theo sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, quy định tại Điều 111 Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định tại Quy chế này.

Điều 27. Hoạt động giám sát, khảo sát

1. Các Ban của HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

2. Các Ban của HĐND tỉnh thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 76 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; các văn bản quy định khác.

3. Ngoài ra, các Ban HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia khảo sát, giám sát hoặc tổ chức đoàn khảo sát, giám sát về các lĩnh vực của Ban khi các Ủy ban của Quốc hội yêu cầu.

Chương V

HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU VÀ TỔ ĐẠI BIỂU HĐND

Điều 28. Hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh

Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định tại các Điều 83, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101 Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định pháp luật khác.

1. Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động không chuyên trách phải đảm bảo dành ít nhất một phần ba thời gian làm việc trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật tổ chức chính quyền địa phương.

2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm dành thời gian để tiếp xúc cử tri theo quy định; tham dự đầy đủ các kỳ họp HĐND tỉnh và các kỳ họp HĐND các huyện, thị xã, thành phố nơi mình ứng cử, được tham dự kỳ họp HĐND cấp xã nơi đại biểu ứng c; chấp hành các quy định của kỳ họp, tham gia thảo luận, chất vấn và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh; tham dự đầy đủ các hoạt động và đóng góp ý kiến tích cực tại cuộc họp, thảo luận ở Tổ đại biểu và ở Ban mà đại biểu là thành viên; tham gia hoạt động giám sát, tiếp công dân, tiếp nhận và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật và các hoạt động khác của HĐND tỉnh.

Định kỳ cuối năm đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đại biểu để báo cáo trước cử tri, đồng thời gửi Thường trực HĐND tỉnh bằng văn bản.

3. Các đại biểu HĐND tỉnh được bầu ở một huyện, thị xã, thành phố là thành viên Tổ đại biểu HĐND tỉnh ở đơn vị đó, thực hiện nhiệm vụ đại biểu theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ đại biểu; khi đại biểu chuyển công tác hoặc nơi cư trú đến địa phương khác trong cùng đơn vị hành chính thuộc tỉnh thì đại biểu đó có thể chuyển sinh hoạt Tổ đại biểu sau khi có sự đồng ý của Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 29. Đại biểu HĐND tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu được miễn nhiệm, bị bãi nhiệm, đại biểu bị mất quyền đại biểu HĐND.

Thực hiện theo quy định tại Điều 101, Điều 102 Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Điều 30. Chế độ, điều kiện đảm bảo hoạt động, cung cấp thông tin

Đại biểu HĐND tỉnh được cung cấp:

1. Các tài liệu của kỳ họp;

2. Các nghị quyết kỳ họp HĐND tỉnh và các văn bản khác liên quan đến hoạt động của HĐND;

3. Báo Đại biểu nhân dân, báo Bắc Ninh và cuốn Thông tin HĐND tỉnh

4. Các điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh được thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Điều 31. Hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh

1. Tổ đại biểu HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định ti Điều 112 Luật tổ chức chính quyền địa phương.

2. Tổ đại biểu HĐND tỉnh được thành lập trên cơ sở số lượng đại biểu được bầu tại mỗi đơn vị hành chính cấp huyện. Tổ đại biểu có Tổ trưởng, Tổ phó để điều hành công việc của Tổ.

3. Trước kỳ họp HĐND tỉnh, Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức cho các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri theo kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về Thường trực HĐND tỉnh; tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị ý kiến thảo luận tại kỳ họp HĐND tỉnh; đng thời tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình hoạt động của Tổ và bàn kế hoạch hoạt động tiếp theo. Các cuộc họp của Tổ đại biểu phải ghi thành biên bản và gửi về Thường trực HĐND tỉnh.

4. Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 5 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; thực hiện các hoạt động giám sát theo quy định tại các Điều 83, 84, 85, 86 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

5. Tổ trưởng Tổ đại biểu có nhiệm vụ:

a) Có trách nhiệm tổ chức, thực hiện mọi hoạt động của Tổ, triệu tập và điều hành các phiên họp Tổ; phân công đại biểu tham luận, chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh; tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Tổ để phản ánh với Thường trực HĐND tỉnh;

b) Giữ mối liên hệ thường xuyên với Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện nơi đại biểu ứng cử.

6. Tổ phó Tổ đại biểu có nhiệm vụ

Giúp Tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ được phân công; thực hiện nhiệm vụ của Tổ trưởng khi Tổ trưởng vắng mặt và các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công.

7. Các thành viên trong Tổ đại biểu có trách nhiệm tham gia đầy đủ các cuộc họp do Tổ trưởng triệu tập, chấp hành sự phân công của Tổ trưởng trong các hoạt động của HĐND tỉnh.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH

Điều 32. Trách nhiệm của UBND tỉnh đối với hoạt động của HĐND tỉnh

1. Định kỳ (tháng, quý, 6 tháng, năm), UBND tỉnh báo cáo HĐND, Thường trực HĐND tỉnh về các nội dung thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh; gửi văn bản quy phạm pháp luật và các quyết định do UBND tỉnh ban hành đến Thường trực HĐND, Ban của HĐND tỉnh chậm nhất là 03 ngày ktừ ngày ký; cung cấp thông tin cho Thường trực HĐND, Ban của HĐND theo quy định của pháp luật.

2. UBND tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh trong việc chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chuẩn bị các nội dung được dự kiến trình kỳ họp; thực hiện các thủ tục và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Thường trực HĐND tỉnh.

Điều 33. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động của HĐND tỉnh

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh.

2. Cơ quan trình đề án, dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục và thời hạn xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết để trình HĐND tỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

Cơ quan chủ trì soạn thảo đề án, dự thảo nghị quyết phối hợp chặt chẽ với Ban của HĐND tỉnh phụ trách lĩnh vực trong quá trình xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết; mời Ban của HĐND tỉnh tham gia các cuộc họp và một số hoạt động liên quan đến việc xây dựng đề án, dự thảo nghị quyết.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời; đáp ứng các yêu cầu phục vụ hoạt động giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, Ban của HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh; chấp hành kết luận, kiến nghị của Đoàn giám sát và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ liền kề của HĐND tỉnh.

Cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu sự giám sát có trách nhiệm trực tiếp báo cáo, trình bày những vn đmà chủ th giám sát yêu cầu; trường hợp không thể trực tiếp báo cáo, trình bày được thì ủy quyền cho cấp phó của mình.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu thuộc thẩm quyền giám sát của HĐND cho Thường trực HĐND, Ban của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu cho Tổ đại biểu HĐND, đại biu HĐND tỉnh khi được yêu cầu, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước mà pháp luật quy định không được phép cung cấp.

5. Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm gửi nghquyết, đề án, báo cáo, biên bản của kỳ họp HĐND cấp mình đến Thường trc HĐND tỉnh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp.

Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo chương trình, kết quả công tác hàng tháng, quý, năm và các báo cáo khác theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh, phối hợp với Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ giám sát, khảo sát tại địa phương khi có yêu cầu.

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri có trách nhiệm trả lời đầy đủ tại kỳ họp thường lệ gần nhất của HĐND tỉnh và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ liền kề của HĐND tỉnh.

Chương VII

QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA HĐND TỈNH VỚI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN

Điều 34. Quan hệ công tác giữa HĐND tỉnh với Đảng đoàn HĐND tỉnh

1. Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Thường trực HĐND tỉnh chuẩn bị những nội dung, vấn đề cần trình Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;

2. Đảng đoàn HĐND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh xem xét, thẩm định các báo cáo, tờ trình, đề án của UBND tỉnh và của các ngành chức năng theo đúng luật định;

3. Xác định các chương trình, dự án cần trình HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật để HĐND xem xét, quyết định tại các kỳ họp hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Lãnh đạo bảo đảm sự thống nhất đối với các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy khi cần biểu quyết của đại biểu HĐND tỉnh.

Điều 35. Quan hệ công tác giữa HĐND tỉnh với các cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh

1. Thường trực HĐND - UBND - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh.

2. HĐND tỉnh phối hợp với Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương giải quyết; thông tin tới cử tri về nội dung trả lời, kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng.

3. Thường trực HĐND, các Ban HĐND phối hợp chặt chẽ với UBND, các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh trong việc chuẩn bị dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết... trình kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo đúng quy định; phối hợp trong việc theo dõi và giải quyết những vn đphát sinh khi tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh giữa hai kỳ họp. Đại diện UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh được mời dự các cuộc họp của Thường trực HĐND, các Ban HĐND tỉnh khi bàn về những vn đ có liên quan.

4. Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức thành viên của MTTQ xây dựng và ban hành quy chế phối hợp công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biu HĐND tỉnh. Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh chỉ đạo UBMTTQ cấp huyện, cấp xã phối hợp với Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri; chỉ đạo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới Thường trực HĐND tỉnh và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp.

Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh thông qua hệ thống Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh, của Tổ đại biểu, các Ban của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh; phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản pháp luật và những vấn đề quan trọng của tỉnh.

Điều 36. Quan hệ công tác giữa HĐND tỉnh với HĐND các huyện, thị xã, thành phố.

1. Thường trực HĐND tỉnh hướng dẫn hoạt động của HĐND các huyện, thị xã, thành phố;

2. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với HĐND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động của HĐND trên địa bàn.

Chương VIII

NHỮNG ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH

Điều 37. Bộ máy giúp việc HĐND tỉnh

Văn phòng HĐND tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp việc và phục vụ các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh theo quy định tại Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.

Điều 38. Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh

1. Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh được bố trí từ ngân sách tỉnh, do HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo việc sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND theo quy định của pháp luật.

2. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng HĐND tỉnh đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động và các chế độ theo quy định của pháp luật đối với HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh.

3. Hằng năm, Văn phòng giúp Thường trực HĐND lập dự trù kinh phí hoạt động của HĐND để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định; đng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí, bảo đảm các điều kiện phục vụ hoạt động của HĐND.

Điều 39. Chế độ chính sách và khen thưởng

1. Đại biểu HĐND tỉnh được hưởng các chế độ, chính sách do pháp luật quy định và theo nghị quyết của HĐND tỉnh.

2. Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, Văn phòng HĐND tỉnh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương IX

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 40. Tổ chức thực hiện

1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, Văn phòng HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh, Ủy ban nhân dân, các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện, Văn phòng HĐND tỉnh tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế; đxuất với Thường trực HĐND tỉnh các nội dung cần sửa đổi, bổ sung để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác