599662

Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2023 về Kết quả giám sát chuyên đề về phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2022

599662
LawNet .vn

Nghị quyết 44/NQ-HĐND năm 2023 về Kết quả giám sát chuyên đề về phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2022

Số hiệu: 44/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Phạm Thị Minh Xuân
Ngày ban hành: 05/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 44/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
Người ký: Phạm Thị Minh Xuân
Ngày ban hành: 05/12/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/NQ-HĐND

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 12 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2022

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 03 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giám sát năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2022;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 248/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát chuyên đề phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2022 và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá kết quả phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2022

Hội đồng nhân dân tỉnh cơ bản nhất trí nội dung Báo cáo số 03/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2023 của Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2022 với những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau đây:

1. Ưu điểm

1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển lâm nghiệp trên địa bàn được các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở triển khai với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, hiệu quả. Đã triển khai kịp thời các văn bản của Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực lâm nghiệp; trình ban hành nhiều nghị quyết, đề án và các chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

1.2. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng đạt hiệu quả tích cực, tạo sự đồng thuận và trở thành phong trào sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3. Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chấp hành và chủ động tổ chức thực hiện quy định của pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển lâm nghiệp; chỉ đạo các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan cùng với sự đồng hành của các doanh nghiệp lâm nghiệp, các tổ chức sử dụng rừng và nhân dân tham gia công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Kết quả nổi bật là:

Kinh tế lâm nghiệp của tỉnh có bước phát triển rõ nét, thế mạnh ngành lâm nghiệp từng bước được phát huy, bình quân hằng năm khai thác trên 1 triệu m3 gỗ (đứng đầu các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và thuộc tốp đầu các tỉnh có sản lượng khai thác gỗ rừng trồng của cả nước); trồng mới trên 11.000 ha rừng, chiếm 7% tổng diện tích rừng trồng mới toàn quốc (thuộc tốp đầu các tỉnh có diện tích rừng trồng lớn nhất cả nước), đã hình thành vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng duy trì ổn định trên 190.000 ha, trong đó diện tích rừng gỗ lớn trên 76.000 ha, cơ bản đáp ứng đủ nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến gỗ, giấy lớn của tỉnh; tỷ lệ che phủ rừng luôn duy trì trên 65%, là một trong số các tỉnh dẫn đầu cả nước về quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng quốc tế, 4/4 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh, 3/5 ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng đều đã xây dựng và được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững; diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững trên 48.786 ha rừng trồng. Hoàn thành sắp xếp đổi mới 5/5 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ. Phê duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu cho 5 nhà máy chế biến lớn của tỉnh với diện tích trên 200.000 ha, đảm bảo nguyên liệu để phục vụ sản xuất một cách bền vững, tạo ra nhiều sản phẩm từ gỗ rừng trồng như: Giấy, bột giấy, đồ gỗ nội thất cao cấp, ván công nghiệp, viên nén năng lượng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu sang Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…. Với hệ thống 8 nhà máy chế biến gỗ lớn cùng với việc hoàn thành sắp xếp đổi mới 5/5 công ty lâm nghiệp thuộc tỉnh đã góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả các công ty lâm nghiệp; hình thành chuỗi liên kết bền vững trong sản xuất lâm nghiệp, tạo việc làm ổn định cho trên 10.000 lao động là công nhân tại các nhà máy và hằng trăm nghìn lao động, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, củng cố an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; góp phần duy trì hệ sinh thái bền vững, phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nhất là lụt bão, hạn hán, sạt lở đất.

2. Hạn chế

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phát triển lâm nghiệp có mặt còn hạn chế; công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện chính sách, pháp luật của Trung ương và của tỉnh ở một số địa bàn, cơ sở có lúc thực hiện chưa tốt.

2.2. Việc phát triển, mở rộng diện tích, hình thành vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung quy mô lớn bằng giống cây chất lượng cao; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn; công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; phát triển cây lâm nghiệp bản địa, lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế còn hạn chế.

2.3. Một số chương trình, dự án ưu tiên đầu tư chậm được thực hiện; ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng gỗ rừng trồng còn hạn chế ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp.

2.4. Cơ sở hạ tầng lâm nghiệp được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu so với yêu cầu phát triển; hạ tầng sản xuất giống, vật liệu giống chất lượng cao cho sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp còn rất hạn chế so với nhu cầu hiện tại và tiềm năng phát triển; cơ sở vật chất của một số đơn vị Kiểm lâm ở cơ sở, các ban quản lý rừng chưa được đầu tư hoàn thiện; trang thiết bị làm việc chưa được trang cấp đầy đủ.

2.5. Kết quả giao rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy hoạch lại là rừng sản xuất sau điều chỉnh phân 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh thực hiện chậm, kéo dài; việc giao rừng gắn với giao đất cho các Ban Quản lý rừng đặc dụng và công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh còn nhiều vướng mắc, hạn chế.

2.6. Công tác tham mưu, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách về khoán bảo vệ rừng đối với các xã khu vực II, III thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 ở một số địa phương còn khó khăn, vướng mắc.

3. Nguyên nhân của hạn chế

3.1. Nguyên nhân khách quan

Điều kiện địa hình chia cắt, phức tạp, những diện tích rừng tự nhiên có phân bố nhiều loài gỗ quý hiếm có giá trị kinh tế cao, rừng đặc dụng giáp ranh với địa bàn một số tỉnh và lòng hồ thuỷ điện nên công tác bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Nhân dân các dân tộc sinh sống gần rừng, vùng núi có thu nhập thấp, việc làm thiếu ổn định. Việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn hạn chế. Nhu cầu sử dụng đất, lâm sản tăng do đó các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích vẫn còn xảy ra.

Do đặc thù là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn về nguồn thu, chi ngân sách địa phương chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương, nhất là phần vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh còn hạn chế (từ năm 2016 đến nay chỉ đáp ứng được 20% tổng nhu cầu của tỉnh).

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở và một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có mặt còn hạn chế. Đầu tư cho lâm nghiệp còn thấp; hạ tầng và dịch vụ phục vụ lâm nghiệp chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế lâm nghiệp. Chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế để phát triển rừng trồng chất lượng cao, trồng cây dược liệu dưới tán rừng; tổ chức sản xuất lâm nghiệp chậm đổi mới, liên kết sản xuất theo chuỗi có nơi chưa chặt chẽ; chưa gắn việc bảo vệ rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp với phát triển du lịch, sinh thái, phát triển lâm sản ngoài gỗ kết hợp chăn nuôi dưới tán rừng.

Công tác tham mưu, phối hợp tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của các cấp, các ngành các địa phương chưa được thường xuyên, đồng bộ, thống nhất. Công tác phối hợp trong bảo vệ rừng tại một số địa bàn cơ sở chưa thường xuyên, chưa quyết liệt, thiếu kịp thời, có biểu hiện trông chờ; chưa chủ động triển khai các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Một số công chức Kiểm lâm năng lực còn hạn chế, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp cấp cơ sở thực hiện nhiệm vụ bán chuyên trách, chủ yếu chưa được đào tạo cơ bản nên ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Điều 2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

Để tiếp tục chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 36-NQ/TU ngày 26 tháng 6 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030 trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khắc phục những hạn chế và những kiến nghị đã nêu trong Báo cáo số 248/BC-ĐGS ngày 03 tháng 12 năm 2023 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả phát triển lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2022.

2. Tiếp tục chỉ đạo phát triển ngành lâm nghiệp thành ngành sản xuất chủ lực, góp phần quan trọng vào giảm nghèo bền vững và làm giàu cho người dân sản xuất lâm nghiệp. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát, định hướng cụ thể vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung và các sản phẩm chủ lực địa phương phù hợp với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng từng vùng để mang lại hiệu quả cao nhất. Đẩy mạnh thâm canh trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang kinh doanh rừng gỗ lớn theo hướng quản lý rừng bền vững, duy trì diện tích được cấp chứng chỉ rừng, tiếp tục mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC, PEFC) theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu cho sản phẩm gỗ và lâm sản tiêu thụ ra thị trường thế giới.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện lồng ghép hiệu quả các chính sách của Trung ương và của tỉnh liên quan đến phát triển lâm nghiệp trên địa bàn, trọng tâm là Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ về chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.

Tổ chức đánh giá hiệu quả chính sách trồng rừng bằng cây giống chất lượng cao để có cơ sở vững chắc tuyên truyền đến nhân dân; đánh giá việc áp dụng các quy định, điều kiện thụ hưởng chính sách để có cơ sở tham mưu, điều chỉnh (loài cây, quy mô, đối tượng thụ hưởng) đảm bảo các quy định của pháp luật và thực tiễn sản xuất ở địa phương nhằm tăng nhanh diện tích rừng trồng bằng giống chất lượng cao trên địa bàn.

Đánh giá, đề xuất biện pháp tháo gỡ những bất cập, khó khăn trong thực hiện chính sách liên quan đến cho vay vốn chuyển hoá rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn (điều kiện cho vay, thế chấp khoản vay,...) để nâng cao diện tích rừng trồng gỗ lớn phục vụ nguyên liệu cho chế biến lâm sản, tăng giá trị rừng trồng.

4. Đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp trên địa bàn; khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện triển khai các dự án ưu tiên đã được nêu tại Đề án phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2030. Trọng tâm là thu hút các dự án đầu tư du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí,... gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, bảo vệ bền vững tài nguyên rừng….

5. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, hạn chế tối đa chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác. Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng đối với ba (03) ban quản lý rừng đặc dụng (Ban Quản lý rừng đặc dụng Tân Trào, Ban Quản lý rừng đặc dụng Na Hang và Ban Quản lý rừng đặc dụng Cham Chu). Giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi.

Khẩn trương rà soát, tiếp tục tổ chức thực hiện hoàn thành công tác giao đất, giao rừng tại Quyết định số 258/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án giao rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy hoạch lại là rừng sản xuất sau điều chỉnh phân 3 loại rừng theo Quyết định số 1770/QĐ-CT ngày 31 tháng 12 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Phương án giao rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã quy hoạch lại là rừng sản xuất sau điều chỉnh phân 3 loại rừng theo Quyết định 1859/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tiếp tục giải quyết tình trạng tranh chấp rừng và đất lâm nghiệp, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn.

6. Chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý giống cây lâm nghiệp; xây dựng nhân rộng, phát huy các mô hình khuyến lâm có hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân áp dụng, ứng dụng giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để nâng cao hiệu quả, giá trị kinh tế lâm nghiệp; tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Chỉ đạo kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện chính sách về khoán bảo vệ rừng đối với các xã khu vực II, III thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của các huyện Lâm Bình, Na Hang, Sơn Dương đồng thời hướng dẫn thống nhất thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Giải quyết vướng mắc đối với nguồn phí Dịch vụ môi trường rừng được giao từ năm 2020 đến 2022 của Ban Quản lý rừng đặc dụng Na Hang.

7. Chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp, tham mưu hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và chính quyền cấp cơ sở kịp thời giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp. Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, phối hợp thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo dứt điểm, đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết này và báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thứ 9 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XIX (tháng 12 năm 2024).

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.

Nghị quyết này có hiệu lực từ khi Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XIX, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 05 tháng 12 năm 2023./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Các Văn phòng: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Báo Tuyên Quang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo Tuyên Quang;
- Trang thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, (T.Anh).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Thị Minh Xuân

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác